Trong khoảng 5 năm đầu chiến tranh, quan hệ quốc tế trong vùng Đông Á chịu sự chi phối của hai đại cường thắng trận Hoa Kì và Liên Xô.
Tuy chỉ tham chiến vào giờ chót, Liên Xô đã kịp thời thiết lập quyền kiểm soát ở Mãn Châu Quốc, vượt sông Áp Lục, tiến vào bán đảo Triều Tiên đến tận vĩ tuyến 38, xâm nhập miền Nam đảo Sakhalin. Hồng quân cũng chiếm toàn bộ quần đảo Kuril, kể cả hai đảo Shikotan và Habomai thuộc đảo Hokkaido về mặt địa lí và hành chính. Ngoài ra, Liên Xô còn có hai đồng minh là ************* Trung Quốc và ************* Triều Tiên.
Về phần mình, Mĩ đã thiết lập quyền kiểm soát lên toàn bộ các đảo trên Thái Bình Dương, 4 đảo chính quốc Nhật, phần phía Nam bán đảo Triều Tiên. Mĩ có đồng minh trong vùng là chính phủ Tưởng Giới Thạch ở Trung Quốc.
Ngay sau khi chiến tranh kết thúc, trong quan hệ giữa Hoa Kì và Liên Xô đã phát sinh ba vấn đề lớn
Hoàn cảnh đầu hàng và đường lối chung đối với Nhật Bản và Viễn Đông
Nhật Bản vốn là cường quốc số một ở châu Á và là thủ phạm gây ra chiến tranh ở Viễn Đông([1]). Việc giải quyết vấn đề Nhật sau chiến tranh sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến hòa bình và an ninh của khu vực này, mà trước hết là vùng Viễn Đông. Hoàn cảnh đầu hàng của nước Nhật quân phiệt có khác biệt so với Đức Quốc xã: Nhật Hoàng vẫn tại vị cùng với Chính phủ Hoàng gia, mặc dù “từ khi đầu hàng, quyền lực của Nhà vua và của Chính phủ Nhật trong việc cai trị đất nước sẽ được đặt dưới quyền vị chỉ huy tối cao của các nước Đồng minh” (theo công hàm ngày 11.8.1945 của Chính phủ Mĩ gửi Chính phủ Nhật). Những nghị quyết của các Hội nghị thượng đỉnh Cairo, Yalta, và Tuyên cáo Potsdam là cơ sở pháp lí để giải quyết các vấn đề về Nhật Bản nói riêng và Viễn Đông nói chung. Tuy nhiên, cũng như khi giải quyết các vấn đề về Đức và các nước chư hầu của Đức Quốc xã, việc giải quyết các vấn đề về Nhật Bản và Viễn Đông đã trải qua những cuộc đấu tranh ngày càng gay gắt giữa Liên Xô và Mĩ.
Ngay trong ngày Nhật Bản chính thức đầu hàng (15.8.1945), tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Đồng minh ở châu Á – Thái Bình Dương là đại tướng Mĩ MacArthur đã công bố bản “Mệnh lệnh số 1”, quy định khu vực phụ trách của quân đội các nước Đồng minh để tiếp nhận sự đầu hàng của quân Nhật. Theo mệnh lệnh này, quân đội Trung Hoa sẽ tiếp nhận sự đầu hàng của Nhật ở nước mình (ngoại trừ vùng Mãn Châu), Đài Loan và Bắc Đông Dương (cho đến vĩ truyến 16); quân Anh sẽ tiếp quản Miến Điện, Mã Lai, Singapore và miền Nam Đông Dương; Liên Xô sẽ tiếp nhận giải giới ở Mãn Châu, đảo Sakhalin và Bắc Triều Tiên (cho đến vĩ tuyến 38); còn Mĩ sẽ chiếm đóng toàn bộ Nhật Bản với quần đảo Ryukyu (trong đó có đảo Okinawa) và Nam Triều Tiên.
Nhận thấy văn bản này đã “quên” một phần lãnh thổ mà Liên Xô được quyền chiếm đóng theo nghị quyết ở Yalta, Chính phủ Liên Xô lập tức gửi công hàm cho phía Mĩ, lưu ý rằng khu vực của Liên Xô còn bao gồm toàn bộ quần đảo Kurile, đồng thời nêu thêm yêu cầu Liên Xô được chiếm đóng một phần lãnh thổ bản địa của Nhật là phía bắc đảo Hokkaido. Phía Mĩ thừa nhận quyền của Liên Xô ở quần đảo Kurile, nhưng dứt khoát cự tuyệt việc để cho Liên Xô chiếm đóng ở Hokkaido. Giữ vững độc quyền chiếm đóng Nhật Bản của mình, Mĩ đồng thời đề nghị thành lập một “Ủy ban tư vấn về Viễn Đông” để có tiếng nói chung của các nước Đồng minh chống Nhật. Nước Anh chấp nhận với điều kiện Ủy ban này sẽ họp ở cả Washington lẫn Tokyo và mời thêm Ấn Độ tham dự. Liên Xô muốn giảm bớt sự độc quyền chiếm đóng của Mĩ và nâng cao vai trò của mình nên không tán thành một ủy ban chỉ có vai trò “tư vấn”. Ngoại trưởng Molotov yêu cầu thành lập một Hội đồng Kiểm soát Đồng minh ở Nhật gồm 4 cường quốc Mĩ, Anh, Liên Xô và Trung Quốc (tương tự như Hội đồng ở Đức) để thay cho chính quyền chiếm đóng duy nhất của Mĩ.
Liên Xô cũng đã từng tham vọng muốn đóng chiếm một phần nước Nhật và lập nên một quốc gia cộng sản tương tự như Triều Tiên. Thế nhưng, điều này không thể thực hiện bởi những bước tiến trước của tướng MacArthur.
Hội nghị Ngoại trưởng Tam cường tại Moskva (từ 16 đến 26.12.1945) giữa Liên Xô, Mĩ, Anh đã thiết lập cơ chế chiếm đóng Nhật Bản và xác định đường lối giải quyết các vấn đề về Nhật Bản, Trung Quốc và Triều Tiên. Hội nghị đã quyết định:
– Về Nhật Bản: thành lập “Ủy ban Viễn Đông” đặt trụ sở ở Washington hoặc Tokyo, bao gồm 11 nước thành viên là Mĩ, Liên Xô, Anh, Pháp, Trung Quốc, Hà Lan, Canada, Australia, New Zealand, Phillipines và Ấn Độ([2]). Ủy ban này có nhiệm vụ “xây dựng chính sách đối với Nhật, các nguyên tắc và các chuẩn mực” mà Nhật phải tuân thủ trong lúc hoàn thành các nghĩa vụ của mình trong thời kì chiếm đóng, và “xem xét mọi chỉ thị và hoạt động của tổng tư lệnh tối cao quân đồng minh, bao hàm cả các quyết định về chính sách”.
Bên cạnh đó là “Hội đồng Đồng minh về Nhật” gồm đại biểu của Mĩ, Liên Xô, Trung Quốc và Anh (đại diện cho cả Australia, New Zealand và Ấn Độ), do tổng tư lệnh quân đội Đồng minh chiếm đóng Nhật (hoặc đại diện của ông này) làm chủ tịch, đặt trụ sở tại Tokyo. Hội đồng là đại diện của Đồng minh ở Nhật, có nhiệm vụ giúp đỡ và trao đổi ý kiến với viên tổng tư lệnh, nhưng quyền quyết định thuộc về tổng tư lệnh quân đội chiếm đóng, người được coi là “quyền lực chấp hành duy nhất của các nước Đồng minh tại Nhật”.
Về Triều Tiên: tạm thời thực hiện một chế độ “Ủy trị quốc tế” do Mĩ, Liên Xô, Anh và Trung Quốc đảm nhiệm với thời hạn tối đa là 5 năm. Trong thời gian đó sẽ thành lập “Ủy ban Liên hợp Xô – Mĩ” để xúc tiến mọi hoạt động, tiến tới xây dựng một nước Triều Tiên độc lâp, dân chủ và thanh toán mọi di sản của chế độ thuộc địa Nhật.
Về Trung Quốc: các cường quốc Đồng minh nhất trí xây dựng một nước Trung Hoa thống nhất và dân chủ; chấm dứt tình trạng nội chiến bằng cách cải tổ chính phủ Quốc dân đảng theo hướng mở rộng cho các đảng phái dân chủ tham gia; các cường quốc không can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc, rút hết quân đội nước ngoài khỏi nước này trong một thời gian ngắn.
Đường lối chung như vậy là rõ ràng và khá công bằng hợp lí. Nhưng khi bước vào các công việc cụ thể, mỗi nước sẽ giải thích và vận dụng đường lối trên theo cách riêng, nhằm đảm bảo quyền lợi của mình. Thêm vào đó là tác động của những yếu tố khách quan ngoài dự kiến. Vì vậy, đường lối này dẫn tới một số kết quả không đúng như những người xây dựng nó mong muốn.
Hoa Kì chiếm đóng Nhật Bản
Về mặt pháp lí, chiếm đóng Nhật là hoạt động quốc tế, nhưng trong thực tế lại thuộc của Hoa Kì. Tướng MacAthur, tư lệnh quân đội Mĩ ở Viễn Đông đã trở thành tư lệnh tối cao các lực lượng Đồng minh chiếm đóng Nhật (SCAP). Với cương vị này, ông là người nắm quyền lực cao nhất, quyết định mọi công việc ở Nhật và chỉ chịu trách nhiệm trước, và nhận mọi chỉ thị và mệnh lệnh (kể cả các quyết định liên quan đến chính sách của Ủy ban Viễn Đông) từ tổng thống Hoa Kì. Chính phủ Hoa Kì là kênh duy nhất chuyển tải các quyết định của Ủy ban Viễn Đông đến Tokyo, và Washington có quyền phát ra các chỉ thị tạm thời “mỗi khi nảy sinh các vấn đề cấp bách chưa được đề cập đến trong các chính sách đã có sẵn”. Và trong thực tế, Washington có nghĩa là chính tổng thống Hoa Kì và Hội đồng các tham mưu trưởng liên quân. Còn Ủy ban Viễn Đông cũng như Hội đồng Đồng minh về Nhật chỉ còn giữ một vai trò mờ nhạt của các cơ quan giám sát và tư vấn.
Mục tiêu của việc chiếm đóng là xóa bỏ chủ nghĩa quân phiệt và mọi tàn dư của chế độ phong kiến ở Nhật, tiêu diệt mọi nguồn gốc và khả năng gây chiến tranh, dân chủ hóa để đưa Nhật Bản trở lại tình trạng bình thường trong cộng đồng quốc tế.
Những nét chung về chính sách chiếm đóng được Washington công bố ngày 29.8.1945 trong văn kiện “Chính sách chiếm đóng ban đầu của Hoa Kì sau khi Nhật đầu hàng”. Văn kiện xác định “các mục tiêu tối hậu” của Hoa Kì là: (1) “đảm bảo Nhật sẽ không còn trở thành mối đe dọa đối với Hoa Kì, hay đối với hoà bình và an ninh thế giới” và (2) “thiết lập cho được một chính sách hoà bình và có trách nhiệm ủng hộ các mục tiêu của Hoa Kì được phản ánh trong các ý tưởng và nguyên tắc của Hiến chương Liên Hiệp Quốc”. Văn kiện nêu rõ có thể sử dụng Chính phủ hoàng gia hiện nay như một công cụ thực hiện chính sách và kế hoạch chiếm đóng, nhưng không được ủng hộ hay cho chính phủ này hưởng chút ưu đãi nào. Văn kiện nhấn mạnh phải giải giáp hoàn toàn nước Nhật, mau chóng đem ra xét xử tất cả tội phạm chiến tranh, thanh trừ và loại bỏ khỏi các vị trí quan yếu tất cả những kẻ nào từng góp phần tạo ra một nước Nhật quân phiệt và hiếu chiến. Về lĩnh vực kinh tế, “nền tảng kinh tế tạo ra sức mạnh quân sự của Nhật phải bị hủy bỏ”, “các tổ hợp kinh tế và ngân hàng lớn phải bị giải tán”. Nhật Bản phải có nghĩa vụ bồi thường chiến tranh và hoàn trả đầy đủ và mau chóng tất cả các của cải mà nước này đã tước đoạt, cả bên trong lẫn bên ngoài nước Nhật.
Để thực hiện mục tiêu này, MacArthur đã áp dụng một sách lược mềm dẻo và khôn khéo. Ông đã tìm được cách đưa tên tuổi của Nhật hoàng Hirohito ra khỏi danh sách tội phạm chiến tranh, giữ nguyên ngôi vị của ông này để trấn an dân chúng. Ông cũng không xóa bỏ mà cho tổ chức lại chính phủ Nhật, để nó trở thành cơ quan thừa hành các chỉ thị và chính sách của ông. Thấy rõ sự nghèo đói và kiệt quệ của Nhật Bản do chiến tranh tàn phá, ông không buộc nước này phải đảm bảo lương thực và hậu cần cho quân đội Mĩ chiếm đóng mà yêu cầu Chính phủ Mĩ phải bảo đảm tiếp tế cho quân đội của mình ở đây, và cả cho dân Nhật đang bị đói.
Nếu Mỹ kiên quyết xử tội Nhật Hoàng Hirohito, có lẽ Nhật Bản đã rơi vào tay cộng sản.
Giữa lúc lòng căm thù phát xít Đức và quân phiệt Nhật đang dâng tràn khắp thế giới, sự khoan dung độ lượng của MacArthur đối với kẻ thù vừa gục ngã đã vấp phải sự chống đối mạnh mẽ của các nước Đồng minh, ngay trong chính giới Mĩ, Anh, nhất là từ phía Liên Xô. Ngoại trưởng Molotov và trung tướng Derevyanko – trưởng đoàn Liên Xô tại Hội đồng Đồng minh về Nhật – nhiều lần cáo giác rằng chính sách chiếm đóng của Tướng MacArthur sẽ “làm dễ dàng cho sự phục hồi chủ nghĩa quân phiệt Nhật” và đòi Hoa Kì cách chức ông ta. Tuy nhiên, được tổng thống Truman ủng hộ, MacArthur vẫn không thay đổi quan điểm của mình.
