- Biển số
- OF-45
- Ngày cấp bằng
- 22/5/06
- Số km
- 4,272
- Động cơ
- 625,124 Mã lực
- Nơi ở
- nhà chứ còn ở đâu
- Website
- www.otofun.net
Trong đợt sang dự họp báo toàn cầu của AUDI AG (từ ngày 9 đến 12/3/2014), phóng viên OtoFun News đã có cơ hội đi tham quan dây chuyền sản xuất xe Audi A3 tại nhà máy nằm trong tổng hành dinh của Audi tại thành phố Ingolstadt (Bavaria, Đức). Tọa lạc ở trung tâm thành phố, đây là nhà máy lớn nhất tập đoàn Audi với tổng diện tích lên tới 2 triệu m2 (Audi còn có nhà máy sản xuất xe ở Neckarsulm, Đức và ở các quốc gia khác là Hungary, Bỉ, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Slovakia và Tây Ban Nha). Ngoài A3, nhà máy Ingolstadt còn chịu trách nhiệm cho ra đời các dòng xe chủ lực khác của Audi như A4, A5, Q5 và tham gia một phần lắp ráp TT.
Khi vào nhà máy, chúng tôi không được phép mang theo các thiết bị điện tử như điện thoại đi động, máy ảnh hay máy quay. Theo một quan chức của Audi, sự hiện diện của thiết bị điện tử có thể ảnh hưởng tới các chip xử lý gắn trên mỗi chiếc xe. Thêm nữa, có lẽ hãng xe sang nước Đức không muốn để lộ nhiều thông tin về nhà máy được xem là sự hội tụ đỉnh cao của các công nghệ sản xuất xanh, sạch và hiện đại bậc nhất này.
Bên trong nhà máy, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước sự sạch sẽ và bố trí rất khoa học ở nơi đây. Các khâu lắp ráp diễn ra một cách nhịp nhàng và hầu hết đều tự động hóa, vô cùng chính xác và ăn khớp với nhau. Theo ông Hubert Hartmann - giám đốc phân xưởng sản xuất thân vỏ của A3/TT (tên mã N60), đây là khu vực sản xuất vỏ xe hiện đại bậc nhất trên thế giới với những trang thiết bị cực kì ấn tượng. Số liệu của Audi cho thấy riêng tại khu vực này có tới 429 robot phụ trách hàn, 335 robot hỗ trợ, 86 robot chịu trách nhiệm dán các chi tiết. Tất cả chúng đều hoạt động nhịp hàng theo các lệnh lập trình sẵn và được chưa thành các nhóm riêng. Trong nhiều công đoạn, việc hàn laser và dán các chi tiết được thực hiện cùng lúc nhằm tiết kiệm thời gian, giảm trọng lượng sản phẩm. Thực tế, thân vỏ siêu nhẹ của A3 và A3 Sportback chỉ có thể được tạo ra với các thiết bị công nghệ cao. Theo Audi, dây chuyền sản xuất N60 là chuẩn mực mới của ngành công nghiệp sản xuất - đặc biệt là về hiệu suất sử dụng năng lượng. Nó có thể cho ra 855 thân xe mỗi ngay (3 ca làm việc) mà chỉ cần sự hiện diện của 800 lao động.
Khác với các công nghệ laser thông thường, tại dây chuyền A3, Audi ứng dụng thế hệ tia laser mới nhất với những tiêu chí khắt khe đối với tính chính xác và tiết kiệm năng lượng. Thay vì các tia laser thể rắn, Audi sử dụng các diode phát laser nhỏ gọn và có công suất cực lớn vận hành trong từng cụm độc lập. Một robot sẽ định hướng các tia laser này hướng vào hệ thống quang học và nhảy cực kì chính xác giữa các điểm hàn. Theo quy trình này, mọi thân vỏ A3 được tạo ra đều đảm bảo tiêu tốn ít năng lượng và mất ít thời gian nhất. Bên cạnh đó, việc đảm bảo tính chính xác và độ bền đồng nhất của từng điểm hàn đồng nghĩa với độ cứng cáp, chuẩn mực của mọi chi tiết - dù nhỏ nhất - trên thân vỏ xe.
