- Biển số
- OF-211
- Ngày cấp bằng
- 9/6/06
- Số km
- 15,737
- Động cơ
- 741,027 Mã lực
- Nơi ở
- Câu chuyện các chuyến đi
Chào các cụ mợ.
Cuối năm mùa đông giá lạnh, mỗi tấm lòng đem theo lên ngọc long đều là những giá trị tinh thần đáng quý vô cùng. Tuy nhiên, rút kinh nghiệm từ rất nhiều năm trước, trải qua biết bao nhiêu điều kiện khó khăn vất vả, thiên tai khắc nghiệt, em có đôi lời chia sẻ cùng cả đoàn trước khi lên đường để chúng ta tự bảo vệ chính mình và đồng đội trong mỗi chuyến đi.
A. Về xe cộ:
Do đường xá cực xấu vì vấn đề mưa bão nên em có đôi lời thế này:
- Hãy kiểm tra xe kỹ trước chuyến đi: Đổ đầy xăng dầu, căn chỉnh chụm, mang theo đồ nghề sửa xe, lốp dự phòng, cáp, ắc quy, bơm lốp điện. Tất cả những đồ em nêu trên đều vô cùng cần thiết khi chẳng may chúng ta bị mất liên lạc với đoàn ở nơi rừng thiêng nước độc. Xe sedan và xe 1 cầu khuyến nghị để lại ở Yên Minh, vào Ngọc Long phải là xe 2 cầu, chứ mà một xe dừng dẫn đến ách tắc cả đoàn ảnh hưởng rất mệt.
- Riêng đi rừng quan trọng nhất là đèn, hãy độ những bộ đèn sáng nhất có thể vì đường rừng núi buổi đêm không chủ quan được. Mưa nhiều thế này nhiều đoạn đất mềm, sạt lở, gạch đá sỏi đầy đường. Quan sát được càng xa thì càng có lợi. Hãy dùng đèn gầm là đèn vàng, nếu không có thì mang theo miếng dán nilon vàng để dán vào đèn khi trời tối.
- Về kỹ năng lái xe thì em cũng không lo vì chắc toàn tay lái offroad siêu hạng, tuy nhiên hãy nhớ lấy câu này: Mỗi khúc cua là một kẻ thù, giảm tốc rà phanh, bám tà luy dương để hạn chế tối thiểu những diễn biến đột ngột ở khúc cua phía trước. Hãy giữ khoảng cách an toàn với các xe đi trước tối thiểu 100m, đừng bám sát vì đường lầy lội trơn trượt rất nguy hiểm cho nhau.
- Xe sau luôn phải quan sát xe trước, nếu xe trước có vấn đề cần dừng lại ngay hỗ trợ kịp thời đến khi xong việc, không để lại bất kỳ xe nào trên đường. Hãy trang bị kỹ năng cứu hộ, nếu không có hãy lưu sdt của trưởng đoàn hoặc Đội cứu trợ trong đoàn, bác sỹ của đoàn để phòng trường hợp cần thiết.
- Tuyệt đối không manh động nếu xảy ra xung đột với dân địa phương, có chuyện hãy nghĩ kỹ trước khi hành động, cần phải biết mềm nắn rắn buông và chờ chính quyền địa phương cũng như BTC của đoàn.
- Luôn trang bị camera hành trình hoặc điện thoại ghi âm, ghi hình được để ghi lại mọi tình huống để giữ lại làm bằng chứng sau này.
B. Về trang bị cá nhân:
Khoản này em đi phượt nhiều nên cũng có kinh nghiệm, không dám múa rìu qua mắt thợ nhưng có gì em chia sẻ nấy, các cụ lưu được cái gì thì làm, phiền quá thì thôi.
- Hãy nghĩ, chuyến đi này là một cuộc phiêu lưu, chưa biết thế nào, vậy trên xe nếu có thể hãy trang bị những dụng cụ như sau:
1. Lều: Các xe nên mua lều 4 có 2 lớp, mua thêm tấm lót cách nhiệt, ngoài ra nếu có thể thì nên mua thêm cái đệm hơi đêm nằm chẳng khác gì khách sạn 5 sao, trong trường hợp mưa lũ nhiều khi phải nằm đường thì lều là vô cùng cần thiết. Đêm sẽ ngủ ngon hơn nhiều.
2. Đèn lều, đèn pin, xạc điện thoại, tai nghe, loa bluetooth, dao gấp, bật lửa, còi : Đương nhiên những thứ này cũng là những thứ không thể thiếu trong mọi chương trình đi phiêu lưu qua đêm.
3. Thuốc muỗi và thuốc chống côn trùng: Các cụ nên chủ động phần này. Thuốc để bôi hoặc xịt trước khi bị đốt và thuốc bôi sau khi bị đốt. Mọi người thường dùng thuốc bôi chống muỗi là Soffel và An Bảo. Ngoài ra các cụ mợ bị dị ứng hoặc đang dùng thuốc gì đó thì đừng quên mang theo. Về y tế cá nhân các nhà tự lo.
4. Hãy mang theo vài đôi găng tay để bốc dỡ đồ đạc, một ít lương khô và quan trọng nhất là áo mưa cá nhân, mũ rộng vành trong trường hợp trời mưa bão. Đi những đôi giày, dép có rãnh sâu, rộng để có thể bám đường, đừng đi những đôi giày đế bằng.
C. Văn hoá ứng xử:
Có nhiều người đã đi nhưng có nhiều người chưa đi, vậy hãy cư xử với người dân địa phương thật văn minh để họ tôn trọng và học hỏi:
- Tuyệt đối không nói tục chửi bậy, không vứt rác bừa bãi.
- Khi nói chuyện với trẻ nhỏ hãy hạ mình xuống để ngang tầm với các bé thể hiện sự trân trọng yêu thương. Luôn mang theo bánh kẹo trong người để thưởng cho các bé. Chúng ta thừa, nhưng họ rất thiếu.
- Khi giao tiếp với người dân bản địa không được miệt thị nói xấu sau lưng họ, hãy dùng sự văn minh để cảm hoá nếu họ còn sơ suất.
- Với chính quyền địa phương, hãy lấy cái tâm từ thiện để trò chuyện hiểu rõ hơn tình hình địa phương, để biết chắc chắn rằng giữa chúng ta và họ có chung một mục đích là hỗ trợ trẻ em nghèo vùng cao chứ không phải để đánh bóng thương hiệu và tên tuổi gì cả.
- Mọi chuyện xảy ra trên đường, hãy tôn trọng ý kiến của nhóm trưởng và BTC, nếu có góp ý thì về nhà nhỏ to sau. Đừng làm xấu hình ảnh chúng ta trong mắt dân địa phương.
Vài ý kiến nhỏ. Các cụ có bổ sung thì tiếp luôn ở đây. Mong chúng ta có một chuyến đi thành công tốt đẹp.
Michaeljo!
Cuối năm mùa đông giá lạnh, mỗi tấm lòng đem theo lên ngọc long đều là những giá trị tinh thần đáng quý vô cùng. Tuy nhiên, rút kinh nghiệm từ rất nhiều năm trước, trải qua biết bao nhiêu điều kiện khó khăn vất vả, thiên tai khắc nghiệt, em có đôi lời chia sẻ cùng cả đoàn trước khi lên đường để chúng ta tự bảo vệ chính mình và đồng đội trong mỗi chuyến đi.
A. Về xe cộ:
Do đường xá cực xấu vì vấn đề mưa bão nên em có đôi lời thế này:
- Hãy kiểm tra xe kỹ trước chuyến đi: Đổ đầy xăng dầu, căn chỉnh chụm, mang theo đồ nghề sửa xe, lốp dự phòng, cáp, ắc quy, bơm lốp điện. Tất cả những đồ em nêu trên đều vô cùng cần thiết khi chẳng may chúng ta bị mất liên lạc với đoàn ở nơi rừng thiêng nước độc. Xe sedan và xe 1 cầu khuyến nghị để lại ở Yên Minh, vào Ngọc Long phải là xe 2 cầu, chứ mà một xe dừng dẫn đến ách tắc cả đoàn ảnh hưởng rất mệt.
- Riêng đi rừng quan trọng nhất là đèn, hãy độ những bộ đèn sáng nhất có thể vì đường rừng núi buổi đêm không chủ quan được. Mưa nhiều thế này nhiều đoạn đất mềm, sạt lở, gạch đá sỏi đầy đường. Quan sát được càng xa thì càng có lợi. Hãy dùng đèn gầm là đèn vàng, nếu không có thì mang theo miếng dán nilon vàng để dán vào đèn khi trời tối.
- Về kỹ năng lái xe thì em cũng không lo vì chắc toàn tay lái offroad siêu hạng, tuy nhiên hãy nhớ lấy câu này: Mỗi khúc cua là một kẻ thù, giảm tốc rà phanh, bám tà luy dương để hạn chế tối thiểu những diễn biến đột ngột ở khúc cua phía trước. Hãy giữ khoảng cách an toàn với các xe đi trước tối thiểu 100m, đừng bám sát vì đường lầy lội trơn trượt rất nguy hiểm cho nhau.
- Xe sau luôn phải quan sát xe trước, nếu xe trước có vấn đề cần dừng lại ngay hỗ trợ kịp thời đến khi xong việc, không để lại bất kỳ xe nào trên đường. Hãy trang bị kỹ năng cứu hộ, nếu không có hãy lưu sdt của trưởng đoàn hoặc Đội cứu trợ trong đoàn, bác sỹ của đoàn để phòng trường hợp cần thiết.
- Tuyệt đối không manh động nếu xảy ra xung đột với dân địa phương, có chuyện hãy nghĩ kỹ trước khi hành động, cần phải biết mềm nắn rắn buông và chờ chính quyền địa phương cũng như BTC của đoàn.
- Luôn trang bị camera hành trình hoặc điện thoại ghi âm, ghi hình được để ghi lại mọi tình huống để giữ lại làm bằng chứng sau này.
B. Về trang bị cá nhân:
Khoản này em đi phượt nhiều nên cũng có kinh nghiệm, không dám múa rìu qua mắt thợ nhưng có gì em chia sẻ nấy, các cụ lưu được cái gì thì làm, phiền quá thì thôi.
- Hãy nghĩ, chuyến đi này là một cuộc phiêu lưu, chưa biết thế nào, vậy trên xe nếu có thể hãy trang bị những dụng cụ như sau:
1. Lều: Các xe nên mua lều 4 có 2 lớp, mua thêm tấm lót cách nhiệt, ngoài ra nếu có thể thì nên mua thêm cái đệm hơi đêm nằm chẳng khác gì khách sạn 5 sao, trong trường hợp mưa lũ nhiều khi phải nằm đường thì lều là vô cùng cần thiết. Đêm sẽ ngủ ngon hơn nhiều.
2. Đèn lều, đèn pin, xạc điện thoại, tai nghe, loa bluetooth, dao gấp, bật lửa, còi : Đương nhiên những thứ này cũng là những thứ không thể thiếu trong mọi chương trình đi phiêu lưu qua đêm.
3. Thuốc muỗi và thuốc chống côn trùng: Các cụ nên chủ động phần này. Thuốc để bôi hoặc xịt trước khi bị đốt và thuốc bôi sau khi bị đốt. Mọi người thường dùng thuốc bôi chống muỗi là Soffel và An Bảo. Ngoài ra các cụ mợ bị dị ứng hoặc đang dùng thuốc gì đó thì đừng quên mang theo. Về y tế cá nhân các nhà tự lo.
4. Hãy mang theo vài đôi găng tay để bốc dỡ đồ đạc, một ít lương khô và quan trọng nhất là áo mưa cá nhân, mũ rộng vành trong trường hợp trời mưa bão. Đi những đôi giày, dép có rãnh sâu, rộng để có thể bám đường, đừng đi những đôi giày đế bằng.
C. Văn hoá ứng xử:
Có nhiều người đã đi nhưng có nhiều người chưa đi, vậy hãy cư xử với người dân địa phương thật văn minh để họ tôn trọng và học hỏi:
- Tuyệt đối không nói tục chửi bậy, không vứt rác bừa bãi.
- Khi nói chuyện với trẻ nhỏ hãy hạ mình xuống để ngang tầm với các bé thể hiện sự trân trọng yêu thương. Luôn mang theo bánh kẹo trong người để thưởng cho các bé. Chúng ta thừa, nhưng họ rất thiếu.
- Khi giao tiếp với người dân bản địa không được miệt thị nói xấu sau lưng họ, hãy dùng sự văn minh để cảm hoá nếu họ còn sơ suất.
- Với chính quyền địa phương, hãy lấy cái tâm từ thiện để trò chuyện hiểu rõ hơn tình hình địa phương, để biết chắc chắn rằng giữa chúng ta và họ có chung một mục đích là hỗ trợ trẻ em nghèo vùng cao chứ không phải để đánh bóng thương hiệu và tên tuổi gì cả.
- Mọi chuyện xảy ra trên đường, hãy tôn trọng ý kiến của nhóm trưởng và BTC, nếu có góp ý thì về nhà nhỏ to sau. Đừng làm xấu hình ảnh chúng ta trong mắt dân địa phương.
Vài ý kiến nhỏ. Các cụ có bổ sung thì tiếp luôn ở đây. Mong chúng ta có một chuyến đi thành công tốt đẹp.
Michaeljo!
Chỉnh sửa bởi quản trị viên: