- Biển số
- OF-5521
- Ngày cấp bằng
- 14/6/07
- Số km
- 773
- Động cơ
- 430,824 Mã lực
- Nơi ở
- Ở đâu còn lâu mới nói !
Chàng trai liệt "đứng" bằng... một ngón tay
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Nằm liệt giường 10 năm trời nhưng với nỗ lực phi thường, dù phải dùng một mẩu sắt thay ngón tay, vậy mà Hoàng Cường đã cho ra đời năm phần mềm có giá trị được sử dụng rộng rãi trong ngành giáo dục. Hiện anh là Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Hoàng Cường, ở thành phố Vinh, Nghệ An. [/FONT]
Tai nạn bất ngờ
Đến thăm Cường vào một chiều đầu năm, trời rắc mưa xuân, căn phòng chừng 8m vuông là chỗ nghỉ ngơi và cũng là nơi làm việc của cậu. Cường ngồi làm việc với hai cánh tay treo nhờ vào một móc sắt trên trần nhà. Ấy vậy, chỉ với một ngón tay tự tạo bắng dây thép ấy, Cường đã cho ra đời những phần mềm giáo dục được sử dụng rất hiệu quả..
Sinh năm 1978, tại Thành phố Vinh, Nghệ An, trong gia đình có bố làm nghề sửa chữa điện, mẹ là công nhân. Ngay từ những ngày ở cái thủa lên chín, lên mười, Cường không những tự chăm lo cho cuộc sống của mình mà cậu còn chăm sóc cho cô em gái để đỡ đần bố mẹ.
Ngày ấy, bố mẹ cậu vất vả lắm nên dù còn bé xíu, sức vóc chẳng được bao nhiêu nhưng cậu vẫn cố gắng để có thể đỡ đần cha mẹ. "Có lần tôi thấy nó ì ạch "vần" nồi cám lợn để đưa lên bếp, cô em gái muốn cùng anh bê lên, nó bảo “em học đi!” rồi tự mình làm bằng được", người hàng xóm của gia đình Cường nhớ lại.
Những ngày học ở Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội), cậu luôn tranh thủ đi dạy thêm, lấy tiền ăn học.
Tưởng không có gì vùi dập được ước mơ sau này trở thành kỹ sư điện của chàng trai xứ Nghệ..., nhưng điều không may đã giáng xuống cuộc đời cậu.
Đó là một tối định mệnh (5/10/1997). Cường đang ngồi học, bên cạnh là phòng của nhà hàng xóm đang được đào móng để xây lại. Bất ngờ, cả bức tường lớn đổ ập xuống, đè vào người cậu sinh viên nhỏ bé.
Sau hai ngày mê man bất tỉnh, đến khi tỉnh dậy thì Cường đã thấy mình đang nằm trong bệnh viện. Bộ nhớ của cậu khi đó mới hồi lại cái cảm giác hãi hùng. “Sau khi nghe tiếng động mạnh là em không còn biết gì nữa”- Cường nhớ lại.
Ban đầu, Cường không hề biết mình đã liệt hoàn toàn, vì gia đình và các bác sĩ đều không cho cậu biết điều đau đớn ấy.
“Sau khi tỉnh lại em thấy mình không tài nào cử động được, ban đầu cứ ngỡ mình bị ốm nặng nên đuối sức mà không cử động được cơ, sau được chừng nửa tháng em vẫn không thể cử động được, em mới hỏi mẹ, mẹ ôm chầm lấy em nước mắt đầm đìa nói: “Con ơi con bị liệt rồi!”.
“Đau đớn, buồn bã. Lúc ấy em chỉ biết nhìn lên trần nhà và cầu mong nó sập một lần nữa! Chứ sống thế...”- Cường hồi tưởng lại trong đau đớn.
Mẹ Cường bà Ngô Thị Xuân nhớ lại: “Về đến nhà, con cứ nằm một nơi, lầm lũi, không nói một lời. Nhìn con như thế, tôi khổ tâm lắm, khi đó, tôi quyết định xin nghỉ việc để dồn hết sức lực chăm cho nó. Đó là những ngày tháng đen tối nhất của cháu và của cả gia đình tôi! Từ vệ sinh cho con đến mọi việc trong gia đình tôi đều làm hết, vì sợ cháu buồn nên ngày ngày tôi gần gũi động viên con sao cho nhanh bình tâm lại”.
