- Biển số
- OF-451996
- Ngày cấp bằng
- 9/9/16
- Số km
- 12,304
- Động cơ
- 821,492 Mã lực
Lang thang tình cờ đọc được bài báo này viết trên báo nongnghiep.vn
Nhìn tên tác giả ở dưới bài báo bỗng thấy cái tên quen thuộc vẫn hay post bài trên forum: cụ cuoc song tuoi dep 1
Bài báo này theo cá nhân em thấy rất hay, người hỏi và người trả lời đều rất thẳng thắn, không bôi đen và cũng không tô hồng vào bức tranh thực tại của việc xuất khẩu nông sản sang xứ lạ, đặc biệt tình trạng xe container ùn tắc ở biên giới cửa khẩu trong dịp trước Tết Nguyên đán vừa qua (mà ko biết đến bây giờ đã thông thoáng giải phóng hết các xe chưa). Bà con nông dân ta chắc phải cố gắng rất-rất nhiều để bán được hàng đúng với giá trị của mình
Truyền thông nên chấm dứt coi thương lái Trung Quốc như tội đồ
"Khi hai nước mở cửa thông thương trở lại, từ năm 1995-2005 Việt Nam chủ yếu nhập hàng trái cây Trung Quốc về chứ xuất đi rất ít. Ngược lại, hơn 10 năm nay hàng trái cây Việt Nam xuất sang được Trung Quốc là do người họ sang hợp tác, đặt hàng.
Như ngành thanh long của Việt Nam nếu không có người Trung Quốc thì sẽ không mạnh như vậy. Nhiều vựa trái cây người Việt Nam cũng làm gì có tài chính đủ mạnh? Người Trung Quốc đặt tiền cho mình xây vựa, rồi đặt tiền cho mình mua hàng, rất nhiều ngành hàng của ta đều như vậy."
"Nói thật về cơ bản hàng xuất sang Trung Quốc là tiền của người Trung Quốc đặt tại Việt Nam, họ cho giá trước, họ đặt hàng, họ ứng tiền trước. Những thương lái Việt Nam gọi là thương lái cho sang mồm thôi chứ thực ra là điểm cân thuê lấy công thôi bởi tiền của người ta chuyển sang trả, tất cả chi phí như bao bì, xe, nước đá… người ta chịu, người ta còn trực tiếp đứng ở điểm cân rồi trả giá. "
"Như quả vải, chúng tôi khi đóng hàng phải thuê mấy chục người ngồi nhặt lại lá, loại ra 20-30%, rất mệt. Mà không cân hàng thì nông dân bảo là kiếm chuyện và không đủ số lượng theo chủ Trung Quốc đặt hàng thì cũng không được.
Người dân thay vì cắt luôn cuống cho ngắn, làm sạch lá vải ở vườn, kể cả thống nhất giá cả có lên chút cũng không sao. Thế nhưng họ lại bảo bán theo giá chợ để rồi mua về chúng tôi phải dỡ ra, nhặt, rồi bó lại, rất tốn thời gian, công sức, tỷ lệ hàng hỏng nhiều, tính ra chi phí còn đắt hơn cả việc trả giá thêm mà đóng hàng đủ tiêu chuẩn. Lỗi hoàn toàn do chúng ta chứ không phải do thương nhân Trung Quốc. Ở chợ bên Trung Quốc có vải Úc, vải Thái nhưng hàng người ta đóng rất chỉn chu, không có chuyện bó lá như Việt Nam".
