- Biển số
- OF-605412
- Ngày cấp bằng
- 27/12/18
- Số km
- 2,039
- Động cơ
- 146,500 Mã lực
'INF- Đấy thực sự là một sự lừa gạt trắng trợn'
(Bình luận quân sự) - Tại sao vào thời điểm gần kết thúc chiến tranh lạnh Liên Xô lại nhượng bộ Mỹ và hủy các tên lửa hạt nhân của minh.
Lời giới thiệu của người dịch: Nhân tròn 32 năm ngày Liên Xô và Mỹ ký Hiệp ước về (hủy) tên lửa tầm trung và tầm ngắn (cách gọi của Nga- hay còn gọi là Hiệp ước lực lượng hạt nhân tầm trung (INF)- sau đây xin dùng từ viết tắt này-ND) 8/12/1987- 8/12/2019
Xin giới thiệu bài trả lời phóng vấn báo “Lenta.ru” của một chuyên gia rất am hiểu lĩnh vực này- Viện sỹ thông tấn Viện Hàn lâm Khoa học Quân sự Nga, tác giả cuốn sách “Các triển vọng của Hiệp ước hủy tên lửa tầm trung và tầm ngắn năm 1987. Sách trắng” Vladimir Kozin.
Ảnh: Vladimir Velengurin / ТАSS
“Lenta.ru”: - Bên nào chủ động khởi xướng ký thỏa thuận này (INF)? Ý tưởng cấm toàn bộ cả một lớp vũ khí như vậy đã được hình thành như thế nào? Bởi vì đây là chuyện chưa từng bao giờ xảy ra trước đó.
Vladimir Kozin: - Có thể nói rằng Liên Xô là bên đưa ra sáng kiến, bởi vì khoảng 2 năm trước khi ký hiệp ước, nhà lãnh đạo Liên Xô, TBT *** Liên Xô Mikhail Gorbachev đã đưa ra đề xuất từng bước xây dựng một thế giới phi hạt nhân trước năm 2000. Đây là thứ nhất.
Thứ hai. Vài tháng trước khi ký văn kiện (INF), Tổng thống Mỹ Ronald Reagan đã công bố công khai tại Los Angeles về ý định của Mỹ chuyển sang (thực hiện chiến lược) răn đe phòng thủ - tất nhiên, với cái nghĩa là răn đe (phòng thủ) hạt nhân – và “chiến lược răn đe hạt nhân” mới này của Mỹ, như ông ta nói, sẽ không đe dọa bất kỳ ai.
Lý do thứ ba. Quyết định kép của NATO được thông qua tháng 12/1979 (được gọi là quyết định kép vì quyết định triển khai cùng lúc cả hai kiểu tên lửa của Mỹ ở Châu Âu - tên lửa đạn đạo “Persing-2” và “Persing-1A,” và tên lửa hành trình (có cánh) lớp “Tomahawk "- tất cả đều mang đầu đạn hạt nhân), đã đặt giới lãnh đạo Liên Xô trước sự lựa chọn- phải làm gì trước thực tế nói trên.
Và Liên Xô đã tăng cường cụm quân tên lửa- hạt nhân của mình, chủ yếu là tại các khu vực phía Tây Liên Xô - ví dụ, tại tỉnh Kaliningrad.
Khi người Mỹ nhận thấy tình hình đang phát triển theo hướng không có lợi cho mình, hai bên đã trao đổi quan điểm về việc liệu có thể hủy bỏ (chỉ) tại Châu Âu trên cơ sở “có đi có lại” những tên lửa này (của Liên Xô và Mỹ) hay không.
Nhưng không lâu sau đó, hai bên quyết định sẽ hủy tất cả các kiểu tên lửa nói trên của Mỹ và Liên Xô trên phạm vi toàn cầu. Khi đó, nhà lãnh đạo Mỹ đương nhiệm, đảng viên Đảng Cộng hòa Ronald Reagan đã đồng ý với ý định trên.
Đương nhiên, Mikhail Gorbachev cũng đồng ý, vì làm như vậy phù hợp với kế hoạch cá nhân của ông ta về việc loại bỏ vũ khí hạt nhân trên quy mô toàn cầu.
Và thế là Hiệp ước (INF) đã được ký. Theo các điều khoản của INF, Liên Xô đã hủy 1.846 tên lửa, còn người Mỹ - ít hơn đúng một nghìn (1.000) đơn vị (tính), tức chỉ 846 quả tên lửa.
Sau này khi nhìn nhận lại, tôi muốn nhấn mạnh rằng Liên Xô đã không tận dụng triệt để tình huống này, nghĩa là, đã không yêu cầu Mỹ phải triệt thoái hoàn toàn vũ khí hạt nhân chiến thuật của Mỹ ra khỏi Châu Âu và phần Châu Á trên lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ.
Mặc dù khi đó Matxcova hoàn toàn có khả năng ép Mỹ phải làm như vậy, bởi vì việc Liên Xô cắt giảm các hệ thống tên lửa nhiều hơn gấp hơn hai lần so với người Mỹ là một sự nhượng bộ thái quá.
“Lenta.ru”: - Tên lửa tầm trung và tầm ngắn, tức đối tượng điều chỉnh của Hiệp ước đã giữ vai trò như thế nào trong hệ thống phòng thủ của các quốc gia Hiệp ước Warszawa và Khối NATO? Chúng (tên lửa tầm trung và tầm ngắn) có những ưu thế gì so với các tên lửa đạn đạo liên lục địa?
Vladimir Kozin: - Thứ nhất, chúng có cự ly bắn nhỏ hơn so với tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM): tên lửa tầm gần là những tên lửa có bán kính tác chiến từ 500 km đến 1.000 km, còn tên lửa tầm trung- từ 1.000 đến 5.500 km. Cự ly bắn lớn hơn nữa- đó đã là các tên lửa xuyên lục địa.