Nhớ lại lúc đó, Cường cố gắng để có thể cử động được dù chỉ là một bàn tay thôi, nhưng tất cả mọi nổ lực của cậu đều vô vọng...
"Lúc đó chỉ muốn chết đi cho rồi, nếu mình sống sẽ để lại gánh nặng cho gia đình, cho bố mẹ, nhưng nghĩ lại, chết thì dễ nhưng rõ là hèn và phụ công nuôi dưỡng của cha mẹ. Vì thế em đã quyết tâm làm một cái gì đó! Dù rất nhỏ.”- Cường nhớ lại.
Đứng dậy bằng... một ngón tay
Cái ngày mà Cường xem như cuộc đời mình thay đổi, đó là vào khoảng tháng 6/2000, khi biết tin cậu học sinh của mình bị liệt toàn thân, thầy giáo Thuận - là thầy chủ nhiệm của cậu khi còn học cấp một - đến thăm và bảo: “Sao em không làm phần mềm về giáo dục”.
Như được nhìn thấy tia sáng cuối đường hầm, sau khi thầy giáo ra về, Cường đòi gia đình mua cho cái máy tính. Khi đó cả gia đình vừa mừng vừa lo. Máy tính thì đắt mà không biết Cường đòi mua làm gì, nhưng vì thương con nên còn bao nhiêu tiền, ông bố cũng dốc túi mua bằng được cho con chiếc máy tính.
Bố Cường nhớ lại: “Khi Cường có máy tính, nó đòi mang tất cả sách vở về tin học từ xưa đến nay để quanh bàn. Nó còn bảo tôi tìm mua những cuốn sách mà nó cần, tôi không biết về máy nên cứ theo chỉ dẫn của nó đi lùng mua về. Cũng vất vả lắm".
Những ngày đó, Cường chỉ với một ngón tay tự tạo, nên rất khó, ngồi lâu thì đau nên cậu nảy ra sáng kiến treo tay lên, lúc nào mỏi quá lại lao vào học, đọc xong lại làm, làm không được lại đọc. Cứ thế!
Ngày ngày, bà Xuân ngồi lật từng trong sách cho con. Hôm nào Cường nghỉ sớm thì bà còn chợp mắt được chút xíu, còn nhiều hôm ham sách, con thức thâu đêm thì bà cũng ngồi cùng con đến sáng.
Thương mẹ vất vả, Cường làm việc không biết mệt mỏi. Cuối cùng, cố gắng của cậu đã được bù đắp. Phần mềm SchoolAssíst đã chào đời trong niềm vui không gì tả xiết của hai mẹ con...
"Để có được như ngày hôm nay tất cả là công của mẹ em", Cường cảm động.
Chỉ bằng một ngán tay tự tạo Cường vẫn làm việc không biết mệt mỏi. Bà Xuân nay tóc đã điểm bạc nhưng vẫn cần mẫn bên cậu con trai sớm sớm, chiều chiều. Thậm chí, khi hỏi bà về bất cứ một phần mềm nào của Cường bà cũng nhớ và đọc vanh vách.
Cũng dễ hiểu thôi, bởi người mẹ hết lòng vì con, khi con mình nằm một nơi là những ngày bà không dám đi khỏi nhà quá nửa ngày.
Buổi sáng người mẹ đỡ Cường ra chỗ máy tính, mỗi khi cậu mệt quá thiếp đi bà lại chuẩn bị gối đệm đỡ con vào giấc ngủ.
Quyết tâm đứng dậy bằng khối óc và một ngón tay sắt, với ý chí sắt đá, Cường đã cho ra đời những phần mềm ứng dụng trong quản lý giáo dục được đánh giá cao.
Ông Lê Tiến Hưng, Giám đốc sở Giáo dục & Đào tạo Nghệ An cho biết: Phần mềm SchoolAssíst dễ sử dụng và hiệu quả, đặc biệt là chức năng xếp loại giáo viên theo quy chế mới rất chính xác, giáo viên chủ nhiệm lớp không còn phải mất thời gian ghi chép, tính toán như trước nữa.