Sau khi đã giải tán hoàn toàn gần 7 triệu tàn quân còn lại của các lực lượng vũ trang Nhật và diệt trừ cơ quan mật vụ khét tiếng tàn ác Kempeitai, SCAP bắt đầu thực hiện các chính sách lớn của công cuộc chiếm đóng mà về sau được gọi là Cuộc cải cách của MacArthur (1945 – 1947).
Để phá tan thế lực của giới thống trị quân phiệt Nhật, MacArthur đã thực hiện đồng thời nhiều chính sách. Ông đã giải tán và chia nhỏ các Zaibatsu – các tập đoàn độc quyền kinh tế lớn nhất của khoảng một chục gia tộc – đã từng khống chế 90% nền công nghiệp Nhật. Tiếp đó, luật Chống độc quyền và luật Phi tập trung hóa được ban hành năm 1947 nhằm kiềm chế sự lũng đoạn của 325 công ti. Ở nông thôn, một cuộc cải cách ruộng đất được tiến hành triệt để trên toàn quốc. Mỗi hộ chỉ được sở hữu tối đa 7,5 acres (khoảng 3 hecta), số ruộng đất còn lại phải bán rẻ cho nhà nước, để chính quyền bán lại cho tá điền và nông dân thiếu ruộng, theo phương thức trả dần tiền đất trong thời hạn 30 năm. Như vậy, giai cấp địa chủ – cơ sở xã hội lâu đời của chế độ phong kiến quân phiệt Nhật – đến đây bị xóa bỏ, và nông dân thoát khỏi ách áp bức bóc lột của địa chủ, trở thành chủ sở hữu ruộng đất. Việc thanh trừng các phần tử có quan hệ mật thiết với quân phiệt và các hoạt động chiến tranh ra khỏi bộ máy nhà nước và các doanh nghiệp đã được thực hiện theo quan điểm “càng nhẹ tay càng tốt”. Kết quả là hơn 200.000 người bị thải hồi, hơn 200.000 người khác bị cấm giữ mọi chức vụ trong guồng máy nhà nước tương lai.
Để xây dựng lại nước Nhật theo chế độ dân chủ và quét sạch mọi tàn dư phong kiến của nó, SCAP đã ban hành một bản Hiến pháp mới vào tháng 11.1946 để thay cho Hiến pháp Meiji năm 1889.
Theo Hiến pháp năm 1946 của Nhật Bản, thần quyền – cội nguồn sâu xa của tư tưởng phong kiến quân phiệt Nhật và quyền lực chuyên chế của Nhật Hoàng – đã bị xóa bỏ. Giải thích ngôi vị của Thiên hoàng không phải do “mệnh trời” mà do nhân dân giao phó, Hiến pháp quy định Thiên hoàng là “tượng trưng của quốc gia và sự đoàn kết dân tộc([3]). Chủ quyền của đất nước này thuộc về nhân dân, nên Quốc hội (gồm Thượng viện và Hạ viện) trở thành cơ quan quyền lực cao nhất, sẽ cử ra Chính phủ và Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội. Nguyên tắc “tam quyền phân lập” giữa các ngành lập pháp (Quốc hội), Hành pháp (Chính phủ) và Tư pháp (Tòa án Tối cao) được chính thức xác định.
Hiến pháp quy định mọi công dân Nhật được đảm bảo mọi quyền tự do cơ bản của con người: tự do lập nghiệp, tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, đảng phái, đoàn thể… Quyền bình đẳng giữa các công dân về quyền lợi và nghĩa vụ được ghi nhận; những di sản của quá khứ về sự phân biệt đẳng cấp và phẩm tước bị xóa bỏ. Điều mới lạ nhất đối với người Nhật là việc phụ nữ được bình đẳng với nam giới về mọi phương diện. Chính điều này đã làm thay đổi hoàn toàn thân phận của phụ nữ Nhật so với trước kia.
Để đoạn tuyệt với truyền thống quân phiệt và hiếu chiến, điều 9 của Hiến pháp quy định “dân tộc Nhật vĩnh viễn từ bỏ chiến tranh như là một quyền tối thượng của quốc gia, từ bỏ sự đe dọa hoặc sử dụng sức mạnh trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế. Để đạt mục tiêu vừa nêu, Nhật sẽ không bao giờ duy trì các lực lượng hải, lục, không quân cũng như các tiềm lực chiến tranh khác”. Điều này đã loại bỏ chiến tranh xâm lược ra khỏi đời sống chính trị của người Nhật, cấm xây dựng quân đội chính quy, nhưng không cấm đoán họ xây dựng một lực lượng quân sự có giới hạn để phòng vệ đất nước.
Điều 9 Hiến Pháp, chiếc xích không cho Nhật sở hữu một quân đội thật sự. Tuy nhiên, với áp lực từ Trung Quốc, chính phủ Nhật Bản đang xem xét bỏ hoặc thay thế điều 9 Hiến Pháp.
Hiến pháp 1946 là một bước tiến dài so với Hiến pháp Meiji trên con đường dân chủ hóa của Nhật. Trên cơ sở Hiến pháp, một loạt các đạo luật được ban hành nhằm mục đích ổn định xã hội và phát triển kinh tế: luật Thuế, luật Tài chính, Luật Nghiệp đoàn, luật Giáo dục…
Cuộc cải cách tuy do người Mĩ áp đặt nhưng đã thành công vì được đa số người Nhật hưởng ứng. Chế độ dân chủ được thể hiện rõ ràng nhất trong đời sống chính trị, với sự tham gia của tất cả các đảng phái từ hữu sang tả: Đảng Dân chủ, Đảng Tự do, Đảng Cấp tiến, Đảng Xã hội, Đảng Lao Nông… Đặc biệt là *************, trước đó luôn bị đàn áp tàn bạo, nay hoàn toàn được tự do hoạt động. Xã hội Nhật từ đây có cơ sở vững chắc để ổn định. Bộ Nội vụ, công cụ chính của chế độ để kiểm soát dân chúng, đã được hủy bỏ. Những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế cũng đã được hình thành.
Về việc bồi thường chiến tranh, Hoa Kì có khuynh hướng làm giảm bớt gánh nặng cho Nhật Bản. Tháng8.1946, MacArthur đưa ra kế hoạch tháo dỡ 505 xí nghiệp Nhật để bồi thường cho Đồng minh. Nhưng đa số các nước khác trong Ủy ban Viễn Đông muốn rằng người Nhật phải bồi thường thỏa đáng cho những thiệt hại mà họ đã gây ra cho các nước Đồng minh. Theo yêu cầu của các nước này, việc tháo dỡ các xí nghiệp công nghiệp nặng của Nhật phải được thực hiện trên một quy mô rộng lớn hơn nhiều so với kế hoạch của Mĩ. Cuộc tranh cãi kéo dài không kết quả giữa các nước Đồng minh đã làm cho Nhật Bản hầu như thoát khỏi việc bồi thường.
Xét xử tội phạm chiến tranh Nhật
Việc xét xử tội phạm chiến tranh Nhật được thực hiện tại Tòa án Quân sự Quốc tế Viễn Đông ở Tokyo, gọi tắt là Tòa án Quốc tế Tokyo (từ 3.5.1946 đến 12.11.1948).
