Ở Việt Nam ta, đường cao tốc ngày càng nhiều, và sẽ còn nhiều nữa, chắc chắn sự an toàn trong lái xe nói chung và trên cao tốc nói riêng ngày càng được để ý. Lái xe trên cao tốc có những điểm khác với lái xe ở đường bình thường (thấp tốc), đơn giản là ở tốc độ cao, chỉ một sai lầm nhỏ có thể dẫn tới thảm họa khó lường.
Qua kinh nghiệm bản thân, học hỏi mọi người cũng như trên mạng, em tạm đúc rút 10 điểm lưu ý khi chạy trên cao tốc. Cái này em đã đăng 1 lần và lần này có sửa chữa, bổ sung.
1. Giữ vững khoảng cách an toàn. Tốt nhất học cách đếm để giữ khoảng cách 3 giây trên đường cao tốc (quy tắc 3s). Nếu trời mưa đường ướt thì tăng thêm 4s hoặc 5s. Cách giữ 3s: Lấy 1 điểm mà mít xe trước vừa qua làm mốc (ví dụ cột điện cao áp, vạch vôi...) và bắt đầu đếm một-một nghìn, hai-hai nghìn, ba-ba nghìn (coi như 3s) .. nếu xe ta tới mốc đó ở đúng 3-3 nghìn thì đó là khoảng cách 3s.
2. Chuyển làn, nhập làn: luôn chú ý phía sau và luôn xi nhan. Không chuyển làn kiểu cắt đầu xe khác. Em để ý, ở mình khá nhiều xe chuyển làn khá tự nhiên, thậm chí không xi nhan. Một vấn đề nữa là nhập làn. Khi nhập làn là ta tham gia vào guồng giao thông, bơi vậy cần để ý các xe tới và phải chờ thoáng mới vào ngay. Có xe thậm chí nhập luôn 2, 3 làn làm một vệt sang làn sát trái ! Cực dễ gây tai nạn.
3. Luôn cẩn thận khi thực hiện các thao tác không liên quan tới lái xe: chỉnh điều hòa, âm thanh hay sử dụng điện thoại di động. Tốc độ cao thì chỉ một sơ xuất thao tác cũng có thể gây mất lái. Tốt nhất là không nên nghe điện thoại còn nếu bắt buộc thì nên có bluetooth. Nếu cần chỉnh điều hòa, tốt nhất nên chuyển làn sang phải, đi chậm và chỉnh. Mới đây có bài tai nạn xe do đập muỗi cũng thuộc lỗi này. Nếu trên cao tốc thì thiệt hại ko chỉ là $.
4. Lái xe ban đêm là nguy hiểm nhất – không lái (trừ phi bắt buộc) vào khoảng từ nửa đêm tới 6 h sáng hôm sau. Bản thân lái xe bị buồn ngủ, tầm nhìn hạn chế. Hoặc các xe khác buồn ngủ mất lái và ta có thể là nạn nhân...
5. Không để hành khách trên xe làm mất sự tập trung hoặc khuyến khích bạn mạo hiểm, ví dụ: chỗ này cứ đi nhanh vào, chèn con xe kia đi... – hãy nói cho mọi người bạn mới là người lái tránh kiểu 'back seat driver'. Em có lần mất mấy lít vì mải nói chuyện quá, chân ga hơi quá, đang 50 thành 56km/h ! Chợt nhận ra thì đã muộn.
6. Tránh tranh luận gay gắt, tranh cãi với người khác trên xe – dễ gây ức chế. Đi đường thường thì việc tranh cãi đã là nguy hiểm, đi trên cao tốc thì mức độ nguy hiểm tăng lên nhiều lần. Có lần em chở gấu đi có việc, tự nhiên có chuyện gì đó mà bùng nổ chiến tranh. Em quay về luôn (mới đi được khoảng 1km). Không phải vì bực bội trả đũa mà em nghĩ tới sự an toàn. Khi giận, xử lý sẽ kém chuẩn.
