[Luật] Một số nội dung trong đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe cho người tàn tật

tla

Xe điện
Biển số
OF-13289
Ngày cấp bằng
19/2/08
Số km
3,568
Động cơ
544,574 Mã lực
Tuổi
52
Nơi ở
Bên 2 công chúa nhỏ
Hôm qua em thấy có 1 bác hỏi về thủ tục cấp giấy phép lái xe cho người tàn tật, em không tìm thấy topic ấy đâu nên em mở mục mới.

[FONT=&quot]QUYẾT ĐỊNH[/FONT]

CỦA BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI SỐ 05/2008/QĐ-BGTVT
NGÀY 20 THÁNG 03 NĂM 2008
VỀ VIỆC BỔ SUNG MỘT SỐ NỘI DUNG TRONG ĐÀO TẠO,
SÁT HẠCH VÀ CẤP GIẤY PHÉP LÁI XE CHO NGƯỜI TÀN TẬT
[FONT=&quot]BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI[/FONT]


Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 29 tháng 6 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 34/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Công văn số 1992/TTg-CN ngày 21 tháng 12 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và lưu hành xe ba bánh, xe cơ giới dùng cho người tàn tật;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Nay ban hành bổ sung một số nội dung trong đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe cho người tàn tật như sau:
1. Về đào tạo
a) Người học có thể học tự học lý thuyết và thực hành theo nội dung, chương trình và thủ tục được quy định tại Quyết định số 56/2007/QĐ-BGTVT và Quyết định số 55/2007/QĐ-BGTVT ngày 07/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. Trước khi sát hạch, nếu người học có nhu cầu ôn luyện, giải đáp thì đăng ký với cơ sở đào tạo để được hướng dẫn;
b) Trường hợp người học có nhu cầu học tập trung thì đăng ký với cơ sở đào tạo để được học theo nội dung, chương trình quy định;
c) Cơ sở đào tạo miễn toàn bộ hoặc giảm học phí cho người học theo chính sách hiện hành.
2. Về sát hạch
a) Sát hạch lý thuyết theo nội dung sát hạch lái xe hạng A1 hiện hành bằng phương pháp trắc nghiệm;
[FONT=&quot]b) Sát hạch thực hành lái xe trong hình theo hướng dẫn của Cục Đường bộ Việt Nam; [/FONT]
c) Xe mô tô dùng để sát hạch là xe của người dự sát hạch đã được cơ quan có thẩm quyền cấp đăng ký, biển số theo quy định;
d) Tổ chức kỳ sát hạch để cấp giấy phép lái xe cho người tàn tật thực hiện theo Quy chế quản lý sát hạch và cấp giấy phép lái xe ban hành kèm theo Quyết định số 54/2007/QĐ-BGTVT ngày 07/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
3. Về cấp giấy phép lái xe
a) Giấy phép lái xe cấp cho người tàn tật để điều khiển xe mô tô dùng cho người tàn tật tham gia giao thông đường bộ là giấy phép lái xe cơ giới đường bộ hạng A1, nằm trong hệ thống giấy phép lái xe cơ giới đường bộ của Việt Nam;
b) Công tác quản lý cấp, đổi và cấp lại giấy phép lái xe cơ giới đường bộ cho người tàn tật thực hiện theo Quy chế quản lý sát hạch, cấp giấy phép lái xe ban hành kèm theo Quyết định số 54/2007/QĐ-BGTVT ngày 07/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
Điều 2. Trách nhiệm của các cơ quan quản lý
1. Cục Đường bộ Việt Nam
a) Hướng dẫn thực hiện Quyết định này;
b) Thanh tra, kiểm tra, tổng hợp công tác đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe cho người tàn tật trong phạm vi cả nước và báo cáo Bộ Giao thông vận tải theo quy định.
2. Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính
a) Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở đào tạo lái xe trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chuẩn bị đủ các điều kiện để đào tạo, sát hạch lái xe cho người tàn tật;
b) Quản lý công tác đào tạo, sát hạch, cấp, đổi, cấp lại giấy phép lái xe cho người tàn tật theo Quyết định này và các quy định hiện hành;
c) Định kỳ báo cáo Bộ Giao thông vận tải (qua Cục Đường bộ Việt Nam) theo Quy định.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 4. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


BỘ TRƯỞNG
Hồ Nghĩa Dũng
 

tla

Xe điện
Biển số
OF-13289
Ngày cấp bằng
19/2/08
Số km
3,568
Động cơ
544,574 Mã lực
Tuổi
52
Nơi ở
Bên 2 công chúa nhỏ
Thêm các văn bản liên quan:

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Số: 1992/TTg-CN
V/v sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và lưu hành xe ba bánh, xe cơ giới dùng cho người tàn tật CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 21 tháng 12 năm 2007


Kính gửi: - Các Bộ: Giao thông vận tải, Công an, Công Thương,
Y tế, Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.


Xét đề nghị của Bộ Giao thông vận tải (văn bản số 6563/BGTVT-VT ngày 12 tháng 10 năm 2007 và số 7396/BGTVT-VT ngày 15 tháng 11 năm 2007), ý kiến của các Bộ Công Thương (văn bản số 2630/BCT-CLH ngày 02 tháng 11 năm 2007), Bộ Công an (văn bản số 2164 CV/BCA-C11 ngày 06 tháng 11 năm 2007) và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (văn bản số 4005/TBTBXH-BTXH ngày 01 tháng 11 năm 2007) về việc sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và lưu hành xe ba bánh, Thủ tướng Chính phủ có ý kiến như sau:
1. Xe mô tô ba bánh, xe gắn máy ba bánh được sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu theo quy định của pháp luật phải được kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường và đăng ký cấp biển số trước khi tham gia giao thông.
2. Không cho phép đăng ký và lưu hành xe mô tô ba bánh, xe gắn máy ba bánh để vận chuyển khách và hàng hóa trong nội thành, nội thị (trừ xe của quân đội, lực lượng công an và xe cơ giới dùng cho người tàn tật). Đối với khu vực khác giao Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định cụ thể về thời gian, tuyến đường hoạt động đối với xe mô tô ba bánh, xe gắn máy ba bánh dùng để vận chuyển khách và hàng hóa tại địa phương.
3. Xe cơ giới dùng cho người tàn tật là phương tiện chuyên dùng, dùng riêng cho người tàn tật; không sử dụng vào mục đích vận chuyển khách và hàng hóa.
Giao các Bộ, ngành liên quan thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Bộ Công Thương xem xét, cấp phép cho các cơ sở sản xuất có đủ điều kiện quy định, được sản xuất, lắp ráp, chế tạo xe mô tô ba bánh, xe cơ giới dùng cho người tàn tật.
b) Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giao thông vận tải quy định về điều kiện sức khỏe, mức độ bị hạn chế về vận động của người tàn tật được phép sử dụng xe cơ giới dùng cho người tàn tật.
c) Bộ Giao thông vận tải:
- Tổ chức kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe mô tô ba bánh, xe cơ giới cho người tàn tật;
- Quy định kiểu, loại xe cơ giới dùng cho người tàn tật theo điều kiện sức khỏe, mức độ bị hạn chế về vận động của người tàn tật.
- Tổ chức việc đào tạo, sát hạch và cấp phép lái xe cho người khuyết tật.
d) Bộ Công an tổ chức việc đăng ký cấp biến số cho xe cơ giới dùng cho người tàn tật./.

Nơi nhận:
- Như trên;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- VPCP: BTCN, các PCN,
các Vụ: KTTH, NC, KG, ĐP, TH, Website CP;
- Lưu: VT, CN (3).95 KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
(Đã ký)
Hoàng Trung Hải
 

tla

Xe điện
Biển số
OF-13289
Ngày cấp bằng
19/2/08
Số km
3,568
Động cơ
544,574 Mã lực
Tuổi
52
Nơi ở
Bên 2 công chúa nhỏ
Văn bản 2:

QUYẾT ĐỊNH
CỦA BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI SỐ 54/2007/QĐ-BGTVT
NGÀY 07 THÁNG 11 NĂM 2007
BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ SÁT HẠCH, CẤP GIẤY PHÉP
LÁI XE CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ


BỘ TR¬ƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Căn cứ Luật Giao thông đ¬ường bộ ngày 29 tháng 6 năm 2001;
Căn cứ Luật Dạy nghề ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 34/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Đư¬ờng bộ Việt Nam, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,


QUYẾT ĐỊNH:


Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và bãi bỏ Quyết định số 72/2005/QĐ-BGTVT ngày 28 tháng 12 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Quy chế quản lý sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trư¬ởng các Vụ, Cục trưởng Cục Đư¬ờng bộ Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính, Thủ tr¬ưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.


BỘ TR¬ƯỞNG
Hồ Nghĩa Dũng




















QUY CHẾ
QUẢN LÝ SÁT HẠCH,
CẤP GIẤY PHÉP LÁI XE CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 54/2007/QĐ-BGTVT
ngày 07 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định về quản lý sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Quy chế này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến quản lý, sát hạch, cấp và sử dụng giấy phép lái xe cơ giới đường bộ.
2. Quy chế này không áp dụng đối với quản lý sát hạch, cấp giấy phép lái xe của ngành Công an, Quân đội làm nhiệm vụ an ninh, quốc phòng.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi là xe cơ giới) là các loại xe di chuyển trên đường bộ bằng sức kéo của động cơ do người điều khiển bao gồm:
a) Mô tô hai hoặc ba bánh, xe máy, xích lô máy, xe lam ba bánh;
b) Ô tô các loại gồm ô tô con, ô tô tải, ô tô khách, ô tô chuyên dùng, ô tô kéo sơ mi rơ moóc;
c) Máy kéo bánh lốp và các loại ô tô cần cẩu bánh lốp tự hành trên đường bộ.
2. Giấy phép lái xe là chứng chỉ cấp cho người điều khiển xe cơ giới (người lái xe) để được phép lái một hoặc một số loại xe cơ giới.
3. Thời gian hành nghề lái xe là thời gian người có giấy phép lái xe đã lái loại xe ghi trong giấy phép lái xe.
4. Lái xe chuyên nghiệp là người lái xe sinh sống bằng nghề lái xe.
5. Lái xe không chuyên nghiệp là người lái xe không sinh sống bằng nghề lái xe.

Chương II
HỆ THỐNG GIẤY PHÉP LÁI XE

Điều 4. Phân hạng giấy phép lái xe
1. Hạng A1 cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3.
2. Hạng A2 cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1.
3. Hạng A3 cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô ba bánh, bao gồm cả xe lam ba bánh, xích lô máy và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1.
4. Hạng A4 cấp cho người lái xe để điều khiển các loại máy kéo có trọng tải đến 1000 KG.
5. Hạng B1 cấp cho người lái xe không chuyên nghiệp để điều khiển các loại xe sau đây:
a) Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
b) Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3500 KG;
c) Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3500 KG.
6. Hạng B2 cấp cho người lái xe chuyên nghiệp để điều khiển các loại xe sau đây:
a) Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1;
b) Ô tô cần cẩu bánh lốp có sức nâng thiết kế dưới 3500 KG.
7. Hạng C cấp cho người lái xe chuyên nghiệp để điều khiển các loại xe sau đây:
a) Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3500 KG trở lên;
b) Đầu kéo, máy kéo kéo một rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3500 KG trở lên;
c) Ô tô cần cẩu bánh lốp có sức nâng thiết kế từ 3500 KG trở lên;
d) Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2.
8. Hạng D cấp cho người lái xe chuyên nghiệp để điều khiển các loại xe sau đây:
a) Ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
b) Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2 và C.
9. Hạng E cấp cho người lái xe chuyên nghiệp để điều khiển các loại xe sau đây:
a) Ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi;
b) Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và D.
10. Hạng F cấp cho người đã có giấy phép lái xe các hạng B1, B2, C, D và E để điều khiển các loại xe tương ứng kéo rơ moóc có trọng tải thiết kế lớn hơn 750 KG, được quy định cụ thể như sau:
a) Hạng FB2 cấp cho người lái xe ô tô được quy định tại giấy phép lái xe hạng B2 có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1 và hạng B2;
b) Hạng FC cấp cho người lái xe ô tô được quy định tại giấy phép lái xe hạng C có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và hạng FB2;
c) Hạng FD cấp cho người lái xe ô tô được quy định tại giấy phép lái xe hạng D có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, FB2 và hạng Fc;
d) Hạng FE cấp cho người lái xe ô tô được quy định tại giấy phép lái xe hạng E có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D, FB2, FC và hạng FD.
11. Người có giấy phép lái xe các hạng B1, B2, C, D và E khi điều khiển các loại xe tương ứng được kéo thêm một rơ moóc có trọng tải thiết kế không quá 750 KG.
12. Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật giao thông đường bộ cấp cho người điều khiển các loại xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ có quy định riêng.

Điều 5. Thời hạn của giấy phép lái xe
1. Hạng A1, A2, A3: Không thời hạn.
2. Hạng A4, B1, B2: Có thời hạn 5 năm, kể từ ngày cấp.
3. Hạng C, D, E và các loại hạng F: Có thời hạn 3 năm, kể từ ngày cấp.