Nhưng lợi thế của tên lửa tầm trung và tầm gần của cả hai bên vào thời điểm đó là chúng có thời gian bay ngắn hơn rất nhiều so với thời gian bay của các ICBM. Ngoài ra, chúng đã được cả hai bên triển khai trên tuyến tiền duyên, nghĩa là càng gần lãnh thổ của đối phương tiềm năng, như cách khối Warszawa và khối NATO gọi nhau lúc đó, càng tốt.
Một bối cảnh khác cũng đã được tính đến. Các tên lửa thuộc các lớp khác nhau của Mỹ khi đó mang các đầu đạn hạt nhân công suất tương đối lớn - trong một số trường hợp, tới 80 kiloton, ví dụ như, tên lửa đạn đạo tầm trung “Persing-2 chẳng hạn.
Vậy 80 kiloton có nghĩa là gì? Quả bom mà người Mỹ ném xuống Hiroshima tháng 8/1945 có đầu đạn công suất 15 kiloton.
Mọi người đều biết rằng hậu quả của vụ đánh bom ở Hiroshima và Nagasaki là hàng trăm nghìn người dân Nhật thiệt mạng, rất nhiều người bị thương, Cộng với đó là sự tàn phá cơ sở hạ tầng vật chất. Sự nguy hiểm quá hiển nhiên.
Mikhail Gorbachev và Ronald Reagan ký INF.Ảnh : Reuters
Nhưng mặt khác, các đồng minh Tây Âu của Mỹ lại rất sợ các tên lửa hạt nhân Xô Viết. Đặc biệt là tên lửa “Pionher”. Chính vì thế, tình trạng căng thẳng tên lửa- hạt nhân như vậy đã gây ra một mối quan ngại chung của cả Matxcova lẫn Washington.
Và xét tổng thể, quyết định loại bỏ hai lớp tên lửa nói trên (tầm trung và tầm ngắn) trên phạm vi toàn cầu – dứt khoát và không thể đảo ngược- đó là một quyết định đúng. Nhưng, tôi xin nhắc lại,có quá nhiều sai lầm từ phía chúng ta (Liên Xô) khi ký Hiệp ước. (Các sai lầm đó là).
Tính theo số lượng tên lửa bị hủy – thứ nhất. Sai lầm nghiêm trọng thứ hai - chúng ta đã tự nguyện hủy bỏ tên lửa chiến dịch- chiến thuật “Oka”,- các tham số của kiểu tên lửa này hoàn toàn không phải là các tham số của các lớp tên lửa tầm trung và tầm ngắn.
“Lenta.ru”: - Tại sao lại như vậy, tại sao chúng ta lại hủy một kiểu tên lửa không nằm trong phạm vi điều chỉnh của Hiệp ước?
Vladimir Kozin: - Việc Liên Xô đơn phương tự hủy tên lửa “Oka” của mình là hậu quả tai hại của chủ nghĩa duy ý chí. Đó đơn giản là một quyết định muốn lấy lòng Phương Tây.
Có nghĩa là không có ai kéo tai (nguyên văn- ý nói ép buộc) Liên Xô cả, mà chính Liên Xô quyết định hủy nó (“Oka”), một cách tự nguyện, và tôi cho rằng đây là một quyết định cực kỳ vô căn cứ.
Không thể đơn phương hủy bỏ bất kỳ một thứ gì nếu không nhận được sự bảo đảm chắc chắn từ phía đối phương về việc họ cũng sẽ hủy các hệ thống tương tự hoặc một cái gì đó khác trên cơ sở thỏa hiệp, có đi có lại, cân bằng lợi ích, và v.v.
Không được phép đưa ra và tự thực hiện bất kỳ một sáng kiến đơn phương nào trong lĩnh vực cắt giảm vũ khí.
“Lenta.ru”: - Thế tại Liên Xô và Mỹ khi đó có người nào phản đối thỏa thuận (INF) không ?
Vladimir Kozin: - Vì các cuộc đàm phán được tiến hành một cách bí mật, tôi nghĩ rằng chỉ có thể làm rõ điều đó (trả lời câu hỏi trên) nếu bạn đào xới các kho lưu trữ những tài liệu liên quan, nhưng có lẽ, các kho lưu trữ đó đến giờ vẫn đang bị niêm phong. Nhưng tôi nghĩ rằng chắc chắn đã có ai đó trong giới lãnh đạo chính trị- quân sự Liên Xô phản đối.
Nhất là phản đối về việc đã có sự chênh lệch quá lớn về số lượng tên lửa phải bị hủy của chúng ta so với người Mỹ, và cả việc (Liên Xô) tự nguyện hủy tên lửa chiến dịch- chiến thuật “Oka”. Nhưng, như chúng ta đã biết rất rõ, nhà lãnh đạo Liên Xô khi đó, Mikhail Gorbachev, đơn giản là đã lạm dụng vị trí- quyền hạn của người lãnh đạo cao nhất Đảng và Nhà nước (Liên Xô) để đưa ra các quyết định trên.
Tên lửa 9М714 tổ hợp 9К714 "Ока". Ảnh:: Wikipedia
“Lenta.ru”: - Và sau khi INF đã được ký kết, sau khi đã được chính thức công bố, giới chuyên gia đã đánh giá INF như thế nào?
