Nhân có bài nổ bồn xăng, rõ ràng là cả tài xế và thợ hàn đều quá kém về an toàn lao động. Rồi còn có chuyện bơm lốp căng làm chết người, em tổng kết 7 điểm trong vấn đề xe cộ có thể liên quan tới mạng sống, hy vọng mọi người cần tránh.
1. Ngủ trong xe đóng hết cửa kính. Ngủ trong xe, nhất là khi say rượu ta cần hé kính. Nếu đóng kín mà bật điều hòa thì cũng còn đỡ. Nếu không nổ máy, lượng CO2 tăng dần, nếu ngủ sâu quá có thể sẽ bị ngất, ko cứu kịp là cũng die. Ở HN có ít nhất 3 trường hợp die do ngủ trong xe đóng kín cửa.
2. Xuống dốc dài về mo hoặc để D: cái này đã có nhiều thớt nhắc nhở. Dốc dài liên tục mà về D (hoặc mo) thì đương nhiên phanh phải làm việc liên tục. Và sẽ tới lúc má phanh bị cháy, dầu phanh bị sôi và làm mất phanh. Nếu xuống hết đèo rồi mới mất phanh thì cũng đỡ, còn đang đổ đèo mà mất phanh thì rõ là quá nguy hiểm rồi.
3. Nổ máy xe trong gara kín, nhà kho kín. Khói xe chứa nhiều chất độc, mà độc nhất phải kể tới CO. Ngộ độc CO nguy hiểm ở chỗ: người hít phải cứ lịm đi như vào giấc ngủ, ko cảm giác khó chịu và do vậy ko thể tự cứu mình, ko thể kêu cứu. Đã có trường hợp ở HP, die tập thể, tới 9 thanh niên tử vong mà ko ai có thể gọi một cuộc điện thoại !
4. Hàn bình xăng kín (hoặc bất kỳ bình kìn nào). Mặc dù đã đổ xăng ra là xác suất nổ rất cao. Nổ bồn thì đương nhiên là rất khủng khiếp, nhưng bình xăng 4b nổ cũng không nhẹ.
Một tình huống khá tương tự là khi nghe mùi ga hở trong bếp, nhất thiết ko bật đèn, ko bật bếp ga, không bật lửa mà phải mở tung các cửa cho hơi ga bay hết. Ga cháy không nguy hiểm bằng nổ ga. Theo em biết, ở HN đã có ít nhất 2 vụ nổ ga mạnh, có người die.
5. Bơm lốp xe quá căng: không có đồng hồ hơi, bơm theo cảm tính ==> có thể nổ bất cứ lúc nào. Lốp xe hơi trường chỉ bơm 2,2kg. Nhiều cửa hàng có bơm thì ok, nhưng đồng hồ hơi hỏng. Có thể họ bơm theo cảm tính hoặc theo giá trị đồng hồ (hỏng) và áp suất có thể lên tới 4kg hoặc hơn. Khả năng nổ là rất có thể. Cụ thể là đã có một vài trường hợp đang bơm bị nổ lốp và ... tử vong.
6. Lái xe đường trường, buồn ngủ nhưng chạy cố. Khi cơn buồn ngủ đã quá, hiện tượng ngủ gật có thể xẩy ra bất cứ lúc nào và người lái không thể tự chủ. Cách tốt nhất là dừng lại tấp lề, làm một giấc ngủ ngắn 15-20ph, đảm bảo đi xe sảng khoái.
7. Say rượu khi lái xe. Rượu vào xử lý kém nhạy, đôi khi lại liều hơn mức bình thường, coi thường nguy hiểm... và nếu có chuyện gì xẩy ra thì có thể tỉnh ngay tức thì, nhưng tới lúc đó thì đã quá muộn. Thực tế chứng mình khá nhiều tai nạn khi tài xế bước xuống là mùi rịu nồng nặc.
1. Ngủ trong xe đóng hết cửa kính. Ngủ trong xe, nhất là khi say rượu ta cần hé kính. Nếu đóng kín mà bật điều hòa thì cũng còn đỡ. Nếu không nổ máy, lượng CO2 tăng dần, nếu ngủ sâu quá có thể sẽ bị ngất, ko cứu kịp là cũng die. Ở HN có ít nhất 3 trường hợp die do ngủ trong xe đóng kín cửa.
2. Xuống dốc dài về mo hoặc để D: cái này đã có nhiều thớt nhắc nhở. Dốc dài liên tục mà về D (hoặc mo) thì đương nhiên phanh phải làm việc liên tục. Và sẽ tới lúc má phanh bị cháy, dầu phanh bị sôi và làm mất phanh. Nếu xuống hết đèo rồi mới mất phanh thì cũng đỡ, còn đang đổ đèo mà mất phanh thì rõ là quá nguy hiểm rồi.
3. Nổ máy xe trong gara kín, nhà kho kín. Khói xe chứa nhiều chất độc, mà độc nhất phải kể tới CO. Ngộ độc CO nguy hiểm ở chỗ: người hít phải cứ lịm đi như vào giấc ngủ, ko cảm giác khó chịu và do vậy ko thể tự cứu mình, ko thể kêu cứu. Đã có trường hợp ở HP, die tập thể, tới 9 thanh niên tử vong mà ko ai có thể gọi một cuộc điện thoại !
4. Hàn bình xăng kín (hoặc bất kỳ bình kìn nào). Mặc dù đã đổ xăng ra là xác suất nổ rất cao. Nổ bồn thì đương nhiên là rất khủng khiếp, nhưng bình xăng 4b nổ cũng không nhẹ.
Một tình huống khá tương tự là khi nghe mùi ga hở trong bếp, nhất thiết ko bật đèn, ko bật bếp ga, không bật lửa mà phải mở tung các cửa cho hơi ga bay hết. Ga cháy không nguy hiểm bằng nổ ga. Theo em biết, ở HN đã có ít nhất 2 vụ nổ ga mạnh, có người die.
5. Bơm lốp xe quá căng: không có đồng hồ hơi, bơm theo cảm tính ==> có thể nổ bất cứ lúc nào. Lốp xe hơi trường chỉ bơm 2,2kg. Nhiều cửa hàng có bơm thì ok, nhưng đồng hồ hơi hỏng. Có thể họ bơm theo cảm tính hoặc theo giá trị đồng hồ (hỏng) và áp suất có thể lên tới 4kg hoặc hơn. Khả năng nổ là rất có thể. Cụ thể là đã có một vài trường hợp đang bơm bị nổ lốp và ... tử vong.
6. Lái xe đường trường, buồn ngủ nhưng chạy cố. Khi cơn buồn ngủ đã quá, hiện tượng ngủ gật có thể xẩy ra bất cứ lúc nào và người lái không thể tự chủ. Cách tốt nhất là dừng lại tấp lề, làm một giấc ngủ ngắn 15-20ph, đảm bảo đi xe sảng khoái.
7. Say rượu khi lái xe. Rượu vào xử lý kém nhạy, đôi khi lại liều hơn mức bình thường, coi thường nguy hiểm... và nếu có chuyện gì xẩy ra thì có thể tỉnh ngay tức thì, nhưng tới lúc đó thì đã quá muộn. Thực tế chứng mình khá nhiều tai nạn khi tài xế bước xuống là mùi rịu nồng nặc.