Chương III
SÁT HẠCH LÁI XE

Điều 6. Nội dung và quy trình sát hạch lái xe
1. Việc sát hạch để cấp giấy phép lái xe ô tô phải được thực hiện tại các Trung tâm sát hạch lái xe (sau đây gọi là Trung tâm sát hạch). Đối với sát hạch nâng hạng giấy phép lái xe các hạng D, E thực hiện tập trung, định kỳ, có tổ chức giám sát chặt chẽ.
2. Nội dung sát hạch cấp giấy phép lái xe theo quy định tại phần 2 Tiêu chuẩn ngành số 22 TCN 286-01 ban hành kèm theo Quyết định số 4392/2001/QĐ-BGTVT ngày 20 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
3. Việc tổ chức sát hạch lái xe được thực hiện theo quy trình:
a) Sát hạch lý thuyết:
- Đối với các hạng A2, A3, A4, B1, B2, C, D, E và các hạng F: Thực hiện trên máy vi tính.
- Đối với hạng A1: Thực hiện trắc nghiệm trên giấy hoặc trên máy vi tính.
b) Sát hạch thực hành lái xe trong hình:
- Đối với các hạng B1, B2, C, D, E: thực hiện sát hạch trong Trung tâm sát hạch có gắn thiết bị chấm điểm tự động, không có sát hạch viên ngồi trên xe sát hạch.
- Đối với các hạng A1, A2 và các hạng F: Thực hiện sát hạch trong Trung tâm sát hạch hoặc sân sát hạch
c) Sát hạch thực hành lái xe trên đường giao thông công cộng: áp dụng đối với các hạng: A3, A4, B1, B2, C, D, E và các hạng F.
4. Cục Đường bộ Việt Nam hướng tổ chức dẫn thực hiện việc sát hạch cấp giấy phép lái xe theo quy định.

Điều 7. Trung tâm sát hạch lái xe
1. Trung tâm sát hạch lái xe được xây dựng theo tiêu chuẩn quy định phù hợp với quy hoạch và phân loại như sau:
a) Trung tâm sát hạch loại 1: Sát hạch cấp giấy phép lái xe tất cả các hạng;
b) Trung tâm sát hạch loại 2: Sát hạch cấp giấy phép lái xe đến hạng C;
c) Trung tâm sát hạch loại 3: Sát hạch cấp giấy phép lái xe các hạng từ A1 đến A4.
2. Cục Đường bộ Việt Nam chủ trì, tổ chức kiểm tra, cấp giấy chứng nhận Trung tâm sát hạch lái xe đủ điều kiện hoạt động.
a) Giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe đủ điều kiện hoạt động có hiệu lực trong thời hạn 5 năm. Trước khi giấy chứng nhận hết hiệu lực, Cục Đường bộ Việt Nam tổ chức kiểm tra theo tiêu chuẩn của Trung tâm sát hạch để cấp lại giấy chứng nhận;
b) Trong thời gian hoạt động, Cục Đường bộ Việt Nam kiểm tra đột xuất, hoặc định kỳ, bảo đảm độ chính xác của các thiết bị chấm điểm tự động; trường hợp cần thiết có thể tạm dừng để khắc phục; kiểm tra các kỳ sát hạch tại Trung tâm sát hạch, xử lý hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền để xử lý các vi phạm theo quy định hiện hành.
3. Trách nhiệm của Trung tâm sát hạch:
a) Bảo đảm cơ sở vật chất, phương tiện và trang thiết bị kiểm tra chấm điểm theo quy định để thực hiện các kỳ sát hạch đạt kết quả chính xác, khách quan; báo cáo về cơ quan quản lý chuyên ngành và Cục Đường bộ Việt Nam khi thiết bị, phương tiện dùng cho sát hạch hoạt động không chính xác, không ổn định hoặc khi thay đổi thiết bị, phương tiện dùng cho sát hạch để xử lý kịp thời;
b) Phối hợp và tạo mọi điều kiện để các cơ sở đào tạo lái xe đưa học viên đến ôn luyện và các Hội đồng sát hạch tổ chức sát hạch đúng kế hoạch, thuận tiện;
c) Chấp hành và phối hợp với cơ quan có thẩm quyền trong việc kiểm tra, kiểm chuẩn theo tiêu chuẩn của Trung tâm sát hạch lái xe;
d) Xây dựng kế hoạch thu, chi hàng năm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện theo quy định;
đ) Thực hiện các dịch vụ phục vụ cho hoạt động của Trung tâm sát hạch; công khai mức thu phí sát hạch và giá các dịch vụ khác;
e) Bảo đảm an toàn cho các kỳ sát hạch lái xe; phối hợp các đơn vị, cơ quan liên quan giải quyết khi có các vụ việc xảy ra;
g) Lưu giữ hồ sơ sát hạch theo quy định.
4. Trung tâm sát hạch được nối mạng thông tin quản lý với các cơ quan quản lý sát hạch và các cơ sở đào tạo lái xe.

Điều 8. Điều kiện để được sát hạch lái xe
1. Đối với người dự sát hạch lái xe lần đầu:
a) Đã tốt nghiệp khoá đào tạo lái xe tại cơ sở đào tạo (đối với sát hạch lái xe ô tô) theo chương trình quy định;
b) Có đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Điều 9 Quy chế này;
c) Nộp đủ lệ phí sát hạch theo quy định;
d) Có tên trong danh sách đề nghị sát hạch của cơ sở đào tạo.
2. Đối với người dự sát hạch nâng hạng giấy phép lái xe:
a) Có các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Có giấy xác nhận thời gian lái xe và số kilômét (km) lái xe an toàn theo giấy phép lái xe hiện có; Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị xác nhận thời gian hành nghề và số kilômét lái xe an toàn cho người lái xe và chịu trách nhiệm về sự xác nhận của mình. Trường hợp người lái xe chính là chủ xe hoặc xe của hộ gia đình thì có bản cam kết bảo đảm đủ thời gian hành nghề và số kilômét lái xe an toàn. Riêng giấy phép lái xe hạng B1 đề nghị nâng hạng lên hạng B2 do người lái xe tự khai và chịu trách nhiệm trước pháp luật về thời gian lái xe và số km lái xe an toàn.
3. Đối với thí sinh vắng mặt hoặc trượt tại kỳ sát hạch trước, ngoài điều kiện theo quy định như trên phải có biên bản xác nhận của Hội đồng sát hạch hoặc Tổ sát hạch kỳ trước. Thí sinh sát hạch lại được quyền bảo lưu một lần đối với nội dung sát hạch lý thuyết, sát hạch thực hành lái xe trong hình đã đạt yêu cầu.

Điều 9. Hồ sơ sát hạch cấp giấy phép lái xe
1. Sát hạch lần đầu:
a) Đơn đề nghị sát hạch cấp giấy phép lái xe;
b) Bản sao Giấy chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu;
c) Giấy chứng nhận đủ sức khoẻ do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định;
d) Chứng chỉ nghề hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp khoá đào tạo hoặc nâng hạng giấy phép lái xe, trừ giấy phép lái xe các hạng A1, A2;
đ) Xác nhận về thời gian và kilômét lái xe an toàn đối với sát hạch nâng hạng giấy phép lái xe.
2. Sát hạch lại:
Ngoài hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này, cần bổ sung:
a) Biên bản xác nhận kết quả kỳ sát hạch trước đó đối với trường hợp sát hạch không đạt;
b) Quyết định tước quyền sử dụng giấy phép lái xe (hoặc thu hồi giấy phép lái xe) và hồ sơ gốc.

Điều 10. Chuẩn bị kỳ sát hạch
Ban quản lý sát hạch có các nhiệm vụ sau đây:
1. Đối với kỳ sát hạch lái xe hạng A1, A2:
a) Tiếp nhận danh sách học viên đề nghị sát hạch;
b) Rà soát danh sách thí sinh dự sát hạch theo quy định tại Điều 8 của Quy chế này;
c) Trình Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam hoặc Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính duyệt và ra quyết định tổ chức kỳ sát hạch; thành lập Tổ sát hạch.
2. Đối với kỳ sát hạch lái xe các hạng A3, A4, B1, B2, C, D, E và F:
a) Tiếp nhận báo cáo danh sách học viên, dự kiến lịch sát hạch và thông báo cho cơ sở đào tạo;
b) Rà soát danh sách thí sinh dự sát hạch theo quy định tại Điều 8 của Quy chế này;
c) Trình Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam hoặc Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính duyệt và ra quyết định tổ chức kỳ sát hạch; thành lập Hội đồng sát hạch và Tổ sát hạch.

Điều 11. Hội đồng sát hạch
1. Hội đồng sát hạch do Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam hoặc Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính thành lập.
Hội đồng làm việc phải có ít nhất 2/3 số thành viên tham dự, quyết định theo đa số; trường hợp các thành viên trong Hội đồng có ý kiến ngang nhau thì thực hiện theo kết luận của Chủ tịch hội đồng. Kết thúc kỳ sát hạch Hội đồng sát hạch tự giải thể.
2. Thành phần của Hội đồng sát hạch bao gồm:
a) Chủ tịch hội đồng: Đại diện Ban quản lý sát hạch hoặc người được Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính uỷ quyền.
b) Phó Chủ tịch hội đồng:
- Cán bộ Cảnh sát giao thông có thẻ sát hạch viên (thực hiện khi có Thông tư liên tịch của Bộ Giao thông vận tải và Bộ Công an);
- Thủ trưởng Cơ sở đào tạo lái xe;
c) Các Uỷ viên:
- Giấm đốc Trung tâm sát hạch;
- Tổ trưởng tổ sát hạch;
- Đại diện của Ban quản lý sát hạch của Cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính (ủy viên thư ký).
3. Nhiệm vụ của Hội đồng sát hạch:
a) Chỉ đạo kiểm tra và yêu cầu hoàn thiện các điều kiện tổ chức kỳ sát hạch;
b) Phân công và sắp xếp lịch sát hạch;
c) Phổ biến, hướng dẫn quy chế, nội quy sát hạch, thông báo mức phí, lệ phí sát hạch, cấp giấy phép lái xe và các quy định cần thiết cho các sát hạch viên và thí sinh;
d) Tổ chức kỳ sát hạch theo quy định;
đ) Lập biên bản xử lý các vi phạm quy chế sát hạch theo quyền hạn được giao và báo cáo cơ quan có thẩm quyền;
e) Yêu cầu cơ sở đào tạo và thí sinh giải quyết bồi thường nếu để xảy ra tai nạn trong quá trình sát hạch (nếu lỗi do thí sinh gây ra) lái xe trong hình;
g) Tổng hợp kết quả kỳ sát hạch và ký xác nhận biên bản;
h) Gửi, lưu trữ các văn bản, tài liệu của kỳ sát hạch tại Cơ sở đào tạo, Trung tâm sát hạch lái xe và Ban quản lý sát hạch.

Điều 12. Tổ sát hạch
1. Tổ sát hạch
a) Tổ sát hạch do Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam hoặc Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính thành lập;
b) Tổ sát hạch chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Hội đồng sát hạch. Tổ sát hạch cấp giấy phép lái xe hạng A1, A2 chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ban quản lý sát hạch;
c) Kết thúc kỳ sát hạch Tổ sát hạch tự giải thể.
2. Thành viên của Tổ sát hạch gồm: Tổ trưởng và các sát hạch viên, là công chức của Cục Đường bộ Việt Nam, Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính.
3. Tiêu chuẩn của sát hạch viên:
a) Có tư cách đạo đức tốt;
b) Trình độ văn hoá: Tốt nghiệp trung học phổ thông;
c) Đã có giấy phép lái xe tương ứng với hạng xe sát hạch ít nhất 3 năm;
d) Được tập huấn về nghiệp vụ sát hạch và được Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam cấp thẻ sát hạch viên.
4. Nhiệm vụ của Tổ sát hạch:
a) Kiểm tra phương tiện, dụng cụ, thiết bị chấm điểm, trường thi, phương án bảo vệ và đảm bảo an toàn giao thông;
b) Kiểm tra thí sinh trong việc chấp hành quy định và nội quy sát hạch;
c) Sát hạch thí sinh theo nội dung và quy trình quy định;
d) Lập biên bản, xử lý các trường hợp vi phạm nội quy trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao hoặc báo cáo để Hội đồng sát hạch giải quyết;
đ) Chấm thi, tổng hợp kết quả, đánh giá kỳ sát hạch để báo cáo Hội đồng sát hạch hoặc Ban quản lý sát hạch (đối với sát hạch cấp giấy phép lái xe hạng A1, A2) để giải quyết;
e) Các sát hạch viên chịu trách nhiệm trực tiếp về kết quả chấm thi. Tổ trưởng Tổ sát hạch chịu trách nhiệm chung về kết quả kỳ sát hạch;
g) Khi thi hành nhiệm vụ sát hạch viên phải mặc đồng phục theo quy định.

Điều 13. Tổ chức sát hạch
1. Phổ biến nội quy và nội dung có liên quan của kỳ sát hạch.
2. Sát hạch theo nội dung, quy trình sát hạch.
3. Bàn giao toàn bộ hồ sơ, biên bản kết quả kỳ sát hạch cho Ban quản lý sát hạch.

Điều 14. Giám sát kỳ sát hạch
1. Căn cứ tình hình thực tế, Cục Đường bộ Việt Nam, các Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính tổ chức giám sát thường xuyên, đột xuất các kỳ sát hạch.
2. Cán bộ giám sát các kỳ sát hạch là Thanh tra viên giao thông đường bộ thuộc Thanh tra Cục Đường bộ Việt Nam, Thanh tra các Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính, có hiểu biết về công tác đào tạo, sát hạch lái xe; có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, khách quan. Số lượng cán bộ sát hạch đối với kỳ sát hạch lái xe mô tô là 2 người, sát hạch lái xe ô tô là 3 người, trong đó cử một người làm tổ trưởng.
3. Nhiệm vụ của Tổ giám sát
a) Giám sát việc thực hiện nội dung, trình tự sát hạch của Tổ sát hạch, bảo đảm sát hạch đúng đối tượng, không có sự can thiệp của con người vào kết quả sát hạch của tất cả các khâu sát hạch;
b) Cán bộ giám sát làm việc độc lập, không can thiệp, không làm thay nhiệm vụ của Hội đồng sát hạch, Tổ sát hạch;
c) Mặc trang phục thanh tra khi làm nhiệm vụ.
4. Quyền hạn của Tổ giám sát
a) Khi phát hiện sai phạm, đề nghị Hội đồng sát hạch, Tổ sát hạch xử lý kịp thời, đúng quy định;
b) Báo cáo Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính để xem xét xử lý.
5. Kết thúc kỳ sát hạch, Tổ trưởng Tổ giám sát phải báo cáo bằng văn bản kết quả giám sát với Cục Đường bộ Việt Nam, Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính.