Vladimir Kozin: - Chỉ toàn đánh giá tích cực. Trong đó có cả người đầy tở trung thành của các vị đây (tức Vladimir Kozin, cách xưng hô khiêm tốn kiểu cổ-ND), tôi cũng đã gửi đăng một bài báo trên tờ “Pravda” (báo “Sự thật”- Cơ quan ngôn luận - báo chí của *** Liên Xô- ND) nhấn mạnh rằng thỏa thuận này là một minh chứng cho sự cân bằng lợi ích giữa các bên, là sự gặp nhau của các thỏa hiệp, vì trong trường hợp nếu bên này và bên kia (Mỹ và Liên Xô-ND) sử dụng vũ khí hạt nhân riêng chỉ riêng hai lớp nói trên (tên lửa tầm trung và tầm ngắn-ND) thì cũng đã gây tổn thất nặng nề cho toàn nhân loại, chứ không riêng gì cho Mỹ và Liên Xô.
Bài viết này hiện có trong cuốn sách của tôi xuất bản nhân dịp 30 năm ngày ký hiệp ước vào tháng 12/2017, đầu tiên bằng tiếng Nga, và sau đó một tháng, bằng tiếng Anh (bài báo có tên là “Sự cân bằng lợi ích”. Báo “Pravda”. 22/12/1987).
“Lenta.ru”: - Và ông nghĩ thế nào, những đánh giá được đưa ra khi đó có cơ sở không?
Vladimir Kozin: - Hiệp ước đã là cần thiết, và việc ký nó là đúng. Nhưng nó đã được ký kết với những chỉ số (điều khoản) có hại nhiều hơn cho Liên Xô so với Mỹ, chính vì vậy nó ít đáp ứng được các lợi ích an ninh cho chúng ta. Có nghĩa là, người Mỹ đã thắng chúng ta.
Về số lượng tên lửa phải hủy, thì chúng ta đã nói tới (ở trên). Nhưng vũ khí hạt nhân chiến thuật của Mỹ vốn chủ yếu được bố trí tại Châu Âu, lại vẫn để ngoài phạm vi điều chỉnh của bộ luật này (INF). Và nó vẫn còn hiện diện trên lục địa Châu Âu cho đến tận hôm nay – đã gần 70 năm.
Chúng ta lẽ ra đã có thể đòi đưa vũ khí hạt nhân chiến thuật vào Hiệp ước 1987, nhưng đã không làm vậy. Người Mỹ đã bắt tay chúng ta tỏ lòng biết ơn “sâu sắc” vì những nhượng bộ đơn phương và nịnh rằng chúng ta rất tuyệt! Tại sao chúng ta lại không đòi hỏi một cái gì đó hoàn toàn bình thường trong các cuộc trao đổi - một sự đền bù”có đi có lại” hợp lý, một sự cân bằng nhất định nào đó?
Đây vẫn còn là một điều rất bí ấn đối với tôi. Kinh nghiệm tiêu cực này đối với chúng ta cần phải trở thành một lời cảnh tỉnh mỗi khi tiến hành bất kỳ cuộc đàm phán mới nào.
Tôi có ý nghĩ rằng Gorbachev,- nhân vật khi ấy đang tích cực quảng bá ý tưởng xây dựng một thế giới phi hạt nhân của mình, có vẻ như vẫn còn tin rằng Liên Xô vẫn còn đủ vũ khí hạt nhân, có nghĩa là lá chắn hạt nhân Liên Xô vẫn sẽ được duy trì. Vai trò chủ chốt ở đây, rõ ràng, đó là chủ nghĩa chủ quan, một cách tiếp cận duy ý chí (của Gorbachev).
“Lenta.ru”: - Có thể, đó là do những sai sót của công tác phân tích (tình hình) chăng?
Vladimir Kozin: - Đến bây giờ thì ở nước ta mới có chuyện các chuyên gia và những người dân thường không tham gia vào quá trình đàm phán vẫn có thể bằng cách nào đó theo dõi các cuộc đàm phán, và có những tuyên bố nào đó được công bố với công chúng. Chứ còn trong những năm tháng tốt đẹp đó, không một chuyên gia dân sự Xô Viết nào có được cái hạnh phúc như vậy.
Đó là một điều cấm kỵ, một bí mật đằng sau bảy lần triện đóng, sau bảy ổ khóa, và chính vì thế mà cộng đồng học thuật của Liên Xô không có khả năng chỉ trích, phản biện hoặc bày tỏ chính kiến chuyên gia của mình. Những chuyên gia dân sự không tham gia vào các cuộc đàm phán đã không nắm được tình hình.
“Lenta.ru”: - Châu Âu có trở nên an toàn hơn sau khi ký kết thỏa thuận đó (INF)?
Vladimir Kozin: - Tất nhiên. Thứ nhất, đã thấy rõ là các phong trào chống (vũ khí) hạt nhân quy mô lớn trong những năm 1970-1980, trước khi ký Hiệp ước INF, đã chấm dứt. Mọi người thở phào nhẹ nhõm khi các thành phố của họ không còn nằm dưới tầm ngắm của các hệ thống tên lửa này nữa. Tương tự như vậy, người dân Liên Xô cũng thở phào nhẹ nhõm.
Tiêu hủy tên lửa SS-23 (СС-23) Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết Kazakhstan. Ảnh: Vladimir Velengurin / ТАSS
Nhưng thực tế đã chỉ ra rằng người Mỹ hoặc là không phá hủy hoàn toàn kho vũ khí tên lửa hạt nhân tầm trung và tầm ngắn của họ, hoặc là đã sử dụng các bộ phận của các tên lửa này (tất nhiên, họ đã sử dụng các đầu đạn hạt nhân vì Hiệp ước không cấm sử dụng lại chúng).
Nhưng tôi nghi ngờ rằng họ cũng đã giữ lại thân của các tên lửa, có nghĩa là họ đã không hủy chúng bằng thuốc nổ, như cách chúng ta đã làm, và rất tiếc, đã làm một cách say sưa và phô trương.