Hẳn bạn sẽ thắc mắc trong quá trình làm việc, liệu robot có bị lệch nhịp hay lấy nhầm phụ tùng nào đó không? Câu trả lời là Không. Trên mỗi xe đều được gắn chip thu phát tín hiệu không dây và khi tới một khâu sản xuất nào, nó sẽ báo cho robot biết. Và đương nhiên, robot đã được lập trình để chọn vật liệu và cách thực thi làm sao cho hợp lý và nhanh chóng nhất. Thậm chí, Audi còn trang bị một hệ thống đánh giá phản hồi toàn diện với 100 điểm giám sát trong suốt quy trình từ lắp ráp thân vỏ cho tới các phụ tùng riêng biệt. 100% các mẫu xe xuất xưởng đều phải được "duyệt" qua đây.
Thực tế, toàn bộ robot được Audi trang bị cho dây chuyền A3 cũng đều là thế hệ tiên tiến nhất trong ngành công nghiệp xe hơi hiện nay. Chúng nhỏ gọn, nhẹ và chính xác hơn rất nhiều thế hệ cũ.
Việc ứng dụng vật liệu sợi carbon trong các tay robot cho phép giảm tới 70% trọng lượng - đồng nghĩa với tiết kiệm năng lượng cần thiết để vận hành. Toàn bộ mô tơ điện bên trong chúng cũng có tốc độ nhanh, chính xác và bền bỉ hơn rất nhiều các loại cũ. Audi cho biết riêng việc vận hành êm ái hơn của các mô tơ này đã góp phần đáng kể trong việc cắt giảm tiếng ồn nói chung trong nhà máy - một phần nhờ hệ thống làm mát hoàn toàn bằng nước.
Sau khi hoàn thiện phần khung gầm và vỏ, những chiếc xe sẽ được chuyển tới dây chuyền sơn và khoác những bộ cánh nhiều màu sắc khác nhau. Tiếp đó, chúng được chuyển tiếp tới giai đoạn lắp ráp các thiết bị điện, điện tử và chi tiết nội thất. Cũng từ bước này, toàn bộ bề mặt thân vỏ được khoác một chiếc áo nhựa mềm để chống xước xe trong quá trình lắp ráp (chi tiết thú vị nằm ở chỗ áo nhựa này là phát minh của một công nhân và người này đã được công ty thưởng tới 2 triệu Euro).
Tất cả các phiên bản của A3, từ sedan, hatchback tới coupe cùng các tùy chọn động cơ, linh kiện đều được hiện diện trên cùng một dây chuyền lắp ráp dưới sự quản lý ngặt nghèo từ hệ thống máy tính trung tâm. Robot hoặc công nhân chỉ việc lắp ráp vào mà không có sự nhầm lẫn nào. Trên thực tế, toàn bộ kết quả các khâu lắp ráp, sản xuất đều chịu sự giám sát chặt chẽ của các hệ thống phân tích. Điển hình như chất lượng của toàn bộ vỏ xe đều được kiểm soát chặt chẽ bằng hệ thống đo lường quang học laser với hơn 4.000 điểm đánh giá khác nhau được hệ thống này "duyệt" trong mỗi thời điểm.
Việc tổ chức sản xuất theo chu trình như thế này sẽ tối đa hoá thời gian giao xe cho khách hàng từ khắp nơi trên thế giới, không phụ thuộc vào dây chuyền đang sản xuất chủng loại nào. Điều này cũng tạo ra thế mạnh rất lớn đối với việc tuỳ biến, tinh chỉnh mọi thông số xe theo yêu cầu đặc biệt từ các khách hàng đặt.
Giai đoạn lắp ráp cuối cùng này tập trung đông đảo nhân công nhất và chia thành nhiều trạm với chức năng chuyên biệt như trạm lắp ráp ghế ngồi, gắn dây diện, vô-lăng, hệ thống truyền động… Mỗi trạm có thể có một hoặc nhiều người với sự trợ giúp đắc lực từ những người máy cần mẫn. Những cỗ máy tự động này sẽ cung cấp chính xác các ốc vít, các bộ phận xe để họ tiến hành lắp ráp mà không phải mất thời gian kiểm tra có đúng hay không. Mỗi trạm chỉ có một khoảng thời gian chính xác 80 giây không hơn không kém để hoàn thành nhiệm vụ của mình trước khi xe tự động chuyển sang trạm kế tiếp.