Điều 15. Công nhận kết quả sát hạch
Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam hoặc Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính ra quyết định công nhận trúng tuyển kỳ sát hạch.

Chương IV
QUẢN LÝ, CẤP GIẤY PHÉP LÁI XE

Điều 16. Mẫu Giấy phép lái xe
1. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải duyệt mẫu giấy phép lái xe.
2. Cục Đường bộ Việt Nam in, phát hành, hướng dẫn và quản lý việc sử dụng giấy phép lái xe trong phạm vi cả nước.

Điều 17. Cơ quan quản lý sát hạch, cấp và đổi GPLX
1. Phòng Quản lý phương tiện và người lái của Cục Đường bộ Việt Nam thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Ban quản lý sát hạch cấp Cục.
2. Phòng Quản lý phương tiện và người lái hoặc phòng được giao chức năng quản lý phương tiện và người lái của các Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Ban quản lý sát hạch cấp Sở.

Điều 18. Nhiệm vụ của Ban quản lý sát hạch cấp Cục
1. Nghiên cứu xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về sát hạch cấp giấy phép lái xe để Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam trình cấp có thẩm quyền ban hành; tham mưu cho Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam trong việc chỉ đạo tổ chức thực hiện trong toàn quốc.
2. Nghiên cứu hệ thống biểu mẫu, sổ sách quản lý nghiệp vụ và các ấn chỉ chuyên ngành phục vụ tổ chức và quản lý công tác sát hạch cấp giấy phép lái xe, trình cấp có thẩm quyền ký ban hành áp dụng thống nhất trong toàn quốc.
3. Tổ chức nghiên cứu chương trình ứng dụng công nghệ thông tin vào nghiệp vụ tổ chức, quản lý công tác sát hạch cấp giấy phép lái xe; thiết lập hệ thống mạng thông tin kết nối Ban quản lý sát hạch cấp Cục với các Trung tâm sát hạch và Ban quản lý sát hạch cấp Sở.
4. Tham mưu cho Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam:
a) Chỉ đạo về nghiệp vụ, hướng dẫn và kiểm tra, giám sát hoạt động, kiểm chuẩn các thiết bị, phương tiện, trang thiết bị, cơ sở vật chất của các Trung tâm sát hạch lái xe theo quy định;
b) Hướng dẫn, kiểm tra về nghiệp vụ đối với Ban quản lý sát hạch cấp Sở;
c) Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và trực tiếp quản lý đội ngũ sát hạch viên thuộc Ban quản lý sát hạch cấp Cục;
d) Tổ chức sát hạch cấp giấy phép lái xe đối với các học viên học tại các cơ sở đào tạo lái xe được Bộ Giao thông vận tải giao Cục Đường bộ Việt Nam quản lý;
đ) Xây dựng chương trình, chỉ đạo, tổ chức tập huấn, cấp thẻ cho đội ngũ cán bộ sát hạch lái xe trong cả nước.
5. Tổ chức cấp và đổi giấy phép lái xe cho người lái xe thuộc các cơ quan Trung ương của Đảng, Nhà nước, đoàn thể và các tổ chức quốc tế, ngoại giao đóng tại Hà Nội.
6. Thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến sát hạch cấp giấy phép lái xe do Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam phân công.

Điều 19. Nhiệm vụ của Ban quản lý sát hạch cấp Sở
1. Tham mưu cho Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính trong việc:
a) Tổ chức thực hiện các quy định của Bộ Giao thông vận tải và hướng dẫn của Cục Đường bộ Việt Nam về nghiệp vụ sát hạch cấp giấy phép lái xe;
b) Xây dựng kế hoạch về nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng và trực tiếp quản lý đội ngũ sát hạch viên thuộc Ban quản lý sát hạch cấp Sở;
c) Chỉ đạo xây dựng, quản lý hoạt động của Trung tâm sát hạch thuộc địa phương;
d) Triển khai nối mạng thông tin với Trung tâm sát hạch và với Cục Đường bộ Việt Nam;
đ) Tổ chức các kỳ sát hạch đối với học viên học tại các cơ sở đào tạo lái xe do Sở quản lý. Trường hợp việc sát hạch được tổ chức tại Trung tâm sát hạch không thuộc quyền quản lý trực tiếp thì trên cơ sở định hướng quy hoạch đã được ban hành, Ban quản lý sát hạch cấp Sở và Trung tâm sát hạch lái xe có kế hoạch để tổ chức sát hạch phù hợp.
2. Tổ chức cấp và đổi giấy phép lái xe cho người lái xe thuộc quản lý của địa phương, trừ các đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 18 của Quy chế này.
3. Thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến sát hạch cấp giấy phép lái xe do Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính phân công.

Điều 20. Sử dụng Giấy phép lái xe
1. Người có giấy phép lái xe chỉ được lái loại xe quy định đã ghi trong giấy phép lái xe.
2. Giấy phép lái xe phải được mang theo người khi lái xe.
3. Giấy phép lái xe có thể bị thu hồi theo quy định hiện hành của Chính phủ;
4. Người có giấy phép lái xe không chuyên nghiệp muốn lái xe chuyên nghiệp và người có nhu cầu nâng hạng giấy phép lái xe phải dự khoá đào tạo và sát hạch để được cấp giấy phép lái xe mới.
5. Người nước ngoài hoặc người Việt Nam cư trú ở nước ngoài có giấy phép lái xe không do Việt Nam cấp nếu có nhu cầu lái xe ở Việt Nam phải làm thủ tục đổi sang giấy phép lái xe tương ứng của Việt Nam. Trường hợp điều ước quốc tế về giấy phép lái xe mà Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
6. Giấy phép lái xe hạng A1, A2 do ngành công an cấp trước ngày 01/8/1995, bằng lái xe và giấy phép lái xe do ngành giao thông vận tải cấp còn thời hạn được tiếp tục sử dụng theo thời hạn ghi trên giấy phép lái xe hoặc bằng lái xe.
7. Người giả khai báo mất hoặc tẩy xoá, làm sai lệch các thông tin trên giấy phép lái xe hoặc có hành vi cố tình gian dối khác, trong quá trình làm thủ tục đổi hoặc đề nghị cấp lại giấy phép lái xe, khi kiểm tra phát hiện sẽ bị các cơ quan quản lý giấy phép lái xe ra quyết định thu hồi giấy phép lái xe.
8. Trường hợp người có giấy phép lái xe chuyển vùng từ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương này đến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác, cơ quan cấp giấy phép lái xe nơi người lái xe chuyển đến làm thủ tục ghi nhận để theo dõi, quản lý. Giấy phép lái xe chuyển đến được tiếp tục sử dụng trong thời hạn quy định.

Điều 21: Cấp mới Giấy phép lái xe
1. Căn cứ Quyết định công nhận trúng tuyển, Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vân tải, Sở Giao thông công chính cấp giấy phép lái xe cho thí sinh.
2. Thời gian cấp giấy phép lái xe chậm nhất không quá 10 ngày làm việc sau khi có quyết định trúng tuyển.

Điều 22. Đổi Giấy phép lái xe
1. Trong thời hạn 60 ngày trước khi giấy phép lái xe hết hạn, người có giấy phép lái xe có nhu cầu tiếp tục sử dụng giấy phép lái xe làm đơn đề nghị đổi kèm

theo giấy chứng nhận đủ sức khoẻ do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định, gửi đến cơ quan quản lý cấp giấy phép lái xe để được xét cấp lại giấy phép lái xe.
2. Người có giấy phép lái xe đã hết hạn nhưng chưa quá một tháng kể từ ngày hết hạn, có đủ hồ sơ gốc thì được xét đổi giấy phép lái xe.
3. Người có giấy phép lái xe bị hỏng có đủ hồ sơ gốc thì được xét đổi giấy phép lái xe.
4. Người có giấy phép lái xe hạng E đủ 55 tuổi đối với nam, 50 tuổi đối với nữ, có nhu cầu tiếp tục lái xe, nếu đủ sức khoẻ theo quy định, được xét cấp lại giấy phép lái xe từ hạng D trở xuống.
5. Giấy phép lái xe được đổi chậm nhất là 5 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Khi đổi giấy phép lái xe thì cơ quan quản lý cấp giấy phép lái xe phải cắt góc giấy phép lái xe cũ.

Điều 23. Cấp lại Giấy phép lái xe
1. Người có giấy phép lái xe đã hết hạn quá từ một tháng trở lên nhưng chưa quá 6 tháng, kể từ ngày hết hạn, có đủ hồ sơ gốc, thì được dự sát hạch lại lý thuyết để được cấp giấy phép lái xe mới.
2. Người có giấy phép lái xe đã hết hạn quá từ 6 tháng trở lên, kể từ ngày hết hạn, có đủ hồ sơ gốc, thì được dự sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành lái xe để được cấp giấy phép lái xe mới.
3. Giấy phép lái xe bị mất, còn thời hạn sử dụng và còn hồ sơ gốc, nếu bị mất trong các trường hợp thiên tai như bão lụt, động đất hoặc bị hoả hoạn, có xác nhận của chính quyền địa phương; bị cướp, trấn lột, mất trộm có xác nhận rõ vụ việc của cơ quan công an, cơ quan quản lý giấy phép lái xe không phát hiện đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý thì được xét cấp lại giấy phép lái xe.
Giấy phép lái xe bị mất, còn thời hạn sử dụng và còn hồ sơ gốc, nếu bị mất ngoài các trường hợp trên, không phát hiện đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý, sau 2 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định thì được dự sát hạch lại lý thuyết để được cấp giấy phép lái xe.
4. Người bị thu hồi giấy phép lái xe không thời hạn, sau thời hạn 1 năm kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thu hồi (hoặc tước quyền sử dụng giấy phép lái xe không thời hạn), nếu có nhu cầu, được dự học lại Luật giao thông đường bộ, đạo đức người lái xe, được kiểm tra và có chứng nhận của cơ sở đào tạo đã hoàn thành nội dung học và nộp đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định thì được dự sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành lái xe để được cấp giấy phép lái xe.
5. Giấy phép lái xe quá hạn bị mất, còn hồ sơ gốc, không phát hiện đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, sau 2 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định thì được dự sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành lái xe để được cấp giấy phép lái xe.
6. Giấy phép lái xe quá hạn bị mất, không còn hồ sơ gốc, có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch của địa phương, có xác nhận của cơ sở đào tạo nơi đã dự học, không phát hiện đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý, sau 12 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định thì được dự sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành để được cấp lại giấy phép lái xe.
7. Thời hạn cấp lại giấy phép lái xe thực hiện như đối với cấp mới. Khi cấp lại giấy phép lái xe thì cơ quan quản lý cấp giấy phép lái xe phải cắt góc giấy phép lái xe cũ.

Chương V
TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 24. Báo cáo về công tác sát hạch, cấp giấy phép lái xe
Hàng năm, vào tháng 1 và tháng 7, các Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính sơ kết, tổng kết công tác sát hạch cấp giấy phép lái xe của địa phương, gửi báo cáo về Cục Đường bộ Việt Nam để tổng hợp, báo cáo Bộ Giao thông vận tải.

Điều 25. Hướng dẫn tổ chức thực hiện
1. Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam có trách nhiệm hướng dẫn việc thực hiện Quy chế này.
2. Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam, Giám đốc các Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức và thường xuyên kiểm tra các hoạt động về sát hạch cấp giấy phép lái xe trong phạm vi được phân công.

BỘ TRƯỞNG
Hồ Nghĩa Dũng
 

tla

Xe điện
Biển số
OF-13289
Ngày cấp bằng
19/2/08
Số km
3,568
Động cơ
544,574 Mã lực
Tuổi
52
Nơi ở
Bên 2 công chúa nhỏ
Văn bản 2:

QUYẾT ĐỊNH
CỦA BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI SỐ 54/2007/QĐ-BGTVT
NGÀY 07 THÁNG 11 NĂM 2007
BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ SÁT HẠCH, CẤP GIẤY PHÉP
LÁI XE CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ


BỘ TR¬ƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Căn cứ Luật Giao thông đ¬ường bộ ngày 29 tháng 6 năm 2001;
Căn cứ Luật Dạy nghề ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 34/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Đư¬ờng bộ Việt Nam, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,


QUYẾT ĐỊNH:


Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và bãi bỏ Quyết định số 72/2005/QĐ-BGTVT ngày 28 tháng 12 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Quy chế quản lý sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trư¬ởng các Vụ, Cục trưởng Cục Đư¬ờng bộ Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính, Thủ tr¬ưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.


