"Mỗi ngày một bài mới, về cái Quy chuẩn buồn"

Thuong NT

Xe container
Biển số
OF-367579
Ngày cấp bằng
21/5/15
Số km
5,116
Động cơ
305,053 Mã lực
Nơi ở
Hải Phòng
Em lập thớt để tập hợp các bài viết của cụ sgb345 về Quy chuẩn 41/2016.
 

Thuong NT

Xe container
Biển số
OF-367579
Ngày cấp bằng
21/5/15
Số km
5,116
Động cơ
305,053 Mã lực
Nơi ở
Hải Phòng
Bài 1- Cái mặt mẹt cô đơn...

Trước ngày 1-11-2016, trên những đường xe chạy với tốc độ cao và có nhiều làn đường, người ta hay gặp cái mặt mẹt cô đơn đứng trơ trọi trên lề đường như này.




Nhưng, từ sau ngày 1-11-2016, luật nói rằng "cái mặt mẹt cô đơn không được phép là FA lâu hơn nữa".

QC mới quy định, cái mặt mẹt cô đơn kiểu này phải chọn 1 trong 2 phương án:

- Hoặc là trèo lên giá long môn, lên cần vươn mà ngồi, để cho bàn dân thiên hạ nhìn thấy cái bản mặt của mình, để họ còn cảnh giác né, tránh (xem Hình #2)

- Hoặc phải mau chóng rủ một mặt mẹt nữa giống như mình, sang đứng trên lề bên trái của chiều xe chạy, mà "chào ông đi qua, chào bà đi lại, chúng con đứng 2 đứa, mỗi đứa đứng một bên, chứ không phải một mình đâu ạ" (xem Hình #3)

Xin được nhắc lại, với cái mặt mẹt ấy, luật mới bắt buộc không được đứng đường một mình nữa, nếu đó là đường mà mỗi chiều xe chạy có từ hai làn đường trở lên (xem trích luật tại Hình #1 bên dưới).



---------------

Giải thích:

1- Quy chuẩn cũ (QC41/2022):
Liên quan đến việc gắn biển báo trên những đường xe chạy với tốc độ cao và có nhiều làn đường, trong Quy chuẩn cũ chỉ gợi ý "CÓ THỂ" treo biển ở phía trên phần xe chạy; "CÓ THỂ" đặt biển hướng dẫn cho từng làn đường và biển được treo trên giá long môn.

Vì Quy chuẩn chỉ gợi ý là "có thể treo biển ở phía trên", nên khi nào Sở Gtcc muốn treo biển ở trên cao thì treo, vì lý do gì đó họ không muốn treo biển ở trên cao, mà chỉ treo ở dưới đất thì ... dân cũng phải chịu.

Ví dụ, trên Đại lộ Thăng long, họ gắn biển hạn chế tốc độ gắn trên giá long môn cho các kụ nhìn, mát ga chạy 100 km/h. Đến đoạn gần hầm chui Big C họ lại hạ tốc độ xuống còn 80 rồi 60 bằng các biển đặt trên lề bên phải đường (xem Hình #1)
Rất nhiều kụ chủ quan, lại bị xe tải ở làn bên phải che mất biển, thế là lọt bẫy. Một cái bẫy hợp pháp. Dân đen biết kêu ai, trách ai đây?

Vì bên Gtcc có thể dựa vào quy định tại điểm 17.6 của QC41/2012 để chứng minh việc họ đặt biển dưới lề đường hoàn toàn không sai quy chuẩn 41/2012.

2- Quy chuẩn mới (QC41/2016):
Nhưng với QC41/2016 thì "Trên những đường mà mỗi chiều xe chạy có từ hai làn đường trở lên, biển được treo trên giá long môn hoặc cột cần vươn.
Trong các trường hợp không đặt trên giá long môn hoặc cột cần vươn, thì có thể lắp đặt thêm biển báo phía bên trái của chiều xe chạy".