Một chi tiết khá thú vị là toàn bộ bụi và rác đều được kiểm soát chặt chẽ tại đây. Lần đầu tiên một nhà máy xe hơi được trang bị các máy móc vệ sinh tự động với chổi làm từ sợi dừa và máy hút bụi - cho phép dọn sạch toàn bộ không gian mà không cần tới bất cứ chất hoá học nào. Mặc dù nghe có vẻ nhẹ nhàng nhưng việc giữ cho hơn 4km hành lang trong nhà máy A3 sạch "tinh tươm" không một hạt bụi là điều cực kì khó khăn.
Audi thậm chí còn tiến thêm một bước khi bố trí các thiết bị hút bụi tại nhiều điểm gấp khúc của lối đi. Theo đại diện của hãng, mỗi thiết bị này có thể hút tới vài kilogram bụi / tuần - thứ mà nếu lọt vào những chiếc xe đang lắp ráp sẽ tiềm ẩn rắc rối lớn.
Sau khi hoàn thành lắp ráp xong, từng chiếc A3 sẽ được kiểm tra độ kín khít thân vỏ cũng như các đường gioăng ngay trong phân xưởng lắp ráp nhờ hệ thống phun nước áp lực cao. Sau đó, nó sẽ được đổ xăng trước khi chuyển ra đường thử ngoài trời.
Nhà máy này có đủ năng lực sản xuất rất nhiều phiên bản A3 đa dạng với động cơ xăng, động cơ dầu, động cơ điện (E-tron) hay thậm chí là động cơ khí ga tổng hợp G-tron. Tại dây chuyền này, mỗi ca sản xuất sẽ cho ra đời 274 chiếc xe với nhiều khác biệt về mặt thông số - dù tất cả đều là A3. Mỗi chiếc xe sau khi trải qua mọi công đoạn sẽ được chuyển ra cảng để đưa tới tay đại lý, khách hàng thông qua tàu hoả hoặc xe tải.
[video=youtube;UM9aIkyeXjg]http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=UM9aIkyeXjg[/video]
Một trong những chi tiết gây ấn tượng mạnh cho phóng viên Otofun News chính là hệ thống quản lý năng lượng - bao gồm cả cơ chế thu năng lượng mặt trời tại phân xưởng lắp ráp A3. Theo số liệu của Audi, toàn bộ hệ thống mái của nhà máy đều có tích hợp pin năng lượng mặt trời với tổng diện tích hơn 7.500 mét vuông. Tổng công suất cấp điện của hệ thống này có thể lên tới 460.000 kWh mỗi năm - phần lớn được đưa vào sử dụng ngay tại chỗ. Lượng điện này lớn tới mức đủ cho 3.000 hộ gia đình sử dụng trong vòng một năm trong khi không hề thải một phân tử khí CO2 nào ra môi trường xung quanh (nếu không sử dụng năng lượng mặt trời, Audi sẽ phải đối mặt với lượng khí thải lên tới 250 tấn CO2 để có lượng điện tương đương).
Thú vị hơn, nguồn năng lượng sau khi được tích trữ sẽ được tận dụng sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Mỗi tổ hợp robot bên trong nhà máy sản xuất A3 đều có màn hình thông báo về hiệu suất sử dụng điện (và cả khí nén) nhằm cho phép công nhân tinh chỉnh tối ưu nhất. Thậm chí, các hệ thống thu hồi năng lượng cũng được áp dụng triệt để (như phanh của hệ thống nâng, băng chuyền thân vỏ) và có thể giúp tiết kiệm tới 86.000 kWh mỗi năm. Trong các ngày cuối tuần, khi toàn bộ nhà máy chuyển sang chế độ nghỉ, một cơ chế tắt thông minh cũng sẽ duy trì điện chỉ cho các máy tính hoặc những hệ thống cần thiết. Theo Audi, điều này cho phép tiết kiệm điện tới 80% so với các mô hình "nghỉ" của nhà máy thông thường.
Thực sự tuyệt vời!.
Đôi nét về Audi A3 - đứa con của sự "xanh, sạch và công nghệ cao"
Trình làng lần đầu tiên vào năm 1996, trải qua 3 thế hệ, A3 là một trong những “gương mặt” sáng giá phân khúc xe cỡ nhỏ hạng sang. Thành viên cỡ nhỏ trong gia đình Audi này nhắm tới các đối thủ cạnh tranh trực tiếp là BMW 1-Series, Mercedes A-Class và Mercedes CLA.
Tại Việt Nam, từ tháng 2 vừa qua, Audi A3 đã được phân phối chính hãng với duy nhất bản sedan và chỉ có một lựa chọn động cơ là loại TFSI tăng áp 4 xi lanh, phun nhiên liệu trực tiếp, dung tích 1,8 lít công suất cực đại 180 mã lực tại dải vòng tua từ 5.100 - 6.200 vòng/ phút và mô-men xoắn cực đại 250 Nm tại dải vòng tua 1.250 – 5.000 vòng/ phút. Động cơ này đi cùng với hộp số tự động thể thao 7 cấp S-Tronic và hệ dẫn động cầu trước. Theo nhà sản xuất, thời gian để xe tăng tốc từ 0 lên 100 km/h mất khoảng 7,2 giây và đạt tốc độ tối đa 232 km/h. Xe có giá bán sau thuế là 1,395 tỷ đồng, thấp nhất trong các dòng xe mà Audi Việt Nam đang phân phối.
Nguồn: news.otofun.net
Toàn cảnh nhà máy chính của Audi tại Ingolstadt
Khi vào nhà máy, chúng tôi không được phép mang theo các thiết bị điện tử như điện thoại đi động, máy ảnh hay máy quay. Theo một quan chức của Audi, sự hiện diện của thiết bị điện tử có thể ảnh hưởng tới các chip xử lý gắn trên mỗi chiếc xe. Thêm nữa, có lẽ hãng xe sang nước Đức không muốn để lộ nhiều thông tin về nhà máy được xem là sự hội tụ đỉnh cao của các công nghệ sản xuất xanh, sạch và hiện đại bậc nhất này.
Bên trong nhà máy, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước sự sạch sẽ và bố trí rất khoa học ở nơi đây. Các khâu lắp ráp diễn ra một cách nhịp nhàng và hầu hết đều tự động hóa, vô cùng chính xác và ăn khớp với nhau. Theo ông Hubert Hartmann - giám đốc phân xưởng sản xuất thân vỏ của A3/TT (tên mã N60), đây là khu vực sản xuất vỏ xe hiện đại bậc nhất trên thế giới với những trang thiết bị cực kì ấn tượng. Số liệu của Audi cho thấy riêng tại khu vực này có tới 429 robot phụ trách hàn, 335 robot hỗ trợ, 86 robot chịu trách nhiệm dán các chi tiết. Tất cả chúng đều hoạt động nhịp hàng theo các lệnh lập trình sẵn và được chưa thành các nhóm riêng. Trong nhiều công đoạn, việc hàn laser và dán các chi tiết được thực hiện cùng lúc nhằm tiết kiệm thời gian, giảm trọng lượng sản phẩm. Thực tế, thân vỏ siêu nhẹ của A3 và A3 Sportback chỉ có thể được tạo ra với các thiết bị công nghệ cao. Theo Audi, dây chuyền sản xuất N60 là chuẩn mực mới của ngành công nghiệp sản xuất - đặc biệt là về hiệu suất sử dụng năng lượng. Nó có thể cho ra 855 thân xe mỗi ngay (3 ca làm việc) mà chỉ cần sự hiện diện của 800 lao động.
Công nghệ dập kim loại và hàn laser hiện đại bậc nhất của Audi là một trong những bí quyết quan trọng để tạo ra A3 mới.
Khác với các công nghệ laser thông thường, tại dây chuyền A3, Audi ứng dụng thế hệ tia laser mới nhất với những tiêu chí khắt khe đối với tính chính xác và tiết kiệm năng lượng. Thay vì các tia laser thể rắn, Audi sử dụng các diode phát laser nhỏ gọn và có công suất cực lớn vận hành trong từng cụm độc lập. Một robot sẽ định hướng các tia laser này hướng vào hệ thống quang học và nhảy cực kì chính xác giữa các điểm hàn. Theo quy trình này, mọi thân vỏ A3 được tạo ra đều đảm bảo tiêu tốn ít năng lượng và mất ít thời gian nhất. Bên cạnh đó, việc đảm bảo tính chính xác và độ bền đồng nhất của từng điểm hàn đồng nghĩa với độ cứng cáp, chuẩn mực của mọi chi tiết - dù nhỏ nhất - trên thân vỏ xe.
Nhà máy của Audi Ingolstadt rất sạch và được bố trí khoa học.
Hẳn bạn sẽ thắc mắc trong quá trình làm việc, liệu robot có bị lệch nhịp hay lấy nhầm phụ tùng nào đó không? Câu trả lời là Không. Trên mỗi xe đều được gắn chip thu phát tín hiệu không dây và khi tới một khâu sản xuất nào, nó sẽ báo cho robot biết. Và đương nhiên, robot đã được lập trình để chọn vật liệu và cách thực thi làm sao cho hợp lý và nhanh chóng nhất. Thậm chí, Audi còn trang bị một hệ thống đánh giá phản hồi toàn diện với 100 điểm giám sát trong suốt quy trình từ lắp ráp thân vỏ cho tới các phụ tùng riêng biệt. 100% các mẫu xe xuất xưởng đều phải được "duyệt" qua đây.
Mọi chi tiết cơ khí đều phải được thiết bị kiểm tra laser "duyệt" trước khi lắp vào xe.
Thực tế, toàn bộ robot được Audi trang bị cho dây chuyền A3 cũng đều là thế hệ tiên tiến nhất trong ngành công nghiệp xe hơi hiện nay. Chúng nhỏ gọn, nhẹ và chính xác hơn rất nhiều thế hệ cũ.
Màn hình khổng lồ "Audi's Pulse Rate" rộng tới 500 mét vuông cho biết chính xác mỗi mẫu A3 xuất xưởng "đi về đâu".
Robot là một trong những niềm tự hào lớn của lãnh đạo nhà máy sản xuất A3 về sự tiên tiến và các công nghệ hiện đại.
Việc ứng dụng vật liệu sợi carbon trong các tay robot cho phép giảm tới 70% trọng lượng - đồng nghĩa với tiết kiệm năng lượng cần thiết để vận hành. Toàn bộ mô tơ điện bên trong chúng cũng có tốc độ nhanh, chính xác và bền bỉ hơn rất nhiều các loại cũ. Audi cho biết riêng việc vận hành êm ái hơn của các mô tơ này đã góp phần đáng kể trong việc cắt giảm tiếng ồn nói chung trong nhà máy - một phần nhờ hệ thống làm mát hoàn toàn bằng nước.
Chỉ có tình yêu thực sự mới tạo ra những kiệt tác tuyệt vời!
Sau khi hoàn thiện phần khung gầm và vỏ, những chiếc xe sẽ được chuyển tới dây chuyền sơn và khoác những bộ cánh nhiều màu sắc khác nhau. Tiếp đó, chúng được chuyển tiếp tới giai đoạn lắp ráp các thiết bị điện, điện tử và chi tiết nội thất. Cũng từ bước này, toàn bộ bề mặt thân vỏ được khoác một chiếc áo nhựa mềm để chống xước xe trong quá trình lắp ráp (chi tiết thú vị nằm ở chỗ áo nhựa này là phát minh của một công nhân và người này đã được công ty thưởng tới 2 triệu Euro).
Một chiếc xe cho tới khi hoàn thiện sẽ di chuyển qua nhiều trạm lắp ráp linh kiện khác nhau.
Một khâu trong quy trình lắp ráp động cơ A3.
Tất cả các phiên bản của A3, từ sedan, hatchback tới coupe cùng các tùy chọn động cơ, linh kiện đều được hiện diện trên cùng một dây chuyền lắp ráp dưới sự quản lý ngặt nghèo từ hệ thống máy tính trung tâm. Robot hoặc công nhân chỉ việc lắp ráp vào mà không có sự nhầm lẫn nào. Trên thực tế, toàn bộ kết quả các khâu lắp ráp, sản xuất đều chịu sự giám sát chặt chẽ của các hệ thống phân tích. Điển hình như chất lượng của toàn bộ vỏ xe đều được kiểm soát chặt chẽ bằng hệ thống đo lường quang học laser với hơn 4.000 điểm đánh giá khác nhau được hệ thống này "duyệt" trong mỗi thời điểm.