"Nói thật là không có thị trường Trung Quốc ta sẽ gặp nhiều khó khăn bởi đó là thị trường truyền thống, không chỉ quá tiện mà còn tiêu dùng rất nhiều. Nhưng ngược lại không có hàng nông sản Việt Nam, thị trường Trung Quốc gần như không ảnh hưởng gì cả bởi nguồn cung của ta so với nguồn cung các nước khác và nguồn cung từ nội địa của họ thì không thấm vào đâu. "
"Hơn thế nữa, Asean cũng là thị trường rất tiềm năng của chúng ta, đường bộ từ Việt Nam đi sang Lào, Thái Lan rồi sang Singapore, Malaysia được. Như riêng khu du lịch Phuket của Thái Lan cũng có 30 triệu du khách/năm, là con số ước mơ mà những sản phẩm của ta hoàn toàn hợp để bán ở đó thì tại sao ta không nghĩ đến trong khi hàng của Thái Lan tràn vào ta khắp các ngõ ngách. "
---Ngoài lề: còn 2 bài báo nữa cũng hết sức hay cũng trên báo này:
Nông sản Việt Nam chất lượng rất tốt, nhưng bán hàng còn kém
Vải thiều không hạt ở Trung Quốc
Nhìn tên tác giả ở dưới bài báo bỗng thấy cái tên quen thuộc vẫn hay post bài trên forum: cụ cuoc song tuoi dep 1
Bài báo này theo cá nhân em thấy rất hay, người hỏi và người trả lời đều rất thẳng thắn, không bôi đen và cũng không tô hồng vào bức tranh thực tại của việc xuất khẩu nông sản sang xứ lạ, đặc biệt tình trạng xe container ùn tắc ở biên giới cửa khẩu trong dịp trước Tết Nguyên đán vừa qua (mà ko biết đến bây giờ đã thông thoáng giải phóng hết các xe chưa). Bà con nông dân ta chắc phải cố gắng rất-rất nhiều để bán được hàng đúng với giá trị của mình
Truyền thông nên chấm dứt coi thương lái Trung Quốc như tội đồ
"Khi hai nước mở cửa thông thương trở lại, từ năm 1995-2005 Việt Nam chủ yếu nhập hàng trái cây Trung Quốc về chứ xuất đi rất ít. Ngược lại, hơn 10 năm nay hàng trái cây Việt Nam xuất sang được Trung Quốc là do người họ sang hợp tác, đặt hàng.
Như ngành thanh long của Việt Nam nếu không có người Trung Quốc thì sẽ không mạnh như vậy. Nhiều vựa trái cây người Việt Nam cũng làm gì có tài chính đủ mạnh? Người Trung Quốc đặt tiền cho mình xây vựa, rồi đặt tiền cho mình mua hàng, rất nhiều ngành hàng của ta đều như vậy."
"Nói thật về cơ bản hàng xuất sang Trung Quốc là tiền của người Trung Quốc đặt tại Việt Nam, họ cho giá trước, họ đặt hàng, họ ứng tiền trước. Những thương lái Việt Nam gọi là thương lái cho sang mồm thôi chứ thực ra là điểm cân thuê lấy công thôi bởi tiền của người ta chuyển sang trả, tất cả chi phí như bao bì, xe, nước đá… người ta chịu, người ta còn trực tiếp đứng ở điểm cân rồi trả giá. "
"Như quả vải, chúng tôi khi đóng hàng phải thuê mấy chục người ngồi nhặt lại lá, loại ra 20-30%, rất mệt. Mà không cân hàng thì nông dân bảo là kiếm chuyện và không đủ số lượng theo chủ Trung Quốc đặt hàng thì cũng không được.
Người dân thay vì cắt luôn cuống cho ngắn, làm sạch lá vải ở vườn, kể cả thống nhất giá cả có lên chút cũng không sao. Thế nhưng họ lại bảo bán theo giá chợ để rồi mua về chúng tôi phải dỡ ra, nhặt, rồi bó lại, rất tốn thời gian, công sức, tỷ lệ hàng hỏng nhiều, tính ra chi phí còn đắt hơn cả việc trả giá thêm mà đóng hàng đủ tiêu chuẩn. Lỗi hoàn toàn do chúng ta chứ không phải do thương nhân Trung Quốc. Ở chợ bên Trung Quốc có vải Úc, vải Thái nhưng hàng người ta đóng rất chỉn chu, không có chuyện bó lá như Việt Nam".
"Nói thật là không có thị trường Trung Quốc ta sẽ gặp nhiều khó khăn bởi đó là thị trường truyền thống, không chỉ quá tiện mà còn tiêu dùng rất nhiều. Nhưng ngược lại không có hàng nông sản Việt Nam, thị trường Trung Quốc gần như không ảnh hưởng gì cả bởi nguồn cung của ta so với nguồn cung các nước khác và nguồn cung từ nội địa của họ thì không thấm vào đâu. "
"Hơn thế nữa, Asean cũng là thị trường rất tiềm năng của chúng ta, đường bộ từ Việt Nam đi sang Lào, Thái Lan rồi sang Singapore, Malaysia được. Như riêng khu du lịch Phuket của Thái Lan cũng có 30 triệu du khách/năm, là con số ước mơ mà những sản phẩm của ta hoàn toàn hợp để bán ở đó thì tại sao ta không nghĩ đến trong khi hàng của Thái Lan tràn vào ta khắp các ngõ ngách. "
---Ngoài lề: còn 2 bài báo nữa cũng hết sức hay cũng trên báo này:
Nông sản Việt Nam chất lượng rất tốt, nhưng bán hàng còn kém
Vải thiều không hạt ở Trung Quốc