Một số thông tin cơ bản về các loại đèn

dngduc

Xe điện
Biển số
OF-1299
Ngày cấp bằng
14/8/06
Số km
2,621
Động cơ
598,020 Mã lực
Sau một thời gian lọ mọ, em góp nhặt thông tin viết bài này để các bác nào chưa rõ đỡ mất công lọ mọ như em :

1. Cơ bản để đảm bảo khả năng quan sát cho người lái khi chạy xe vào chỗ tối (ban đêm hay qua rừng cây, đường hầm) đã từ lâu người ta phải trang bị đèn chiếu sáng cho mọi loại xe ô tô. Ngày nay để tăng khả năng quan sát của xe khác đặc biệt khi chạy ngược chiều, một số nơi còn có quy định phải có đèn chiếu sáng ban ngày (daylight). Cái này các bác cứ để ý xe nhập đời mới là thấy. Nó dùng để cho xe khác nhận biết khi bác chạy ở chỗ tối (chưa bật đèn) nên có cường độ sáng vừa phải thôi, không như đèn thường.

Quầng sáng đèn chiếu gần với xe ở khu vực "driver on the left"



Quầng sáng đèn chiếu xa



2. Về đèn mà nói thì phải nói đến hai mặt đó là phần cấu trúc quang học và phần nguồn sáng.

a. Cấu trúc quang học

- Đời cổ dùng thấu kính (lens optic)



Một nguồn sáng (dạng dây tóc hoặc hồ quang) được đặt ngay gần tiêu điểm của một gương phản xạ thường có dạng parabol. Ánh sáng phản xạ được chiếu vào thấu kính phía trước để từ cấu tạo của thấu kính sẽ phân phối ánh sáng theo dạng mong muốn cả về phương đứng và phương ngang. Các bác lưu ý hộ em là đèn chiếu xa (high beam) thì thường đối xứng theo phương ngang nhưng đèn chiếu gần (low beam) thì thường phải theo quy định (xe chạy bên phải đường sẽ chiếu sáng hơn cho phía phải, hạn chế phía trái - tránh chói mắt người đi ngược chiều.

Các loại đèn đóng kính (sealed) thường được sản xuất theo dạng này. Cái phân biệt đơn giản theo em là các bác nhìn vào đèn, thấy cái kính mặt ngoài có vân linh tinh (không nhìn rõ bên trong) thì là kiểu này.

- Loại phản xạ đa diện:


Gần giống loại trên nhưng không có thấu kính phía trước mà sử dụng cấu tạo đa gương ở phía trong để định hình luôn chùm sáng. Lớp kính phía trước thường là kính trong chỉ để bảo vệ. Đây là cấu trúc thường gặp nhất trong các xe hiện nay.

- Loại đèn chiếu (projector)



Cấu trúc này bao gồm gương phản xạ phía sau và thấu kính phía trước dạng elip, ánh sáng từ bóng đèn sau khi phản xạ sẽ tập trung tại tiêu điểm của thấu kính, việc định dạng nguồn sáng sẽ do một màn che nằm trong đèn ngay sau tiêu điểm thực hiện.

b. Nguồn sáng (bóng đèn)

- Bóng đèn sợi đốt tungsten



Cấu tạo tương tự bóng đèn dân dụng, sợi đốt bằng tungsten đặt trong môi trường chân không hoặc là khí trơ. Ngày nay chỉ còn dùng cho các loại bóng đèn chỉ thị như đèn lùi, xi nhan, chiếu sáng trong xe...
Dây tóc của bóng đèn loại này thường nằm vuông góc với trục bóng đèn.

- Bóng đèn Halogen - thường có ký hiệu Hxxx



Dây tóc được đốt cháy trong môi trường khí halogen; do hiệu năng phát sáng cao hơn bóng thông thường nên ngày nay thường được dùng cho đèn chiếu sáng phía trước xe. Sợi tóc của bóng đèn halogen thường được đặt dọc trục bóng đèn.