Như vậy, kể từ khi QC41/2016 có hiệu lực, tại các đường có từ 2 làn xe cho mỗi chiều di chuyển, Đại lộ Thăng long là ví dụ, Sở Gtcc Hn có nghĩa vụ phải đặt biển báo lên giá long môn, hay cần vươn (xem Hình #2). Hoặc ít nhất, họ phải đặt thêm biển nhắc lại ở bên trái của chiều xe chạy (xem Hình #3).

Sau 1-11-2016, Gtcc không được quyền chỉ đặt một biển ở dưới lề đường bên phải (như trên Hình #1) như trước nữa.

---------------

Hình minh hoạ

Hình #1: Trích luật




Hình #2: Cách cắm biển theo QC41/2016, phương án 1




Hình #3: Cách cắm biển theo QC41/2016, phương án 2




Clip: xxx bắn tốc độ ngay sau biển 60. Vị trí dừng phạt xe cách đó khoảng 300m
 

Thuong NT

Xe container
Biển số
OF-367579
Ngày cấp bằng
21/5/15
Số km
5,116
Động cơ
305,053 Mã lực
Nơi ở
Hải Phòng
Bài 2-

Kiểu cắm biển đánh đố
Nay bỗng thành quá cố

Khi rong ruổi trên đường, đặc biệt khi đang phóng 100 km/h trên Đại lộ Thăng long, không ít lần các kụ mợ chúng ta giật mình tự hỏi "Cái biển 60 kia là dành cho đường chính hay cho lối ra nhỉ?".
Đường Vành đai 3 trên cao cũng vậy. Đang chạy 80 km/h, thấy ngay biển 40 đứng lù lù bên phải đường ở trước lối xuống, ai cũng phải giật mình.

Với quy định mới trong Quy chuẩn 41/2016, kiểu cắm biển vô trách nhiệm, từng làm thủng túi bao lái xe, từ nay sẽ đi vào quên lãng. (Xem Hình #1, 2)

Hình #1:



Hình #2:





Liên quan đến biển tốc độ tối đa cho phép, QC41/2016 cũng bổ sung biển P.127a "Tốc độ tối đa cho phép về ban đêm".
Biển này hình chữ nhật đứng, nền trắng, trên đó có vẽ biển cấm hình tròn viền đỏ, nền xanh.
Biển P.127a có hiệu lực trong khu vực đông dân cư, trong khoảng thời gian ghi trên biển (xem Hình #3).


Hình #3:




---------------
Một số điểm mới trong nhóm biển báo cấm:

Ngoài quy định về việc phải gắn biển phụ dưới biển hạn chế tốc độ, tốc độ tối đa vào ban đêm như nêu ở phần trên, QC41/2016 còn có nhiều điểm mới khác nữa, cả hay lẫn dở, như sau:

1- QC41/2916 quy định sử dụng biển báo có kích thước lớn hơn trước, bằng cách áp dụng hệ số kích thước biển báo lớn hơn so với QC cũ. Ví dụ, biển tròn tiêu chuẩn có đường kính 70cm, biển tròn lớn nhất có đường kính 1,4m (gắn trên cao tốc). (Xem Hình #4, #5)

2- QC41/2016 sử dụng một số ký hiệu mới, đại diện cho xe taxi, xe khách, xe con, xe gắn máy, dùng để thiết lập các biển cấm. (Xem Hình #6)

3- Trong QC41/2016 quy định thêm nhiều loại biển mới, một số biển được đổi tên. (hình #7, #8)

4- Trong QC41/2016 hợp thức hoá nhiều biển gộp hình (trong QC gọi là biển ghép), và xếp các biển gộp hình này vào nhóm biển cấm và nhóm biển hiệu lệnh, mặc dù các biển đó có hình chữ nhật nền xanh của nhóm biển chỉ dẫn.
(Hình #9)

5- QC41/2016 còn cung cấp "Chi tiết các thông số thiết kế biển báo" tại Phụ lục M, tạo điều kiện để chế tạo ra các biển báo đúng chuẩn và thống nhất trên cả nước. Tuy nhiên, trong Phụ lục M có sai sót khi gộp kích thước biển báo cho đường cao tốc vào cùng mức với đường đôi ngoài đô thị, dẫn đến quy định sai về cấp đường kính của tất cả các biển báo đối với đường cao tốc là 128 cm (áp dụng hệ số x1,8), trong khi quy định tại Bảng 2 tại QC41/2016 thì phải áp dụng hệ số x2 =140 cm mới là đúng.

