- Biển số
- OF-62549
- Ngày cấp bằng
- 22/4/10
- Số km
- 1
- Động cơ
- 439,610 Mã lực
Một mùa du lịch hè đã trôi qua, một số khách du lịch thường phàn nàn về chuyến du lịch của mình, nhất là chuyện khách sạn giá cao, hoặc đến nơi rồi mà không có phòng ở, ăn uống đắt đỏ, các khu du lịch đông đúc, dịch vụ không được như ý, v.v....Thế nhưng, rất ít người nhìn lại một số nguyên nhân có phần là do mình. Sau đây là một số thói quen cần sửa để có một chuyến du lịch như ý cho bản thân và gia đình.
Thứ nhất, phần lớn khách du lịch của ta chẳng chịu lên kế hoạch và làm công tác chuẩn bị cho chuyến đi. Họ chẳng quan tâm đến việc giữ chỗ vé tàu xe, đặt phòng khách sạn.
Ai cũng biết, khoan nói tới việc đặt phòng khách sạn, chỉ riêng việc mình đường đột đến nhà bạn bè, người quen để chơi (thăm hỏi) mà không báo trước, nhiều khi dù không muốn, họ cũng vẫn buộc phải cáo lỗi không tiếp mình, vì họ đã có kế hoạch đi đâu, làm gì đó.
Khi mình đột ngột "xông" vào khách sạn khi ở đó đã đầy khách mà mình lại không giữ chỗ (book) trước, thì chắc chắn là mình không thể là Thượng đế của họ đươc rồi. Như vậy, chỉ nên đi du lịch khi đã có kế hoạch cụ thể, đặt vé, giữ chỗ khách sạn... trước khi đi.
Thứ hai, khách du lịch nội địa của Việt Nam vẫn có thói quen đi đến những địa điểm du lịch nổi tiếng ở trong nước vào cùng một thời điểm. Có hai yếu tố ảnh hưởng là (1) nhiều người mải làm ăn chỉ sực nhớ đến việc đi du lịch vào những dịp lễ, Tết và (2) khi đi du lịch, họ thường đến những nơi nổi tiếng, đông người, mà ít khi nhận ra rằng mình đi du lịch trước hết là để "thưởng" cho chính bản thân mình, gia đình mình sau một thời gian dài làm việc mệt mỏi, rằng đi du lịch để tìm sự thanh thản, yên bình để bồi bổ cả thể lực lẫn tinh thần.
Muốn vậy, chỉ có cách đi riêng, không trùng với bất kỳ một "cơn lũ quét" du lịch nào, không đến các điểm du lịch "nổi tiếng" vào thời gian cao điểm. Ở nhiều nước khác, Giáng sinh, Tết Dương lịch hay quốc khánh thường là thời gian để người ta nghỉ ngơi tại nhà.
Thứ ba, thường thì khách du lịch nội địa là công chức, người làm công ăn lương của Việt Nam ít khi sử dụng phép năm cho các kỳ du lịch tự chọn. Tiêu chuẩn phép năm của họ thường được sử dụng tỉa dần và rải đều trong năm, để làm những chuyện như nghỉ phép một vài ngày sửa nhà, gặp thầy cô giáo của con, làm một số thủ tục tại các ơ quan hành chính..., rất nhiều người thậm chí còn không sử dụng hết tiêu chuẩn phép năm của mình.
Đa phần khách du lịch nội địa của Việt Nam chưa thấy được ích lợi của việc đi di lịch theo kế hoạch nghỉ phép riêng của mình, đến bất kỳ nơi nào mình thích, trong một thời gian đủ dài. Ở các nước phát triển, người làm công ăn lương luôn có kế hoạch đi chơi, du lịch ngay từ đầu năm, và họ phải đăng ký trước lịch nghỉ phép của mình tại nơi làm việc.
Thứ tư: Điểm đến: Đa phần khách du lịch Việt Nam vẫn có tâm lý ngại đi du lịch nước ngoài. Vì vậy, điểm đến của họ thường là một số nơi nổi tiếng trong nước như Sapa, Nha Trang, Đà Lạt, Đồ Ssơn, Sầm Sơn... Lý do thì nhiều, nhưng trong đó cũng có tâm lý ngại đi nước ngoài vì sợ bất đồng ngôn ngữ, món ăn không hợp khẩu vị, ngại làm thủ tục, sợ đi máy bay...
Ngoài những lý do đó, tâm lý sợ "tiêu hoang" cũng là một yếu tố quan trọng, mặc dù có nhiều chuyến đi nước ngoài đến các nước ASEAN chỉ cần chi phí thấp hơn, trong khi lại có tiện ích nhiều hơn, đáng kể so với đi du lịch ở các địa điểm "nổi tiếng" vào thời gian cao điểm ở trong nước. Một điều quan trọng cần phải được cân nhắc là các lễ hội, quốc khánh ở các nước là khác nhau, vì vậy, thời gian "cao điểm" về du lịch ở các nước sẽ khác nhau. Một dịp lễ quốc khánh được nghỉ dài ngày do trùng với ngày cuối tuần ở Việt Nam sẽ không trùng với thời gian cao điểm về du lịch ở nước khác, và ngược lại.
Đi du lịch là dịp để tự vừa "thưởng" cho chính mình, vừa là dịp để tiếp cận, làm quen với phong cảnh, nếp sinh hoạt ở địa phương khác, hay nền văn hóa ở nước khác. Vì vậy sẽ là tốt nhất nếu ta tự đi riêng, hoặc đi theo tour một cách có chọn lọc, vào những thời điểm thích hợp nhất với mình, với gia đình mình, để khi trở về sức khỏe thể chất và tinh thần được cải thiện hơn, năng suất lao động và sức sáng tạo cao hơn.
Thêm vào đó, công tác chuẩn bị, lập kế hoạch cụ thể cho chuyến đi, bao gồm cả việc tìm hiểu trước nơi mình sẽ đến, nghiên cứu bản đồ, xem xét tất cả phương án vận chuyển, chọn nơi ở, lập lịch trình, danh sách vật dụng cần đem theo... ngoài việc tạo hiệu quả cao cho chuyến đi, còn là một công việc đầy thử thách, đem lại hứng thú cho bất kỳ ai quan tâm và ý thức đầy đủ được về vai trò của nó.
Chúc các bạn có những kỳ nghỉ vừa ý trong thời gian tới.
Thứ nhất, phần lớn khách du lịch của ta chẳng chịu lên kế hoạch và làm công tác chuẩn bị cho chuyến đi. Họ chẳng quan tâm đến việc giữ chỗ vé tàu xe, đặt phòng khách sạn.
Ai cũng biết, khoan nói tới việc đặt phòng khách sạn, chỉ riêng việc mình đường đột đến nhà bạn bè, người quen để chơi (thăm hỏi) mà không báo trước, nhiều khi dù không muốn, họ cũng vẫn buộc phải cáo lỗi không tiếp mình, vì họ đã có kế hoạch đi đâu, làm gì đó.
Khi mình đột ngột "xông" vào khách sạn khi ở đó đã đầy khách mà mình lại không giữ chỗ (book) trước, thì chắc chắn là mình không thể là Thượng đế của họ đươc rồi. Như vậy, chỉ nên đi du lịch khi đã có kế hoạch cụ thể, đặt vé, giữ chỗ khách sạn... trước khi đi.
Muốn vậy, chỉ có cách đi riêng, không trùng với bất kỳ một "cơn lũ quét" du lịch nào, không đến các điểm du lịch "nổi tiếng" vào thời gian cao điểm. Ở nhiều nước khác, Giáng sinh, Tết Dương lịch hay quốc khánh thường là thời gian để người ta nghỉ ngơi tại nhà.
Thứ ba, thường thì khách du lịch nội địa là công chức, người làm công ăn lương của Việt Nam ít khi sử dụng phép năm cho các kỳ du lịch tự chọn. Tiêu chuẩn phép năm của họ thường được sử dụng tỉa dần và rải đều trong năm, để làm những chuyện như nghỉ phép một vài ngày sửa nhà, gặp thầy cô giáo của con, làm một số thủ tục tại các ơ quan hành chính..., rất nhiều người thậm chí còn không sử dụng hết tiêu chuẩn phép năm của mình.
Đa phần khách du lịch nội địa của Việt Nam chưa thấy được ích lợi của việc đi di lịch theo kế hoạch nghỉ phép riêng của mình, đến bất kỳ nơi nào mình thích, trong một thời gian đủ dài. Ở các nước phát triển, người làm công ăn lương luôn có kế hoạch đi chơi, du lịch ngay từ đầu năm, và họ phải đăng ký trước lịch nghỉ phép của mình tại nơi làm việc.
Ngoài những lý do đó, tâm lý sợ "tiêu hoang" cũng là một yếu tố quan trọng, mặc dù có nhiều chuyến đi nước ngoài đến các nước ASEAN chỉ cần chi phí thấp hơn, trong khi lại có tiện ích nhiều hơn, đáng kể so với đi du lịch ở các địa điểm "nổi tiếng" vào thời gian cao điểm ở trong nước. Một điều quan trọng cần phải được cân nhắc là các lễ hội, quốc khánh ở các nước là khác nhau, vì vậy, thời gian "cao điểm" về du lịch ở các nước sẽ khác nhau. Một dịp lễ quốc khánh được nghỉ dài ngày do trùng với ngày cuối tuần ở Việt Nam sẽ không trùng với thời gian cao điểm về du lịch ở nước khác, và ngược lại.
Đi du lịch là dịp để tự vừa "thưởng" cho chính mình, vừa là dịp để tiếp cận, làm quen với phong cảnh, nếp sinh hoạt ở địa phương khác, hay nền văn hóa ở nước khác. Vì vậy sẽ là tốt nhất nếu ta tự đi riêng, hoặc đi theo tour một cách có chọn lọc, vào những thời điểm thích hợp nhất với mình, với gia đình mình, để khi trở về sức khỏe thể chất và tinh thần được cải thiện hơn, năng suất lao động và sức sáng tạo cao hơn.
Thêm vào đó, công tác chuẩn bị, lập kế hoạch cụ thể cho chuyến đi, bao gồm cả việc tìm hiểu trước nơi mình sẽ đến, nghiên cứu bản đồ, xem xét tất cả phương án vận chuyển, chọn nơi ở, lập lịch trình, danh sách vật dụng cần đem theo... ngoài việc tạo hiệu quả cao cho chuyến đi, còn là một công việc đầy thử thách, đem lại hứng thú cho bất kỳ ai quan tâm và ý thức đầy đủ được về vai trò của nó.
Chúc các bạn có những kỳ nghỉ vừa ý trong thời gian tới.