Tình hình trên đấy có gì mới chưa cụ, 2 tuần nữa em cũng tham gia Utra trail Mù Căng Chải đây cụ
Với em lần nào tới MCC cũng có rất nhiều điều mới cụ ah. Lần này em chủ yếu thăm nhà, thăm bản Mông
Mù Cang Chải mùa nào cũng đẹp. Mùa thu, lúa xanh, xứ Mù mang dáng vẻ bình yên thơ mộng mướt
Những ngôi nhà ngô nằm chênh vênh triền núi sau mùa thu hoạch.
Em ghé đồi mâm xôi, em gái người Mông xinh đẹp và tốt bụng mời 1 cốc nước mía nhưng nhất định không lấy tiền.
Em đi loanh quanh bản thăm nhà. Trong một ngôi nhà nọ có một chiếc bàn đặc biệt khiến em không thể dời mắt.
Chị chủ nhà không biết tiếng Việt, nhưng thấy em chăm chú nhìn và mang máy ra chụp "chiếc bàn"; chị cười rất tươi, chạy vào phòng trong rồi quay lại ngay với một tấm vải dệt tay được cuộn tròn cẩn thận.
Chị trao cuộn vải cho em, tuy chị không nói tiếng Việt, nhưng hiểu ý, em mở tấm vải: đó là một bức họa hoa văn tỉ mỉ - hoa văn được vẽ bằng chất liệu rất lạ lùng em chưa từng thấy trước đó.
Thì ra, chiếc bàn chính là bộ họa cụ trong nghệ thuật vẽ sáp ong nức tiếng của người Mông, gồm có: sáp ong đựng trong chảo nhỏ và nấu bằng than củi đủ nhiệt để sáp tan chảy thành một loại mực vẽ.
Cán bút "tjanting" làm bằng tre hoặc gỗ, đầu bút bằng đồng hình tam giác mảnh mai, ngòi càng mỏng, nét vẽ càng thêm sắc, tinh tế. Khi vẽ, người Mông chấm bút vào sáp ong đang nóng, nghiêng bút dần để sáp ong chảy đều, rồi dựa theo trí tưởng tượng bay bổng mà vẽ lên những bức tranh hoa văn như ý trên nền vải.
Vẽ xong, vải được mang nhúng nước sôi, nhuộm chàm, rồi trải qua những công đoạn thủ công cầu kỳ trước khi biến thành trang phục thổ cẩm truyền thống.
Đây là nơi người Mông dùng để nhuộm vải, vải thường ngâm trong 3-4 ngày
Loại cây này vò nát, cho vào nước hóa thành một thuốc nhuộm tự nhiên rất đẹp mắt mà ta thường thấy trên váy thêu tay.