---------------

Hình minh hoạ:

Hình #4: So sánh đường kính biển cấm giữa QC cũ và QC mới.




Hình #5: QC 41/2016 áp dụng hệ số kích thước lớn hơn so với trước đây



Hình #6: Một số ký hiệu mới, đại diện cho xe ô tô, xe ô tô taxi, xe ô tô khách, xe gắn máy, dùng để thiết lập các biển báo cấm.




Hình #7: Một số loại biển mới về rẽ và quay đầu trong nhóm biển báo cấm


Hình #8: Đổi tên biển: tên mới "cấm xe máy", tên cũ "cấm mô tô"



Hình #9: Một số biển gộp hình mới, thuộc nhóm biển báo cấm




---------------

Diễn giải thêm về nhóm Biển báo cấm

1- Số lượng biển báo cấm: có 63 biển có mã P (cấm) và DP (hết cấm), trong khi QC cũ chỉ có 40 biển báo cấm.

Bổ sung các biển báo cấm: xem hình vẽ
- Biển số P.107b: "Cấm xe ôtô taxi"
- Biển số P.124 d: Cấm xe ôtô rẽ trái và quay đầu xe
Biển số P.124 (e,f): Cấm ô tô rẽ trái và quay đầu xe; Cấm ô tô rẽ phải và quay đầu xe;
- Biển số P.127 a: Tốc độ tối đa cho phép về ban đêm;
- Biển số P.127 b: Biển gộp tốc độ tối đa cho phép theo làn đường
- Biển số P.127 c: Biển gộp tốc độ tối đa cho phép theo loại phương tiện trên từng làn đường

2- Đổi tên gọi trong biển báo cấm:
- thay chữ trọng lượng bằng chữ tải trọng
Cũ : Biển số 115: Hạn chế trọng lượng xe;
Mới: Biển số P.115: Hạn chế tải trọng toàn bộ xe cho phép;

Cũ: Biển số 116: Hạn chế trọng lượng trên trục xe (trục đơn);
Mới: Biển số P.116: Hạn chế tải trọng trục xe (trục đơn);

Cũ: Biển 104 "Cấm mô tô"
Mới: Biển P.104 "Cấm xe máy"

3- Số hiệu của mỗi biển báo cấm đều được bắt đầu bằng mã (bằng chữ viết hoa) . Ví dụ P (cấm), DP, (hết cấm).
 

hbu082

Xe container
Biển số
OF-325756
Ngày cấp bằng
3/7/14
Số km
9,498
Động cơ
367,010 Mã lực
ơ, bài này của cụ bia mà. cụ sgb345 mới đổi nick à?
 

Thuong NT

Xe container
Biển số
OF-367579
Ngày cấp bằng
21/5/15
Số km
5,116
Động cơ
305,053 Mã lực
Nơi ở
Hải Phòng
Bài 3-
Lộn chuồng, hay còn gọi là câu chuyện bất khả "Biến Lợn thành Bò"

Tổng hợp các đường link đến loạt bài trên FB group OF: "Mỗi ngày một bài mới, về cái Quy chuẩn Buồn".
https://www.facebook.com/groups/otofun/permalink/1265130253575605/?match=bWV5

Bẩm các kụ mợ,

Trước khi chuyển sang phần Biển Hiệu lệnh, nhà cháu có câu chuyện phiếm lượm được trên mạng muốn biên ra đây, trà dư tửu hậu cùng các kụ mợ nhân ngày cuối tuần.

Chuyện kể rằng, Nhóm giết mổ nọ, thấy thịt bò hút hàng, giá bán cao, thu lãi lớn, bèn nghĩ ra cách nhốt lợn vào chuồng bò để biến lợn thành bò.

Và đây là câu chuyện xảy ra trong chuồng bò:

- Trưởng chuồng: Trong cái chuồng bò này, mày phải nhai lại cỏ sau mỗi bữa ăn. Hiểu chửa?

- Heo con: Moa là heo, hổng phải là bò. Moa hổng cần phải nhai lại đâu nhoé.


Ngẫm: Vẫn biết thế giới xếp lợn và bò vào 2 nhóm khác nhau. Nhưng ở Vn, với nhóm giết mổ, lợn hay bò thì cũng thế cả, cũng chỉ nhằm để thịt.
Đánh đồng gọi lợn là bò nhiều khi còn giúp thu lợi nhiều hơn.

Hình #1: Biến Lợn thành Bò




Hình #2: Xây dựng luật theo kiểu Râu ông nọ cắm cằm bà kia, dẫn đến quy định tréo cẳng ngỗng. Người nông dân biết phải làm sao đây? .

 

Thuong NT

Xe container
Biển số
OF-367579
Ngày cấp bằng
21/5/15
Số km
5,116
Động cơ
305,053 Mã lực
Nơi ở
Hải Phòng
Bài 4- Để sửa lỗi,
Luật Hình sự 2015 đã hoãn thi hành, QC41/2016 cũng nên hoãn lại.


Bẩm các kụ mợ,
Trong QC41/2016, nhóm biển hiệu lệnh có 4 điểm đáng chú ý như sau:

1- QC41/2016 có 46 biển báo sai luật: trong đó 43 biển bị xếp sai vào nhóm biển hiệu lệnh, 3 biển bị xếp sai vào nhóm biển cấm.
Việc xếp sai nhóm như vậy đã vi phạm quy định của Công ước Viên về phân nhóm, về hình dạng áp dụng cho nhóm biển hiệu lệnh,

Cụ thể, có 43 biển vi phạm thuộc nhóm biển hiệu lệnh, gồm các biển R.122, từ R.403a đến R.421, từ R.E.9a đến R.E.11b (xem Hình #2, #3) và 3 biển vi phạm thuộc nhóm biển cấm, gồm các biển P.127b, c, d (xem Hình #4)

Hầu hết trong số 46 biển nói trên đang được Công ước Viên xếp vào nhóm E "Các biển báo có quy định riêng" (xem Hình #5, #6, #7), chứ không phải là nhóm D "biển Hiệu lệnh" hay nhóm C "biển cấm", nhưng trong QC41/2016 các biển này lại được xếp vào nhóm biển Hiệu lệnh và nhóm biển cấm.

2- Việc áp dụng các biển báo sai luật trong QC41/2016 sẽ dẫn đến vi phạm Điều 6 Luật Điều ước Quốc tế 2016 của VN.
Điều 6 Luật Điều ước Quốc tế 2016 quy định: "Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật và điều ước quốc tế mà nước CH.XH.CN Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó, trừ Hiến pháp" (xem Hình #8).

Ngày 18-9-2014, Chính phủ VN đã tuyên bố Công ước Viên 1968 về BB và THĐB có hiệu lực đối với nước CH.XH.CN VN kể từ ngày 20-8-2015 (xem Hình #9)

Theo quy định tại điểm 1, mục 1, Phần D và toàn bộ Phần E của Công ước Viên 1968 về Biển báo và THĐB, tất cả 46 biển báo nói trên, nêu tại mục 36.1 và 26.1 của QC41/2016 "đều không phải là các biển hiệu lệnh hợp pháp" và không được áp dụng.

Ngoài ra, quy định tại điểm 37.1 của QC41/2016 cũng đã vi phạm điểm D.I.1 của Công ước Viên 1968 về BB và THĐB.

Vì vậy, QC41/2016 cần được sửa đổi lại, cần có một nhóm biển mới tương ứng nhóm E trong Công ước Viên. Cần chuyển các biển sai luật hiện nay ra khỏi nhóm biển hiệu lệnh và nhóm biển cấm của QC41/2016 để gộp vào nhóm E đó.

3- Bất cập về hiệu lực của một số biển báo khu vực, không đáp ứng quy định của Công ước Viên về yêu cầu đối với biển báo có hiệu lực trong một khu vực.

4- Một số thay đổi chúng ta cần lưu ý về hình thức và số lượng của các Biển báo trong nhóm (thay đổi hình vẽ đại diện, thay đổi tên gọi, tăng số lượng biển mới).

Hình #1:



---------------

Hình minh hoạ:

Hình #2: có 43 biển vi phạm thuộc nhóm biển hiệu lệnh, gồm các biển R.122, từ R.403a đến R.421, từ R.E.9a đến R.E.11b



Hình #3:




Hình #4: có 3 biển báo vi phạm thuộc nhóm biển cấm, gồm các biển P.127b, c, d (xem Hình #4)



Hình #5: Hầu hết trong số 46 biển nói trên đang được Công ước Viên xếp vào nhóm E "Các biển báo có quy định riêng". Theo quy định của Điều 6 Luật Điều ước Quốc tế 2016, QC41/2016 phải tuân thủ cách xếp nhóm như này của Công ước Viên.



Hình #6: nhóm E "Các biển báo có quy định riêng" (tiếp)



Hình #7: nhóm E "Các biển báo có quy định riêng" (tiếp)



Hình #8: Nếu vẫn áp dụng các biển báo sai luật trong QC41/2016 sẽ dẫn đến vi phạm Điều 6 Luật Điều ước Quốc tế 2016 (Điều 6) của VN.




Hình #9: Ngày 18-9-2014, Chính phủ VN đã tuyên bố Công ước Viên 1968 về BB và THĐB có hiệu lực đối với nước CH.XH.CN VN kể từ ngày 20-8-2015

 

toyo_zace_ta

Xe tăng
Biển số
OF-342645
Ngày cấp bằng
13/11/14
Số km
1,347
Động cơ
282,467 Mã lực
Theo quy chuẩn 2016 thì biển P124 a là vẫn được phép rẽ trái hoặc phải cụ nhể. Chỉ không đc quay đầu thôi đúng k?
 

Thuong NT

Xe container
Biển số
OF-367579
Ngày cấp bằng
21/5/15
Số km
5,116
Động cơ
305,053 Mã lực
Nơi ở
Hải Phòng
Bài 5-
Không tròn mà chửa mới gan
Có tròn mà chửa thế gian sự thường.
(Phỏng Ca Rao)

Bẩm các kụ mợ,

Nhà cháu xin bắt đầu Bài 5 này bằng bức hình "Giai bụng phẳng 6 múi, được công nhận có bầu", để minh hoạ cho các biển báo "không phải hình tròn" đã được QC41/2016 xếp vào nhóm biển Hiệu lệnh, là loại biển được Công ước Viên quy định là "phải có hình tròn".

Bài 5 này gồm có 11 bức hình, minh hoạ trực tiếp các biển báo mới trong nhóm biển hiệu lệnh, có lời chú giải ghi ngay trong hình, có kèm với quy định tại QC cũ để các kụ mợ tiện so sánh sự khác biệt.

Đồng thời, tại Hình #11 còn nêu cách thức đơn giản, dễ nhớ để phân biệt biển "Làn đường dành riêng..." với biển "Đường dành riêng..." để các kụ mợ không lẫn lộn nữa.

Xin cảm ơn các kụ mợ đã quan tâm vấn đề, bớt thời gian ghé thăm thớt, cùng trao đổi bàn luận cho chủ đề này ngày càng mạch lạc rõ ràng hơn.






---------------

Phần hình minh hoạ:

Hình #1: Biển báo về tốc độ tối thiểu cho phép




Hình #2: 6 biển R.403 "Đường dành cho ..."




Hình #3: biển R.404 "Hết đoạn đường dành cho ..."




Hình #4: Biển R.411 "Hướng đi trên mỗi làn đường phải theo"




Hình #5: Biển R.412 "Làn đường dành riêng..."




Hình #6: Biển R.412 "Kết thúc làn đường dành riêng..."




Hình #7: Biển R.415 "Biển gộp làn đường theo phương tiện"




Hình #8: Biển R.420 "Bắt đầu khu đông dân cư"




Hình #9: Biển R.E,9 "Bắt đầu vào khu vực..."




Hình #10: Biển R.E, 10 Biển "Ra khỏi khu vực..."




Hình #11: Cách phân biệt giữa các biển "Làn đường dành riêng..." với biển "Đường dành riêng..." (cần chú ý đến yếu tố quyết định, là hình cái mũi tên chỉ lên giời)

 

Thuong NT

Xe container
Biển số
OF-367579
Ngày cấp bằng
21/5/15
Số km
5,116
Động cơ
305,053 Mã lực
Nơi ở
Hải Phòng
Bài 6- Trước: được đè miễn phí
Nay: mời anh nộp tiền.

Đó là cái Vạch liền (cùng chiều)



Bẩm các kụ mợ,
Bài 6 trong loạt bài "Mỗi ngày một bài mới, về cái Quy chuẩn Buồn" có nội dung về các loại vạch kẻ, kẻ trên mặt đường, và 12 hình ảnh minh hoạ được đính kèm bên dưới.

Vì nội dung về Vạch kẻ đường khá dài, nên bài này cũng được tách thành bài riêng, để các kụ mợ dễ dàng theo dõi.
Bài đầy đủ : xin theo link này:
https://www.otofun.net/threads/truo...en-no-la-cai-vach-lien.1113567/#post-31713530


Về phần Vạch kẻ đường, nhà cháu xin có 5 nhận xét sơ bộ như sau:

1- QC41/2016 sử dụng 1 hệ thống vạch kẻ. Không còn 2 hệ thống như trước. Nghĩa là, giờ đây các hệ thống riêng cho đường có vận tốc >80 km/h (Phụ lục G), và cho đường có vận tốc ≤ 60 km/h (Phụ lục H) như trong QC không còn nữa.

2- Số Ký hiệu của các vạch kẻ không còn giống như trong QC cũ.
Ví dụ, theo QC mới, kẻ ở tim đường giữa 2 làn xe ngược chiều thì có vạch 1.1 (vạch đứt) và vạch 1.2 (vạch liền); còn kẻ giữa các là cùng chiều thì có vạch 2.1 (vạch đứt) và vạch 2.2 (vạch liền)
(Xem Hình #)

3- Không còn các loại vạch chỉ rộng 10cm như trong QC cũ. Vạch 1.1, 1.2, 2.1, 2.2 đều có chiều rộng là 15cm.

4- QC41/2016 có đề cập 4 hình thức xâm phạm vạch kẻ liền, là 1- "cắt qua vạch", 2- "lấn làn", 3- "lấn vạch" và 4- "đè vạch".
Tuỳ chức năng từng loại vạch kẻ mà QC41/2016 quy định cấm phương tiện xâm phạm vạch với cả 4 mức độ nêu trên, hoặc chỉ cấm xâm phạm ở một hoặc một vài hình thức nêu trên mà thôi.

5- QC 41/2016 có đưa vào một loạt các nội dung mới, đáng lưu ý (sẽ được liệt kê chi tiết cùng với 12 hình minh hoạ, đăng tại bài đầy đủ)

 

Muon_biet

Xe cút kít
Biển số
OF-186880
Ngày cấp bằng
25/3/13
Số km
19,908
Động cơ
564,513 Mã lực
Nơi ở
Đống Đa, Hà Nội
Bài 1- Cái mặt mẹt cô đơn...

Trước ngày 1-11-2016, trên những đường xe chạy với tốc độ cao và có nhiều làn đường, người ta hay gặp cái mặt mẹt cô đơn đứng trơ trọi trên lề đường như này.




Nhưng, từ sau ngày 1-11-2016, luật nói rằng "cái mặt mẹt cô đơn không được phép là FA lâu hơn nữa".