BỘ TR¬ƯỞNG
Hồ Nghĩa Dũng




















QUY CHẾ
QUẢN LÝ SÁT HẠCH,
CẤP GIẤY PHÉP LÁI XE CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 54/2007/QĐ-BGTVT
ngày 07 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định về quản lý sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Quy chế này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến quản lý, sát hạch, cấp và sử dụng giấy phép lái xe cơ giới đường bộ.
2. Quy chế này không áp dụng đối với quản lý sát hạch, cấp giấy phép lái xe của ngành Công an, Quân đội làm nhiệm vụ an ninh, quốc phòng.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi là xe cơ giới) là các loại xe di chuyển trên đường bộ bằng sức kéo của động cơ do người điều khiển bao gồm:
a) Mô tô hai hoặc ba bánh, xe máy, xích lô máy, xe lam ba bánh;
b) Ô tô các loại gồm ô tô con, ô tô tải, ô tô khách, ô tô chuyên dùng, ô tô kéo sơ mi rơ moóc;
c) Máy kéo bánh lốp và các loại ô tô cần cẩu bánh lốp tự hành trên đường bộ.
2. Giấy phép lái xe là chứng chỉ cấp cho người điều khiển xe cơ giới (người lái xe) để được phép lái một hoặc một số loại xe cơ giới.
3. Thời gian hành nghề lái xe là thời gian người có giấy phép lái xe đã lái loại xe ghi trong giấy phép lái xe.
4. Lái xe chuyên nghiệp là người lái xe sinh sống bằng nghề lái xe.
5. Lái xe không chuyên nghiệp là người lái xe không sinh sống bằng nghề lái xe.

Chương II
HỆ THỐNG GIẤY PHÉP LÁI XE

Điều 4. Phân hạng giấy phép lái xe
1. Hạng A1 cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3.
2. Hạng A2 cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1.
3. Hạng A3 cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô ba bánh, bao gồm cả xe lam ba bánh, xích lô máy và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1.
4. Hạng A4 cấp cho người lái xe để điều khiển các loại máy kéo có trọng tải đến 1000 KG.
5. Hạng B1 cấp cho người lái xe không chuyên nghiệp để điều khiển các loại xe sau đây:
a) Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
b) Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3500 KG;
c) Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3500 KG.
6. Hạng B2 cấp cho người lái xe chuyên nghiệp để điều khiển các loại xe sau đây:
a) Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1;
b) Ô tô cần cẩu bánh lốp có sức nâng thiết kế dưới 3500 KG.
7. Hạng C cấp cho người lái xe chuyên nghiệp để điều khiển các loại xe sau đây:
a) Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3500 KG trở lên;
b) Đầu kéo, máy kéo kéo một rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3500 KG trở lên;
c) Ô tô cần cẩu bánh lốp có sức nâng thiết kế từ 3500 KG trở lên;
d) Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2.
8. Hạng D cấp cho người lái xe chuyên nghiệp để điều khiển các loại xe sau đây:
a) Ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
b) Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2 và C.
9. Hạng E cấp cho người lái xe chuyên nghiệp để điều khiển các loại xe sau đây:
a) Ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi;
b) Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và D.
10. Hạng F cấp cho người đã có giấy phép lái xe các hạng B1, B2, C, D và E để điều khiển các loại xe tương ứng kéo rơ moóc có trọng tải thiết kế lớn hơn 750 KG, được quy định cụ thể như sau:
a) Hạng FB2 cấp cho người lái xe ô tô được quy định tại giấy phép lái xe hạng B2 có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1 và hạng B2;
b) Hạng FC cấp cho người lái xe ô tô được quy định tại giấy phép lái xe hạng C có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và hạng FB2;
c) Hạng FD cấp cho người lái xe ô tô được quy định tại giấy phép lái xe hạng D có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, FB2 và hạng Fc;
d) Hạng FE cấp cho người lái xe ô tô được quy định tại giấy phép lái xe hạng E có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D, FB2, FC và hạng FD.
11. Người có giấy phép lái xe các hạng B1, B2, C, D và E khi điều khiển các loại xe tương ứng được kéo thêm một rơ moóc có trọng tải thiết kế không quá 750 KG.
12. Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật giao thông đường bộ cấp cho người điều khiển các loại xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ có quy định riêng.

Điều 5. Thời hạn của giấy phép lái xe
1. Hạng A1, A2, A3: Không thời hạn.
2. Hạng A4, B1, B2: Có thời hạn 5 năm, kể từ ngày cấp.
3. Hạng C, D, E và các loại hạng F: Có thời hạn 3 năm, kể từ ngày cấp.

Chương III
SÁT HẠCH LÁI XE

Điều 6. Nội dung và quy trình sát hạch lái xe
1. Việc sát hạch để cấp giấy phép lái xe ô tô phải được thực hiện tại các Trung tâm sát hạch lái xe (sau đây gọi là Trung tâm sát hạch). Đối với sát hạch nâng hạng giấy phép lái xe các hạng D, E thực hiện tập trung, định kỳ, có tổ chức giám sát chặt chẽ.
2. Nội dung sát hạch cấp giấy phép lái xe theo quy định tại phần 2 Tiêu chuẩn ngành số 22 TCN 286-01 ban hành kèm theo Quyết định số 4392/2001/QĐ-BGTVT ngày 20 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
3. Việc tổ chức sát hạch lái xe được thực hiện theo quy trình:
a) Sát hạch lý thuyết:
- Đối với các hạng A2, A3, A4, B1, B2, C, D, E và các hạng F: Thực hiện trên máy vi tính.
- Đối với hạng A1: Thực hiện trắc nghiệm trên giấy hoặc trên máy vi tính.
b) Sát hạch thực hành lái xe trong hình:
- Đối với các hạng B1, B2, C, D, E: thực hiện sát hạch trong Trung tâm sát hạch có gắn thiết bị chấm điểm tự động, không có sát hạch viên ngồi trên xe sát hạch.
- Đối với các hạng A1, A2 và các hạng F: Thực hiện sát hạch trong Trung tâm sát hạch hoặc sân sát hạch
c) Sát hạch thực hành lái xe trên đường giao thông công cộng: áp dụng đối với các hạng: A3, A4, B1, B2, C, D, E và các hạng F.
4. Cục Đường bộ Việt Nam hướng tổ chức dẫn thực hiện việc sát hạch cấp giấy phép lái xe theo quy định.

Điều 7. Trung tâm sát hạch lái xe
1. Trung tâm sát hạch lái xe được xây dựng theo tiêu chuẩn quy định phù hợp với quy hoạch và phân loại như sau:
a) Trung tâm sát hạch loại 1: Sát hạch cấp giấy phép lái xe tất cả các hạng;
b) Trung tâm sát hạch loại 2: Sát hạch cấp giấy phép lái xe đến hạng C;
c) Trung tâm sát hạch loại 3: Sát hạch cấp giấy phép lái xe các hạng từ A1 đến A4.
2. Cục Đường bộ Việt Nam chủ trì, tổ chức kiểm tra, cấp giấy chứng nhận Trung tâm sát hạch lái xe đủ điều kiện hoạt động.
a) Giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe đủ điều kiện hoạt động có hiệu lực trong thời hạn 5 năm. Trước khi giấy chứng nhận hết hiệu lực, Cục Đường bộ Việt Nam tổ chức kiểm tra theo tiêu chuẩn của Trung tâm sát hạch để cấp lại giấy chứng nhận;
b) Trong thời gian hoạt động, Cục Đường bộ Việt Nam kiểm tra đột xuất, hoặc định kỳ, bảo đảm độ chính xác của các thiết bị chấm điểm tự động; trường hợp cần thiết có thể tạm dừng để khắc phục; kiểm tra các kỳ sát hạch tại Trung tâm sát hạch, xử lý hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền để xử lý các vi phạm theo quy định hiện hành.
3. Trách nhiệm của Trung tâm sát hạch:
a) Bảo đảm cơ sở vật chất, phương tiện và trang thiết bị kiểm tra chấm điểm theo quy định để thực hiện các kỳ sát hạch đạt kết quả chính xác, khách quan; báo cáo về cơ quan quản lý chuyên ngành và Cục Đường bộ Việt Nam khi thiết bị, phương tiện dùng cho sát hạch hoạt động không chính xác, không ổn định hoặc khi thay đổi thiết bị, phương tiện dùng cho sát hạch để xử lý kịp thời;
b) Phối hợp và tạo mọi điều kiện để các cơ sở đào tạo lái xe đưa học viên đến ôn luyện và các Hội đồng sát hạch tổ chức sát hạch đúng kế hoạch, thuận tiện;
c) Chấp hành và phối hợp với cơ quan có thẩm quyền trong việc kiểm tra, kiểm chuẩn theo tiêu chuẩn của Trung tâm sát hạch lái xe;
d) Xây dựng kế hoạch thu, chi hàng năm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện theo quy định;
đ) Thực hiện các dịch vụ phục vụ cho hoạt động của Trung tâm sát hạch; công khai mức thu phí sát hạch và giá các dịch vụ khác;
e) Bảo đảm an toàn cho các kỳ sát hạch lái xe; phối hợp các đơn vị, cơ quan liên quan giải quyết khi có các vụ việc xảy ra;
g) Lưu giữ hồ sơ sát hạch theo quy định.
4. Trung tâm sát hạch được nối mạng thông tin quản lý với các cơ quan quản lý sát hạch và các cơ sở đào tạo lái xe.

Điều 8. Điều kiện để được sát hạch lái xe
1. Đối với người dự sát hạch lái xe lần đầu:
a) Đã tốt nghiệp khoá đào tạo lái xe tại cơ sở đào tạo (đối với sát hạch lái xe ô tô) theo chương trình quy định;
b) Có đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Điều 9 Quy chế này;
c) Nộp đủ lệ phí sát hạch theo quy định;
d) Có tên trong danh sách đề nghị sát hạch của cơ sở đào tạo.
2. Đối với người dự sát hạch nâng hạng giấy phép lái xe:
a) Có các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Có giấy xác nhận thời gian lái xe và số kilômét (km) lái xe an toàn theo giấy phép lái xe hiện có; Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị xác nhận thời gian hành nghề và số kilômét lái xe an toàn cho người lái xe và chịu trách nhiệm về sự xác nhận của mình. Trường hợp người lái xe chính là chủ xe hoặc xe của hộ gia đình thì có bản cam kết bảo đảm đủ thời gian hành nghề và số kilômét lái xe an toàn. Riêng giấy phép lái xe hạng B1 đề nghị nâng hạng lên hạng B2 do người lái xe tự khai và chịu trách nhiệm trước pháp luật về thời gian lái xe và số km lái xe an toàn.
3. Đối với thí sinh vắng mặt hoặc trượt tại kỳ sát hạch trước, ngoài điều kiện theo quy định như trên phải có biên bản xác nhận của Hội đồng sát hạch hoặc Tổ sát hạch kỳ trước. Thí sinh sát hạch lại được quyền bảo lưu một lần đối với nội dung sát hạch lý thuyết, sát hạch thực hành lái xe trong hình đã đạt yêu cầu.

Điều 9. Hồ sơ sát hạch cấp giấy phép lái xe
1. Sát hạch lần đầu:
a) Đơn đề nghị sát hạch cấp giấy phép lái xe;
b) Bản sao Giấy chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu;
c) Giấy chứng nhận đủ sức khoẻ do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định;
d) Chứng chỉ nghề hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp khoá đào tạo hoặc nâng hạng giấy phép lái xe, trừ giấy phép lái xe các hạng A1, A2;
đ) Xác nhận về thời gian và kilômét lái xe an toàn đối với sát hạch nâng hạng giấy phép lái xe.
2. Sát hạch lại:
Ngoài hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này, cần bổ sung:
a) Biên bản xác nhận kết quả kỳ sát hạch trước đó đối với trường hợp sát hạch không đạt;
b) Quyết định tước quyền sử dụng giấy phép lái xe (hoặc thu hồi giấy phép lái xe) và hồ sơ gốc.

Điều 10. Chuẩn bị kỳ sát hạch
Ban quản lý sát hạch có các nhiệm vụ sau đây:
1. Đối với kỳ sát hạch lái xe hạng A1, A2:
a) Tiếp nhận danh sách học viên đề nghị sát hạch;
b) Rà soát danh sách thí sinh dự sát hạch theo quy định tại Điều 8 của Quy chế này;
c) Trình Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam hoặc Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính duyệt và ra quyết định tổ chức kỳ sát hạch; thành lập Tổ sát hạch.
2. Đối với kỳ sát hạch lái xe các hạng A3, A4, B1, B2, C, D, E và F:
a) Tiếp nhận báo cáo danh sách học viên, dự kiến lịch sát hạch và thông báo cho cơ sở đào tạo;
b) Rà soát danh sách thí sinh dự sát hạch theo quy định tại Điều 8 của Quy chế này;
c) Trình Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam hoặc Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính duyệt và ra quyết định tổ chức kỳ sát hạch; thành lập Hội đồng sát hạch và Tổ sát hạch.

Điều 11. Hội đồng sát hạch
1. Hội đồng sát hạch do Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam hoặc Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính thành lập.
Hội đồng làm việc phải có ít nhất 2/3 số thành viên tham dự, quyết định theo đa số; trường hợp các thành viên trong Hội đồng có ý kiến ngang nhau thì thực hiện theo kết luận của Chủ tịch hội đồng. Kết thúc kỳ sát hạch Hội đồng sát hạch tự giải thể.
2. Thành phần của Hội đồng sát hạch bao gồm:
a) Chủ tịch hội đồng: Đại diện Ban quản lý sát hạch hoặc người được Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính uỷ quyền.
b) Phó Chủ tịch hội đồng:
- Cán bộ Cảnh sát giao thông có thẻ sát hạch viên (thực hiện khi có Thông tư liên tịch của Bộ Giao thông vận tải và Bộ Công an);
- Thủ trưởng Cơ sở đào tạo lái xe;
c) Các Uỷ viên:
- Giấm đốc Trung tâm sát hạch;
- Tổ trưởng tổ sát hạch;
- Đại diện của Ban quản lý sát hạch của Cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính (ủy viên thư ký).
3. Nhiệm vụ của Hội đồng sát hạch:
a) Chỉ đạo kiểm tra và yêu cầu hoàn thiện các điều kiện tổ chức kỳ sát hạch;
b) Phân công và sắp xếp lịch sát hạch;
c) Phổ biến, hướng dẫn quy chế, nội quy sát hạch, thông báo mức phí, lệ phí sát hạch, cấp giấy phép lái xe và các quy định cần thiết cho các sát hạch viên và thí sinh;
d) Tổ chức kỳ sát hạch theo quy định;
đ) Lập biên bản xử lý các vi phạm quy chế sát hạch theo quyền hạn được giao và báo cáo cơ quan có thẩm quyền;
e) Yêu cầu cơ sở đào tạo và thí sinh giải quyết bồi thường nếu để xảy ra tai nạn trong quá trình sát hạch (nếu lỗi do thí sinh gây ra) lái xe trong hình;
g) Tổng hợp kết quả kỳ sát hạch và ký xác nhận biên bản;
h) Gửi, lưu trữ các văn bản, tài liệu của kỳ sát hạch tại Cơ sở đào tạo, Trung tâm sát hạch lái xe và Ban quản lý sát hạch.