“Khi em nghĩ bao nhiêu người cũng như mình mà đã tự "đứng lên" được, nghĩ nhiều về công ơn thày cô dạy dỗ, đùm bọc, cưu mang mình nên em gắng sức làm thôi. ”- Cường nói về thành công của mình giản dị như vậy.
Dưới đây là những phần mềm mà Cường đã làm ra:
Phần mềm soạn thảo TKB SmartScheduler - Phiên bản 4.2: SmartScheduler được xây dựng dựa trên khả năng tính toán cực nhanh của các thế hệ máy tính cá nhân hiện nay (có thể thực hiện hàng trăm triệu phép tính trong một giây).
SmartScheduler có khả năng tìm ra cách bố trí lịch học thông minh, khoa học nhất. Đồng thời soạn thảo thời khoá biểu.
Phần mềm thống kê phổ cập GD EduStatist - Phiên bản 3.1: Chương trình sẽ tự động giải quyết tất cả các công việc còn lại, hơn nữa các thống kê mà chương trình tạo ra là trung thực và tuyệt đối chính xác.
Phần mềm quản lý nhà trường SchoolAssist - Phiên bản 3.2: SchoolAssist được xây dựng nhằm đáp ứng được hai yêu cầu:
Đơn giản, dễ sử dụng. Phần mềm cho phép mọi giáo viên dù khả năng về tin học chỉ ở mức biết soạn thảo văn bản cũng có thể sử dụng dễ dàng. Hiệu quả. Phần mềm giải quyết được một cách đầy đủ các yêu cầu thiết yếu trong công tác quản lý nhà trường.
Phần mềm phân công giám thị - Phiên bản 1.5: Chỉ bằng 1 động tác kích chuột chương trình sẽ tự động sắp xếp phân công giám thị cho tất cả môn thi theo đúng những ràng buộc về quy chế thi như phân đều số lần giám thị 1, giám thị 2, giám thị 3, không phân công coi thi 2 lần/1 phòng thi, không phân công trùng cặp giám thị ... Ngoài ra chương trình còn hỗ trợ các công cụ sắp xếp, chỉnh sửa phân công giám thị bằng tay để đáp ứng những yêu cầu cá nhân.
Đức Thanh - Tùng Dương
Việt Báo (Theo_VTC)
Em cũng đã từng đến thăm nhà Cường vài lần ! Thực sự là khâm phục !
Mình cũng học IT mà giờ vẫn chưa có gì ra hồn ... :'(:'(:'(
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Nằm liệt giường 10 năm trời nhưng với nỗ lực phi thường, dù phải dùng một mẩu sắt thay ngón tay, vậy mà Hoàng Cường đã cho ra đời năm phần mềm có giá trị được sử dụng rộng rãi trong ngành giáo dục. Hiện anh là Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Hoàng Cường, ở thành phố Vinh, Nghệ An. [/FONT]
Tai nạn bất ngờ
Đến thăm Cường vào một chiều đầu năm, trời rắc mưa xuân, căn phòng chừng 8m vuông là chỗ nghỉ ngơi và cũng là nơi làm việc của cậu. Cường ngồi làm việc với hai cánh tay treo nhờ vào một móc sắt trên trần nhà. Ấy vậy, chỉ với một ngón tay tự tạo bắng dây thép ấy, Cường đã cho ra đời những phần mềm giáo dục được sử dụng rất hiệu quả..
Sinh năm 1978, tại Thành phố Vinh, Nghệ An, trong gia đình có bố làm nghề sửa chữa điện, mẹ là công nhân. Ngay từ những ngày ở cái thủa lên chín, lên mười, Cường không những tự chăm lo cho cuộc sống của mình mà cậu còn chăm sóc cho cô em gái để đỡ đần bố mẹ.
Ngày ấy, bố mẹ cậu vất vả lắm nên dù còn bé xíu, sức vóc chẳng được bao nhiêu nhưng cậu vẫn cố gắng để có thể đỡ đần cha mẹ. "Có lần tôi thấy nó ì ạch "vần" nồi cám lợn để đưa lên bếp, cô em gái muốn cùng anh bê lên, nó bảo “em học đi!” rồi tự mình làm bằng được", người hàng xóm của gia đình Cường nhớ lại.