Hoặc là, trên cơ sở các công nghệ hiện có lúc đó, họ đã chế tạo sáu (6) kiểu tên lửa tầm trung và tầm ngắn, hoàn toàn mới, và sau đó, sau khi đã hoàn tất tất cả các cuộc thanh kiểm tra, sau khi đã trình hết các báo cáo về việc đã tiêu hủy tên lửa tầm trung và tầm ngắn, đột nhiên lại thấy chúng xuất hiện trong kho vũ khí của Lầu Năm Góc, và Lầu Năm Góc đã sử dụng những tên lửa này để kiểm tra hiệu quả của hệ thống phòng thủ chống tên lửa. Có nghĩa là sử dụng chúng làm các tên lửa mục tiêu cần đánh chặn tầm trung và tầm ngắn.
“Lenta.ru”: - Có nghĩa là ông cho rằng người Mỹ ngay từ đầu, xin lỗi, đã chơi đểu chúng ta?
Vladimir Kozin: - Đúng như vậy. Tôi cho rằng đó chính là những gì đã xảy ra trên thực tế. Và nữa, tôi nghĩ sẽ rất thú vị nếu bạn biết được những báo cáo mới nhất về những vi phạm hiệp ước giữa Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ và Liên bang Nga công bố ngày 2/8/2019, có nghĩa là đúng vào cái ngày, khi mà Hiệp ước chính thức hết hiệu lực theo sáng kiến của Washington.
“Lenta.ru”: - Vậy kết qủa cuối cùng như thế nào?
Vladimir Kozin:- Bạn muốn tin thì tin, mà không muốn tin thì thôi, như nhân vật chính trong bộ phim “Coi chừng, có động vật trên tàu” (phim hành động Liên Xô năm 1961-ND) do Yevgeny Leonov thủ vai, hay nói,- tỷ lệ như sau: từ tháng 10/1999 đến ngày 2/8/2019, tức là trong 20 năm qua, Mỹ đã tiến hành 108 lần thử nghiệm hệ thống phòng thủ chống tên lửa (NMD) có sử dụng tên lửa tầm trung và tầm ngắn làm mục tiêu đánh chặn (mục tiêu huấn luyện-ND).
Tổng cộng, trong khoảng thời gian này, họ đã sử dụng quả 117 tên lửa như vậy, nghĩa là Mỹ đã vi phạm INF 117 lần.
Đại tá Petrenko và lãnh đạo nhóm thanh sát Mỹ, Đại tá hải quân Mỹ Wiliiam ký biên bản về việc hủy những tên lửa chiến dịch- chiến thuật OTR-23 cuối cùng, Каzakhstan, tháng mười, năm 1989. Ảnh: Yurr Kuidin /RIA Novosti
Tại sao lại là các con số 108 và 117? Vấn đề là ở chỗ,đôi khi, đặc biệt là trong những năm gần đây, đã có nhiều trường hợp người Mỹ phóng một loạt tên lửa huấn luyện tầm trung và tầm ngắn để hệ thống phòng thủ chống tên lửa (Mỹ) tập đánh chặn chúng.
Số lượng tên lửa tối đa được phóng trong một lần phóng, theo các số liệu tôi được biết qua các nguồn của Mỹ, là từ 4 đến 5 quả. Cả tên lửa đạn đạo và cả tên lửa hành trình (tôi xin nhắc lại, đây là các tên lửa phục vụ huấn luyện, dĩ nhiên, không mang đầu tác chiến hạt nhân).
Chính vì vậy nên Cục Phòng thủ chống Tên lửa của Mỹ (một cơ quan của Lầu Năm Góc chịu trách nhiệm chế tạo và thử nghiệm hệ thống phòng thủ chống tên lửa), cứ mỗi khi họ tiến hành các thí nghiệm như vậy, lại tổ chức họp báo và phân phát các thông cáo báo chí được viết bằng giấy trắng mực đen đại ý là vào ngày này tháng này năm này, trên Thái Bình Dương, các hệ thống phòng thủ chống tên lửa Mỹ đã đánh chặn hoặc là một tên lửa tầm trung hoặc là một tên lửa tầm ngắn hơn.
Và do đó, trong suốt 20 năm, đã “tích tụ” được 117 quả tên lửa bị đánh chặn (có lần thành công,và cũng có lần không thành công). Đây là 117 trường hợp vi phạm INF của người Mỹ. Chúng ta không hề vi phạm. Chúng ta đã không tiến hành các thử nghiệm như vậy.
Còn về kiểu tên lửa mà người Mỹ cho đến bây giờ vẫn coi là vi phạm INF của chúng ta, tức tên lửa 9M729 (theo phân loạicủa NATO- SSC-8) ... Thì làm sao người ta lại có thể vi phạm một hiệp ước khi mà nó chưa hề tồn tại? Đấy là thứ nhất. Và sau đó, họ luôn chỉ tay vào mặt chúng ta và nói rằng tên lửa này (9M729) đã được triển khai – đấy là thứ hai.
Mặc dù họ không chỉ ra được là nó được triển khai ở đâu và với số lượng bao nhiêu, trong khi có thể rất dễ dàng xác định chuyện đó. Cho đến tận bây giờ họ vẫn cho quay đi quay lại cái đĩa hát rè: trong tuyên bố London của hội nghị thượng đỉnh NATO, Nga vẫn bị cáo buộc là vi phạm Hiệp ước INF, bất chấp mọi lời giải thích của chúng ta.
Và họ gắn tên lửa này với đề xuất của chúng ta về việc cùng áp dụng một lệnh hoãn triển khai các tên lửa tầm trung và tầm ngắn mới – những kiểu tên lửa đã được định nghĩa chi tiết trong Hiệp ước INF. Đề xuất này của Nga được đưa ra ngay sau khi Hiệp ước 1987 (INF) hết hiệu lực- có nghĩa là họ yêu cầu phải hủy tên lửa 9M729.