Điều 12. Tổ sát hạch
1. Tổ sát hạch
a) Tổ sát hạch do Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam hoặc Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính thành lập;
b) Tổ sát hạch chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Hội đồng sát hạch. Tổ sát hạch cấp giấy phép lái xe hạng A1, A2 chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ban quản lý sát hạch;
c) Kết thúc kỳ sát hạch Tổ sát hạch tự giải thể.
2. Thành viên của Tổ sát hạch gồm: Tổ trưởng và các sát hạch viên, là công chức của Cục Đường bộ Việt Nam, Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính.
3. Tiêu chuẩn của sát hạch viên:
a) Có tư cách đạo đức tốt;
b) Trình độ văn hoá: Tốt nghiệp trung học phổ thông;
c) Đã có giấy phép lái xe tương ứng với hạng xe sát hạch ít nhất 3 năm;
d) Được tập huấn về nghiệp vụ sát hạch và được Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam cấp thẻ sát hạch viên.
4. Nhiệm vụ của Tổ sát hạch:
a) Kiểm tra phương tiện, dụng cụ, thiết bị chấm điểm, trường thi, phương án bảo vệ và đảm bảo an toàn giao thông;
b) Kiểm tra thí sinh trong việc chấp hành quy định và nội quy sát hạch;
c) Sát hạch thí sinh theo nội dung và quy trình quy định;
d) Lập biên bản, xử lý các trường hợp vi phạm nội quy trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao hoặc báo cáo để Hội đồng sát hạch giải quyết;
đ) Chấm thi, tổng hợp kết quả, đánh giá kỳ sát hạch để báo cáo Hội đồng sát hạch hoặc Ban quản lý sát hạch (đối với sát hạch cấp giấy phép lái xe hạng A1, A2) để giải quyết;
e) Các sát hạch viên chịu trách nhiệm trực tiếp về kết quả chấm thi. Tổ trưởng Tổ sát hạch chịu trách nhiệm chung về kết quả kỳ sát hạch;
g) Khi thi hành nhiệm vụ sát hạch viên phải mặc đồng phục theo quy định.

Điều 13. Tổ chức sát hạch
1. Phổ biến nội quy và nội dung có liên quan của kỳ sát hạch.
2. Sát hạch theo nội dung, quy trình sát hạch.
3. Bàn giao toàn bộ hồ sơ, biên bản kết quả kỳ sát hạch cho Ban quản lý sát hạch.

Điều 14. Giám sát kỳ sát hạch
1. Căn cứ tình hình thực tế, Cục Đường bộ Việt Nam, các Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính tổ chức giám sát thường xuyên, đột xuất các kỳ sát hạch.
2. Cán bộ giám sát các kỳ sát hạch là Thanh tra viên giao thông đường bộ thuộc Thanh tra Cục Đường bộ Việt Nam, Thanh tra các Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính, có hiểu biết về công tác đào tạo, sát hạch lái xe; có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, khách quan. Số lượng cán bộ sát hạch đối với kỳ sát hạch lái xe mô tô là 2 người, sát hạch lái xe ô tô là 3 người, trong đó cử một người làm tổ trưởng.
3. Nhiệm vụ của Tổ giám sát
a) Giám sát việc thực hiện nội dung, trình tự sát hạch của Tổ sát hạch, bảo đảm sát hạch đúng đối tượng, không có sự can thiệp của con người vào kết quả sát hạch của tất cả các khâu sát hạch;
b) Cán bộ giám sát làm việc độc lập, không can thiệp, không làm thay nhiệm vụ của Hội đồng sát hạch, Tổ sát hạch;
c) Mặc trang phục thanh tra khi làm nhiệm vụ.
4. Quyền hạn của Tổ giám sát
a) Khi phát hiện sai phạm, đề nghị Hội đồng sát hạch, Tổ sát hạch xử lý kịp thời, đúng quy định;
b) Báo cáo Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính để xem xét xử lý.
5. Kết thúc kỳ sát hạch, Tổ trưởng Tổ giám sát phải báo cáo bằng văn bản kết quả giám sát với Cục Đường bộ Việt Nam, Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính.

Điều 15. Công nhận kết quả sát hạch
Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam hoặc Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính ra quyết định công nhận trúng tuyển kỳ sát hạch.

Chương IV
QUẢN LÝ, CẤP GIẤY PHÉP LÁI XE

Điều 16. Mẫu Giấy phép lái xe
1. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải duyệt mẫu giấy phép lái xe.
2. Cục Đường bộ Việt Nam in, phát hành, hướng dẫn và quản lý việc sử dụng giấy phép lái xe trong phạm vi cả nước.

Điều 17. Cơ quan quản lý sát hạch, cấp và đổi GPLX
1. Phòng Quản lý phương tiện và người lái của Cục Đường bộ Việt Nam thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Ban quản lý sát hạch cấp Cục.
2. Phòng Quản lý phương tiện và người lái hoặc phòng được giao chức năng quản lý phương tiện và người lái của các Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Ban quản lý sát hạch cấp Sở.

Điều 18. Nhiệm vụ của Ban quản lý sát hạch cấp Cục
1. Nghiên cứu xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về sát hạch cấp giấy phép lái xe để Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam trình cấp có thẩm quyền ban hành; tham mưu cho Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam trong việc chỉ đạo tổ chức thực hiện trong toàn quốc.
2. Nghiên cứu hệ thống biểu mẫu, sổ sách quản lý nghiệp vụ và các ấn chỉ chuyên ngành phục vụ tổ chức và quản lý công tác sát hạch cấp giấy phép lái xe, trình cấp có thẩm quyền ký ban hành áp dụng thống nhất trong toàn quốc.
3. Tổ chức nghiên cứu chương trình ứng dụng công nghệ thông tin vào nghiệp vụ tổ chức, quản lý công tác sát hạch cấp giấy phép lái xe; thiết lập hệ thống mạng thông tin kết nối Ban quản lý sát hạch cấp Cục với các Trung tâm sát hạch và Ban quản lý sát hạch cấp Sở.
4. Tham mưu cho Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam:
a) Chỉ đạo về nghiệp vụ, hướng dẫn và kiểm tra, giám sát hoạt động, kiểm chuẩn các thiết bị, phương tiện, trang thiết bị, cơ sở vật chất của các Trung tâm sát hạch lái xe theo quy định;
b) Hướng dẫn, kiểm tra về nghiệp vụ đối với Ban quản lý sát hạch cấp Sở;
c) Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và trực tiếp quản lý đội ngũ sát hạch viên thuộc Ban quản lý sát hạch cấp Cục;
d) Tổ chức sát hạch cấp giấy phép lái xe đối với các học viên học tại các cơ sở đào tạo lái xe được Bộ Giao thông vận tải giao Cục Đường bộ Việt Nam quản lý;
đ) Xây dựng chương trình, chỉ đạo, tổ chức tập huấn, cấp thẻ cho đội ngũ cán bộ sát hạch lái xe trong cả nước.
5. Tổ chức cấp và đổi giấy phép lái xe cho người lái xe thuộc các cơ quan Trung ương của Đảng, Nhà nước, đoàn thể và các tổ chức quốc tế, ngoại giao đóng tại Hà Nội.
6. Thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến sát hạch cấp giấy phép lái xe do Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam phân công.

Điều 19. Nhiệm vụ của Ban quản lý sát hạch cấp Sở
1. Tham mưu cho Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính trong việc:
a) Tổ chức thực hiện các quy định của Bộ Giao thông vận tải và hướng dẫn của Cục Đường bộ Việt Nam về nghiệp vụ sát hạch cấp giấy phép lái xe;
b) Xây dựng kế hoạch về nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng và trực tiếp quản lý đội ngũ sát hạch viên thuộc Ban quản lý sát hạch cấp Sở;
c) Chỉ đạo xây dựng, quản lý hoạt động của Trung tâm sát hạch thuộc địa phương;
d) Triển khai nối mạng thông tin với Trung tâm sát hạch và với Cục Đường bộ Việt Nam;
đ) Tổ chức các kỳ sát hạch đối với học viên học tại các cơ sở đào tạo lái xe do Sở quản lý. Trường hợp việc sát hạch được tổ chức tại Trung tâm sát hạch không thuộc quyền quản lý trực tiếp thì trên cơ sở định hướng quy hoạch đã được ban hành, Ban quản lý sát hạch cấp Sở và Trung tâm sát hạch lái xe có kế hoạch để tổ chức sát hạch phù hợp.
2. Tổ chức cấp và đổi giấy phép lái xe cho người lái xe thuộc quản lý của địa phương, trừ các đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 18 của Quy chế này.
3. Thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến sát hạch cấp giấy phép lái xe do Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính phân công.

Điều 20. Sử dụng Giấy phép lái xe
1. Người có giấy phép lái xe chỉ được lái loại xe quy định đã ghi trong giấy phép lái xe.
2. Giấy phép lái xe phải được mang theo người khi lái xe.
3. Giấy phép lái xe có thể bị thu hồi theo quy định hiện hành của Chính phủ;
4. Người có giấy phép lái xe không chuyên nghiệp muốn lái xe chuyên nghiệp và người có nhu cầu nâng hạng giấy phép lái xe phải dự khoá đào tạo và sát hạch để được cấp giấy phép lái xe mới.
5. Người nước ngoài hoặc người Việt Nam cư trú ở nước ngoài có giấy phép lái xe không do Việt Nam cấp nếu có nhu cầu lái xe ở Việt Nam phải làm thủ tục đổi sang giấy phép lái xe tương ứng của Việt Nam. Trường hợp điều ước quốc tế về giấy phép lái xe mà Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
6. Giấy phép lái xe hạng A1, A2 do ngành công an cấp trước ngày 01/8/1995, bằng lái xe và giấy phép lái xe do ngành giao thông vận tải cấp còn thời hạn được tiếp tục sử dụng theo thời hạn ghi trên giấy phép lái xe hoặc bằng lái xe.
7. Người giả khai báo mất hoặc tẩy xoá, làm sai lệch các thông tin trên giấy phép lái xe hoặc có hành vi cố tình gian dối khác, trong quá trình làm thủ tục đổi hoặc đề nghị cấp lại giấy phép lái xe, khi kiểm tra phát hiện sẽ bị các cơ quan quản lý giấy phép lái xe ra quyết định thu hồi giấy phép lái xe.
8. Trường hợp người có giấy phép lái xe chuyển vùng từ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương này đến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác, cơ quan cấp giấy phép lái xe nơi người lái xe chuyển đến làm thủ tục ghi nhận để theo dõi, quản lý. Giấy phép lái xe chuyển đến được tiếp tục sử dụng trong thời hạn quy định.

Điều 21: Cấp mới Giấy phép lái xe
1. Căn cứ Quyết định công nhận trúng tuyển, Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vân tải, Sở Giao thông công chính cấp giấy phép lái xe cho thí sinh.
2. Thời gian cấp giấy phép lái xe chậm nhất không quá 10 ngày làm việc sau khi có quyết định trúng tuyển.

Điều 22. Đổi Giấy phép lái xe
1. Trong thời hạn 60 ngày trước khi giấy phép lái xe hết hạn, người có giấy phép lái xe có nhu cầu tiếp tục sử dụng giấy phép lái xe làm đơn đề nghị đổi kèm

theo giấy chứng nhận đủ sức khoẻ do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định, gửi đến cơ quan quản lý cấp giấy phép lái xe để được xét cấp lại giấy phép lái xe.
2. Người có giấy phép lái xe đã hết hạn nhưng chưa quá một tháng kể từ ngày hết hạn, có đủ hồ sơ gốc thì được xét đổi giấy phép lái xe.
3. Người có giấy phép lái xe bị hỏng có đủ hồ sơ gốc thì được xét đổi giấy phép lái xe.
4. Người có giấy phép lái xe hạng E đủ 55 tuổi đối với nam, 50 tuổi đối với nữ, có nhu cầu tiếp tục lái xe, nếu đủ sức khoẻ theo quy định, được xét cấp lại giấy phép lái xe từ hạng D trở xuống.
5. Giấy phép lái xe được đổi chậm nhất là 5 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Khi đổi giấy phép lái xe thì cơ quan quản lý cấp giấy phép lái xe phải cắt góc giấy phép lái xe cũ.

Điều 23. Cấp lại Giấy phép lái xe
1. Người có giấy phép lái xe đã hết hạn quá từ một tháng trở lên nhưng chưa quá 6 tháng, kể từ ngày hết hạn, có đủ hồ sơ gốc, thì được dự sát hạch lại lý thuyết để được cấp giấy phép lái xe mới.
2. Người có giấy phép lái xe đã hết hạn quá từ 6 tháng trở lên, kể từ ngày hết hạn, có đủ hồ sơ gốc, thì được dự sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành lái xe để được cấp giấy phép lái xe mới.
3. Giấy phép lái xe bị mất, còn thời hạn sử dụng và còn hồ sơ gốc, nếu bị mất trong các trường hợp thiên tai như bão lụt, động đất hoặc bị hoả hoạn, có xác nhận của chính quyền địa phương; bị cướp, trấn lột, mất trộm có xác nhận rõ vụ việc của cơ quan công an, cơ quan quản lý giấy phép lái xe không phát hiện đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý thì được xét cấp lại giấy phép lái xe.
Giấy phép lái xe bị mất, còn thời hạn sử dụng và còn hồ sơ gốc, nếu bị mất ngoài các trường hợp trên, không phát hiện đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý, sau 2 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định thì được dự sát hạch lại lý thuyết để được cấp giấy phép lái xe.
4. Người bị thu hồi giấy phép lái xe không thời hạn, sau thời hạn 1 năm kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thu hồi (hoặc tước quyền sử dụng giấy phép lái xe không thời hạn), nếu có nhu cầu, được dự học lại Luật giao thông đường bộ, đạo đức người lái xe, được kiểm tra và có chứng nhận của cơ sở đào tạo đã hoàn thành nội dung học và nộp đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định thì được dự sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành lái xe để được cấp giấy phép lái xe.
5. Giấy phép lái xe quá hạn bị mất, còn hồ sơ gốc, không phát hiện đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, sau 2 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định thì được dự sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành lái xe để được cấp giấy phép lái xe.
6. Giấy phép lái xe quá hạn bị mất, không còn hồ sơ gốc, có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch của địa phương, có xác nhận của cơ sở đào tạo nơi đã dự học, không phát hiện đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý, sau 12 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định thì được dự sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành để được cấp lại giấy phép lái xe.
7. Thời hạn cấp lại giấy phép lái xe thực hiện như đối với cấp mới. Khi cấp lại giấy phép lái xe thì cơ quan quản lý cấp giấy phép lái xe phải cắt góc giấy phép lái xe cũ.

Chương V
TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 24. Báo cáo về công tác sát hạch, cấp giấy phép lái xe
Hàng năm, vào tháng 1 và tháng 7, các Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính sơ kết, tổng kết công tác sát hạch cấp giấy phép lái xe của địa phương, gửi báo cáo về Cục Đường bộ Việt Nam để tổng hợp, báo cáo Bộ Giao thông vận tải.

Điều 25. Hướng dẫn tổ chức thực hiện
1. Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam có trách nhiệm hướng dẫn việc thực hiện Quy chế này.
2. Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam, Giám đốc các Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức và thường xuyên kiểm tra các hoạt động về sát hạch cấp giấy phép lái xe trong phạm vi được phân công.

BỘ TRƯỞNG
Hồ Nghĩa Dũng
 

tla

Xe điện
Biển số
OF-13289
Ngày cấp bằng
19/2/08
Số km
3,568
Động cơ
544,574 Mã lực
Tuổi
52
Nơi ở
Bên 2 công chúa nhỏ
Văn bản 3:

QUYẾT ĐỊNH
CỦA BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI SỐ 55/2007/QĐ-BGTVT
NGÀY 07 THÁNG 11 NĂM 2007
BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO LÁI XE CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ


BỘ TR¬ƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Căn cứ Luật Giao thông đ¬ường bộ ngày 29 tháng 6 năm 2001;
Căn cứ Luật Dạy nghề ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 34/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Đư¬ờng bộ Việt Nam, Vụ trư¬ởng Vụ Tổ chức cán bộ,


QUYẾT ĐỊNH:


Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý đào tạo lái xe cơ giới đường bộ.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và bãi bỏ Quyết định số 4353/2001/QĐ-BGTVT ngày 18 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Quy chế quản lý đào tạo lái xe cơ giới đường bộ.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trư¬ởng các Vụ, Cục trưởng Cục Đư¬ờng bộ Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính, Thủ tr¬ưởng c¸c c¬ quan, tæ chøc vµ c¸ nh©n cã liªn quan chÞu tr¸ch nhiÖm thi hµnh QuyÕt ®Þnh nµy.

BỘ TR¬ƯỞNG
Hồ Nghĩa Dũng



QUY CHẾ
QUẢN LÝ ĐÀO TẠO LÁI XE CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 55/2007/QĐ-BGTVT
ngày 07 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)


Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định cơ sở đào tạo lái xe; cơ quan quản lý đào tạo lái xe cơ giới đường bộ.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Quy chế này áp dụng thống nhất đối với các cơ quan quản lý công tác đào tạo lái xe, các cơ sở đào tạo lái xe cơ giới đường bộ, tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác đào tạo lái xe cơ giới đường bộ trong phạm vi cả nước.
2. Quy chế này không áp dụng đối với công tác đào tạo lái xe của ngành Công an và Quân đội làm nhiệm vụ an ninh, quốc phòng.

Chương II
CƠ SỞ ĐÀO TẠO LÁI XE
Điều 3. Cơ sở đào tạo lái xe
Cơ sở đào tạo lái xe là cơ sở dạy nghề do cơ quan có thẩm quyền thành lập, có chức năng đào tạo lái xe, có đủ các điều kiện tiêu chuẩn kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn của cơ sở đào tạo lái xe theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.
Điều 4. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ sở đào tạo lái xe
1. Tổ chức tuyển sinh theo hạng giấy phép lái xe được phép đào tạo và bảo đảm các quy định sau:
a) Các điều kiện quy định đối với người học về độ tuổi, sức khoẻ, thâm niên lái xe và số km lái xe an toàn đối với đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe;
b) Ký và thanh lý hợp đồng đào tạo với người học theo hạng giấy phép lái xe ôtô. Nội dung hợp đồng phải thể hiện rõ nội dung, chương trình, kế hoạch đào tạo; kỹ năng lái xe đạt được; thời gian hoàn thành khoá học; mức học phí và phương thức thanh toán học phí. Ngoài các nội dung chủ yếu trên, hai bên có thể thỏa thuận các nội dung khác phù hợp với điều kiện thực tế nhưng không được trái pháp luật và đạo đức xã hội;
c) Công khai quy chế tuyển sinh và quản lý đào tạo để cán bộ, giáo viên, nhân viên cơ sở đào tạo và người học biết, thực hiện.
2. Tổ chức đào tạo mới và đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe theo lưu lượng, địa điểm, hạng đào tạo ghi trong giấy phép đào tạo lái xe; thời hạn, chương trình và giáo trình theo quy định.
3. Tổ chức kiểm tra, cấp chứng chỉ nghề, giấy chứng nhận tốt nghiệp cho học viên và lưu giữ hồ sơ, tài liệu liên quan đến khoá đào tạo theo quy chế quản lý dạy nghề của Nhà nước và các quy định của Bộ Giao thông vận tải về đào tạo lái xe.
4. Thu và sử dụng học phí đào tạo lái xe theo quy định hiện hành.
5. Duy trì và thường xuyên chú trọng tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập của cơ sở để nâng cao chất lượng đào tạo lái xe.
6. Tuyển dụng, quản lý đội ngũ giáo viên:
a) Bảo đảm tiêu chuẩn quy định tại khoản 10, 11, 12 Điều 5 Quy chế này.
b) Có kế hoạch định kỳ hàng năm bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ giáo viên.
7. Thực hiện đăng ký sát hạch và đề nghị tổ chức kỳ sát hạch theo quy định của cơ quan quản lý sát hạch, cấp giấy phép lái xe.
8. Thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo theo quy định.
Điều 5. Tiêu chuẩn kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn của cơ sở đào tạo lái xe
1. Yêu cầu chung đối với hệ thống phòng học:
a) Cơ sở đào tạo lái xe ô tô và máy kéo có trọng tải đến 1000 kg phải có đủ các phòng học chuyên môn: Luật Giao thông đường bộ (có thể dạy chung với môn học đạo đức người lái xe), Cấu tạo ôtô, Kỹ thuật lái xe, Nghiệp vụ vận tải và được bố trí liên hoàn, tập trung; phòng học thực tập bảo dưỡng sửa chữa bố trí ở khu vực riêng. Số lượng các phòng học phải đáp ứng lưu lượng đào tạo ghi trong giấy phép đào tạo lái xe.
Cơ sở đào tạo lái xe mô tô hai, ba bánh phải có phòng học Luật Giao thông đường bộ;
b) Phòng học chuyên môn bảo đảm diện tích tối thiểu 50m2 cho lớp học không quá 35 học sinh;
c) Được chiếu sáng tự nhiên trực tiếp theo tiêu chuẩn về ánh sáng, xa tiếng ồn, bảo đảm môi trường sư phạm.
2. Phòng học Luật Giao thông đường bộ:
a) Có thiết bị nghe nhìn (màn hình, đèn chiếu), tranh vẽ hệ thống biển báo hiệu đường bộ, sa hình, sa bàn dạy các tình huống giao thông;
b) Phòng học Luật trên máy tính bố trí riêng biệt gồm: máy chủ, máy in và ít nhất 10 máy tính được nối mạng, cài đặt phần mềm học lý thuyết do Cục Đường bộ Việt Nam chuyển giao. Cơ sở đào tạo có lưu lượng 500 học viên trở lên phải có ít nhất 20 máy tính để học sinh ôn luyện phần lý thuyết và phải bố trí thêm một phòng học chung bảo đảm đủ chỗ ngồi cho ít nhất 100 học viên.
3. Phòng học cấu tạo ô tô:
a) Có hình vẽ hoặc tranh vẽ cấu tạo các hệ thống của ô tô, mô hình cắt bổ động cơ, hệ thống truyền lực (ly hợp, hộp số, truyền động các đăng, vi sai và các bán trục), hệ thống treo, hệ thống điện, hệ thống phanh, hệ thống lái; có các cụm chi tiết tháo rời của ô tô;
b) Có hình hoặc tranh vẽ sơ đồ mô tả nguyên lý hoạt động của động cơ, hệ thống truyền lực, hệ thống treo, hệ thống phanh, hệ thống lái.
4. Phòng học kỹ thuật lái xe:
a) Có ô tô được kê kích bảo đảm an toàn để tập số nóng, số nguội;
b) Có hình hoặc tranh vẽ các thao tác lái xe cơ bản (điều chỉnh ghế ngồi lái, tư thế ngồi lái, vị trí giữ vô lăng...);
c) Có phương tiện nghe nhìn như mô hình, băng đĩa, đèn chiếu... phục vụ giảng dạy.
5. Phòng học nghiệp vụ vận tải:
a) Có hệ thống bảng, biểu phục vụ giảng dạy nghiệp vụ chuyên môn về vận tải hàng hoá, hành khách;
b) Có các tranh vẽ ký hiệu trên kiện hàng, biểu trưng hàng nguy hiểm.
6. Phòng học thực tập bảo dưỡng sửa chữa:
a) Có hệ thống thông gió và chiếu sáng bảo đảm các yêu cầu về an toàn, vệ sinh lao động;
b) Nền nhà đủ cứng vững, phẳng, không gây bụi, không bị rạn nứt, chống được trơn trượt;
c) Bảo đảm cho lớp học ít nhất 18 học viên, được trang bị đồ nghề chuyên dùng với mức tối thiểu là 8-10 người/bộ và có tủ đựng đồ nghề;
d) Có các cụm chi tiết và tổng thành chủ yếu của ô tô như: động cơ tổng thành hoạt động tốt, hệ thống truyền động (cầu, các đăng, visai), hệ thống lái (vô lăng, trục lái, cơ cấu lái, thanh và cần dẫn động, khớp cầu và khớp chuyển trợ lực lái), hệ thống điện (ắc quy, các loại đèn, còi....);
đ) Có bàn tháo lắp, bảng, bàn ghế cho giảng dạy và học tập.
7. Phòng điều hành giảng dạy: có bảng chương trình đào tạo, tiến độ đào tạo năm học theo quy định, bàn ghế và các trang thiết bị cần thiết cho cán bộ quản lý đào tạo.
8. Phòng chuẩn bị giảng dạy của giáo viên có bàn, ghế, tủ đựng tài liệu, đồ dùng dạy học cần thiết.
9. Tài liệu phục vụ đào tạo và quản lý đào tạo lái xe:
a) Đủ giáo trình giảng dạy lái xe hiện hành theo các hạng giấy phép lái xe được phép đào tạo do Bộ Giao thông vận tải quy định;
b) Có tài liệu hướng dẫn ôn luyện, kiểm tra, thi và các tài liệu tham khảo phục vụ giảng dạy, học tập;
c) Có sổ sách, biểu mẫu phục vụ quản lý quá trình giảng dạy, học tập theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Giao thông vận tải;
d) Giáo viên dạy lý thuyết và thực hành phải có đầy đủ hồ sơ giáo viên (giáo án, sổ tay giáo viên, bài soạn giảng, sổ theo dõi thực hành lái xe), giảng dạy theo chương trình đào tạo do Bộ Giao thông vận tải ban hành.
10. Tiêu chuẩn chung của giáo viên:
a) Phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt;
b) Có đủ sức khỏe theo quy định;
c) Lý lịch bản thân rõ ràng;
d) Có chứng chỉ sư phạm.
11) Tiêu chuẩn giáo viên dạy lý thuyết: ngoài tiêu chuẩn quy định tại khoản 10 Điều này, còn phải bảo đảm các tiêu chuẩn sau:
a) Trình độ: phải có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề trở lên, chuyên ngành tương ứng với môn học được phân công giảng dạy;
b) Giáo viên dạy môn học Luật Giao thông đường bộ phải có giấy phép lái xe ôtô. Giáo viên dạy môn học Kỹ thuật lái xe phải có giấy phép lái xe thấp nhất bằng hạng giấy phép lái xe đào tạo.
12) Tiêu chuẩn giáo viên dạy thực hành lái xe: ngoài tiêu chuẩn quy định tại khoản 10 Điều này, còn phải bảo đảm các tiêu chuẩn sau:
a) Có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề trở lên hoặc có tay nghề cao;
b) Thuộc biên chế hoặc hợp đồng ít nhất 02 năm với cơ sở đào tạo lái xe;
c) Có giấy phép lái xe tương ứng hoặc cao hơn hạng giấy phép lái xe đào tạo, nhưng không thấp hơn giấy phép lái xe hạng B2;
d) Giáo viên được phân công dạy các hạng giấy phép lái xe B1, B2 phải có thâm niên lái xe từ 03 năm trở lên; dạy các hạng giấy phép lái xe C, D, E, F phải có thâm niên lái xe từ 05 năm trở lên;
đ) Đã qua tập huấn về nghiệp vụ dạy thực hành lái xe theo hướng dẫn của Cục Đường bộ Việt Nam và được cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe;
e) Khi dạy lái xe phải đeo phù hiệu "Giáo viên dạy lái xe" có tên và dán ảnh, ghi rõ tên cơ sở đào tạo, các hạng giấy phép lái xe được phép dạy lái. Phù hiệu do Thủ trưởng cơ sở đào tạo lái xe cấp, quản lý và được ép plastic.
13. Xe tập lái:
a) Có đủ xe tập lái các hạng tương ứng với lưu lượng đào tạo ghi trong giấy phép đào tạo lái xe;
b) Phải là xe thuộc sở hữu của cơ sở đào tạo lái xe, có thể hợp đồng xe với thời hạn thuê ít nhất là 01 năm trở lên và số lượng xe này không vượt quá 30% số lượng xe cùng hạng tương ứng thuộc sở hữu của cơ sở đào tạo lái xe;
c) Có giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ;
d) Có đủ hệ thống phanh phụ có hiệu lực;
đ) Thùng xe phải có mui che mưa, nắng và có ghế chắc chắn cho học sinh ngồi;
e) Tên cơ sở đào tạo và điện thoại liên lạc được kẻ bằng sơn ở hai bên cánh cửa hoặc hai bên thành xe;
g) Có giấy phép xe tập lái do Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính cấp khi có đủ điều kiện theo quy định tại khoản 13 Điều này (trừ các điểm a, k), thời hạn tương ứng với thời gian được phép lưu hành của xe tập lái;
h) Ô tô tập lái phải gắn biển xe "TẬP LÁI" bằng kim loại nền xanh, chữ màu trắng gắn chắc chắn trên thanh cản phía trước và phía sau bên trái. Biển có kích thước chung 10cm x 25cm đối với các hạng xe, riêng biển sau kích thước 35cm x 35cm đối với xe các hạng C, D, E, F gắn ở vị trí giữa thành sau không trùng với vị trí lắp đặt biển số đăng ký và không được dán lên kính sau xe;
i) Xe tập lái các hạng B1, B2 thực hiện lộ trình đổi mới theo quy định của Bộ Giao thông vận tải và hướng dẫn của Cục Đường bộ Việt Nam; xe tập lái các hạng C, D và E có niên hạn sử dụng theo quy định tại Nghị định số 23/2004/NĐ-CP ngày 13 tháng 01 năm 2004 của Chính phủ;
k) Môtô ba bánh, máy kéo có trọng tải đến 1000 kg tập lái phải gắn 02 biển xe "TẬP LÁI" làm bằng kim loại nền xanh, chữ màu trắng ở phía trước và phía sau với kích thước: 15cm x 20cm đối với mô tô, 20cm x 25cm đối với máy kéo.
14. Sân bãi tập lái xe :
a) Thuộc quyền sử dụng của cơ sở đào tạo lái xe. Nếu là sân bãi hợp đồng phải có hợp đồng dài hạn, thời hạn hợp đồng phù hợp với thời hạn giấy phép đào tạo lái xe; trường hợp sử dụng sân bãi hợp đồng chung với cơ sở đào tạo lái xe khác phải kèm theo kế hoạch sử dụng sân của chủ hợp đồng cho thuê;
b) Có diện tích tối thiểu:
Đào tạo các hạng A1, A2, A3 và A4: 1.000m2.
Đào tạo các hạng B1 và B2: 8.000m2.
Đào tạo các hạng C, D, E và F: 14.000m2.
Cơ sở đào tạo lái xe có lưu lượng 1.000 học viên trở lên phải có ít nhất 02 sân bãi tập lái xe;
c) Sân tập lái ôtô phải có đủ hệ thống biển báo hiệu đường bộ, đủ tình huống các bài học theo nội dung chương trình đào tạo quy định. Kích thước các hình tập lái phù hợp tiêu chuẩn Trung tâm sát hạch lái xe đối với từng hạng xe tương ứng;
d) Mặt sân có cao độ và hệ thống thoát nước bảo đảm không bị ngập nước; các làn đường và hình tập lái trong sân phải có mặt trải nhựa hoặc bê tông, có đầy đủ vạch sơn kẻ đường;
đ) Có diện tích dành cho cây xanh, có nhà chờ cho học viên học thực hành.
15. Đường tập lái xe:
Đường giao thông công cộng được chọn để tập lái xe phải có đủ các tình huống giao thông (giao cắt đồng mức, chỗ rộng, chỗ hẹp, có dốc hoặc đèo; mặt đường có đoạn tốt, xấu; mật độ giao thông vừa phải) phù hợp với nội dung chương trình đào tạo, được Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính hoặc Cục Đường bộ Việt Nam ghi trong giấy phép xe tập lái.

