- Biển số
- OF-26450
- Ngày cấp bằng
- 26/12/08
- Số km
- 5,554
- Động cơ
- 534,467 Mã lực
Chuẩn không phải chỉnh 1 tí nàoBố mẹ vợ đã xây nhà tình nghĩa thì về nhà vợ mà ở xong thờ luôn tại nhà, thế mà cũng phải tranh luận.
Chuẩn không phải chỉnh 1 tí nàoBố mẹ vợ đã xây nhà tình nghĩa thì về nhà vợ mà ở xong thờ luôn tại nhà, thế mà cũng phải tranh luận.
Kon Fan phán chuẩn luônBố mẹ vợ đã xây nhà tình nghĩa thì về nhà vợ mà ở xong thờ luôn tại nhà, thế mà cũng phải tranh luận.
Thế con Ken xây nhà gì?Kon Fan phán chuẩn luôn
Được phần xác, còn phần hồn vẫn phải tính cụ ạlà em thì em hỏa táng rồi rải tro ra sông ,lập cái bàn thờ 2 chỗ riêng là xong
Cũng khó đới, nhất là con gái cụ nếu có tính cả nghĩ. Con rể tử tế như em thì nỡ lòng nào.Em đã làm di chúc rồi " Khi nào chết thì cho lên chùa ăn mày cửa phật "
Khó nghĩ phết. Bố mẹ mình thì giỗ chạp lễ tết hương khói đầy đủ, bố mẹ vợ heo hắt ở chùa chả khó nghĩ với vợ lắm ru.Cẩn thận thì theo nếp cũ ngày xưa,các nhà không có thừa tự thì mua ruộng cúng cho làng,về sau làng có trách nhiệm làm giỗ hoặc cúng cấp tiền bạc vào cửa chùa lúc còn sống,sau này được hương khói nhờ vào cửa chùa.
Còn như phép hiện đại bây giờ,cứ đốt ra gio đem rắc ra Thái Bình Dương.Lang thang phiêu diêu khắp những nơi tươi đẹp cũng thoả vong linh,cần gì đứa nào phải làm cỗ cúng ruồi.
Về mặt nguyên tắc thì các cụ không đứng cùng bát hương. Trong gia đình thì cũng chả sao nhưng nếu cụ là trai trưởng, trưởng họ, trưởng tộc là ứ có đơn giản được đâu.nhà em thờ cả ông bà nội và ông bà ngoại cùng 1 ban thờ ...
bố em bảo .. ông bà nội hay ông bà ngoại cũng như nhau hết,
đều là người sinh thành và dưỡng dục mình cũng như vợ mình !!
ko phân biệt nội ngoại hay dòng tộc gì cả
Hoàn cảnh mỗi nhà một kiểu. Được dư lày thì cũng coi như có cái nhà thờ. Ngắn thì được chứ lâu dài cũng khó.theo e thì ô con dê được hường tài sản của nhac phụ để lại thì làm cái ban thờ lun tại nhà kụ nhạc thì có làm sao đâu.
Cha mẹ mình mình không cúng tế lại nhờ thằng khác có ổn khôngÔng bà ngoại em chỉ có mẹ em và bác gái, và các cụ thì đã chầu trời lâu rồi. Hiện tại thì nhà e và nhà bác vẫn thờ cúng ông bà tại nhà của ông bà. Vì nhà của ông bà ngoại e giờ không có ai ở nên nhà em và bác em cũng chỉ đến thắp hương cho các cụ vào ngày giỗ các cụ, ngày rằm, mùng 1 và các dịp lễ tết. Em thấy như vậy là bình thường vì ở quê e những nhà có hoàn cảnh tương tự cũng làm như vậy.
Còn trong trường hợp khác chẳng hạn như nhà của các cụ có con hoặc cháu đến ở, thì theo em ai ở đó người đó phải có trách nhiệm thờ cúng các cụ.