Nhưng tên lửa này có tầm bắn tối đa 480 km, nghĩa là ít hơn 20 km so với ngưỡng sàn (500 km)- các tên lửa có tầm bắn trên ngưỡng này mới được tính là tên lửa tầm ngắn theo INF. Thành thử, cả trước đây lẫn hiện nay, nó (9M729) không bao giờ là đối tượng điều chỉnh của một hiệp ước (INF) đã không còn tồn tại.
https://baodatviet.vn/quoc-phong/binh-luan-quan-su/inf--day-thuc-su-la-mot-su-lua-gat-trang-tron-3392937/
(Bình luận quân sự) - Tại sao vào thời điểm gần kết thúc chiến tranh lạnh Liên Xô lại nhượng bộ Mỹ và hủy các tên lửa hạt nhân của minh.
Lời giới thiệu của người dịch: Nhân tròn 32 năm ngày Liên Xô và Mỹ ký Hiệp ước về (hủy) tên lửa tầm trung và tầm ngắn (cách gọi của Nga- hay còn gọi là Hiệp ước lực lượng hạt nhân tầm trung (INF)- sau đây xin dùng từ viết tắt này-ND) 8/12/1987- 8/12/2019
Xin giới thiệu bài trả lời phóng vấn báo “Lenta.ru” của một chuyên gia rất am hiểu lĩnh vực này- Viện sỹ thông tấn Viện Hàn lâm Khoa học Quân sự Nga, tác giả cuốn sách “Các triển vọng của Hiệp ước hủy tên lửa tầm trung và tầm ngắn năm 1987. Sách trắng” Vladimir Kozin.
“Lenta.ru”: - Bên nào chủ động khởi xướng ký thỏa thuận này (INF)? Ý tưởng cấm toàn bộ cả một lớp vũ khí như vậy đã được hình thành như thế nào? Bởi vì đây là chuyện chưa từng bao giờ xảy ra trước đó.
Thứ hai. Vài tháng trước khi ký văn kiện (INF), Tổng thống Mỹ Ronald Reagan đã công bố công khai tại Los Angeles về ý định của Mỹ chuyển sang (thực hiện chiến lược) răn đe phòng thủ - tất nhiên, với cái nghĩa là răn đe (phòng thủ) hạt nhân – và “chiến lược răn đe hạt nhân” mới này của Mỹ, như ông ta nói, sẽ không đe dọa bất kỳ ai.
Lý do thứ ba. Quyết định kép của NATO được thông qua tháng 12/1979 (được gọi là quyết định kép vì quyết định triển khai cùng lúc cả hai kiểu tên lửa của Mỹ ở Châu Âu - tên lửa đạn đạo “Persing-2” và “Persing-1A,” và tên lửa hành trình (có cánh) lớp “Tomahawk "- tất cả đều mang đầu đạn hạt nhân), đã đặt giới lãnh đạo Liên Xô trước sự lựa chọn- phải làm gì trước thực tế nói trên.
Và Liên Xô đã tăng cường cụm quân tên lửa- hạt nhân của mình, chủ yếu là tại các khu vực phía Tây Liên Xô - ví dụ, tại tỉnh Kaliningrad.
Khi người Mỹ nhận thấy tình hình đang phát triển theo hướng không có lợi cho mình, hai bên đã trao đổi quan điểm về việc liệu có thể hủy bỏ (chỉ) tại Châu Âu trên cơ sở “có đi có lại” những tên lửa này (của Liên Xô và Mỹ) hay không.
Nhưng không lâu sau đó, hai bên quyết định sẽ hủy tất cả các kiểu tên lửa nói trên của Mỹ và Liên Xô trên phạm vi toàn cầu. Khi đó, nhà lãnh đạo Mỹ đương nhiệm, đảng viên Đảng Cộng hòa Ronald Reagan đã đồng ý với ý định trên.
Đương nhiên, Mikhail Gorbachev cũng đồng ý, vì làm như vậy phù hợp với kế hoạch cá nhân của ông ta về việc loại bỏ vũ khí hạt nhân trên quy mô toàn cầu.
Và thế là Hiệp ước (INF) đã được ký. Theo các điều khoản của INF, Liên Xô đã hủy 1.846 tên lửa, còn người Mỹ - ít hơn đúng một nghìn (1.000) đơn vị (tính), tức chỉ 846 quả tên lửa.
Sau này khi nhìn nhận lại, tôi muốn nhấn mạnh rằng Liên Xô đã không tận dụng triệt để tình huống này, nghĩa là, đã không yêu cầu Mỹ phải triệt thoái hoàn toàn vũ khí hạt nhân chiến thuật của Mỹ ra khỏi Châu Âu và phần Châu Á trên lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ.
Mặc dù khi đó Matxcova hoàn toàn có khả năng ép Mỹ phải làm như vậy, bởi vì việc Liên Xô cắt giảm các hệ thống tên lửa nhiều hơn gấp hơn hai lần so với người Mỹ là một sự nhượng bộ thái quá.
“Lenta.ru”: - Tên lửa tầm trung và tầm ngắn, tức đối tượng điều chỉnh của Hiệp ước đã giữ vai trò như thế nào trong hệ thống phòng thủ của các quốc gia Hiệp ước Warszawa và Khối NATO? Chúng (tên lửa tầm trung và tầm ngắn) có những ưu thế gì so với các tên lửa đạn đạo liên lục địa?
Vladimir Kozin: - Thứ nhất, chúng có cự ly bắn nhỏ hơn so với tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM): tên lửa tầm gần là những tên lửa có bán kính tác chiến từ 500 km đến 1.000 km, còn tên lửa tầm trung- từ 1.000 đến 5.500 km. Cự ly bắn lớn hơn nữa- đó đã là các tên lửa xuyên lục địa.
