- Biển số
- OF-18389
- Ngày cấp bằng
- 9/7/08
- Số km
- 4,697
- Động cơ
- 547,828 Mã lực
Đọc nhiều cụ cảnh báo về đi xe đường quê ngày mùa, chủ yếu là lo rơm rạ quấn bánh xe. Em chia sẻ thêm một số kinh nghiệm và tình huống không chỉ đường quê để các cụ tránh. Các cụ khác có kinh nghiệm gì cùng chia sẻ để giúp nhau lái tốt.
Hai tuần vừa rồi em được mùa đi chơi. cả đường HCM lẫn đường quê. Có mấy điều rút ra:
1. Đường HCM và đường quê ngày mùa bà con phơi rơm rạ nhiều. Kinh nghiệm đi là giảm tốc độ đi chậm qua chỗ phơi rơm, lựa được phần đường nhựa không bị rơm phơi lên thì cố đi theo. Tốc độ em đi qua những chỗ này thường là 50km/h tối đa. Các cụ phi tít quá, nhất là xe gầm thấp dễ bị cuốn rơm vào gầm. Nặng thì cháy xe, nhẹ thì bó cứng trục bánh xe.
2. Đốt rơm: nhiều đoạn, nhất là phía bắc bà con thường đốt rơm ngay mặt đường. Lúc này phải đi chậm và quan sát cẩn thận các đám rơm đốt, kể cả khi tưởng như nó đã tắt và lựa tránh. Có những đoạn khói mù quá thì đi chậm và bật đèn khẩn cấp (sương mù) từ xa. Khi vào đám khói sẽ hơi mất phương hướng 1 tý, nên giữ nguyên hướng lái, còi liên tục. Hôm trước em bị 1 phát đường 10 nối Ninh Bình - Nam Định, khói rơm rạ mù mịt khoảng 50m, còi 3 phát thì lờ mờ có ông xe công lù lù đi ngược lại cũng còi và bò ra đường. Đáng ghét nhất là mấy bà con thấy xe cộ bị nguy hiểm như vậy còn cười ha há. XXX thì quá mất dạy luôn, chốt cách đó 1km mà mặc kệ, chỉ lo làm luật cánh xe buýt và xe tải.
3. Dừng xe trên đường làng có phơi rơm rạ tuyệt đối không để nổ máy (nhiều cụ lười hoặc nóng quá để nổ máy ngồi trong xe bật điều hòa chờ cho mát). Khả năng cháy xe rất cao. Cũng cần quan sát quanh đó có ai đốt rơm rạ không? Em về quê (ở Ý Yên) nghe kể vừa tuần trước có 1 bác đi Fortuna, đỗ xe đường làng bị lửa từ đám đốt rơm cách đó 20m lan vào. Đúng buổi trưa đi nghỉ nên xe còn mỗi cái khung sắt.
4. Trâu bò: nên phanh và đi chậm từ xa, quan sát tháiđoộ bọn trâu bò 1 tý (em fun) để lường trước tình huống. Hôm em bị trên đường HCM, đám trâu bò đi sát lề, xe cách cũng còn xa mà có 2 chú trâu nổi hứng húc nhau phi thẳng ra đường, phanh gấp và đánh lái tránh mà cũng bị 1 vệt sừng trên cản trước. May mà lúc đó chỉ 40km/h.
5. Khi vượt xe buýt dừng trả khách hoặc xe dừng đỗ trên đường, nên còi và lấn sang làn bên 1 chút tránh tự nhiên thấy 1 cụ lò dò đi ra từ đầu xe.
6. Các đoạn đèo dốc, đi xa sau xe tải nặng, phòng nó máy yếu, tụt phanh thì mình tèo theo.
Hai tuần vừa rồi em được mùa đi chơi. cả đường HCM lẫn đường quê. Có mấy điều rút ra:
1. Đường HCM và đường quê ngày mùa bà con phơi rơm rạ nhiều. Kinh nghiệm đi là giảm tốc độ đi chậm qua chỗ phơi rơm, lựa được phần đường nhựa không bị rơm phơi lên thì cố đi theo. Tốc độ em đi qua những chỗ này thường là 50km/h tối đa. Các cụ phi tít quá, nhất là xe gầm thấp dễ bị cuốn rơm vào gầm. Nặng thì cháy xe, nhẹ thì bó cứng trục bánh xe.
2. Đốt rơm: nhiều đoạn, nhất là phía bắc bà con thường đốt rơm ngay mặt đường. Lúc này phải đi chậm và quan sát cẩn thận các đám rơm đốt, kể cả khi tưởng như nó đã tắt và lựa tránh. Có những đoạn khói mù quá thì đi chậm và bật đèn khẩn cấp (sương mù) từ xa. Khi vào đám khói sẽ hơi mất phương hướng 1 tý, nên giữ nguyên hướng lái, còi liên tục. Hôm trước em bị 1 phát đường 10 nối Ninh Bình - Nam Định, khói rơm rạ mù mịt khoảng 50m, còi 3 phát thì lờ mờ có ông xe công lù lù đi ngược lại cũng còi và bò ra đường. Đáng ghét nhất là mấy bà con thấy xe cộ bị nguy hiểm như vậy còn cười ha há. XXX thì quá mất dạy luôn, chốt cách đó 1km mà mặc kệ, chỉ lo làm luật cánh xe buýt và xe tải.
3. Dừng xe trên đường làng có phơi rơm rạ tuyệt đối không để nổ máy (nhiều cụ lười hoặc nóng quá để nổ máy ngồi trong xe bật điều hòa chờ cho mát). Khả năng cháy xe rất cao. Cũng cần quan sát quanh đó có ai đốt rơm rạ không? Em về quê (ở Ý Yên) nghe kể vừa tuần trước có 1 bác đi Fortuna, đỗ xe đường làng bị lửa từ đám đốt rơm cách đó 20m lan vào. Đúng buổi trưa đi nghỉ nên xe còn mỗi cái khung sắt.
4. Trâu bò: nên phanh và đi chậm từ xa, quan sát tháiđoộ bọn trâu bò 1 tý (em fun) để lường trước tình huống. Hôm em bị trên đường HCM, đám trâu bò đi sát lề, xe cách cũng còn xa mà có 2 chú trâu nổi hứng húc nhau phi thẳng ra đường, phanh gấp và đánh lái tránh mà cũng bị 1 vệt sừng trên cản trước. May mà lúc đó chỉ 40km/h.
5. Khi vượt xe buýt dừng trả khách hoặc xe dừng đỗ trên đường, nên còi và lấn sang làn bên 1 chút tránh tự nhiên thấy 1 cụ lò dò đi ra từ đầu xe.
6. Các đoạn đèo dốc, đi xa sau xe tải nặng, phòng nó máy yếu, tụt phanh thì mình tèo theo.