Cơ sở pháp lí và phương thức tổ chức của Tòa án này cũng tương tự như Tòa án Nuremberg. Tuy nhiên, Tòa án Tokyo chỉ xét xử các tội phạm trong danh sách truy tố của Hoa Kì (các tội phạm do các nước khác truy tố được xét xử riêng ở các nước này). Do đó, người Mĩ ngồi ghế chánh án (ông Webb) và giữ cả ghế công tố viên trưởng duy nhất (ông J.B. Keanan). Trong bồi thẩm đoàn có đại diện của nhiều nước Đồng minh, nhưng chỉ có một ghế dành cho châu Á (ông Pal – người Ấn Độ). Do thành phần Hội đồng xét xử như vậy, nếu so với Tòa án Nuremberg thì Tòa án Tokyo bị hạn chế hơn về tính khách quan.
Danh sách tội phạm bị truy tố bao gồm hàng trăm người, trong đó có 28 tội phạm quan trọng nhất. Nhưng chỉ có 25 tên được đưa ra xử, vì có hai phạm nhân đã chết và một người là Okawa Shumei – một trong những nhà lí luận về “Khu vực thịnh vượng chung Đại Đông Á” – đã trở nên điên loạn.
Đền Yasukuni, nơi thờ phụng những binh sĩ Nhật chết trong chiến tranh cũng như các tội phạm chiến tranh. Đối với người Nhật, họ là những anh hùng, còn đối với Trung Quốc, Triều Tiên và Hàn Quốc, nơi đây là nơi gợi lên những ý ức đau thương, tội ác của Nhật Bản đối với họ.
Ngày 28.11.1948, Tòa đã tuyên án tử hình bằng cách treo cổ 7 tội phạm, đứng đầu là tướng Hideki Tojo (thủ tướng Nhật từ 1941 đến 1944, người chính thức phát động chiến tranh với Mĩ và các đồng minh); 16 can phạm khác lãnh án tù chung thân và 2 phạm nhân bị tù có thời hạn là Shigemitsu Mamoru (nguyên đại sứ Nhật tại Anh) và Phổ Nghi – vua bù nhìn của Mãn Châu quốc do Nhật dựng lên.
Bên cạnh Tòa án Quốc tế Tokyo, các Tòa án Quân sự của Hoa Kì và các nước Đồng minh khác cũng xét xử nhiều can phạm, trong đó một số tướng lĩnh và sĩ quan Nhật từng gây nhiều tội ác như tướng Yamashita (tư lệnh quân đội Nhật ở Malaya và Singapore). Tướng Homma (tư lệnh quân đội Nhật ở Philippines)… đã bị xử tử hình.
Nhận định về Tòa án Quốc tế Tokyo, có ý kiến cho rằng một số tội phạm quan trọng đã không bị truy tố, hoặc được đưa vào danh sách tội phạm không quan trọng để xét xử sau với mức án nhẹ. Ngược lại, một số người nhận thấy Tòa án này có yếu tố kì thị chủng tộc châu Á, nên các tội phạm Nhật đã bị kết án nặng hơn các phạm nhân Đức cùng tội ở Tòa án Nuremberg. Có lẽ do yếu tố này mà vị bồi thẩm đoàn của châu Á đã bỏ phiếu tha bổng tất cả bị can. Dư luận chung ở Nhật vẫn cho rằng việc xét xử này đơn giản chỉ là sự trả thù của người chiến thắng đối với kẻ chiến bại. Dù sao đi nữa, những kẻ gây tội ác đã bị trừng phạt nghiêm khắc.
Vấn đề hòa ước với Nhật
Cũng như đối với Đức và các chư hầu của Đức, việc kí kết hòa ước với Nhật Bản là nhiệm vụ trọng yếu để đưa nước này trở lại trạng thái bình thường trong cộng đồng quốc tế.
Mùa thu năm 1947, Chính phủ Mĩ nhận thấy đã đến lúc có thể trao trả lại chủ quyền cho Nhật Bản để thiết lập mối quan hệ tốt với nước này, nên đã quyết định xúc tiến việc kí hòa ước với Nhật. Ngày 12.8, Mĩ chính thức gửi công hàm cho Liên Xô và các nước Đồng minh khác về vấn đề này, trong đó đưa ra một số nội dung cho bản hòa ước sẽ được kí với Nhật trong tương lai (phi quân sự hóa Nhật Bản trong 25 năm, bồi thường chiến tranh cho Đồng minh theo kế hoạch do Mĩ gợi ý)… Ngoại trừ Anh, phản ứng của các nước khác nhìn chung là không thuận lợi.
Nước Anh cùng các nước trong khối Liên hiệp Anh đã họp tại Canberra (thủ đô Australia) để bàn về vấn đề này. Hội nghị tán thành việc kí hòa ước với Nhật càng sớm càng tốt, và đề nghị rằng các điều khoản của hòa ước sẽ do 11 nước thành viên của Ủy ban Viễn Đông xây dựng và thông qua với đa số phiếu là 2/3 mà không áp dụng quyền phủ quyết.
Chính phủ Trung Hoa Dân quốc không tán thành việc kí hòa ước với Nhật trong thời điểm này, và đòi áp dụng quyền phủ quyết của 4 cường quốc khi thông qua nội dung hòa ước.
Liên Xô nhận thấy rằng, nếu trao cho Ủy ban Viễn Đông quyền soạn thảo và thông qua các điều khoản hòa ước theo đề nghị của Hội nghị Canberra, thì các điều kiện của Mĩ, Anh sẽ dễ dàng được chấp thuận bởi đa số các nước theo họ trong Hội đồng này, và các đề nghị của Liên Xô sẽ nhanh chóng bị bác bỏ. Điều đó sẽ dẫn tới một hòa ước tạo nên một nước Nhật quan hệ chặt chẽ với Mĩ và đối nghịch với Liên Xô. Vì vậy, dựa trên quyết nghị Potsdam là trao nhiệm vụ xây dựng hòa ước với các nước bại trận cho Hội đồng Ngoại trưởng, Liên Xô yêu cầu giao việc chuẩn bị hòa ước với Nhật cho Hội đồng Ngoại trưởng 4 cường quốc chống Nhật là Mĩ, Anh, Liên Xô và Trung Quốc. Hội đồng này dĩ nhiên phải làm việc theo nguyên tắc nhất trí giữa 4 cường quốc, nghĩa là đảm bảo quyền phủ quyết của mỗi nước.
Người Mĩ hiểu rằng quan điểm của Liên Xô và Trung Quốc sẽ đưa vấn đề hòa ước với Nhật đi theo con đường của hòa ước với Đức. Không thể tìm được một giải pháp dung hòa, phía Mĩ buộc phải gác vấn đề này lại.
Ghi chú:
([1]) Trước năm 1945, các từ Đông Á và Đông Nam Á không được dùng phổ biến. Khi đó, người ta thường dùng từ Viễn Đông để chỉ toàn bộ vùng châu Á – Thái Bình Dương , mà Đông Á là một phần.
([2]) Năm 1949, Ủy ban Viễn Đông được bổ sung hai thành viên: Miến Điện và Pakistan.
([3]) Truyền thuyết Nhật Bản cho rằng Nhật hoàng là con của Nữ thần Mặt trời nên ngài được gọi là Thiên hoàng. Từ đó Hiến pháp Meiji khẳng định: Thiên hoàng là thần thánh nắm “quyền uy tối thượng và bất khả xâm phạm”. Quan điểm này đặt Nhật hoàng đứng trên dân tộc và ngoài Hiến pháp, khiến cho toàn dân không có quyền tự do dân chủ, mà chỉ một lòng sùng bái và phục tùng ý chỉ của Thiên hoàng và của các cấp lãnh đạo được coi là đại diện cho Thiên Hoàng. Hiến pháp năm 1946 xóa bỏ quan điểm này để xây dựng tư tưởng dân chủ, khẳng định chủ quyền của đất nước thuộc về nhân dân, đưa Nhật hoàng vào trong dân tộc và Hiến pháp.
Nguồn: Tài liệu tham khảo nội bộ, khoa Lịch Sử, Trường Đại Học Sư Phạm TP.HCM
Tuy chỉ tham chiến vào giờ chót, Liên Xô đã kịp thời thiết lập quyền kiểm soát ở Mãn Châu Quốc, vượt sông Áp Lục, tiến vào bán đảo Triều Tiên đến tận vĩ tuyến 38, xâm nhập miền Nam đảo Sakhalin. Hồng quân cũng chiếm toàn bộ quần đảo Kuril, kể cả hai đảo Shikotan và Habomai thuộc đảo Hokkaido về mặt địa lí và hành chính. Ngoài ra, Liên Xô còn có hai đồng minh là ************* Trung Quốc và ************* Triều Tiên.
Về phần mình, Mĩ đã thiết lập quyền kiểm soát lên toàn bộ các đảo trên Thái Bình Dương, 4 đảo chính quốc Nhật, phần phía Nam bán đảo Triều Tiên. Mĩ có đồng minh trong vùng là chính phủ Tưởng Giới Thạch ở Trung Quốc.
Ngay sau khi chiến tranh kết thúc, trong quan hệ giữa Hoa Kì và Liên Xô đã phát sinh ba vấn đề lớn
Hoàn cảnh đầu hàng và đường lối chung đối với Nhật Bản và Viễn Đông
Nhật Bản vốn là cường quốc số một ở châu Á và là thủ phạm gây ra chiến tranh ở Viễn Đông([1]). Việc giải quyết vấn đề Nhật sau chiến tranh sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến hòa bình và an ninh của khu vực này, mà trước hết là vùng Viễn Đông. Hoàn cảnh đầu hàng của nước Nhật quân phiệt có khác biệt so với Đức Quốc xã: Nhật Hoàng vẫn tại vị cùng với Chính phủ Hoàng gia, mặc dù “từ khi đầu hàng, quyền lực của Nhà vua và của Chính phủ Nhật trong việc cai trị đất nước sẽ được đặt dưới quyền vị chỉ huy tối cao của các nước Đồng minh” (theo công hàm ngày 11.8.1945 của Chính phủ Mĩ gửi Chính phủ Nhật). Những nghị quyết của các Hội nghị thượng đỉnh Cairo, Yalta, và Tuyên cáo Potsdam là cơ sở pháp lí để giải quyết các vấn đề về Nhật Bản nói riêng và Viễn Đông nói chung. Tuy nhiên, cũng như khi giải quyết các vấn đề về Đức và các nước chư hầu của Đức Quốc xã, việc giải quyết các vấn đề về Nhật Bản và Viễn Đông đã trải qua những cuộc đấu tranh ngày càng gay gắt giữa Liên Xô và Mĩ.
Ngay trong ngày Nhật Bản chính thức đầu hàng (15.8.1945), tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Đồng minh ở châu Á – Thái Bình Dương là đại tướng Mĩ MacArthur đã công bố bản “Mệnh lệnh số 1”, quy định khu vực phụ trách của quân đội các nước Đồng minh để tiếp nhận sự đầu hàng của quân Nhật. Theo mệnh lệnh này, quân đội Trung Hoa sẽ tiếp nhận sự đầu hàng của Nhật ở nước mình (ngoại trừ vùng Mãn Châu), Đài Loan và Bắc Đông Dương (cho đến vĩ truyến 16); quân Anh sẽ tiếp quản Miến Điện, Mã Lai, Singapore và miền Nam Đông Dương; Liên Xô sẽ tiếp nhận giải giới ở Mãn Châu, đảo Sakhalin và Bắc Triều Tiên (cho đến vĩ tuyến 38); còn Mĩ sẽ chiếm đóng toàn bộ Nhật Bản với quần đảo Ryukyu (trong đó có đảo Okinawa) và Nam Triều Tiên.
Nhận thấy văn bản này đã “quên” một phần lãnh thổ mà Liên Xô được quyền chiếm đóng theo nghị quyết ở Yalta, Chính phủ Liên Xô lập tức gửi công hàm cho phía Mĩ, lưu ý rằng khu vực của Liên Xô còn bao gồm toàn bộ quần đảo Kurile, đồng thời nêu thêm yêu cầu Liên Xô được chiếm đóng một phần lãnh thổ bản địa của Nhật là phía bắc đảo Hokkaido. Phía Mĩ thừa nhận quyền của Liên Xô ở quần đảo Kurile, nhưng dứt khoát cự tuyệt việc để cho Liên Xô chiếm đóng ở Hokkaido. Giữ vững độc quyền chiếm đóng Nhật Bản của mình, Mĩ đồng thời đề nghị thành lập một “Ủy ban tư vấn về Viễn Đông” để có tiếng nói chung của các nước Đồng minh chống Nhật. Nước Anh chấp nhận với điều kiện Ủy ban này sẽ họp ở cả Washington lẫn Tokyo và mời thêm Ấn Độ tham dự. Liên Xô muốn giảm bớt sự độc quyền chiếm đóng của Mĩ và nâng cao vai trò của mình nên không tán thành một ủy ban chỉ có vai trò “tư vấn”. Ngoại trưởng Molotov yêu cầu thành lập một Hội đồng Kiểm soát Đồng minh ở Nhật gồm 4 cường quốc Mĩ, Anh, Liên Xô và Trung Quốc (tương tự như Hội đồng ở Đức) để thay cho chính quyền chiếm đóng duy nhất của Mĩ.
Hội nghị Ngoại trưởng Tam cường tại Moskva (từ 16 đến 26.12.1945) giữa Liên Xô, Mĩ, Anh đã thiết lập cơ chế chiếm đóng Nhật Bản và xác định đường lối giải quyết các vấn đề về Nhật Bản, Trung Quốc và Triều Tiên. Hội nghị đã quyết định:
– Về Nhật Bản: thành lập “Ủy ban Viễn Đông” đặt trụ sở ở Washington hoặc Tokyo, bao gồm 11 nước thành viên là Mĩ, Liên Xô, Anh, Pháp, Trung Quốc, Hà Lan, Canada, Australia, New Zealand, Phillipines và Ấn Độ([2]). Ủy ban này có nhiệm vụ “xây dựng chính sách đối với Nhật, các nguyên tắc và các chuẩn mực” mà Nhật phải tuân thủ trong lúc hoàn thành các nghĩa vụ của mình trong thời kì chiếm đóng, và “xem xét mọi chỉ thị và hoạt động của tổng tư lệnh tối cao quân đồng minh, bao hàm cả các quyết định về chính sách”.
