MÓNG QUẶP (MÓNG MỌC NGƯỢC): NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG, ĐIỀU TRỊ
Móng sẽ mọc theo một kiểu cố định nhờ tác động của ngoại lực và nội lực. Ngoại lực là lực tác động bên ngoài không có sự tham gia của cơ thể (phía trên móng đẩy xuống). Nội lực là do sự phát triển và thay đổi của chính ngón chân (từ dưới móng đẩy lên). Hai lực này cần cân bằng để duy trì tình trạng ổn định cho móng. Trong một số trường hợp, ngoại lực lại lấn át đi nội lực, khiến móng trở dần bị cong xuống và chọc vào thịt, gây đau nhức. (
1)
Các nguyên nhân gây ra tình trạng móng chọc thịt gồm:
- Mang giày dép quá chật: Tình trạng móng quặp thường gặp ở trẻ vị thành niên. Do kích thước bàn chân tăng dần theo thời gian nhưng chưa thay đổi kích cỡ giày phù hợp.
- Chấn thương nhỏ tái phát nhiều lần: Nếu thường xuyên chơi các môn đòi hỏi chạy nhảy nhiều như chạy bộ, bóng rổ, khiêu vũ…, bạn nên chọn giày phù hợp, có thể kèm theo tất và miếng lót giày.
- Cắt móng chân quá ngắn: Cắt khóe sẽ làm móng mất đi định hướng cũ. Phần móng mới có thể mọc chọc thẳng vào da thịt.
- Vệ sinh chân không kỹ: Sau khi lao động, chơi thể thao, nếu không vệ sinh bàn chân cũng tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Bất thường bẩm sinh trong cấu trúc bàn chân: Bàn chân bẹt, ngón cái vẹo ngoài….
- Bất thường về hình dạng do di truyền: Móng chân hình càng cua
- Bệnh lý về móng: Bệnh lý phổ biến là nấm móng.
- Mắc một số bệnh lý: Móng chọc thịt thường xảy ra ở người béo phì, bệnh nhân đái tháo đường, suy tim, suy thận, viêm khớp bàn ngón chân mãn tính, bệnh lý mạch máu chi dưới…
- Tác dụng phụ của thuốc điều trị: Thuốc điều trị ung thư có thể gây ra tình trạng này.
Tốt nhất là Cụ đến phòng khám và được bác sĩ đưa phác đồ điều trị tận gốc là khỏi thôi.