QC mới quy định, cái mặt mẹt cô đơn kiểu này phải chọn 1 trong 2 phương án:

- Hoặc là trèo lên giá long môn, lên cần vươn mà ngồi, để cho bàn dân thiên hạ nhìn thấy cái bản mặt của mình, để họ còn cảnh giác né, tránh (xem Hình #2)

- Hoặc phải mau chóng rủ một mặt mẹt nữa giống như mình, sang đứng trên lề bên trái của chiều xe chạy, mà "chào ông đi qua, chào bà đi lại, chúng con đứng 2 đứa, mỗi đứa đứng một bên, chứ không phải một mình đâu ạ" (xem Hình #3)

Xin được nhắc lại, với cái mặt mẹt ấy, luật mới bắt buộc không được đứng đường một mình nữa, nếu đó là đường mà mỗi chiều xe chạy có từ hai làn đường trở lên (xem trích luật tại Hình #1 bên dưới).



---------------

Giải thích:

1- Quy chuẩn cũ (QC41/2022):
Liên quan đến việc gắn biển báo trên những đường xe chạy với tốc độ cao và có nhiều làn đường, trong Quy chuẩn cũ chỉ gợi ý "CÓ THỂ" treo biển ở phía trên phần xe chạy; "CÓ THỂ" đặt biển hướng dẫn cho từng làn đường và biển được treo trên giá long môn.

Vì Quy chuẩn chỉ gợi ý là "có thể treo biển ở phía trên", nên khi nào Sở Gtcc muốn treo biển ở trên cao thì treo, vì lý do gì đó họ không muốn treo biển ở trên cao, mà chỉ treo ở dưới đất thì ... dân cũng phải chịu.

Ví dụ, trên Đại lộ Thăng long, họ gắn biển hạn chế tốc độ gắn trên giá long môn cho các kụ nhìn, mát ga chạy 100 km/h. Đến đoạn gần hầm chui Big C họ lại hạ tốc độ xuống còn 80 rồi 60 bằng các biển đặt trên lề bên phải đường (xem Hình #1)
Rất nhiều kụ chủ quan, lại bị xe tải ở làn bên phải che mất biển, thế là lọt bẫy. Một cái bẫy hợp pháp. Dân đen biết kêu ai, trách ai đây?

Vì bên Gtcc có thể dựa vào quy định tại điểm 17.6 của QC41/2012 để chứng minh việc họ đặt biển dưới lề đường hoàn toàn không sai quy chuẩn 41/2012.

2- Quy chuẩn mới (QC41/2016):
Nhưng với QC41/2016 thì "Trên những đường mà mỗi chiều xe chạy có từ hai làn đường trở lên, biển được treo trên giá long môn hoặc cột cần vươn.
Trong các trường hợp không đặt trên giá long môn hoặc cột cần vươn, thì có thể lắp đặt thêm biển báo phía bên trái của chiều xe chạy".

Như vậy, kể từ khi QC41/2016 có hiệu lực, tại các đường có từ 2 làn xe cho mỗi chiều di chuyển, Đại lộ Thăng long là ví dụ, Sở Gtcc Hn có nghĩa vụ phải đặt biển báo lên giá long môn, hay cần vươn (xem Hình #2). Hoặc ít nhất, họ phải đặt thêm biển nhắc lại ở bên trái của chiều xe chạy (xem Hình #3).

Sau 1-11-2016, Gtcc không được quyền chỉ đặt một biển ở dưới lề đường bên phải (như trên Hình #1) như trước nữa.

---------------

Hình minh hoạ

Hình #1: Trích luật




Hình #2: Cách cắm biển theo QC41/2016, phương án 1




Hình #3: Cách cắm biển theo QC41/2016, phương án 2




Clip: xxx bắn tốc độ ngay sau biển 60. Vị trí dừng phạt xe cách đó khoảng 300m
Như vậy theo QC41/2016 thì vẫn có thể chỉ lắp một biển báo phía bên phải chiều xe chạy khi có nhiều làn cùng chiều nhé: Trong trường hợp không đặt trên giá long môn hoặc cột cần vươn, "thì có thể" lắp đặt thêm biển báo phía bên trái của chiều xe chạy. (cái câu "có thể" là không bắt buộc và dễ lách lắm).
 

Thuong NT

Xe container
Biển số
OF-367579
Ngày cấp bằng
21/5/15
Số km
5,116
Động cơ
305,053 Mã lực
Nơi ở
Hải Phòng
Đang chờ cụ bia viết tiếp...
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top