Bên cạnh đó là “Hội đồng Đồng minh về Nhật” gồm đại biểu của Mĩ, Liên Xô, Trung Quốc và Anh (đại diện cho cả Australia, New Zealand và Ấn Độ), do tổng tư lệnh quân đội Đồng minh chiếm đóng Nhật (hoặc đại diện của ông này) làm chủ tịch, đặt trụ sở tại Tokyo. Hội đồng là đại diện của Đồng minh ở Nhật, có nhiệm vụ giúp đỡ và trao đổi ý kiến với viên tổng tư lệnh, nhưng quyền quyết định thuộc về tổng tư lệnh quân đội chiếm đóng, người được coi là “quyền lực chấp hành duy nhất của các nước Đồng minh tại Nhật”.
Về Triều Tiên: tạm thời thực hiện một chế độ “Ủy trị quốc tế” do Mĩ, Liên Xô, Anh và Trung Quốc đảm nhiệm với thời hạn tối đa là 5 năm. Trong thời gian đó sẽ thành lập “Ủy ban Liên hợp Xô – Mĩ” để xúc tiến mọi hoạt động, tiến tới xây dựng một nước Triều Tiên độc lâp, dân chủ và thanh toán mọi di sản của chế độ thuộc địa Nhật.
Về Trung Quốc: các cường quốc Đồng minh nhất trí xây dựng một nước Trung Hoa thống nhất và dân chủ; chấm dứt tình trạng nội chiến bằng cách cải tổ chính phủ Quốc dân đảng theo hướng mở rộng cho các đảng phái dân chủ tham gia; các cường quốc không can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc, rút hết quân đội nước ngoài khỏi nước này trong một thời gian ngắn.
Đường lối chung như vậy là rõ ràng và khá công bằng hợp lí. Nhưng khi bước vào các công việc cụ thể, mỗi nước sẽ giải thích và vận dụng đường lối trên theo cách riêng, nhằm đảm bảo quyền lợi của mình. Thêm vào đó là tác động của những yếu tố khách quan ngoài dự kiến. Vì vậy, đường lối này dẫn tới một số kết quả không đúng như những người xây dựng nó mong muốn.
Hoa Kì chiếm đóng Nhật Bản
Về mặt pháp lí, chiếm đóng Nhật là hoạt động quốc tế, nhưng trong thực tế lại thuộc của Hoa Kì. Tướng MacAthur, tư lệnh quân đội Mĩ ở Viễn Đông đã trở thành tư lệnh tối cao các lực lượng Đồng minh chiếm đóng Nhật (SCAP). Với cương vị này, ông là người nắm quyền lực cao nhất, quyết định mọi công việc ở Nhật và chỉ chịu trách nhiệm trước, và nhận mọi chỉ thị và mệnh lệnh (kể cả các quyết định liên quan đến chính sách của Ủy ban Viễn Đông) từ tổng thống Hoa Kì. Chính phủ Hoa Kì là kênh duy nhất chuyển tải các quyết định của Ủy ban Viễn Đông đến Tokyo, và Washington có quyền phát ra các chỉ thị tạm thời “mỗi khi nảy sinh các vấn đề cấp bách chưa được đề cập đến trong các chính sách đã có sẵn”. Và trong thực tế, Washington có nghĩa là chính tổng thống Hoa Kì và Hội đồng các tham mưu trưởng liên quân. Còn Ủy ban Viễn Đông cũng như Hội đồng Đồng minh về Nhật chỉ còn giữ một vai trò mờ nhạt của các cơ quan giám sát và tư vấn.
Mục tiêu của việc chiếm đóng là xóa bỏ chủ nghĩa quân phiệt và mọi tàn dư của chế độ phong kiến ở Nhật, tiêu diệt mọi nguồn gốc và khả năng gây chiến tranh, dân chủ hóa để đưa Nhật Bản trở lại tình trạng bình thường trong cộng đồng quốc tế.
Những nét chung về chính sách chiếm đóng được Washington công bố ngày 29.8.1945 trong văn kiện “Chính sách chiếm đóng ban đầu của Hoa Kì sau khi Nhật đầu hàng”. Văn kiện xác định “các mục tiêu tối hậu” của Hoa Kì là: (1) “đảm bảo Nhật sẽ không còn trở thành mối đe dọa đối với Hoa Kì, hay đối với hoà bình và an ninh thế giới” và (2) “thiết lập cho được một chính sách hoà bình và có trách nhiệm ủng hộ các mục tiêu của Hoa Kì được phản ánh trong các ý tưởng và nguyên tắc của Hiến chương Liên Hiệp Quốc”. Văn kiện nêu rõ có thể sử dụng Chính phủ hoàng gia hiện nay như một công cụ thực hiện chính sách và kế hoạch chiếm đóng, nhưng không được ủng hộ hay cho chính phủ này hưởng chút ưu đãi nào. Văn kiện nhấn mạnh phải giải giáp hoàn toàn nước Nhật, mau chóng đem ra xét xử tất cả tội phạm chiến tranh, thanh trừ và loại bỏ khỏi các vị trí quan yếu tất cả những kẻ nào từng góp phần tạo ra một nước Nhật quân phiệt và hiếu chiến. Về lĩnh vực kinh tế, “nền tảng kinh tế tạo ra sức mạnh quân sự của Nhật phải bị hủy bỏ”, “các tổ hợp kinh tế và ngân hàng lớn phải bị giải tán”. Nhật Bản phải có nghĩa vụ bồi thường chiến tranh và hoàn trả đầy đủ và mau chóng tất cả các của cải mà nước này đã tước đoạt, cả bên trong lẫn bên ngoài nước Nhật.
Để thực hiện mục tiêu này, MacArthur đã áp dụng một sách lược mềm dẻo và khôn khéo. Ông đã tìm được cách đưa tên tuổi của Nhật hoàng Hirohito ra khỏi danh sách tội phạm chiến tranh, giữ nguyên ngôi vị của ông này để trấn an dân chúng. Ông cũng không xóa bỏ mà cho tổ chức lại chính phủ Nhật, để nó trở thành cơ quan thừa hành các chỉ thị và chính sách của ông. Thấy rõ sự nghèo đói và kiệt quệ của Nhật Bản do chiến tranh tàn phá, ông không buộc nước này phải đảm bảo lương thực và hậu cần cho quân đội Mĩ chiếm đóng mà yêu cầu Chính phủ Mĩ phải bảo đảm tiếp tế cho quân đội của mình ở đây, và cả cho dân Nhật đang bị đói.
Giữa lúc lòng căm thù phát xít Đức và quân phiệt Nhật đang dâng tràn khắp thế giới, sự khoan dung độ lượng của MacArthur đối với kẻ thù vừa gục ngã đã vấp phải sự chống đối mạnh mẽ của các nước Đồng minh, ngay trong chính giới Mĩ, Anh, nhất là từ phía Liên Xô. Ngoại trưởng Molotov và trung tướng Derevyanko – trưởng đoàn Liên Xô tại Hội đồng Đồng minh về Nhật – nhiều lần cáo giác rằng chính sách chiếm đóng của Tướng MacArthur sẽ “làm dễ dàng cho sự phục hồi chủ nghĩa quân phiệt Nhật” và đòi Hoa Kì cách chức ông ta. Tuy nhiên, được tổng thống Truman ủng hộ, MacArthur vẫn không thay đổi quan điểm của mình.
Sau khi đã giải tán hoàn toàn gần 7 triệu tàn quân còn lại của các lực lượng vũ trang Nhật và diệt trừ cơ quan mật vụ khét tiếng tàn ác Kempeitai, SCAP bắt đầu thực hiện các chính sách lớn của công cuộc chiếm đóng mà về sau được gọi là Cuộc cải cách của MacArthur (1945 – 1947).
Để phá tan thế lực của giới thống trị quân phiệt Nhật, MacArthur đã thực hiện đồng thời nhiều chính sách. Ông đã giải tán và chia nhỏ các Zaibatsu – các tập đoàn độc quyền kinh tế lớn nhất của khoảng một chục gia tộc – đã từng khống chế 90% nền công nghiệp Nhật. Tiếp đó, luật Chống độc quyền và luật Phi tập trung hóa được ban hành năm 1947 nhằm kiềm chế sự lũng đoạn của 325 công ti. Ở nông thôn, một cuộc cải cách ruộng đất được tiến hành triệt để trên toàn quốc. Mỗi hộ chỉ được sở hữu tối đa 7,5 acres (khoảng 3 hecta), số ruộng đất còn lại phải bán rẻ cho nhà nước, để chính quyền bán lại cho tá điền và nông dân thiếu ruộng, theo phương thức trả dần tiền đất trong thời hạn 30 năm. Như vậy, giai cấp địa chủ – cơ sở xã hội lâu đời của chế độ phong kiến quân phiệt Nhật – đến đây bị xóa bỏ, và nông dân thoát khỏi ách áp bức bóc lột của địa chủ, trở thành chủ sở hữu ruộng đất. Việc thanh trừng các phần tử có quan hệ mật thiết với quân phiệt và các hoạt động chiến tranh ra khỏi bộ máy nhà nước và các doanh nghiệp đã được thực hiện theo quan điểm “càng nhẹ tay càng tốt”. Kết quả là hơn 200.000 người bị thải hồi, hơn 200.000 người khác bị cấm giữ mọi chức vụ trong guồng máy nhà nước tương lai.
Để xây dựng lại nước Nhật theo chế độ dân chủ và quét sạch mọi tàn dư phong kiến của nó, SCAP đã ban hành một bản Hiến pháp mới vào tháng 11.1946 để thay cho Hiến pháp Meiji năm 1889.
Theo Hiến pháp năm 1946 của Nhật Bản, thần quyền – cội nguồn sâu xa của tư tưởng phong kiến quân phiệt Nhật và quyền lực chuyên chế của Nhật Hoàng – đã bị xóa bỏ. Giải thích ngôi vị của Thiên hoàng không phải do “mệnh trời” mà do nhân dân giao phó, Hiến pháp quy định Thiên hoàng là “tượng trưng của quốc gia và sự đoàn kết dân tộc([3]). Chủ quyền của đất nước này thuộc về nhân dân, nên Quốc hội (gồm Thượng viện và Hạ viện) trở thành cơ quan quyền lực cao nhất, sẽ cử ra Chính phủ và Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội. Nguyên tắc “tam quyền phân lập” giữa các ngành lập pháp (Quốc hội), Hành pháp (Chính phủ) và Tư pháp (Tòa án Tối cao) được chính thức xác định.
Hiến pháp quy định mọi công dân Nhật được đảm bảo mọi quyền tự do cơ bản của con người: tự do lập nghiệp, tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, đảng phái, đoàn thể… Quyền bình đẳng giữa các công dân về quyền lợi và nghĩa vụ được ghi nhận; những di sản của quá khứ về sự phân biệt đẳng cấp và phẩm tước bị xóa bỏ. Điều mới lạ nhất đối với người Nhật là việc phụ nữ được bình đẳng với nam giới về mọi phương diện. Chính điều này đã làm thay đổi hoàn toàn thân phận của phụ nữ Nhật so với trước kia.
Để đoạn tuyệt với truyền thống quân phiệt và hiếu chiến, điều 9 của Hiến pháp quy định “dân tộc Nhật vĩnh viễn từ bỏ chiến tranh như là một quyền tối thượng của quốc gia, từ bỏ sự đe dọa hoặc sử dụng sức mạnh trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế. Để đạt mục tiêu vừa nêu, Nhật sẽ không bao giờ duy trì các lực lượng hải, lục, không quân cũng như các tiềm lực chiến tranh khác”. Điều này đã loại bỏ chiến tranh xâm lược ra khỏi đời sống chính trị của người Nhật, cấm xây dựng quân đội chính quy, nhưng không cấm đoán họ xây dựng một lực lượng quân sự có giới hạn để phòng vệ đất nước.
Hiến pháp 1946 là một bước tiến dài so với Hiến pháp Meiji trên con đường dân chủ hóa của Nhật. Trên cơ sở Hiến pháp, một loạt các đạo luật được ban hành nhằm mục đích ổn định xã hội và phát triển kinh tế: luật Thuế, luật Tài chính, Luật Nghiệp đoàn, luật Giáo dục…
Cuộc cải cách tuy do người Mĩ áp đặt nhưng đã thành công vì được đa số người Nhật hưởng ứng. Chế độ dân chủ được thể hiện rõ ràng nhất trong đời sống chính trị, với sự tham gia của tất cả các đảng phái từ hữu sang tả: Đảng Dân chủ, Đảng Tự do, Đảng Cấp tiến, Đảng Xã hội, Đảng Lao Nông… Đặc biệt là *************, trước đó luôn bị đàn áp tàn bạo, nay hoàn toàn được tự do hoạt động. Xã hội Nhật từ đây có cơ sở vững chắc để ổn định. Bộ Nội vụ, công cụ chính của chế độ để kiểm soát dân chúng, đã được hủy bỏ. Những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế cũng đã được hình thành.
Về việc bồi thường chiến tranh, Hoa Kì có khuynh hướng làm giảm bớt gánh nặng cho Nhật Bản. Tháng8.1946, MacArthur đưa ra kế hoạch tháo dỡ 505 xí nghiệp Nhật để bồi thường cho Đồng minh. Nhưng đa số các nước khác trong Ủy ban Viễn Đông muốn rằng người Nhật phải bồi thường thỏa đáng cho những thiệt hại mà họ đã gây ra cho các nước Đồng minh. Theo yêu cầu của các nước này, việc tháo dỡ các xí nghiệp công nghiệp nặng của Nhật phải được thực hiện trên một quy mô rộng lớn hơn nhiều so với kế hoạch của Mĩ. Cuộc tranh cãi kéo dài không kết quả giữa các nước Đồng minh đã làm cho Nhật Bản hầu như thoát khỏi việc bồi thường.
Xét xử tội phạm chiến tranh Nhật
Việc xét xử tội phạm chiến tranh Nhật được thực hiện tại Tòa án Quân sự Quốc tế Viễn Đông ở Tokyo, gọi tắt là Tòa án Quốc tế Tokyo (từ 3.5.1946 đến 12.11.1948).
Cơ sở pháp lí và phương thức tổ chức của Tòa án này cũng tương tự như Tòa án Nuremberg. Tuy nhiên, Tòa án Tokyo chỉ xét xử các tội phạm trong danh sách truy tố của Hoa Kì (các tội phạm do các nước khác truy tố được xét xử riêng ở các nước này). Do đó, người Mĩ ngồi ghế chánh án (ông Webb) và giữ cả ghế công tố viên trưởng duy nhất (ông J.B. Keanan). Trong bồi thẩm đoàn có đại diện của nhiều nước Đồng minh, nhưng chỉ có một ghế dành cho châu Á (ông Pal – người Ấn Độ). Do thành phần Hội đồng xét xử như vậy, nếu so với Tòa án Nuremberg thì Tòa án Tokyo bị hạn chế hơn về tính khách quan.
Danh sách tội phạm bị truy tố bao gồm hàng trăm người, trong đó có 28 tội phạm quan trọng nhất. Nhưng chỉ có 25 tên được đưa ra xử, vì có hai phạm nhân đã chết và một người là Okawa Shumei – một trong những nhà lí luận về “Khu vực thịnh vượng chung Đại Đông Á” – đã trở nên điên loạn.
Ngày 28.11.1948, Tòa đã tuyên án tử hình bằng cách treo cổ 7 tội phạm, đứng đầu là tướng Hideki Tojo (thủ tướng Nhật từ 1941 đến 1944, người chính thức phát động chiến tranh với Mĩ và các đồng minh); 16 can phạm khác lãnh án tù chung thân và 2 phạm nhân bị tù có thời hạn là Shigemitsu Mamoru (nguyên đại sứ Nhật tại Anh) và Phổ Nghi – vua bù nhìn của Mãn Châu quốc do Nhật dựng lên.
Bên cạnh Tòa án Quốc tế Tokyo, các Tòa án Quân sự của Hoa Kì và các nước Đồng minh khác cũng xét xử nhiều can phạm, trong đó một số tướng lĩnh và sĩ quan Nhật từng gây nhiều tội ác như tướng Yamashita (tư lệnh quân đội Nhật ở Malaya và Singapore). Tướng Homma (tư lệnh quân đội Nhật ở Philippines)… đã bị xử tử hình.
Nhận định về Tòa án Quốc tế Tokyo, có ý kiến cho rằng một số tội phạm quan trọng đã không bị truy tố, hoặc được đưa vào danh sách tội phạm không quan trọng để xét xử sau với mức án nhẹ. Ngược lại, một số người nhận thấy Tòa án này có yếu tố kì thị chủng tộc châu Á, nên các tội phạm Nhật đã bị kết án nặng hơn các phạm nhân Đức cùng tội ở Tòa án Nuremberg. Có lẽ do yếu tố này mà vị bồi thẩm đoàn của châu Á đã bỏ phiếu tha bổng tất cả bị can. Dư luận chung ở Nhật vẫn cho rằng việc xét xử này đơn giản chỉ là sự trả thù của người chiến thắng đối với kẻ chiến bại. Dù sao đi nữa, những kẻ gây tội ác đã bị trừng phạt nghiêm khắc.
Vấn đề hòa ước với Nhật
Cũng như đối với Đức và các chư hầu của Đức, việc kí kết hòa ước với Nhật Bản là nhiệm vụ trọng yếu để đưa nước này trở lại trạng thái bình thường trong cộng đồng quốc tế.
Mùa thu năm 1947, Chính phủ Mĩ nhận thấy đã đến lúc có thể trao trả lại chủ quyền cho Nhật Bản để thiết lập mối quan hệ tốt với nước này, nên đã quyết định xúc tiến việc kí hòa ước với Nhật. Ngày 12.8, Mĩ chính thức gửi công hàm cho Liên Xô và các nước Đồng minh khác về vấn đề này, trong đó đưa ra một số nội dung cho bản hòa ước sẽ được kí với Nhật trong tương lai (phi quân sự hóa Nhật Bản trong 25 năm, bồi thường chiến tranh cho Đồng minh theo kế hoạch do Mĩ gợi ý)… Ngoại trừ Anh, phản ứng của các nước khác nhìn chung là không thuận lợi.
Nước Anh cùng các nước trong khối Liên hiệp Anh đã họp tại Canberra (thủ đô Australia) để bàn về vấn đề này. Hội nghị tán thành việc kí hòa ước với Nhật càng sớm càng tốt, và đề nghị rằng các điều khoản của hòa ước sẽ do 11 nước thành viên của Ủy ban Viễn Đông xây dựng và thông qua với đa số phiếu là 2/3 mà không áp dụng quyền phủ quyết.
Chính phủ Trung Hoa Dân quốc không tán thành việc kí hòa ước với Nhật trong thời điểm này, và đòi áp dụng quyền phủ quyết của 4 cường quốc khi thông qua nội dung hòa ước.
Liên Xô nhận thấy rằng, nếu trao cho Ủy ban Viễn Đông quyền soạn thảo và thông qua các điều khoản hòa ước theo đề nghị của Hội nghị Canberra, thì các điều kiện của Mĩ, Anh sẽ dễ dàng được chấp thuận bởi đa số các nước theo họ trong Hội đồng này, và các đề nghị của Liên Xô sẽ nhanh chóng bị bác bỏ. Điều đó sẽ dẫn tới một hòa ước tạo nên một nước Nhật quan hệ chặt chẽ với Mĩ và đối nghịch với Liên Xô. Vì vậy, dựa trên quyết nghị Potsdam là trao nhiệm vụ xây dựng hòa ước với các nước bại trận cho Hội đồng Ngoại trưởng, Liên Xô yêu cầu giao việc chuẩn bị hòa ước với Nhật cho Hội đồng Ngoại trưởng 4 cường quốc chống Nhật là Mĩ, Anh, Liên Xô và Trung Quốc. Hội đồng này dĩ nhiên phải làm việc theo nguyên tắc nhất trí giữa 4 cường quốc, nghĩa là đảm bảo quyền phủ quyết của mỗi nước.
Người Mĩ hiểu rằng quan điểm của Liên Xô và Trung Quốc sẽ đưa vấn đề hòa ước với Nhật đi theo con đường của hòa ước với Đức. Không thể tìm được một giải pháp dung hòa, phía Mĩ buộc phải gác vấn đề này lại.
Ghi chú:
([1]) Trước năm 1945, các từ Đông Á và Đông Nam Á không được dùng phổ biến. Khi đó, người ta thường dùng từ Viễn Đông để chỉ toàn bộ vùng châu Á – Thái Bình Dương , mà Đông Á là một phần.
([2]) Năm 1949, Ủy ban Viễn Đông được bổ sung hai thành viên: Miến Điện và Pakistan.
([3]) Truyền thuyết Nhật Bản cho rằng Nhật hoàng là con của Nữ thần Mặt trời nên ngài được gọi là Thiên hoàng. Từ đó Hiến pháp Meiji khẳng định: Thiên hoàng là thần thánh nắm “quyền uy tối thượng và bất khả xâm phạm”. Quan điểm này đặt Nhật hoàng đứng trên dân tộc và ngoài Hiến pháp, khiến cho toàn dân không có quyền tự do dân chủ, mà chỉ một lòng sùng bái và phục tùng ý chỉ của Thiên hoàng và của các cấp lãnh đạo được coi là đại diện cho Thiên Hoàng. Hiến pháp năm 1946 xóa bỏ quan điểm này để xây dựng tư tưởng dân chủ, khẳng định chủ quyền của đất nước thuộc về nhân dân, đưa Nhật hoàng vào trong dân tộc và Hiến pháp.
Nguồn: Tài liệu tham khảo nội bộ, khoa Lịch Sử, Trường Đại Học Sư Phạm TP.HCM