Híc híc. Em còn trưởng cả hai bên. Ơn trời các cụ hai bên vẫn khoẻ. Ngắn hạn coi như có cách. Lâu dài tính sau. Hóng các cụ.Nghiêm túc thật. Em cũng giống hệt trường hợp này nhưng, chưa nghĩ đến.
Đời mà có nhiều lựa chọn thì ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, em dự thế.Nói chung là không có mẫu số chung trong những trường hợp nhậy cảm như này, mà tùy theo gia cảnh mỗi nhà thôi, không có phương án nào là đúng sai hay dở gì cả..
Options:
- Gửi lên chùa.
- Con rê mang về nhà, lập bàn thờ riêng.
- Gửi về nhà thờ họ ở quê.
- Đem đổ ra sông ra bể, không có bàn thờ ảnh ọt hương khói gì hết.
- Cố mà đẻ lấy thằng con giai.
Khúa phếtTrên quê em thì cháu trai (con của anh trai hoặc em trai bác chồng) sẽ thờ chú bác mình nếu chú/bác ko có con trai. Thường là ông cháu trưởng của chi/nhánh đấy sẽ thờ hết tổ tiên ông bà, cô, chú mất trẻ hoặc ko có con trai trong họ.
Vài đời thành các cụ hết.Cái này cũng ổn nhưng may ra chỉ có đời mình, rồi đời con mình -> cháu mình nữa liệu chúng nó có kéo dài chuyện thờ phụng này được ko cụ
Lúc sống là con người. Lúc chết chả nhẽ không nhớ lúc sống như thế nào. Logic mà nói là cứ xin xỏ, phép tắc, lễ lạt đầy đủ là được. Thủ tục dư lào em cũng đang tìm hiểu.nhà gấu nhà em cũng dép cả đôi em lại là con trưởng ở nhà gấu cũng là chị lớn sau có cô em nên em cungc chưa nghi đến phải giải quyết sao nhưng em lại có 1 căp khoai chắc cho củ khoai thư 2 xuống thờ cúng ông bà nhạc mẫu không biết có phạm phải điều gì không các cụ ?
Cụ phân biệt chủng tộc quá. Thời kỳ mẫu hệ thì ai thờ và thờ ai. Các cụ không về với con cái chả lẽ lại chọn lang thang cơ nhỡ.Các cụ mà mất thì con trai cả thờ cúng các cụ mới về (Hoặc con trai thứ), con gái thờ không được vì các cụ không về phù hộ đâu.
Người sống ngồi được với nhau, chết rồi chả lẽ ... đổi nết.Vâng, e đôi dép đây, sau này toạch xuống là hết, lang thang cơ nhỡ thoai,
Bàn thờ nhà con rể, nó thờ tổ tông nà nó, mình tự nhiên nhảy lên đó ngồi, bên kia người ta lườm nguýt chỉ chỏ, ngồi yên thế đếch nào được, khà khà khà, các thầy cứ thử ngày nào cũng vác đ ít đi ăn nhà khác xem cảm giác nó ra sao ???
Nói chung là chuẩn bị trước, hoàn vũ xong xin lên chùa nghe kinh là lành nhất các ông ngoại ạ
Em cũng sẽ giống cụ đây. Dưng mà vẫn phải tìm hiểu cái tục lệ cụ ạ. Nhà nào đơn giản thì dễ, nhà nào con cháu họ hàng nhiều là mệt phết đấy.Cháu chẳng biết các cụ ntn chứ gấu nhà cháu con 1 Ông ngại mất cháu mang về thờ chung luôn, và cháu cũng xin phép ông bà nội cho phép dc chống gậy.Bản thân cháu nghĩ sống ở đời là cái TÂM là quan trọng hơn cả ạ!!
Cụ Lịch tư vấn thêm đi ạ.1; Đưa về nhà con gái thờ.