Tự động hoá, xanh, sạch là những nét nổi bật tại dây chuyền lắp ráp A3 nói riêng và các dòng xe Audi nói chung.
Việc tổ chức sản xuất theo chu trình như thế này sẽ tối đa hoá thời gian giao xe cho khách hàng từ khắp nơi trên thế giới, không phụ thuộc vào dây chuyền đang sản xuất chủng loại nào. Điều này cũng tạo ra thế mạnh rất lớn đối với việc tuỳ biến, tinh chỉnh mọi thông số xe theo yêu cầu đặc biệt từ các khách hàng đặt.
Hỗ trợ đắc lực cho những công nhân, kỹ sư là người máy.
Sau mỗi công đoạn lắp ráp động cơ, chiếc A3 đã có một trái tim mạnh mẽ.
Giai đoạn lắp ráp cuối cùng này tập trung đông đảo nhân công nhất và chia thành nhiều trạm với chức năng chuyên biệt như trạm lắp ráp ghế ngồi, gắn dây diện, vô-lăng, hệ thống truyền động… Mỗi trạm có thể có một hoặc nhiều người với sự trợ giúp đắc lực từ những người máy cần mẫn. Những cỗ máy tự động này sẽ cung cấp chính xác các ốc vít, các bộ phận xe để họ tiến hành lắp ráp mà không phải mất thời gian kiểm tra có đúng hay không. Mỗi trạm chỉ có một khoảng thời gian chính xác 80 giây không hơn không kém để hoàn thành nhiệm vụ của mình trước khi xe tự động chuyển sang trạm kế tiếp.
Bóng hồng bên trong nhà máy sản xuất xe hơi - sự tương phản ngọt ngào!
Đâu thua gì cánh mày râu!
Một chi tiết khá thú vị là toàn bộ bụi và rác đều được kiểm soát chặt chẽ tại đây. Lần đầu tiên một nhà máy xe hơi được trang bị các máy móc vệ sinh tự động với chổi làm từ sợi dừa và máy hút bụi - cho phép dọn sạch toàn bộ không gian mà không cần tới bất cứ chất hoá học nào. Mặc dù nghe có vẻ nhẹ nhàng nhưng việc giữ cho hơn 4km hành lang trong nhà máy A3 sạch "tinh tươm" không một hạt bụi là điều cực kì khó khăn.
Với các chi tiết điện tử cầu kì, bụi và các chất bẩn có thể gây rắc rối lớn trong quá trình lắp ráp.
Audi thậm chí còn tiến thêm một bước khi bố trí các thiết bị hút bụi tại nhiều điểm gấp khúc của lối đi. Theo đại diện của hãng, mỗi thiết bị này có thể hút tới vài kilogram bụi / tuần - thứ mà nếu lọt vào những chiếc xe đang lắp ráp sẽ tiềm ẩn rắc rối lớn.
Sau khi "thành hình", xe sẽ được lắp lốp và các phụ kiện khác trước khi chuyển qua kiểm tra lần cuối.
Audi trang bị cho con cưng của mình đủ mọi phụ kiện cần thiết - dù là nhỏ nhất.
Xe được kiểm tra lại kỹ càng bằng chính con người và các công cụ hỗ trợ trước khi ra đường thử ngoài trời.
Sau khi hoàn thành lắp ráp xong, từng chiếc A3 sẽ được kiểm tra độ kín khít thân vỏ cũng như các đường gioăng ngay trong phân xưởng lắp ráp nhờ hệ thống phun nước áp lực cao. Sau đó, nó sẽ được đổ xăng trước khi chuyển ra đường thử ngoài trời.
Ở cuối dây chuyền, A3 sẽ được đổ xăng để sẵn sàng chạy thử ngoài trời.
Hệ thống đường thử đặc chủng bên trong khuôn viên nhà máy.
Nhà máy này có đủ năng lực sản xuất rất nhiều phiên bản A3 đa dạng với động cơ xăng, động cơ dầu, động cơ điện (E-tron) hay thậm chí là động cơ khí ga tổng hợp G-tron. Tại dây chuyền này, mỗi ca sản xuất sẽ cho ra đời 274 chiếc xe với nhiều khác biệt về mặt thông số - dù tất cả đều là A3. Mỗi chiếc xe sau khi trải qua mọi công đoạn sẽ được chuyển ra cảng để đưa tới tay đại lý, khách hàng thông qua tàu hoả hoặc xe tải.