- Bóng đèn HID (xenon) - thường có ký hiệu Dxxx



Không có dây tóc mà phát sáng nhờ phát xạ hồ quang của muối kim loại do hiệu ứng phóng điện giữa hai điện cực dưới tác dụng của điện cao áp. Người ta thường gọi là xenon vì khí xenon trong bóng đèn giúp cho nó đạt được cường độ sáng tối đa trong thời gian ngắn. Các bác để ý đèn cao áp thông thường chiếu sáng ở ngoài phố dùng khí argon nên phải sáng lên một lúc mới tới cường độ tối đa được.

Đèn Xenon không dùng được với điện áp thấp nên nó phải có ballast. Ballast có tác dụng kích điện lên (85V AC với bóng D1 / D2 và 42V AC đối với bóng D3/D4) các bác lưu ý đây là điện xoay chiều với tần số khoảng 400Hz nên có thể gây giật điện rất nguy hiểm. Thông thường trong các xe có xenon nguyên bản, trên hộp đèn bao giờ cũng có cảnh báo phải tắt đèn trước khi chạm vào - đây cũng là một mẹo nhỏ khi xem đèn là xenon hay không.

Ưu điểm của xenon là có hiệu năng phát sáng cao hơn cả hai loại trên với cùng công suất tiêu thụ và mà của ánh sáng cũng gần với ánh sáng trắng ban ngày hơn nên nâng cao an toàn cho lái xe. Một ưu điểm nữa (đọc ở nhiều nơi nhưng em vẫn lăn tăn) đó là tuổi thọ bóng xenon khoảng 2000 giờ so với 500-1000 của bóng halogen.

Một nhược điểm của xenon là chứa thủy ngân ở bên trong nên độc hại khi sản xuất và vứt bỏ. Ngày nay với bóng đời mới (D3R, D3S, D4R và D4S) đã khắc phục nhược điểm này.

Nhược điểm thứ hai là do nguồn sáng kích thước lớn với cường độ cao nên dễ gây tán xạ, do đó không thích hợp lắp cho hệ thống quang học kiểu 1 và 2 đã trình bày ở trên, chỉ phù hợp nhất cho hệ thống projetor; Cái này các bác độ xe nên lưu ý, lắp đèn xenon vào chóa gáo dừa vừa không cải thiện được chiếu sáng của mình vừa làm điên tiết bà con đi ngược chiều. Ngoài ra để hạn chế tán sắc do bụi bám trên kính bảo vệ, một số khu vực còn có quy định khi dùng xenon cho chiếu xa, xe phải có hệ thống rửa đèn.

Nhược điểm thứ 3 là chi phí sản xuất đắt. Cái này không cần bàn nhiều

- Bóng LED : bóng đèn diot phát quang, hiện tại sử dụng chủ yếu cho đèn phanh, tín hiệu rẽ, đèn hành trình và 1 số đèn chiếu gần (rất hiếm gặp như kiểu lexus LS600h)



3. Một số khái niệm linh tinh khác

- Bóng đèn hiệu năng cao kiểu bác Namvu bán : vẫn là halogen nhưng có hiệu suất phát sáng cao hơn, màu sắc gần với ánh sáng ban ngày hơn. Lắp thay thế cho bóng halogen thông thường tuy nhiên có nhược điểm thời gian sử dụng ngắn.
- Bi-xenon : khái niệm chỉ đèn xenon kết hợp cả chiếu xa và chiếu gần trong 1 bóng đèn. Nhờ cấu tạo điều chỉnh được của màn chắn trong cấu trúc projector đã nêu ở trên. Có trong một số xe mercedes, BMW ở VN trong thời gian gần đây. Khi màn chắn được lật ra thì toàn bộ chùm sáng của đèn sẽ chiếu ra ngoài, không hạn chế tầm cao như ban đầu nữa.

- Đèn tự động điều chỉnh tầm cao: có khả năng tự động hạ chiều cao quầng sáng theo độ nghiêng của xe so với mặt đường (không chiếu vào mặt lái xe ngược chiều) cái này có trong CAMRY LD từ 2007. Thường sử dụng cơ cấu gồm hệ thống cảm biến độ nhún trục trước và trục sau của xe kết hợp vơi ECU điều khiển mô tơ bước đẩy một cái quả đấm gắn vào đuôi cụm projector để chỉnh lại góc nghiêng của ống đèn.
- Đèn tự động mở rộng góc chiếu: Có khả năng tự động mở rộng góc chiếu sáng khi vào cua (CAM 3.5Q, BMW X5, Mercedes E...) cái này rất hay nhưng phức tạp và tốn kém (vẫn là ECU điều chỉnh mô tơ như phần trên nhưng đẩy ngang) hoặc đơn giản hơn là bật thêm bóng đèn khác lên để chiếu sang phần đường cần thiết.
- Đối với cấu trúc thông thường thì đèn projector (xenon/halogen) thường được dùng cho đèn chiếu gần, đèn chiếu xa dùng chóa phản quang tuy nhiên một số xe cao cấp dùng bixenon (chung trong một đèn) hoặc dùng cả hai đèn projector. Cá biệt mondeo 2003~2006 dùng đèn pha projector halogen, đèn chiếu gần dùng chóa phản quang - rất cá tính !

- Để tìm kiếm bóng đèn cho xe mình các bác có thể tháo bóng đang dùng ra xem trực tiếp, xem hướng dẫn sử dụng theo xe hoặc có thể tra cứu trên WEB (độ tin cậy giảm dần)
http://am_application.osram.info/publish/index_en.html
 
Chỉnh sửa cuối:

dngduc

Xe điện
Biển số
OF-1299
Ngày cấp bằng
14/8/06
Số km
2,621
Động cơ
598,020 Mã lực
4. Độ đèn xenon
- Vì ánh sáng xenon mạnh và có màu trắng đẹp gần như ánh sáng ban ngày và một yếu tố nữa là đèn xenon là thế hệ mới nên phát sinh một nhu cầu thực tế là độ xenon cho xe

- Độ xenon bao gồm thay bóng đèn xenon và lắp ballast. Tiền nào của ấy, nếu độ em khuyên các bác dùng đồ xịn (nó bền và chuẩn hơn) hàng tàu hay bị món mắt nhắm mắt mở lắm.


- Với một số thông tin đã nêu trên và kinh nghiệm bản thân em thấy các bác có đèn cấu tạo kiểu đúc kín thò mỗi dây ra (như xe tải) thì pó tay. Các bác có đèn gáo dừa (khá phổ biến) không nên thay bóng xenon vì điểm sáng của xenon lớn và đặc điểm của hồ quang gây ra tán xạ rất mạnh, các bác lắp vào gáo dừa thì ánh sáng nó có xu thế tóe loe ra, vừa không sáng cho bác vừa làm chói xe ngược chiều - nguy hiểm. Giải pháp cho 2 trường hợp này là chơi cả bộ đèn projector xenon mới lắp độc lập, đấu điện sang.

- Với xe có đèn projector bóng halogen thì đơn giản hơn, các bác chế bóng xenon vào và lắp ballast là xong. Lưu ý vấn đề hiệu chỉnh màn chắn nếu cần (để hạn chế vùng ánh sáng trên cao) và nên lắp cho đèn cos. Nếu cố lắp cho đèn pha thì hạn chế nhá pha vì sẽ nhanh xịt ballast !

5. Nhận biết bằng mắt:

- Về cấu trúc quang học thì nhìn phát bít luôn, chắc khỏi giải thích.
- Về nguồn sáng (vấn đề đau đầu hơn): ánh sáng hơi vàng, khi bật tắt có cảm giác sáng lên và đặc biệt là tắt đi cảm giác được giảm sáng từ từ => nhiều khả năng là halogen; cũng như vậy mà ánh sáng trắng hoặc xanh hơn thì là bóng hiệu năng cao kiểu night breaker; còn nếu chớp lên sáng rực rỡ luôn, tắt phụt một cái hết ngay thì khả năng là xenon.
- Đương nhiên tháo bóng đèn ra xem thì đỉnh, nhưng đội đang chạy ngoài đường chắc là không cho đâu ! Một lưu ý là đèn xenon có điện áp chân bóng là xoay chiều 42/85 Volts nên các bác phải cẩn thận khi test bóng không lại giật tung tay lên thì khổ !
 
Chỉnh sửa cuối:

Bình Lốp

Xe máy
Biển số
OF-39914
Ngày cấp bằng
4/7/09
Số km
69
Động cơ
469,490 Mã lực
Cám ơn bác chủ thớt
Đánh dấu đã (b)
 

danin4um

Xe hơi
Biển số
OF-16849
Ngày cấp bằng
30/5/08
Số km
192
Động cơ
510,204 Mã lực
Nơi ở
Chùa Bộc - Đống Đa - Hà Nội
bài bổ ích quá kụ ợ. hem có kụ thì cuối tuần này e định lắp Bixeon vào gáo dừa roài. voted
 

SpecX7426

Xe tăng
Biển số
OF-64
Ngày cấp bằng
24/5/06
Số km
1,741
Động cơ
600,012 Mã lực
Nơi ở
t/p HCM
Bài cụ viết đơn giản, dễ hiểu, nói chung là tốt! Thanks cụ nhé! Voted
 

2trung

Xe hơi
Biển số
OF-3151
Ngày cấp bằng
18/1/07
Số km
154
Động cơ
560,090 Mã lực
3. Một số khái niệm linh tinh khác

- Đèn tự động điều chỉnh tầm cao: có khả năng tự động hạ chiều cao quầng sáng theo độ nghiêng của xe so với mặt đường (không chiếu vào mặt lái xe ngược chiều) cái này có trong CAMRY LD từ 2007. Cũng là điều chỉnh màn chắn trong projector
- Đèn tự động mở rộng góc chiếu: Có khả năng tự động mở rộng góc chiếu sáng khi vào cua (CAM 3.5Q, BMW X5, Mercedes E...) cái này rất hay nhưng phức tạp và tốn kém (vẫn là điều chỉnh màn chắn) hoặc đơn giản hơn là bật thêm bóng khác lên.
- Đối với cấu trúc thông thường thì đèn projector (xenon/halogen) thường được dùng cho đèn chiếu gần, đèn chiếu xa dùng chóa phản quang tuy nhiên một số xe cao cấp dùng bixenon (chung trong một đèn) hoặc dùng cả hai đèn projector. Cá biệt mondeo 2003~2006 dùng đèn pha projector halogen, đèn chiếu gần dùng chóa phản quang - rất cá tính !

- Để tìm kiếm bóng đèn cho xe mình các bác có thể tháo bóng đang dùng ra xem trực tiếp, xem hướng dẫn sử dụng theo xe hoặc có thể tra cứu trên WEB (độ tin cậy giảm dần)
http://am_application.osram.info/publish/index_en.html
Cái chỗ đỏ đỏ là nó dùng mô tơ điện kéo quay cả cụm đèn pha cụ ạ (Projector + Bulb + Reflector) chứ không phải kéo rèm như sân khấu kịch đâu cụ ạ. Nhìn mấy em Cam lúc mới bật đèn lên nó đá lông nheo rõ mà. Đã vote cụ
 

Van Ngoc

Xe hơi
Biển số
OF-48575
Ngày cấp bằng
12/10/09
Số km
110
Động cơ
459,900 Mã lực
Thông tin bổ ích:41:
 

BlankMan

Xe hơi
Biển số
OF-30205
Ngày cấp bằng
28/2/09
Số km
139
Động cơ
482,780 Mã lực
Thank những thông tin bổ ích và sự nhiệt tình của bác
 

Mi_Nhon

Xe máy
Biển số
OF-47917
Ngày cấp bằng
3/10/09
Số km
72
Động cơ
460,420 Mã lực
Em đã từng đọc thấy có nói cả về cường độ anh sáng của đèn, mà giờ thì quan tâm độ sáng của Xenon rồi ,các loại khác thì ko cần bàn nữa :21:. Nghe nói là nó có độ sáng mạnh nhất là 16.000K hay đó là cách gọi cho dải màu của xenon
Bác nào cho bài về vấn đề cường độ sáng luôn nhế:6:(b):6:
 

x1.1

Xe hơi
Biển số
OF-48284
Ngày cấp bằng
8/10/09
Số km
133
Động cơ
460,530 Mã lực
Em ko thấy mấy cái ký hiệu mà bác chủ thớt nói ở đâu. Với mấy loại đèn không thấy có thấu kính nhìn được bóng đèn thì cứ so sánh với hình minh họa của bác chủ thớt là biết bống gì, nhưng với mấy loại có thấu kính chắn thì em chịu, làm sao đây?
Còn đèn night breaker là gì các cụ?
 

Lucy

Xe hơi
Biển số
OF-24286
Ngày cấp bằng
17/11/08
Số km
166
Động cơ
493,462 Mã lực
Bài viết bổ ích và hay ! Đã vote cụ chủ thớt !(b)(b)
 

Vietmasta

Xe đạp
Biển số
OF-40024
Ngày cấp bằng
6/7/09
Số km
44
Động cơ
469,040 Mã lực
Rất hay. Cảm ơn bác đã kỳ công làm tài liệu. Vote!
 

dngduc

Xe điện
Biển số
OF-1299
Ngày cấp bằng
14/8/06
Số km
2,621
Động cơ
598,020 Mã lực
Em đã từng đọc thấy có nói cả về cường độ anh sáng của đèn, mà giờ thì quan tâm độ sáng của Xenon rồi ,các loại khác thì ko cần bàn nữa :21:. Nghe nói là nó có độ sáng mạnh nhất là 16.000K hay đó là cách gọi cho dải màu của xenon
Bác nào cho bài về vấn đề cường độ sáng luôn nhế:6:(b):6:
Nhiệt độ màu thông thường của xenon là 4100K đến 4400K; halogen là 3000K đến 3550K, ánh sáng ban ngày khoảng 6500K

Em ko thấy mấy cái ký hiệu mà bác chủ thớt nói ở đâu. Với mấy loại đèn không thấy có thấu kính nhìn được bóng đèn thì cứ so sánh với hình minh họa của bác chủ thớt là biết bống gì, nhưng với mấy loại có thấu kính chắn thì em chịu, làm sao đây?
Còn đèn night breaker là gì các cụ?
Như tớ đã nói với đèn dùng thấu kính projector thì có cách thứ nhất là tháo bóng đèn ra xem hình dáng và ký hiệu (không có dây tóc và ký hiệu Dxxx là xenon), cách nữa là tìm cái dấu hiệu cảnh báo điện cao áp như kiểu thế này

 

heroest

Xe tải
Biển số
OF-39445
Ngày cấp bằng
29/6/09
Số km
293
Động cơ
472,279 Mã lực
Nơi ở
Mỹ Đình - Hà Nội
3. Một số khái niệm linh tinh khác

- Bóng đèn hiệu năng cao kiểu bác Namvu bán : vẫn là halogen nhưng có hiệu suất phát sáng cao hơn, màu sắc gần với ánh sáng ban ngày hơn. Lắp thay thế cho bóng halogen thông thường tuy nhiên có nhược điểm thời gian sử dụng ngắn.
Cái này nhờ bác NĂM VÚ con phơm cái. Ngắn là bao nhiêu % so với đèn thường hả bác? (có bác nói tuổi thọ chỉ đc 50% so với đèn theo xe)
 

dngduc

Xe điện
Biển số
OF-1299
Ngày cấp bằng
14/8/06
Số km
2,621
Động cơ
598,020 Mã lực
ngay trên vỏ hộp đèn OSRAM cũng ghi rõ life span chỉ khoảng 50%
NIGHT BREAKER Service life
Question
There is a pictogram on the packaging: "Standard lamp = full clock" and "NIGHT BREAKER = half clock". What does it mean?

Answer
These symbols stand for the service life of the lamps. However, that does not mean that NIGHT BREAKER lamps have only half the service life of a standard lamp. Just like the service life of a battery depends on the electrical appliance to be operated, the service life of headlamps depends e.g. on the quality of the power supply in the different cars. Therefore, no absolute values can be specified for the life span of these products. The clock symbols however, point to a shortened service life compared to standard lamps.

The "standard" life span is a compromise the car manufacturer has to make for the basic equipment of a vehicle in order to meet different customer needs:

Thus, there are customers who are mainly driving in the daytime, with their lights switched on. These drivers prefer a long lamp life to a high light output. Especially for this application, OSRAM offers the LIGHT@DAY lamp family with up to three times the service life of standard lamps.
On the other hand, there are customers for whom the optimum road illumination at night is most important. The clear majority of drivers look for lamps that increase safety. Light intensity is mentioned as the most significant purchasing criterion by 41% of the people surveyed (GfK 2002 - German market survey). For these drivers who accept a shorter service life in favour of their safety, OSRAM offers the NIGHT BREAKER headlamps with up to 90% more light on the road (compared to standard lamps
http://www.osram.com/osram_com/Tools_&_Services/Training_&_Knowledge/FAQ/Automotive_Lighting/index.html#answ34
 

NAM VŨ

Xe container
Biển số
OF-77
Ngày cấp bằng
24/5/06
Số km
7,587
Động cơ
657,409 Mã lực
Nơi ở
Quận/Huyện
Website
www.namvu.com.vn
Cái này nhờ bác NĂM VÚ con phơm cái. Ngắn là bao nhiêu % so với đèn thường hả bác? (có bác nói tuổi thọ chỉ đc 50% so với đèn theo xe)
Thà một (vạn) phút huy hoàng rồi chợt tắt
Còn hơn buồn le lói suốt năm trăm (giờ)

Với tuổi thọ 350h của bóng đèn H4 và 150-200h của bóng H1-H7, đa số khách hàng có thể sử dụng trên 1 năm mới cháy bác ạ.
 

phongboy

Xe tăng
Biển số
OF-32867
Ngày cấp bằng
3/4/09
Số km
1,247
Động cơ
490,090 Mã lực
Voka bác vì thông tin bổ ích(b)
 

dngduc

Xe điện
Biển số
OF-1299
Ngày cấp bằng
14/8/06
Số km
2,621
Động cơ
598,020 Mã lực
...
Còn đèn night breaker là gì các cụ?


Bóng đèn halogen hiệu năng cao :

Bóng đèn halogen có nguyên lý phát sáng là dây tóc (thường bằng tungsten) được đốt nóng bởi dòng điện lên đến cường độ cao và phát ra ánh sáng. Gọi là halogen bởi lẽ môi trường khí trơ trong bóng đèn thông thường được bổ sung thêm 1 ít halogen (iốt hoặc brôm). Halogen trong bóng đèn giúp cho một số phân tử tungsten bị đốt cháy ở nhiệt độ cao trên dây tóc phát tán ra ngoài được luân chuyển vòng trở lại dây tóc (halogen-cycle). Cái này giúp cho bóng đèn halogen có thể hoạt động ở nhiệt độ đốt cháy thiết kế cao hơn bóng thường mà vẫn đảm bảo tuổi thọ cao => hiệu suất phát sáng cao hơn và nhiệt độ màu của ánh sáng phát ra cũng cao hơn.



Bóng đèn halogen hiệu năng cao lợi dụng hiệu ứng halogen-cycle đã nói ở trên để thiết kế sợi tóc hoạt động ở nhiệt độ cao hơn nữa (thường là sợi tóc được thiết kế và chế tạo với hình dạng rất chuẩn xác, hỗn hợp khí trong bóng được tối ưu về thành phần và áp suất, thủy tinh làm bóng đèn là loại đặc biệt...). Do nhiệt độ cao hơn nên tuổi thọ của bóng vì thế thường nhỏ hơn halogen thường, ngoài ra (cái này em đoán nhé) do phát sinh một phần hiện tượng tán sắc do ánh sáng sinh ra ở nhiệt độ màu cao, nên thường các nhà sản xuất tìm cách sơn một lớp màu tím lên bóng đèn làm ánh sáng đèn trắng hơn và hạn chế tán xạ

Một số thương hiệu hiệu năng cao như NIGHT BREAKER của OSRAM, X-TREME POWER của Philips



Bóng đèn hiệu năng cao là giải pháp rất hợp lý để nâng cao hiệu quả chiếu sáng của đèn mà không phải độ đạc gì, chỉ đơn giản mua bóng (đúng loại nhé) về cắm vào là ăn ngay. Nếu bác nào lăn tăn về tuổi thọ bóng thì có thể chọn giải pháp trung gian là không mua loại hiệu năng cao nhất (+ 80~90%) mà chỉ dùng loại lưng chừng ( +40~50%) thôi (OSRAM Silverstar, philips VisionPlus...)
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải
Top