- Nhiều Cụ tỏ vẻ cao thượng đưa bố mẹ vợ, gia tiên nhà bố mẹ vợ về thờ chung. Nên đọc lại về tục lệ, đạo thờ cha mẹ nhé. Cái gì nó cũng có niêm luật của nó không phải tân tiến hiện đại là thích làm gì thì làm, vô sư vô sách được. Quá nhiều hệ lụy về sau đối với cả người sống và người đã chết.
2; Chuyển vào chùa.
- Có phải con nhang phật tử không mà vào chùa? đã học giáo lý chưa? đã thực hành giáo lý chưa? Khi còn sống Đức cao vọng trọng đến đâu? tu tâm tích đức đến đâu? ....... Không phải muốn nhẩy vào chùa ngồi chễm chệ cũng được. Sư trụ trì có thể nể mà nhận nhưng chắc chắn không hề có chỗ nào để thờ tụ cả. Ban tổ chính là nơi thờ tự những người tu hành, phật tử hay những người đóng góp nhiều cho ngôi chùa đó. Tuổi gì mà đòi ngồi vào Ban Tổ?
Cùng ban thờ hay khác ban thờ đã là một vấn đề. Nếu là con trưởng, trưởng họ lại là vấn đề nữa. Ở quê đất rộng, nhà nhiều một nhẽ, ở thành phố chỗ chui ra chui vào đã là vấn đề, riêng việc 2 ban thờ to nhỏ thế nào, bố trí làm sao cũng là cả vấn đề. Toàn vấn đềQuan điểm của em sau này là nhà em ở là nhà hai vợ chồng cho lên khi các cụ nằm xuống đưa cả các cụ hai bên cùng thờ. ( nhưng mà nếu bàn thơ của cả dòng họ thì không thể đưa lên thờ cùng được ). Trong trường hợp này theo em lên đưa các cụ lên chùa, hoặc đền. Năm vừa rồi chị gái của mẹ em không chồng con khi bà nằm xuống gia đình em cũng không biết đặt bàn thờ ở đâu vì nhà em cũng không thể được. Cuối cùng nhà em mua một suất hậu ở đền ở quê. đưa bác lên đền, gửi tiền cho đền để hàng năm hương khói.
Cùng quan điểm được thì tốt rồi. Nếu có lệch tông mới là vấn đề. Theo em việc cần là chuẩn bị những gì cho tình huống lệch tông.Mẹ vợ em có ba con gái, vợ em là con cả. Em là con trai duy nhất của nhà em nhưng em xác định là sẽ thờ bố mẹ vợ ở nhà em khi các cụ quy tiên. Mẹ em cũng đang thờ ông bà nội và ông bà ngoại em trên cùng một ban thờ đây.
Cụ Lịch thì ngon rồi. Trai gái đủ cả. Có quả nhà thờ họ to nhất cả nước.Có sách về đạo thờ Ông bà tổ tiên cứ theo thế mà làm, cứ theo các Cụ từ xưa đến nay mà làm. Những tình huống không có người nỗi dõi (kể cả những người chết trẻ khi chưa lập gia đình) đã xẩy ra từ xưa và các Cụ đều chuyển về thờ tự về dòng họ.
Híc híc. Chuẩn bị cho lệch tông mà cụ. Còn tìm cách mà nhích chứ.Đọc thớt này thấy nhiều cụ có vẻ tỏ ra hiếu thảo cao thượng với music đại nhân nhưng trước khi hiếu thảo thì phải biết hiếu nghĩa lắng nghe bên nhà mình trước đã xem từ ông bà tổ tiên bố mẹ ý kiến ra sao, không phải thích là nhích đâu.
Thế con Ken xây nhà gì?
Cụ phải tầm sư học phép thần thông biến hoá khôn lường mới cướp đc chứ ko các thầy phán dưới đấy các vong toàn phép thuật thôi mà!Em rủ ông hàng xóm 2 dép giống em đi học võ. Sau này chết đi còn có võ tranh cháo thí...