Chương III
CƠ QUAN QUẢN LÝ ĐÀO TẠO LÁI XE

Điều 6. Cơ quan quản lý đào tạo lái xe
1. Cục Đường bộ Việt Nam được Bộ Giao thông vận tải giao nhiệm vụ quản lý thống nhất về đào tạo lái xe trong phạm vi cả nước.
2. Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính chịu trách nhiệm quản lý đào tạo lái xe trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Điều 7. Trách nhiệm của Cục Đường bộ Việt Nam đối với công tác quản lý đào tạo lái xe
1. Nghiên cứu xây dựng nội dung chương trình, giáo trình đào tạo lái xe trình Bộ Giao thông vận tải ban hành và hướng dẫn thực hiện.
2. Xây dựng hệ thống văn bản, biểu mẫu, sổ sách quản lý nghiệp vụ phục vụ công tác quản lý đào tạo lái xe, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình Bộ Giao thông vận tải ban hành và hướng dẫn thực hiện.
3. Xây dựng quy hoạch định hướng hệ thống cơ sở đào tạo lái xe toàn quốc.
4. Cấp mới, cấp lại giấy phép đào tạo lái xe ô tô theo định kỳ 05 năm; điều chỉnh hạng đào tạo, lưu lượng đào tạo lái xe ô tô trên 20% so với lưu lượng giấy phép đào tạo lái xe được cấp cho các cơ sở đào tạo lái xe theo quy định.
5. Hướng dẫn nội dung, chương trình dạy thực hành lái xe và tập huấn cho đội ngũ giáo viên dạy thực hành lái xe trong cả nước.
6. Hướng dẫn, kiểm tra các Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính về nghiệp vụ công tác quản lý đào tạo lái xe.
7. Thực hiện công tác quản lý đào tạo lái xe đối với các cơ sở đào tạo lái xe thuộc các Bộ, Ngành được Bộ Giao thông vận tải giao và tổ chức sát hạch, cấp giấy phép lái xe.
Điều 8. Trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính đối với công tác quản lý đào tạo lái xe
1. Phối hợp với cơ quan quản lý dạy nghề của địa phương quản lý công tác đào tạo lái xe; chịu trách nhiệm về chất lượng đào tạo lái xe của các cơ sở đào tạo; tổ chức giám sát, kiểm tra cấp chứng chỉ, giấy chứng nhận tốt nghiệp đối với học viên thuộc các cơ sở đào tạo lái xe do Sở quản lý theo quy định.
2. Chủ trì và phối hợp với cơ quan quản lý dạy nghề của địa phương kiểm tra tiêu chuẩn kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn của các cơ sở đào tạo lái xe do Sở quản lý để đề nghị Cục Đường bộ Việt Nam thẩm định, cấp giấy phép đào tạo lái xe ô tô.
3. Cấp giấy phép đào tạo lái xe mô tô hai, ba bánh, máy kéo có trọng tải đến 1000kg và điều chỉnh lưu lượng đào tạo lái xe ô tô (bằng văn bản) trong phạm vi 20% so với lưu lượng giấy phép đào tạo lái xe được cấp cho các cơ sở đào tạo lái xe do Sở quản lý theo quy định.
Điều 9. Trách nhiệm của cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của cơ sở đào tạo lái xe
1. Cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của cơ sở đào tạo lái xe có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý đào tạo lái xe của Cục Đường bộ Việt Nam, Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính trong việc quản lý các cơ sở đào tạo lái xe trực thuộc.
2. Tạo điều kiện để cơ sở đào tạo lái xe đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập; bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, nâng cao nghiệp vụ công tác quản lý đào tạo cho cơ sở; thường xuyên chỉ đạo cơ sở thực hiện nghiêm túc các quy định về đào tạo lái xe.
Điều 10. Cấp phép đào tạo lái xe
1. Hồ sơ cấp phép mới đào tạo lái xe ô tô bao gồm:
a) Văn bản đề nghị của cơ sở đào tạo;
b) Văn bản đề nghị của Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính;
c) Văn bản chấp thuận của Cục Đường bộ Việt Nam;
d) Báo cáo của cơ sở đào tạo bao gồm: Quyết định thành lập cơ sở đào tạo của cơ quan có thẩm quyền, tiêu chuẩn kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn của cơ sở đào tạo theo quy định tại Điều 5 của Quy chế này;
đ) Biên bản kiểm tra của đoàn kiểm tra giữa Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính và cơ quan quản lý dạy nghề địa phương về tiêu chuẩn kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn của cơ sở đào tạo lái xe;
e) Thẩm định của Đoàn kiểm tra do Cục Đường bộ Việt Nam tổ chức, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện.
2. Hồ sơ cấp phép lại, điều chỉnh lưu lượng đào tạo ô tô trên 20% bao gồm:
a) Văn bản đề nghị của cơ sở đào tạo;
b) Văn bản đề nghị của Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính;
c) Báo cáo của cơ sở đào tạo về kết quả đào tạo, tiêu chuẩn kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn của cơ sở đào tạo lái xe;
d) Biên bản kiểm tra của đoàn kiểm tra liên ngành giữa Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính và cơ quan quản lý dạy nghề địa phương về quá trình quản lý đào tạo, thực hiện chương trình đào tạo, củng cố đầu tư xây dựng theo tiêu chuẩn kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn của cơ sở đào tạo lái xe.
3. Hồ sơ điều chỉnh đào tạo hạng giấy phép lái xe bao gồm:
a) Văn bản đề nghị của cơ sở đào tạo;
b) Văn bản đề nghị của Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính;
c) Giấy tờ xe liên quan gồm: Đăng ký xe ô tô, giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, giấy phép xe tập lái (bản photocopy);
d) Danh sách trích ngang giáo viên dạy lý thuyết và thực hành lái xe.
4. Hồ sơ điều chỉnh lưu lượng đào tạo lái xe ô tô trong phạm vi 20%:
a) Công văn đề nghị và báo cáo của cơ sở đào tạo về đầu tư cơ sở vật chất (phòng học, trang thiết bị giảng dạy, sân bãi tập lái, xe tập lái) và đội ngũ giáo viên;
b) Biên bản kiểm tra của Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính về công tác quản lý, giảng dạy, thực hiện chương trình đào tạo, đầu tư cơ sở vật chất, bổ sung đội ngũ giáo viên và xe tập lái.
5. Hồ sơ cấp phép đào tạo lái xe mô tô hai, ba bánh và máy kéo có trọng tải đến 1000kg:
a) Công văn đề nghị và báo cáo của cơ sở đào tạo về kết quả đào tạo, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, xe tập lái;
b) Biên bản kiểm tra của Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính về tiêu chuẩn kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn của cơ sở đào tạo lái xe.
6. Lưu lượng đào tạo lái xe ô tô:
a) Lưu lượng đào tạo lái xe ô tô là số lượng học sinh đào tạo lớn nhất được xác định bằng tổng lưu lượng số học viên học các hạng xe (bao gồm cả học lý thuyết và thực hành) ở một thời điểm;
b) Trên cơ sở bảo đảm các điều kiện về phòng học, sân tập lái, đội ngũ giáo viên và bộ máy quản lý, lưu lượng đào tạo mỗi hạng xe bằng tích ba tham số: số lượng xe từng hạng đào tạo, số học viên quy định trên một xe hạng tương ứng và tỉ số giữa thời gian khóa đào tạo và thời gian thực hành quy định đối với hạng xe đó. Trường hợp cơ sở đào tạo có kế hoạch và quy chế tăng thời gian học trong ngày, trong tuần, nhưng bảo đảm số giờ làm thêm của giáo viên trong năm học không vượt quá số giờ quy định của cơ quan quản lý dạy nghề và có số giáo viên dạy thực hành lái xe lớn hơn số xe tập lái từ 1,2 lần trở lên thì lưu lượng trên được nhân thêm hệ số tương ứng, nhưng không được quá 1,3.
7. Thời hạn của giấy phép đào tạo lái xe: 05 năm.