7. Không bao giờ thể hiện hoặc đua ganh với các lái xe khác, đặc biệt nếu lái xe đó là một lái non (nhưng háu đá). Nói chung đua xe thì sẽ là lose - lose chứ không có ai là người chiến thắng cả. Đường cao tốc vốn đã đi nhanh, giờ lại đua thì chắc chắn là rất nhanh. Tránh trả thù xe khác, tạt đầu, gây hấn...
8. Không lái nếu bạn đã uống rượu bia hoặc các loại thuốc có tác dụng ức chế. Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng tới khả năng lái của bạn – luôn đọc kỹ hướng dẫn trên bao bì. Em ví dụ có loại thuốc cảm cúm, uống xong là buồn ngủ rũ ra. Khá nguy hiểm. Món này thì đường nào cũng cần tuân thủ, nhưng đi cao tốc có một điểm mà đường khác ít xẩy ra hơn: lái xe nhiều khi đơn điệu, càng làm tăng sự buồn ngủ !
9. Đảm bảo chắc chắn mọi người trên xe đều đeo dây an toàn trong suốt hành trình, kể cả hàng ghế sau. Đi đường thường thì có thể chỉ cần hàng ghế trước đeo dây là đủ. Nhưng đi cao tốc thì phải cẩn thận hơn, nhỡ có va chạm thì có khả năng xe sẽ lộn santo, do vậy dây AT đúng là an toàn số 1. Đã có nhiều tai nạn, trông khá đơn giản, xe cộ vẫn nguyên hình, nhưng cửa bị bung và người văng ra ngoài và tử nạn. Nếu đeo dây thì chắc chắn tránh được các thương vong kiểu như vậy.
10. Giảm tốc phù hợp, đặc biệt ở những khúc đường cong, chỗ đông xe, cho dù ta đang đi ở làn không có vấn đề gì. Cao tốc cũng có đoạn đường cong hoặc đôi khi xe đông, hoặc bên lề có vấn đề gì đó... Nói chung khi điều kiện không bình thường thì ta cần giảm tốc phù hợp. Có thể chỉ cần từ 100 xuống 80, 70.. Trên cao tốc PV-CG, HN-BN hay NB-LC.. có một số điểm người dân hay tập trung để bắt xe khách, các đoạn đó dẫu đường vắng xe cũng không nên giữ tốc độ cao nhất.
Qua kinh nghiệm bản thân, học hỏi mọi người cũng như trên mạng, em tạm đúc rút 10 điểm lưu ý khi chạy trên cao tốc. Cái này em đã đăng 1 lần và lần này có sửa chữa, bổ sung.
1. Giữ vững khoảng cách an toàn. Tốt nhất học cách đếm để giữ khoảng cách 3 giây trên đường cao tốc (quy tắc 3s). Nếu trời mưa đường ướt thì tăng thêm 4s hoặc 5s. Cách giữ 3s: Lấy 1 điểm mà mít xe trước vừa qua làm mốc (ví dụ cột điện cao áp, vạch vôi...) và bắt đầu đếm một-một nghìn, hai-hai nghìn, ba-ba nghìn (coi như 3s) .. nếu xe ta tới mốc đó ở đúng 3-3 nghìn thì đó là khoảng cách 3s.
2. Chuyển làn, nhập làn: luôn chú ý phía sau và luôn xi nhan. Không chuyển làn kiểu cắt đầu xe khác. Em để ý, ở mình khá nhiều xe chuyển làn khá tự nhiên, thậm chí không xi nhan. Một vấn đề nữa là nhập làn. Khi nhập làn là ta tham gia vào guồng giao thông, bơi vậy cần để ý các xe tới và phải chờ thoáng mới vào ngay. Có xe thậm chí nhập luôn 2, 3 làn làm một vệt sang làn sát trái ! Cực dễ gây tai nạn.
3. Luôn cẩn thận khi thực hiện các thao tác không liên quan tới lái xe: chỉnh điều hòa, âm thanh hay sử dụng điện thoại di động. Tốc độ cao thì chỉ một sơ xuất thao tác cũng có thể gây mất lái. Tốt nhất là không nên nghe điện thoại còn nếu bắt buộc thì nên có bluetooth. Nếu cần chỉnh điều hòa, tốt nhất nên chuyển làn sang phải, đi chậm và chỉnh. Mới đây có bài tai nạn xe do đập muỗi cũng thuộc lỗi này. Nếu trên cao tốc thì thiệt hại ko chỉ là $.
4. Lái xe ban đêm là nguy hiểm nhất – không lái (trừ phi bắt buộc) vào khoảng từ nửa đêm tới 6 h sáng hôm sau. Bản thân lái xe bị buồn ngủ, tầm nhìn hạn chế. Hoặc các xe khác buồn ngủ mất lái và ta có thể là nạn nhân...
5. Không để hành khách trên xe làm mất sự tập trung hoặc khuyến khích bạn mạo hiểm, ví dụ: chỗ này cứ đi nhanh vào, chèn con xe kia đi... – hãy nói cho mọi người bạn mới là người lái tránh kiểu 'back seat driver'. Em có lần mất mấy lít vì mải nói chuyện quá, chân ga hơi quá, đang 50 thành 56km/h ! Chợt nhận ra thì đã muộn.
6. Tránh tranh luận gay gắt, tranh cãi với người khác trên xe – dễ gây ức chế. Đi đường thường thì việc tranh cãi đã là nguy hiểm, đi trên cao tốc thì mức độ nguy hiểm tăng lên nhiều lần. Có lần em chở gấu đi có việc, tự nhiên có chuyện gì đó mà bùng nổ chiến tranh. Em quay về luôn (mới đi được khoảng 1km). Không phải vì bực bội trả đũa mà em nghĩ tới sự an toàn. Khi giận, xử lý sẽ kém chuẩn.
7. Không bao giờ thể hiện hoặc đua ganh với các lái xe khác, đặc biệt nếu lái xe đó là một lái non (nhưng háu đá). Nói chung đua xe thì sẽ là lose - lose chứ không có ai là người chiến thắng cả. Đường cao tốc vốn đã đi nhanh, giờ lại đua thì chắc chắn là rất nhanh. Tránh trả thù xe khác, tạt đầu, gây hấn...
8. Không lái nếu bạn đã uống rượu bia hoặc các loại thuốc có tác dụng ức chế. Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng tới khả năng lái của bạn – luôn đọc kỹ hướng dẫn trên bao bì. Em ví dụ có loại thuốc cảm cúm, uống xong là buồn ngủ rũ ra. Khá nguy hiểm. Món này thì đường nào cũng cần tuân thủ, nhưng đi cao tốc có một điểm mà đường khác ít xẩy ra hơn: lái xe nhiều khi đơn điệu, càng làm tăng sự buồn ngủ !
9. Đảm bảo chắc chắn mọi người trên xe đều đeo dây an toàn trong suốt hành trình, kể cả hàng ghế sau. Đi đường thường thì có thể chỉ cần hàng ghế trước đeo dây là đủ. Nhưng đi cao tốc thì phải cẩn thận hơn, nhỡ có va chạm thì có khả năng xe sẽ lộn santo, do vậy dây AT đúng là an toàn số 1. Đã có nhiều tai nạn, trông khá đơn giản, xe cộ vẫn nguyên hình, nhưng cửa bị bung và người văng ra ngoài và tử nạn. Nếu đeo dây thì chắc chắn tránh được các thương vong kiểu như vậy.
10. Giảm tốc phù hợp, đặc biệt ở những khúc đường cong, chỗ đông xe, cho dù ta đang đi ở làn không có vấn đề gì. Cao tốc cũng có đoạn đường cong hoặc đôi khi xe đông, hoặc bên lề có vấn đề gì đó... Nói chung khi điều kiện không bình thường thì ta cần giảm tốc phù hợp. Có thể chỉ cần từ 100 xuống 80, 70.. Trên cao tốc PV-CG, HN-BN hay NB-LC.. có một số điểm người dân hay tập trung để bắt xe khách, các đoạn đó dẫu đường vắng xe cũng không nên giữ tốc độ cao nhất.