Ngồi làm việc Cường luôn phải treo tay lên xà nhà.
Tưởng không có gì vùi dập được ước mơ sau này trở thành kỹ sư điện của chàng trai xứ Nghệ..., nhưng điều không may đã giáng xuống cuộc đời cậu.
Đó là một tối định mệnh (5/10/1997). Cường đang ngồi học, bên cạnh là phòng của nhà hàng xóm đang được đào móng để xây lại. Bất ngờ, cả bức tường lớn đổ ập xuống, đè vào người cậu sinh viên nhỏ bé.
Sau hai ngày mê man bất tỉnh, đến khi tỉnh dậy thì Cường đã thấy mình đang nằm trong bệnh viện. Bộ nhớ của cậu khi đó mới hồi lại cái cảm giác hãi hùng. “Sau khi nghe tiếng động mạnh là em không còn biết gì nữa”- Cường nhớ lại.
Ban đầu, Cường không hề biết mình đã liệt hoàn toàn, vì gia đình và các bác sĩ đều không cho cậu biết điều đau đớn ấy.
“Sau khi tỉnh lại em thấy mình không tài nào cử động được, ban đầu cứ ngỡ mình bị ốm nặng nên đuối sức mà không cử động được cơ, sau được chừng nửa tháng em vẫn không thể cử động được, em mới hỏi mẹ, mẹ ôm chầm lấy em nước mắt đầm đìa nói: “Con ơi con bị liệt rồi!”.
“Đau đớn, buồn bã. Lúc ấy em chỉ biết nhìn lên trần nhà và cầu mong nó sập một lần nữa! Chứ sống thế...”- Cường hồi tưởng lại trong đau đớn.
Mẹ Cường bà Ngô Thị Xuân nhớ lại: “Về đến nhà, con cứ nằm một nơi, lầm lũi, không nói một lời. Nhìn con như thế, tôi khổ tâm lắm, khi đó, tôi quyết định xin nghỉ việc để dồn hết sức lực chăm cho nó. Đó là những ngày tháng đen tối nhất của cháu và của cả gia đình tôi! Từ vệ sinh cho con đến mọi việc trong gia đình tôi đều làm hết, vì sợ cháu buồn nên ngày ngày tôi gần gũi động viên con sao cho nhanh bình tâm lại”.
Nhớ lại lúc đó, Cường cố gắng để có thể cử động được dù chỉ là một bàn tay thôi, nhưng tất cả mọi nổ lực của cậu đều vô vọng...
"Lúc đó chỉ muốn chết đi cho rồi, nếu mình sống sẽ để lại gánh nặng cho gia đình, cho bố mẹ, nhưng nghĩ lại, chết thì dễ nhưng rõ là hèn và phụ công nuôi dưỡng của cha mẹ. Vì thế em đã quyết tâm làm một cái gì đó! Dù rất nhỏ.”- Cường nhớ lại.
Đứng dậy bằng... một ngón tay
Cái ngày mà Cường xem như cuộc đời mình thay đổi, đó là vào khoảng tháng 6/2000, khi biết tin cậu học sinh của mình bị liệt toàn thân, thầy giáo Thuận - là thầy chủ nhiệm của cậu khi còn học cấp một - đến thăm và bảo: “Sao em không làm phần mềm về giáo dục”.
Như được nhìn thấy tia sáng cuối đường hầm, sau khi thầy giáo ra về, Cường đòi gia đình mua cho cái máy tính. Khi đó cả gia đình vừa mừng vừa lo. Máy tính thì đắt mà không biết Cường đòi mua làm gì, nhưng vì thương con nên còn bao nhiêu tiền, ông bố cũng dốc túi mua bằng được cho con chiếc máy tính.
Bà Xuân giúp con trong nước mắt.
Những ngày đó, Cường chỉ với một ngón tay tự tạo, nên rất khó, ngồi lâu thì đau nên cậu nảy ra sáng kiến treo tay lên, lúc nào mỏi quá lại lao vào học, đọc xong lại làm, làm không được lại đọc. Cứ thế!