Điều 11. Báo cáo về công tác đào tạo lái xe
Hàng năm, vào tháng 1 và tháng 7, Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính sơ kết, tổng kết công tác đào tạo lái xe, báo cáo về Cục Đường bộ Việt Nam để tổng hợp báo cáo Bộ Giao thông vận tải.
Điều 12. Thanh tra, kiểm tra công tác đào tạo lái xe
1. Vụ Tổ chức cán bộ và Cục Đường bộ Việt Nam thực hiện kiểm tra các cơ sở đào tạo lái xe, xử lý vi phạm theo quy định.
2. Thanh tra Bộ phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức thanh tra công tác đào tạo lái xe.
3. Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính chủ trì và phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức kiểm tra, giám sát công tác đào tạo lái xe đối với các cơ sở đào tạo do Sở quản lý, xử lý vi phạm theo quy định.
4. Việc thanh tra, kiểm tra công tác đào tạo lái xe phải theo quy định của pháp luật về thanh tra, kiểm tra. Trường hợp phát hiện có sai phạm, Chánh Thanh tra Bộ, Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính xử lý theo quy định của pháp luật.

Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 13. Nội dung điểm b khoản 14 Điều 5 áp dụng đối với cơ sở đào tạo lái xe được thành lập sau khi Quyết định này có hiệu lực; các cơ sở đã có giấy phép đào tạo lái xe có diện tích sân tập lái nhỏ hơn quy định tại Quy chế này, thực hiện chuyển đổi sau 3 năm.
Điều 14. Cục Đường bộ Việt Nam chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Quy chế này.
Điều 15. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Cục Đường bộ Việt Nam để tổng hợp báo cáo Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung khi cần thiết.

BỘ TRƯỞNG
Hồ Nghĩa Dũng
 

tla

Xe điện
Biển số
OF-13289
Ngày cấp bằng
19/2/08
Số km
3,568
Động cơ
544,574 Mã lực
Tuổi
52
Nơi ở
Bên 2 công chúa nhỏ
Văn bản 4:

QUYẾT ĐỊNH
CỦA BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI SỐ 56/2007/QĐ-BGTVT
NGÀY 07 THÁNG 11 NĂM 2007
BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO LÁI XE CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ


BỘ TR¬ƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Căn cứ Luật Giao thông đ¬ường bộ ngày 29 tháng 6 năm 2001;
Căn cứ Luật Dạy nghề ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 34/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Đư¬ờng bộ Việt Nam, Vụ trư¬ởng Vụ Tổ chức cán bộ,


QUYẾT ĐỊNH:


Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình đào tạo nghề lái xe cơ giới đường bộ.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và bãi bỏ Quyết định số 4170/2001/QĐ-BGTVT ngày 07 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc ban hành Chương trình đào tạo nghề lái xe cơ giới đường bộ.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trư¬ởng các Vụ, Cục trưởng Cục Đư¬ờng bộ Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính, Thủ tr¬ưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

BỘ TR¬ƯỞNG
Hồ Nghĩa Dũng






















CHƯƠNG TRÌNH
ĐÀO TẠO LÁI XE CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ
(Ban hành theo Quyết định số 56 /2007/QĐ-BGTVT
ngày 07 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)


I. MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU ĐÀO TẠO

1. Mục tiêu

Chương trình này nhằm đào tạo người lái xe nắm được các quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ; nội dung cơ bản về trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi liên quan đến người lái xe.

Giáo dục người lái xe có hiểu biết về đặc điểm của nghề lái xe cơ giới đường bộ; có nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật giao thông đường bộ khi tham gia giao thông; giáo dục nâng cao trách nhiệm, lương tâm, có văn hoá ứng xử và tư cách nghề nghiệp, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.

2. Yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ

Nắm vững các quy định của Luật giao thông đường bộ và hệ thống biển báo hiệu đường bộ Việt Nam. Trách nhiệm của người lái xe trong việc tự giác chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông.

Nắm được tác dụng, cấu tạo và nguyên lý làm việc của các cụm, hệ thống chính trên xe ô tô thông dụng và một số phương tiện khác. Biết một số đặc điểm kết cấu của ô tô hiện đại.

Nắm được yêu cầu kỹ thuật của công tác kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên; biết được chế độ bảo dưỡng định kỳ, kiểm tra điều chỉnh và sửa chữa được các hỏng hóc thông thường của môtô, máy kéo hoặc ô tô trong quá trình hoạt động trên đường.

Nắm được trách nhiệm, nghĩa vụ của người lái xe, các thủ tục, phương pháp giao nhận chuyên chở hàng hoá, phục vụ hành khách trong quá trình vận tải.

Điều khiển được phương tiện cơ giới đường bộ (ghi trong giấy phép lái xe) tham gia giao thông an toàn trên các loại địa hình, trong các điều kiện thời tiết khác nhau, xử lý các tình huống để phòng tránh tai nạn giao thông.


II. ĐÀO TẠO LÁI XE CÁC HẠNG: A1 - A2 - A3 - A4

A. Đối tượng tuyển sinh và thời gian đào tạo

1. Đối tượng tuyển sinh:
- Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam;
- Đủ tuổi theo quy định của Luật giao thông đường bộ;
- Đủ sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế.

2. Thời gian đào tạo:
a) Hạng A1 : 10 giờ học (Lý thuyết: 8, Thực hành lái xe: 2)
b) Hạng A2 : 32 giờ học (Lý thuyết: 20, Thực hành lái xe: 12)
c) Hạng A3, A4: 112 giờ học (Lý thuyết: 52, Thực hành lái xe: 60).

B. Các môn kiểm tra
- Luật giao thông đường bộ (Đối với hạng A2, A3, A4).
- Thực hành lái xe (Đối với các hạng A3, A4).

C. Chương trình và phân bổ thời gian đào tạo

SỐ TT
CHỈ TIÊU TÍNH TOÁN ĐƠN VỊ TÍNH HẠNG GIẤY PHÉP LÁI XE
Hạng
A1 Hạng
A2 Hạng
A3 - A4
A CÁC MÔN HỌC
1 Luật giao thông đường bộ giờ học 6 16 32
2 Cấu tạo và sửa chữa thông thường giờ học 12
3 Nghiệp vụ vận tải giờ học 4
4 Kỹ thuật lái xe giờ học 2 4 4
5 Thực hành lái xe
- Số giờ học thực hành lái xe/học viên.
- Số km thực hành lái xe/học viên.
- Số học viên/1 xe tập lái
giờ học

km

học viên 2
2 12
12 60
12

100

5
6 Số giờ/HV/khoá đào tạo giờ học 10 32 64
7 Tổng số giờ một khóa đào tạo giờ học 10 32 112
B THỜI GIAN ĐÀO TẠO
1 Số ngày thực học ngày 2 4 14
2 Số ngày nghỉ lễ, khai bế giảng ngày 1
3 Cộng số ngày/khoá đào tạo ngày 2 4 15



III - ĐÀO TẠO LÁI XE CÁC HẠNG B1 - B2 - C

A. Đối tượng tuyển sinh và thời gian đào tạo

1. Đối tượng tuyển sinh:
- Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam;
- Đủ tuổi theo quy định của Luật giao thông đường bộ;
- Đủ sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế.

2. Thời gian đào tạo khoá học:
a) Hạng B1: 616 giờ học (Lý thuyết: 136, Thực hành lái xe: 480)
b) Hạng B2: 648 giờ học (Lý thuyết: 168, Thực hành lái xe: 480)
c) Hạng C : 968 giờ học (Lý thuyết: 168, Thực hành lái xe: 800).

B. Các môn kiểm tra

1. Các môn kiểm tra kết thúc khoá học:
- Luật giao thông đường bộ.
- Thực hành lái xe.

2. Các môn kiểm tra trong quá trình học: Tất cả các môn học.

C. Chương trình và phân bổ thời gian đào tạo

SỐ TT
CHỈ TIÊU TÍNH TOÁN
ĐƠN VỊ TÍNH HẠNG GIẤY PHÉP LÁI XE
Hạng
B1 Hạng
B2 Hạng
C
A CÁC MÔN HỌC
1 Luật giao thông đường bộ giờ học 80 80 80
2 Cấu tạo và sửa chữa thông thường giờ học 20 28 28
3 Nghiệp vụ vận tải giờ học 20 20
4 Đạo đức người lái xe giờ học 12 16 16
5 Kỹ thuật lái xe giờ học 24 24 24
6 Tổng số giờ học thực hành lái xe/1 xe tập lái
- Số giờ học thực hành lái xe/học viên.
- Số km thực hành láixe/học viên.
- Số học viên/1 xe tập lái giờ học

giờ học

km

học viên 480

96

960

5 480

96

960

5 800

100

1000

8
7 Số giờ học/HV/khóa đào tạo giờ học 232 264 268
8 Tổng số giờ một khóa đào tạo giờ học 616 648 968
B THỜI GIAN ĐÀO TẠO
1 Ôn và kiểm tra kết thúc khoá học ngày 3 3 3
2 Số ngày thực học ngày 78 81 121
3 Số ngày nghỉ lễ, khai bế giảng ngày 14 14 21
4 Cộng số ngày/khóa đào tạo ngày 95 98 145



IV- ĐÀO TẠO NÂNG HẠNG GIẤY PHÉP LÁI XE

A. Đối tượng tuyển sinh và thời gian đào tạo
1. Đối tượng tuyển sinh:
- Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam;
- Đủ sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế;
- Có giấy xác nhận thời gian lái xe và số kilômét lái xe an toàn theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 8 Quy chế quản lý sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ ban hành kèm theo Quyết định số 54/2007/QĐ-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
- Nâng hạng từ hạng B1 lên hạng B2 phải có thời gian lái xe ít nhất 1 năm và có 12.000 km lái xe an toàn;
- Nâng hạng từ hạng B2 lên hạng C; từ hạng C lên hạng D; từ hạng D lên hạng E và từ các hạng GPLX lên hạng F tương ứng phải có đủ thời gian lái xe 3 năm và có 50.000 km lái xe an toàn;
- Nâng hạng từ hạng B2 lên hạng D; từ hạng C lên hạng E phải có thời gian lái xe ít nhất đủ 5 năm và có 100.000 km lái xe an toàn;
- Nâng hạng lên các hạng D, E phải có trình độ văn hoá tốt nghiệp từ Trung học cơ sở (lớp 7/10 hoặc 9/12) trở lên;

2. Thời gian đào tạo:
a) Hạng B1 lên B2: 112 giờ học (Lý thuyết: 52, Thực hành lái xe: 60)
b) Hạng B2 lên C : 208 giờ học (Lý thuyết: 48, Thực hành lái xe: 160)
c) Hạng C lên D : 208 giờ học (Lý thuyết: 48, Thực hành lái xe: 160)
d) Hạng D lên E : 208 giờ học (Lý thuyết: 48, Thực hành lái xe: 160)
đ) Hạng B2 lên D : 376 giờ học (Lý thuyết: 56, Thực hành lái xe: 320)
e) Hạng C lên E : 376 giờ học (Lý thuyết: 56, Thực hành lái xe: 320)
g) Hạng B2, C, D, E lên F: 208 giờ học (Lý thuyết: 48, Thực hành lái xe: 160).

B. Các môn kiểm tra
1. Các môn kiểm tra kết thúc khoá học:
- Luật giao thông đường bộ.
- Thực hành lái xe (Đối với hạng D, hạng E bổ sung bài thi tiến lùi theo hình chữ chi).

2. Các môn kiểm tra trong quá trình học: Tất cả các môn học.
C. Chương trình và phân bổ thời gian đào tạo



SỐ TT

CHỈ TIÊU TÍNH TOÁN

ĐƠN VỊ TÍNH HẠNG GIẤY PHÉP LÁI XE

B1 LÊN B2
B2 LÊN C
C LÊN D
D LÊN E B2,C D, E LÊN F
B2 LÊN D
C LÊN E
A CÁC MÔN HỌC
1 Luật giao thông đường bộ giờ học 16 16 16 16 16 20 20
2 Kiến thức mới về xe nâng hạng giờ học 8 8 8 8 8 8
3 Nghiệp vụ vận tải giờ học 24 8 8 8 8 8 8
4 Đạo đức người lái xe giờ học 12 16 16 16 16 20 20
5 Thực hành lái xe/ 1 xe tập lái
- Số giờ thực hành lái xe/1 học viên.
- Số km thực hành lái xe/1 học viên.
- Số học viên/1 xe tập lái giờ học

giờ học

km

học viên 60

12

150

5 160

20

240

8 160

20

240

8 160

20

240

8 160

20

240

8 320

32

380

10 320

32

380

10
6 Số giờ học/học viên/ khóa đào tạo giờ học 64
68 68 68 68 88 88
7 Tổng số giờ một khóa đào tạo giờ học 112 208 208 208 208 376 376
B THỜI GIAN ĐÀO TẠO
1 Ôn và kiểm tra kết thúc khoá học ngày 2 2 2 2 2 2 2
2 Số ngày thực học ngày 14,5 26 26 26 26 47 47
3 Số ngày nghỉ lễ, khai bế giảng ngày 3 4 4 4 4 8 8
4 Cộng số ngày/khoá đào tạo ngày 19,5 32 32 32 32 57 57


V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH

1. Chương trình đào tạo trên được áp dụng chung đối với các loại xe (đời mới, đời cũ), xe tập lái thực hiện theo lộ trình đổi mới theo quy định.
2. Đào tạo lái xe các hạng B2, C, D, E và các hạng giấy phép lái xe hạng F phải được đào tạo tập trung tại các cơ sở đào tạo.
3. Thời gian khoá đào tạo trong các biểu trên là tính theo chế độ làm việc 6 ngày/1tuần. Thời gian học lý thuyết (kết hợp thực hành) 8 giờ học/ngày, thời gian học thực hành lái xe 8 giờ học/ngày.
4. Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp thực hiện theo Quyết định số 14/2007/QĐ-LĐTBXH ngày 24 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội
5. Học viên đạt được chỉ tiêu số giờ học thực hành lái xe và số km thực hành lái xe mới được chấp nhận hoàn thành thực hành lái xe
6. Các bài thi, kiểm tra lưu trữ theo quy định.


BỘ TRƯỞNG
Hồ Nghĩa Dũng
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top