[video=youtube;UM9aIkyeXjg]http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=UM9aIkyeXjg[/video]
Clip về một số công đoạn sản xuất mẫu A3 ở nhà máy của Audi tại Ingolstadt, Đức.
Một trong những chi tiết gây ấn tượng mạnh cho phóng viên Otofun News chính là hệ thống quản lý năng lượng - bao gồm cả cơ chế thu năng lượng mặt trời tại phân xưởng lắp ráp A3. Theo số liệu của Audi, toàn bộ hệ thống mái của nhà máy đều có tích hợp pin năng lượng mặt trời với tổng diện tích hơn 7.500 mét vuông. Tổng công suất cấp điện của hệ thống này có thể lên tới 460.000 kWh mỗi năm - phần lớn được đưa vào sử dụng ngay tại chỗ. Lượng điện này lớn tới mức đủ cho 3.000 hộ gia đình sử dụng trong vòng một năm trong khi không hề thải một phân tử khí CO2 nào ra môi trường xung quanh (nếu không sử dụng năng lượng mặt trời, Audi sẽ phải đối mặt với lượng khí thải lên tới 250 tấn CO2 để có lượng điện tương đương).
Yếu tố "xanh" luôn được đặt lên hàng đầu tại đây.
Thú vị hơn, nguồn năng lượng sau khi được tích trữ sẽ được tận dụng sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Mỗi tổ hợp robot bên trong nhà máy sản xuất A3 đều có màn hình thông báo về hiệu suất sử dụng điện (và cả khí nén) nhằm cho phép công nhân tinh chỉnh tối ưu nhất. Thậm chí, các hệ thống thu hồi năng lượng cũng được áp dụng triệt để (như phanh của hệ thống nâng, băng chuyền thân vỏ) và có thể giúp tiết kiệm tới 86.000 kWh mỗi năm. Trong các ngày cuối tuần, khi toàn bộ nhà máy chuyển sang chế độ nghỉ, một cơ chế tắt thông minh cũng sẽ duy trì điện chỉ cho các máy tính hoặc những hệ thống cần thiết. Theo Audi, điều này cho phép tiết kiệm điện tới 80% so với các mô hình "nghỉ" của nhà máy thông thường.
Thực sự tuyệt vời!.
Trải qua 17 năm, đã có hơn 3 triệu chiếc A3 được xuất xưởng từ nhà máy này!
Đôi nét về Audi A3 - đứa con của sự "xanh, sạch và công nghệ cao"
Trình làng lần đầu tiên vào năm 1996, trải qua 3 thế hệ, A3 là một trong những “gương mặt” sáng giá phân khúc xe cỡ nhỏ hạng sang. Thành viên cỡ nhỏ trong gia đình Audi này nhắm tới các đối thủ cạnh tranh trực tiếp là BMW 1-Series, Mercedes A-Class và Mercedes CLA.
Audi A3 sedan nhập khẩu chính hãng tại Việt Nam hiện có giá sau thuế ở mức 1,395 tỷ đồng.
Tại Việt Nam, từ tháng 2 vừa qua, Audi A3 đã được phân phối chính hãng với duy nhất bản sedan và chỉ có một lựa chọn động cơ là loại TFSI tăng áp 4 xi lanh, phun nhiên liệu trực tiếp, dung tích 1,8 lít công suất cực đại 180 mã lực tại dải vòng tua từ 5.100 - 6.200 vòng/ phút và mô-men xoắn cực đại 250 Nm tại dải vòng tua 1.250 – 5.000 vòng/ phút. Động cơ này đi cùng với hộp số tự động thể thao 7 cấp S-Tronic và hệ dẫn động cầu trước. Theo nhà sản xuất, thời gian để xe tăng tốc từ 0 lên 100 km/h mất khoảng 7,2 giây và đạt tốc độ tối đa 232 km/h. Xe có giá bán sau thuế là 1,395 tỷ đồng, thấp nhất trong các dòng xe mà Audi Việt Nam đang phân phối.
Nguồn: news.otofun.net