Nhưng lợi thế của tên lửa tầm trung và tầm gần của cả hai bên vào thời điểm đó là chúng có thời gian bay ngắn hơn rất nhiều so với thời gian bay của các ICBM. Ngoài ra, chúng đã được cả hai bên triển khai trên tuyến tiền duyên, nghĩa là càng gần lãnh thổ của đối phương tiềm năng, như cách khối Warszawa và khối NATO gọi nhau lúc đó, càng tốt.
Một bối cảnh khác cũng đã được tính đến. Các tên lửa thuộc các lớp khác nhau của Mỹ khi đó mang các đầu đạn hạt nhân công suất tương đối lớn - trong một số trường hợp, tới 80 kiloton, ví dụ như, tên lửa đạn đạo tầm trung “Persing-2 chẳng hạn.
Vậy 80 kiloton có nghĩa là gì? Quả bom mà người Mỹ ném xuống Hiroshima tháng 8/1945 có đầu đạn công suất 15 kiloton.
Mọi người đều biết rằng hậu quả của vụ đánh bom ở Hiroshima và Nagasaki là hàng trăm nghìn người dân Nhật thiệt mạng, rất nhiều người bị thương, Cộng với đó là sự tàn phá cơ sở hạ tầng vật chất. Sự nguy hiểm quá hiển nhiên.
Nhưng mặt khác, các đồng minh Tây Âu của Mỹ lại rất sợ các tên lửa hạt nhân Xô Viết. Đặc biệt là tên lửa “Pionher”. Chính vì thế, tình trạng căng thẳng tên lửa- hạt nhân như vậy đã gây ra một mối quan ngại chung của cả Matxcova lẫn Washington.
Và xét tổng thể, quyết định loại bỏ hai lớp tên lửa nói trên (tầm trung và tầm ngắn) trên phạm vi toàn cầu – dứt khoát và không thể đảo ngược- đó là một quyết định đúng. Nhưng, tôi xin nhắc lại,có quá nhiều sai lầm từ phía chúng ta (Liên Xô) khi ký Hiệp ước. (Các sai lầm đó là).
Tính theo số lượng tên lửa bị hủy – thứ nhất. Sai lầm nghiêm trọng thứ hai - chúng ta đã tự nguyện hủy bỏ tên lửa chiến dịch- chiến thuật “Oka”,- các tham số của kiểu tên lửa này hoàn toàn không phải là các tham số của các lớp tên lửa tầm trung và tầm ngắn.
“Lenta.ru”: - Tại sao lại như vậy, tại sao chúng ta lại hủy một kiểu tên lửa không nằm trong phạm vi điều chỉnh của Hiệp ước?
Vladimir Kozin: - Việc Liên Xô đơn phương tự hủy tên lửa “Oka” của mình là hậu quả tai hại của chủ nghĩa duy ý chí. Đó đơn giản là một quyết định muốn lấy lòng Phương Tây.
Có nghĩa là không có ai kéo tai (nguyên văn- ý nói ép buộc) Liên Xô cả, mà chính Liên Xô quyết định hủy nó (“Oka”), một cách tự nguyện, và tôi cho rằng đây là một quyết định cực kỳ vô căn cứ.
Không thể đơn phương hủy bỏ bất kỳ một thứ gì nếu không nhận được sự bảo đảm chắc chắn từ phía đối phương về việc họ cũng sẽ hủy các hệ thống tương tự hoặc một cái gì đó khác trên cơ sở thỏa hiệp, có đi có lại, cân bằng lợi ích, và v.v.
Không được phép đưa ra và tự thực hiện bất kỳ một sáng kiến đơn phương nào trong lĩnh vực cắt giảm vũ khí.
“Lenta.ru”: - Thế tại Liên Xô và Mỹ khi đó có người nào phản đối thỏa thuận (INF) không ?
Vladimir Kozin: - Vì các cuộc đàm phán được tiến hành một cách bí mật, tôi nghĩ rằng chỉ có thể làm rõ điều đó (trả lời câu hỏi trên) nếu bạn đào xới các kho lưu trữ những tài liệu liên quan, nhưng có lẽ, các kho lưu trữ đó đến giờ vẫn đang bị niêm phong. Nhưng tôi nghĩ rằng chắc chắn đã có ai đó trong giới lãnh đạo chính trị- quân sự Liên Xô phản đối.
Nhất là phản đối về việc đã có sự chênh lệch quá lớn về số lượng tên lửa phải bị hủy của chúng ta so với người Mỹ, và cả việc (Liên Xô) tự nguyện hủy tên lửa chiến dịch- chiến thuật “Oka”. Nhưng, như chúng ta đã biết rất rõ, nhà lãnh đạo Liên Xô khi đó, Mikhail Gorbachev, đơn giản là đã lạm dụng vị trí- quyền hạn của người lãnh đạo cao nhất Đảng và Nhà nước (Liên Xô) để đưa ra các quyết định trên.
“Lenta.ru”: - Và sau khi INF đã được ký kết, sau khi đã được chính thức công bố, giới chuyên gia đã đánh giá INF như thế nào?
Vladimir Kozin: - Chỉ toàn đánh giá tích cực. Trong đó có cả người đầy tở trung thành của các vị đây (tức Vladimir Kozin, cách xưng hô khiêm tốn kiểu cổ-ND), tôi cũng đã gửi đăng một bài báo trên tờ “Pravda” (báo “Sự thật”- Cơ quan ngôn luận - báo chí của *** Liên Xô- ND) nhấn mạnh rằng thỏa thuận này là một minh chứng cho sự cân bằng lợi ích giữa các bên, là sự gặp nhau của các thỏa hiệp, vì trong trường hợp nếu bên này và bên kia (Mỹ và Liên Xô-ND) sử dụng vũ khí hạt nhân riêng chỉ riêng hai lớp nói trên (tên lửa tầm trung và tầm ngắn-ND) thì cũng đã gây tổn thất nặng nề cho toàn nhân loại, chứ không riêng gì cho Mỹ và Liên Xô.
Bài viết này hiện có trong cuốn sách của tôi xuất bản nhân dịp 30 năm ngày ký hiệp ước vào tháng 12/2017, đầu tiên bằng tiếng Nga, và sau đó một tháng, bằng tiếng Anh (bài báo có tên là “Sự cân bằng lợi ích”. Báo “Pravda”. 22/12/1987).
“Lenta.ru”: - Và ông nghĩ thế nào, những đánh giá được đưa ra khi đó có cơ sở không?
Vladimir Kozin: - Hiệp ước đã là cần thiết, và việc ký nó là đúng. Nhưng nó đã được ký kết với những chỉ số (điều khoản) có hại nhiều hơn cho Liên Xô so với Mỹ, chính vì vậy nó ít đáp ứng được các lợi ích an ninh cho chúng ta. Có nghĩa là, người Mỹ đã thắng chúng ta.
Về số lượng tên lửa phải hủy, thì chúng ta đã nói tới (ở trên). Nhưng vũ khí hạt nhân chiến thuật của Mỹ vốn chủ yếu được bố trí tại Châu Âu, lại vẫn để ngoài phạm vi điều chỉnh của bộ luật này (INF). Và nó vẫn còn hiện diện trên lục địa Châu Âu cho đến tận hôm nay – đã gần 70 năm.
Chúng ta lẽ ra đã có thể đòi đưa vũ khí hạt nhân chiến thuật vào Hiệp ước 1987, nhưng đã không làm vậy. Người Mỹ đã bắt tay chúng ta tỏ lòng biết ơn “sâu sắc” vì những nhượng bộ đơn phương và nịnh rằng chúng ta rất tuyệt! Tại sao chúng ta lại không đòi hỏi một cái gì đó hoàn toàn bình thường trong các cuộc trao đổi - một sự đền bù”có đi có lại” hợp lý, một sự cân bằng nhất định nào đó?
Đây vẫn còn là một điều rất bí ấn đối với tôi. Kinh nghiệm tiêu cực này đối với chúng ta cần phải trở thành một lời cảnh tỉnh mỗi khi tiến hành bất kỳ cuộc đàm phán mới nào.
Tôi có ý nghĩ rằng Gorbachev,- nhân vật khi ấy đang tích cực quảng bá ý tưởng xây dựng một thế giới phi hạt nhân của mình, có vẻ như vẫn còn tin rằng Liên Xô vẫn còn đủ vũ khí hạt nhân, có nghĩa là lá chắn hạt nhân Liên Xô vẫn sẽ được duy trì. Vai trò chủ chốt ở đây, rõ ràng, đó là chủ nghĩa chủ quan, một cách tiếp cận duy ý chí (của Gorbachev).
“Lenta.ru”: - Có thể, đó là do những sai sót của công tác phân tích (tình hình) chăng?
Vladimir Kozin: - Đến bây giờ thì ở nước ta mới có chuyện các chuyên gia và những người dân thường không tham gia vào quá trình đàm phán vẫn có thể bằng cách nào đó theo dõi các cuộc đàm phán, và có những tuyên bố nào đó được công bố với công chúng. Chứ còn trong những năm tháng tốt đẹp đó, không một chuyên gia dân sự Xô Viết nào có được cái hạnh phúc như vậy.
Đó là một điều cấm kỵ, một bí mật đằng sau bảy lần triện đóng, sau bảy ổ khóa, và chính vì thế mà cộng đồng học thuật của Liên Xô không có khả năng chỉ trích, phản biện hoặc bày tỏ chính kiến chuyên gia của mình. Những chuyên gia dân sự không tham gia vào các cuộc đàm phán đã không nắm được tình hình.
“Lenta.ru”: - Châu Âu có trở nên an toàn hơn sau khi ký kết thỏa thuận đó (INF)?
Vladimir Kozin: - Tất nhiên. Thứ nhất, đã thấy rõ là các phong trào chống (vũ khí) hạt nhân quy mô lớn trong những năm 1970-1980, trước khi ký Hiệp ước INF, đã chấm dứt. Mọi người thở phào nhẹ nhõm khi các thành phố của họ không còn nằm dưới tầm ngắm của các hệ thống tên lửa này nữa. Tương tự như vậy, người dân Liên Xô cũng thở phào nhẹ nhõm.
Nhưng thực tế đã chỉ ra rằng người Mỹ hoặc là không phá hủy hoàn toàn kho vũ khí tên lửa hạt nhân tầm trung và tầm ngắn của họ, hoặc là đã sử dụng các bộ phận của các tên lửa này (tất nhiên, họ đã sử dụng các đầu đạn hạt nhân vì Hiệp ước không cấm sử dụng lại chúng).
Nhưng tôi nghi ngờ rằng họ cũng đã giữ lại thân của các tên lửa, có nghĩa là họ đã không hủy chúng bằng thuốc nổ, như cách chúng ta đã làm, và rất tiếc, đã làm một cách say sưa và phô trương.
Hoặc là, trên cơ sở các công nghệ hiện có lúc đó, họ đã chế tạo sáu (6) kiểu tên lửa tầm trung và tầm ngắn, hoàn toàn mới, và sau đó, sau khi đã hoàn tất tất cả các cuộc thanh kiểm tra, sau khi đã trình hết các báo cáo về việc đã tiêu hủy tên lửa tầm trung và tầm ngắn, đột nhiên lại thấy chúng xuất hiện trong kho vũ khí của Lầu Năm Góc, và Lầu Năm Góc đã sử dụng những tên lửa này để kiểm tra hiệu quả của hệ thống phòng thủ chống tên lửa. Có nghĩa là sử dụng chúng làm các tên lửa mục tiêu cần đánh chặn tầm trung và tầm ngắn.
“Lenta.ru”: - Có nghĩa là ông cho rằng người Mỹ ngay từ đầu, xin lỗi, đã chơi đểu chúng ta?
Vladimir Kozin: - Đúng như vậy. Tôi cho rằng đó chính là những gì đã xảy ra trên thực tế. Và nữa, tôi nghĩ sẽ rất thú vị nếu bạn biết được những báo cáo mới nhất về những vi phạm hiệp ước giữa Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ và Liên bang Nga công bố ngày 2/8/2019, có nghĩa là đúng vào cái ngày, khi mà Hiệp ước chính thức hết hiệu lực theo sáng kiến của Washington.
“Lenta.ru”: - Vậy kết qủa cuối cùng như thế nào?
Vladimir Kozin:- Bạn muốn tin thì tin, mà không muốn tin thì thôi, như nhân vật chính trong bộ phim “Coi chừng, có động vật trên tàu” (phim hành động Liên Xô năm 1961-ND) do Yevgeny Leonov thủ vai, hay nói,- tỷ lệ như sau: từ tháng 10/1999 đến ngày 2/8/2019, tức là trong 20 năm qua, Mỹ đã tiến hành 108 lần thử nghiệm hệ thống phòng thủ chống tên lửa (NMD) có sử dụng tên lửa tầm trung và tầm ngắn làm mục tiêu đánh chặn (mục tiêu huấn luyện-ND).
Tổng cộng, trong khoảng thời gian này, họ đã sử dụng quả 117 tên lửa như vậy, nghĩa là Mỹ đã vi phạm INF 117 lần.
Tại sao lại là các con số 108 và 117? Vấn đề là ở chỗ,đôi khi, đặc biệt là trong những năm gần đây, đã có nhiều trường hợp người Mỹ phóng một loạt tên lửa huấn luyện tầm trung và tầm ngắn để hệ thống phòng thủ chống tên lửa (Mỹ) tập đánh chặn chúng.
Số lượng tên lửa tối đa được phóng trong một lần phóng, theo các số liệu tôi được biết qua các nguồn của Mỹ, là từ 4 đến 5 quả. Cả tên lửa đạn đạo và cả tên lửa hành trình (tôi xin nhắc lại, đây là các tên lửa phục vụ huấn luyện, dĩ nhiên, không mang đầu tác chiến hạt nhân).
Chính vì vậy nên Cục Phòng thủ chống Tên lửa của Mỹ (một cơ quan của Lầu Năm Góc chịu trách nhiệm chế tạo và thử nghiệm hệ thống phòng thủ chống tên lửa), cứ mỗi khi họ tiến hành các thí nghiệm như vậy, lại tổ chức họp báo và phân phát các thông cáo báo chí được viết bằng giấy trắng mực đen đại ý là vào ngày này tháng này năm này, trên Thái Bình Dương, các hệ thống phòng thủ chống tên lửa Mỹ đã đánh chặn hoặc là một tên lửa tầm trung hoặc là một tên lửa tầm ngắn hơn.
Và do đó, trong suốt 20 năm, đã “tích tụ” được 117 quả tên lửa bị đánh chặn (có lần thành công,và cũng có lần không thành công). Đây là 117 trường hợp vi phạm INF của người Mỹ. Chúng ta không hề vi phạm. Chúng ta đã không tiến hành các thử nghiệm như vậy.
Còn về kiểu tên lửa mà người Mỹ cho đến bây giờ vẫn coi là vi phạm INF của chúng ta, tức tên lửa 9M729 (theo phân loạicủa NATO- SSC-8) ... Thì làm sao người ta lại có thể vi phạm một hiệp ước khi mà nó chưa hề tồn tại? Đấy là thứ nhất. Và sau đó, họ luôn chỉ tay vào mặt chúng ta và nói rằng tên lửa này (9M729) đã được triển khai – đấy là thứ hai.
Mặc dù họ không chỉ ra được là nó được triển khai ở đâu và với số lượng bao nhiêu, trong khi có thể rất dễ dàng xác định chuyện đó. Cho đến tận bây giờ họ vẫn cho quay đi quay lại cái đĩa hát rè: trong tuyên bố London của hội nghị thượng đỉnh NATO, Nga vẫn bị cáo buộc là vi phạm Hiệp ước INF, bất chấp mọi lời giải thích của chúng ta.
Và họ gắn tên lửa này với đề xuất của chúng ta về việc cùng áp dụng một lệnh hoãn triển khai các tên lửa tầm trung và tầm ngắn mới – những kiểu tên lửa đã được định nghĩa chi tiết trong Hiệp ước INF. Đề xuất này của Nga được đưa ra ngay sau khi Hiệp ước 1987 (INF) hết hiệu lực- có nghĩa là họ yêu cầu phải hủy tên lửa 9M729.
Nhưng tên lửa này có tầm bắn tối đa 480 km, nghĩa là ít hơn 20 km so với ngưỡng sàn (500 km)- các tên lửa có tầm bắn trên ngưỡng này mới được tính là tên lửa tầm ngắn theo INF. Thành thử, cả trước đây lẫn hiện nay, nó (9M729) không bao giờ là đối tượng điều chỉnh của một hiệp ước (INF) đã không còn tồn tại.
https://baodatviet.vn/quoc-phong/binh-luan-quan-su/inf--day-thuc-su-la-mot-su-lua-gat-trang-tron-3392937/