Ngày ngày, bà Xuân ngồi lật từng trong sách cho con. Hôm nào Cường nghỉ sớm thì bà còn chợp mắt được chút xíu, còn nhiều hôm ham sách, con thức thâu đêm thì bà cũng ngồi cùng con đến sáng.
Thương mẹ vất vả, Cường làm việc không biết mệt mỏi. Cuối cùng, cố gắng của cậu đã được bù đắp. Phần mềm SchoolAssíst đã chào đời trong niềm vui không gì tả xiết của hai mẹ con...
"Để có được như ngày hôm nay tất cả là công của mẹ em", Cường cảm động.
Cũng dễ hiểu thôi, bởi người mẹ hết lòng vì con, khi con mình nằm một nơi là những ngày bà không dám đi khỏi nhà quá nửa ngày.
Buổi sáng người mẹ đỡ Cường ra chỗ máy tính, mỗi khi cậu mệt quá thiếp đi bà lại chuẩn bị gối đệm đỡ con vào giấc ngủ.
Quyết tâm đứng dậy bằng khối óc và một ngón tay sắt, với ý chí sắt đá, Cường đã cho ra đời những phần mềm ứng dụng trong quản lý giáo dục được đánh giá cao.
Ông Lê Tiến Hưng, Giám đốc sở Giáo dục & Đào tạo Nghệ An cho biết: Phần mềm SchoolAssíst dễ sử dụng và hiệu quả, đặc biệt là chức năng xếp loại giáo viên theo quy chế mới rất chính xác, giáo viên chủ nhiệm lớp không còn phải mất thời gian ghi chép, tính toán như trước nữa.
“Khi em nghĩ bao nhiêu người cũng như mình mà đã tự "đứng lên" được, nghĩ nhiều về công ơn thày cô dạy dỗ, đùm bọc, cưu mang mình nên em gắng sức làm thôi. ”- Cường nói về thành công của mình giản dị như vậy.
Dưới đây là những phần mềm mà Cường đã làm ra:
Phần mềm soạn thảo TKB SmartScheduler - Phiên bản 4.2: SmartScheduler được xây dựng dựa trên khả năng tính toán cực nhanh của các thế hệ máy tính cá nhân hiện nay (có thể thực hiện hàng trăm triệu phép tính trong một giây).
SmartScheduler có khả năng tìm ra cách bố trí lịch học thông minh, khoa học nhất. Đồng thời soạn thảo thời khoá biểu.
Phần mềm thống kê phổ cập GD EduStatist - Phiên bản 3.1: Chương trình sẽ tự động giải quyết tất cả các công việc còn lại, hơn nữa các thống kê mà chương trình tạo ra là trung thực và tuyệt đối chính xác.
Phần mềm quản lý nhà trường SchoolAssist - Phiên bản 3.2: SchoolAssist được xây dựng nhằm đáp ứng được hai yêu cầu:
Đơn giản, dễ sử dụng. Phần mềm cho phép mọi giáo viên dù khả năng về tin học chỉ ở mức biết soạn thảo văn bản cũng có thể sử dụng dễ dàng. Hiệu quả. Phần mềm giải quyết được một cách đầy đủ các yêu cầu thiết yếu trong công tác quản lý nhà trường.
Phần mềm phân công giám thị - Phiên bản 1.5: Chỉ bằng 1 động tác kích chuột chương trình sẽ tự động sắp xếp phân công giám thị cho tất cả môn thi theo đúng những ràng buộc về quy chế thi như phân đều số lần giám thị 1, giám thị 2, giám thị 3, không phân công coi thi 2 lần/1 phòng thi, không phân công trùng cặp giám thị ... Ngoài ra chương trình còn hỗ trợ các công cụ sắp xếp, chỉnh sửa phân công giám thị bằng tay để đáp ứng những yêu cầu cá nhân.
Đức Thanh - Tùng Dương
Việt Báo (Theo_VTC)
Em cũng đã từng đến thăm nhà Cường vài lần ! Thực sự là khâm phục !
Mình cũng học IT mà giờ vẫn chưa có gì ra hồn ... :'(:'(:'(