BERLIN - MÙA THU VỀ
Ai cũng biết Berlin là thủ đô, là thành phố lớn nhất của nước Đức. Nhưng với tôi, trong những thành phố của Đức đã qua thì Berlin lại làm tôi thấy thất vọng.
Đồng hành với tôi là bà chị đã hơn 20 năm sống ở Berlin cũng phải công nhận một điều: Berlin không bao giờ ngừng đào bới. Những "bùng binh, lô cốt" như cách nói của dân Sài gòn dựng lên khắp nơi. Chụp ảnh chỗ nào cũng vướng giàn giáo, cần cẩu... Người thì đông và lộn xộn.
Buổi tối đầu tiên khi mới đến Berlin, đi ngang qua quảng trường AlexanderPlaz mà tôi cảm thấy ớn lạnh khi nhìn những gã thanh niên, xăm trổ đầy người, tóc cắt mào gà bôi xanh đỏ, đứng nốc rượu bên cạnh là con chó to như con hổ…
Nhưng thôi, Berlin mùa này đang là mùa đẹp nhất. Gió nhẹ, hơi lành lạnh nhưng nắng vàng như dát mật.
Biểu tượng một thời của CHDC Đức: Tháp truyền hình cao 368m và cột đồng hồ trên Quảng trường AlecxanderPlaz
Khu nhà ga trung tâm Hauptbahnhof là nhà ga lớn nhất châu ÂU với kiến trúc bằng kính và sắt thép với 3 tầng đường ray chạy tàu và 4 tầng kinh doanh thương mại
Dòng sông Spree chảy êm đềm trong lòng thành phố
Uốn quanh khu nhà Quốc hội và khu nhà chính phủ
Nơi làm việc của bà Merkel
Tòa nhà Quốc hội lúc nào cũng đông nghịt du khách xếp hàng lên tòa tháp vòm bằng kính, cố gắng lắm tôi cũng không kiên nhẫn đứng xếp hàng vào thăm.
Thành phố đã vào thu. Cây cối đã đổi màu
Đám cây bám lên tường Tòa nhà chính phủ cũng chuyển màu
Ngay khu xịn nhất - cạnh văn phòng Chính phủ- là Sứ quán Thụy sỹ. Chắc các bác này lắm tiền lắm mới đóng đô ở đây
Còn Sứ quán Mỹ và Anh là hai khu vực nhạy cảm được quây kín và canh phòng cẩn mật nhất, thậm trí ở khu sứ quán Anh, cả một tuyến phố bị cấm xe chạy
Sau khi nước Đức tham gia vào việc đưa quân đến Apganistan và Iraq thì tình hình an ninh được tăng cường gấp nhiều lần. An ninh có mặt ở khắp nơi. Biểu tình chống đối cũng thường xuyên hơn
Nhưng đây là biểu tình hợp pháp, có cảnh sát đứng canh gác
Đối diện với Sứ quán Mỹ là Khu tưởng niệm người Do Thái. Đây là một vấn đề gây tranh cãi khá lớn ở nước Đức vì quả thật nó đã đụng chạm đến những điều rất tế nhị với nước Đức. Nhưng đến năm 1999 Quốc hội Đức thông qua ngân sách 35 triệu đô la để thực hiện dự án này. Nỗi mất mát quá lớn, mà lịch sử cần phải chấp nhận và tưởng nhớ về nó, cũng như không để lãng quên bài học về cuộc thảm sát này.
Khu tưởng niệm Những người Do Thái bị sát hại ở châu Âu nằm ngay gần Cổng Brandenburg, gồm 2.711phiến đá hình chữ nhật với độ cao thấp khác nhau, trồng thành hàng trên nền đất dốc. Thiết kế này được cho là nhằm tạo cho khách tham quan cảm giác băn khoăn về thời gian và không gian.
Trên các phiến đá - không có phiến nào giống nhau - không hề có khắc tên hay chữ nào. Nhà thiết kế KTS Peter Eisenman cho biết ông muốn để mặt đá trơn, bởi nếu khắc chữ lên đó, khu vực có thể giống một nghĩa trang.
Bên dưới khu tưởng niệm này là nhà Bảo tàng Do thái.
Cạnh đó là cổng thành Brandenburg, một biểu tượng của nước Đức. Cổng được xây dựng trong khoảng thời gian từ 1788 đến 1791 là biểu trưng của Berlin và cũng là tượng trưng của sự chia cắt nước Đức trong quá khứ. Cổng này dựa theo cổng Propylaea của Acropolis ở Athena, phía trên có một cỗ xe tứ mã với nữ thần chiến thắng Victoria.
Bộ tứ mã trên nóc cổng thành
Những dịch vụ ăn theo ở nơi đây
Công viên cạnh cổng Brandenburg trong buổi hoàng hôn
Ai cũng biết Berlin là thủ đô, là thành phố lớn nhất của nước Đức. Nhưng với tôi, trong những thành phố của Đức đã qua thì Berlin lại làm tôi thấy thất vọng.
Đồng hành với tôi là bà chị đã hơn 20 năm sống ở Berlin cũng phải công nhận một điều: Berlin không bao giờ ngừng đào bới. Những "bùng binh, lô cốt" như cách nói của dân Sài gòn dựng lên khắp nơi. Chụp ảnh chỗ nào cũng vướng giàn giáo, cần cẩu... Người thì đông và lộn xộn.
Buổi tối đầu tiên khi mới đến Berlin, đi ngang qua quảng trường AlexanderPlaz mà tôi cảm thấy ớn lạnh khi nhìn những gã thanh niên, xăm trổ đầy người, tóc cắt mào gà bôi xanh đỏ, đứng nốc rượu bên cạnh là con chó to như con hổ…
Nhưng thôi, Berlin mùa này đang là mùa đẹp nhất. Gió nhẹ, hơi lành lạnh nhưng nắng vàng như dát mật.
Biểu tượng một thời của CHDC Đức: Tháp truyền hình cao 368m và cột đồng hồ trên Quảng trường AlecxanderPlaz
Khu nhà ga trung tâm Hauptbahnhof là nhà ga lớn nhất châu ÂU với kiến trúc bằng kính và sắt thép với 3 tầng đường ray chạy tàu và 4 tầng kinh doanh thương mại
Dòng sông Spree chảy êm đềm trong lòng thành phố
Uốn quanh khu nhà Quốc hội và khu nhà chính phủ
Nơi làm việc của bà Merkel
Tòa nhà Quốc hội lúc nào cũng đông nghịt du khách xếp hàng lên tòa tháp vòm bằng kính, cố gắng lắm tôi cũng không kiên nhẫn đứng xếp hàng vào thăm.
Thành phố đã vào thu. Cây cối đã đổi màu
Đám cây bám lên tường Tòa nhà chính phủ cũng chuyển màu
Ngay khu xịn nhất - cạnh văn phòng Chính phủ- là Sứ quán Thụy sỹ. Chắc các bác này lắm tiền lắm mới đóng đô ở đây
Còn Sứ quán Mỹ và Anh là hai khu vực nhạy cảm được quây kín và canh phòng cẩn mật nhất, thậm trí ở khu sứ quán Anh, cả một tuyến phố bị cấm xe chạy
Sau khi nước Đức tham gia vào việc đưa quân đến Apganistan và Iraq thì tình hình an ninh được tăng cường gấp nhiều lần. An ninh có mặt ở khắp nơi. Biểu tình chống đối cũng thường xuyên hơn
Nhưng đây là biểu tình hợp pháp, có cảnh sát đứng canh gác
Đối diện với Sứ quán Mỹ là Khu tưởng niệm người Do Thái. Đây là một vấn đề gây tranh cãi khá lớn ở nước Đức vì quả thật nó đã đụng chạm đến những điều rất tế nhị với nước Đức. Nhưng đến năm 1999 Quốc hội Đức thông qua ngân sách 35 triệu đô la để thực hiện dự án này. Nỗi mất mát quá lớn, mà lịch sử cần phải chấp nhận và tưởng nhớ về nó, cũng như không để lãng quên bài học về cuộc thảm sát này.
Khu tưởng niệm Những người Do Thái bị sát hại ở châu Âu nằm ngay gần Cổng Brandenburg, gồm 2.711phiến đá hình chữ nhật với độ cao thấp khác nhau, trồng thành hàng trên nền đất dốc. Thiết kế này được cho là nhằm tạo cho khách tham quan cảm giác băn khoăn về thời gian và không gian.
Trên các phiến đá - không có phiến nào giống nhau - không hề có khắc tên hay chữ nào. Nhà thiết kế KTS Peter Eisenman cho biết ông muốn để mặt đá trơn, bởi nếu khắc chữ lên đó, khu vực có thể giống một nghĩa trang.
Bên dưới khu tưởng niệm này là nhà Bảo tàng Do thái.
Cạnh đó là cổng thành Brandenburg, một biểu tượng của nước Đức. Cổng được xây dựng trong khoảng thời gian từ 1788 đến 1791 là biểu trưng của Berlin và cũng là tượng trưng của sự chia cắt nước Đức trong quá khứ. Cổng này dựa theo cổng Propylaea của Acropolis ở Athena, phía trên có một cỗ xe tứ mã với nữ thần chiến thắng Victoria.
Bộ tứ mã trên nóc cổng thành
Những dịch vụ ăn theo ở nơi đây
Công viên cạnh cổng Brandenburg trong buổi hoàng hôn
Chỉnh sửa cuối: