- Biển số
- OF-44377
- Ngày cấp bằng
- 24/8/09
- Số km
- 329
- Động cơ
- 467,140 Mã lực
Đối với một chiếc xe thể thao, tinh hoa của nó vẫn phải là tốc độ, thao tác điều khiển và tính thực tế cao. Vẻ đẹp có lẽ chỉ là nhất thời, sức mạnh mà chiếc xe đem lại mới là mãi mãi.
Trong bài viết này, Autonet sẽ gửi tới bạn đọc một vài đánh giá so sánh về hai mẫu xe: Mitsubitshi Lancer iO và Mazda3 Speed đều được nhập khẩu từ Đài Loan. Có thể nói, đây là hai mẫu xe Sports Sedan đang giành được rất nhiều sự chú ý của người tiêu dùng Việt Nam trong thời gian gần đây.
Ngoại hình: Lancer iO mang huyết thống của Evolution
Mazda3 Speed đã trở thành một hình ảnh quen thuộc trong con mắt người tiêu dùng Việt Nam khi xuất hiện với dáng vẻ thể thao khá đẹp và bắt mắt. Cụm đèn pha và đèn hậu đều tạo kiểu dáng bằng các hình tròn. Cánh gió đuôi lớn và đi kèm gói trang bị bodykits.
Dường như những gì có thể mang đến cho người xem hình ảnh về một chiếc xe thể thao đều có thể thấy được trên Mazda3 Speed. Có điều, thiết kế phần đuôi xe cụt ngắn, la-zăng 5 chấu kép 16 inch màu xám tro dẫu thiết kế đẹp song kích thước lại hơi nhỏ so với một chiếc xe mang dáng dấp thể thao.
Trong khi đó, Mitsubishi Lancer iO có cái tên khá lạ tại thị trường Việt Nam nhưng thực chất là phiên bản thể thao của mẫu Lancer Fortis. Người xem dễ dàng nhận thấy mạch ý tưởng thiết kế của chiếc xe thể thao đầu bảng Mitsubishi Lancer Evolution lan toả xuyên suốt toàn bộ thân xe.
Cụm đèn hậu với kiểu dáng xếch ngược, tạo hình đèn phanh LED nổi bật chữ “L” trong từ “Lancer”. La-zăng kiểu dáng 10 chấu đơn, kích thước lớn 18 inch cũng góp phần tạo nên dáng vẻ mạnh mẽ cho chiếc xe.
Mặc dù, Lancer iO đã có những thay đổi nhất định ở diện mạo bằng việc thiết kế lại lưới tản nhiệt và các khe hút gió, song ở đó, người xem vẫn chưa thực sự cảm nhận hết chất “ngầu” như đã từng thấy trên người anh em Lancer Evolution.
Xét về ngoài hình, Mazda3 Speed và Mitsubishi Lancer iO đều có những biểu hiện nổi bật, nhưng dường như Mazda3 Speed được chủ định hướng tới phong cách trẻ trung nhiều hơn. Còn Lancer iO lại đi theo hướng bảo lưu kiểu dáng khoẻ khoắn và huyết thống của dòng xe thể thao Mitsubishi. Vì vậy, Mitsubishi Lancer iO đang có phần chiếm thế thượng phong.
Nội thất: Mazda3 Speed đem đến một căn phòng thể thao di dộng
Ở nội thất Mitsubishi Lancer iO, người xem sẽ có chút hụt hẫng bởi cách thiết kế nội thất quá đơn giản. Ở khu vực điều khiển trung tâm chỉ hiện diện một màn hình DVD tích hợp Camera lùi ở phía trên và 3 nút vặn chức năng ở phía dưới. Cũng dễ hiểu bởi Mitsubishi có ý muốn tập trung hơn vào việc điều khiển chiếc xe.
Mitsubishi Lancer iO 2010
Mazda3 Speed 2009 Tại bảng đồng hồ hình ống, mọi thông tin đều được hiện thị chi tiết qua màn hình nhỏ ở giữa, vô-lăng 3 chấu bọc da trang bị nhiều chức năng, trong đó, sự xuất hiện của Cruiser Control là một điều hiếm thấy ở trên những mẫu xe sedan thể thao.
Ngoài ra, cách sử dụng màu đỏ cho bảng đồng hồ và đường khâu trang trí kết hợp với các tấm ốp trang trí giả các-bon cũng từng bước tăng thêm cảm giác thể thao cho không gian nội thất. Lẫy chuyển số kiểu F1 sau vô-lăng giúp ích cho việc tăng giảm cấp số nhanh chóng, chính xác khi điều khiển.
Mitsubishi Lancer iO 2010 Bên cạnh đó, ghế ngồi của Lancer iO sử dụng thiết kế ôm hai bên, đem đến cảm giác thoải mái cho người điều khiển. Đệm ghế rộng nhưng vị trí ngồi phía trước tương đối cao, tính chống đỡ hai bên chưa đủ sức căng. Không gian hàng ghế sau cũng được thiết kế tương đối dư dả.
Khác với nội thất của Lancer iO, không gian bên trong Mazda3 Speed sử dụng hài hoà hai tông đỏ - đen để phối màu. Cách thiết kế mặt táp-lô cũng trẻ trung và hiện đại giúp cảm giác về chất lượng được nâng lên một bậc.
Mitsubishi Lancer iO 2010 (trên) và Mazda3 Speed 2009 (dưới) Mặc dù trang bị nội thất cho Mazda3 Speed không được coi là nhiều nhưng vẫn có đủ cửa sổ trời, khoá keyless go, vô-lăng tích hợp nút chức năng hay hộp số bán tự động… Với đại bộ phận khách hàng trẻ tuổi, những trang bị như vậy cũng đã đáp ứng đủ nhu cầu.
Không gian hàng ghế trước rộng rãi, ghế ngồi cũng được thiết kế ôm giống như Lancer iO nhưng tính chống đỡ chắc chắn hơn, tạo cho người ngồi cảm thấy hài lòng ở phần lưng. Bù lại, phần đệm ghế có tính bao bọc quá lớn dễ khiến người ngồi có đôi chút cảm giác chật trội.
Mazda3 Speed 2009 Do tập trung vào việc đem đến không gian rộng rãi cho hàng ghế trước nên không gian hàng ghế sau của Mazda3 Speed chỉ tỏ ra thật sự thoải mái cho những người có chiều cao 1m7 trở xuống.
Động cơ: Lancer iO mạnh hơn nhưng không thể xem thường Mazda3 Speed
Lancer iO và Mazda3 Speed đều sử dụng động cơ DOHC 2.0L 4 xy-lanh thẳng hàng. Trong đó, động cơ của Lancer iO được trợ giúp bởi công nghệ MIVEC công suất 157 mã lực, mô-men xoắn 205Nm, hơn nữa hộp số tự động vô cấp CVT đi kèm chế độ sang số thể thao 6 cấp cũng giúp rất nhiều cho tính năng tăng tốc của xe.
Khoang động cơ của Mitsubishi Lancer iO 2010 sử dụng thêm thanh giằng ngang giúp chiếc xe có sự cân bằng và ổn định khi vận hành
Còn động cơ Mazda3 Speed sử dụng công nghệ VVT và nạp khí biên thiên VIS, công suất 150 mã lực, mô-men xoắn 187Nm, hộp số trang bị cho xe mới chỉ dừng lại ở 4 cấp nhưng ấn tượng của Mazda3 Speed khi thử nghiệm chính là phản ứng chân ga tương đối nhạy bén.
Mazda3 Speed 2009 Có thể nói, động cơ đã phát huy tối đa sức mạnh trong điều kiện giới hạn. Do vậy, trên thực tế, không thể xem nhẹ động cơ này cho dù về công suất cũng như mô-men xoắn của Mazda3 Speed không bằng được Lancer iO.
Hộp số: Mitsubishi Lancer iO tỏ rõ ưu thế vượt trội
Thử nghiệm Lancer iO ở chế độ số tự động, tính bình ổn ở cấp độ cao là cảm nhận dễ thấy nhất khi ngồi điều khiển. Chuyển sang chế độ Sport và sử dụng lẫy chuyển số, Lancer iO lại cho thấy một cảm giác khác lạ. Việc tăng giảm số rất nhanh và dường như không bị hạn chế. Điều này có được nhờ công rất lớn từ hệ thống hộp số thế hệ mới INVECS-III.
Mitsubishi Lancer iO 2010 (trái) và Mazda3 Speed 209 (phải) Với Mazda3 Speed, phản ứng mạnh mẽ ở vòng tua thấp khiến người điều khiển cảm thấy thích thú. Hộp số bán tự động Activematic bị giới hạn ở 4 cấp chắc chắn không thể phát huy hết toàn bộ sức mạnh của động cơ. Tuy nhiên, trong quá trình chạy thử, chúng tôi có thể khẳng định Mazda3 Speed đem lại cảm giác rất thoái mái và dễ chịu.
Trong điều kiện đường bình thường, khả năng tăng tốc của Mazda3 Speed không hề thua kém Lancer iO, vì thế, nếu được trang bị hộp số tự động 5 cấp, tin rằng Mazda3 Speed thật sự sẽ là một đối thủ xứng tầm.
Khả năng vận hành: Ngang tài - ngang sức
So sánh tính năng điều khiển, Lancer iO sử dụng kiểu treo trước McPherson, treo sau bằng thanh đòn đa điểm và bổ sung thêm kiểu treo thể thao MDSS (Mitsubishi Dynamic Supension System) cùng kích thước lốp lớn 215/45 R18. Đặc điểm đó giúp tính ổn định khi lái được tăng lên một cách đáng kể, đặc biệt khi vào cua ở tốc độ cao.
Mitsubishi Lancer iO 2010 có kích thước lốp 215/45 R18 trong khi lốp Mazda3 Speed lại có kích thước nhỏ hơn 205/55 R16 Hệ thống treo trước hơi mềm dễ tạo cảm giác chuyển hướng không chuẩn xác, mặc dù vậy, nhược điểm này đã được cải thiện bằng một thanh giằng lắp đặt trong khoang động cơ, giúp đầu xe luôn có được khả năng cân bằng cần thiết.
Còn Mazda3 Speed, chiếc xe được thừa hưởng một bộ khung gầm nổi trội hơn hẳn, hệ thống treo cũng cứng hơn, thậm chí người ngồi trong nhiều lúc còn có cảm giác bị nhảy lên khi chiếc xe chạy qua bề mặt không mấy bằng phẳng.
Với những ai yêu thích cảm giác lái tột đỉnh, hãy nhấn mạnh chân ga và chuyển hướng đột ngột, đuôi xe sẽ lệch ở một biên độ nhất định, giúp người điều khiển tăng thêm sự phấn khích cho mỗi lần vào cua nhưng nó vẫn đảm bảo khả năng chuyển hướng linh hoạt. Điểm yếu ở Mazda3 Speed là bộ lốp 205/55 R16 tỏ ra hơi nhỏ.
Một chiếc Sport Sedan thực thụ: Mitsubishi Lancer iO
Với những so sánh và đánh giá mang tính tương đối, Lancer iO là người chiến thắng trong cuộc so tài này bởi nó có ngoại hình, nội thất và sức mạnh đáp ứng được những yêu cần có ở một mẫu xe thể thao.
Còn với Mazda3 Speed, chúng tôi cũng không quên dành những lời khen ngợi cho chiếc xe này. Điểm mạnh của Mazda3 Speed chính là mô-men xoắn mãnh liệt, chuyển hướng nhanh nhạy và ghế ngồi có tính bao bọc cao, chỉ tiếc là hộp số chưa được nâng cấp, kích thước lốp nhỏ. Hi vọng những cải tiến trên thế hệ Mazda3 mới có thể xoá bỏ đi những nhược điểm này.
Ngoại hình: Lancer iO mang huyết thống của Evolution
Mazda3 Speed đã trở thành một hình ảnh quen thuộc trong con mắt người tiêu dùng Việt Nam khi xuất hiện với dáng vẻ thể thao khá đẹp và bắt mắt. Cụm đèn pha và đèn hậu đều tạo kiểu dáng bằng các hình tròn. Cánh gió đuôi lớn và đi kèm gói trang bị bodykits.
Trong khi đó, Mitsubishi Lancer iO có cái tên khá lạ tại thị trường Việt Nam nhưng thực chất là phiên bản thể thao của mẫu Lancer Fortis. Người xem dễ dàng nhận thấy mạch ý tưởng thiết kế của chiếc xe thể thao đầu bảng Mitsubishi Lancer Evolution lan toả xuyên suốt toàn bộ thân xe.
Mặc dù, Lancer iO đã có những thay đổi nhất định ở diện mạo bằng việc thiết kế lại lưới tản nhiệt và các khe hút gió, song ở đó, người xem vẫn chưa thực sự cảm nhận hết chất “ngầu” như đã từng thấy trên người anh em Lancer Evolution.
Nội thất: Mazda3 Speed đem đến một căn phòng thể thao di dộng
Ở nội thất Mitsubishi Lancer iO, người xem sẽ có chút hụt hẫng bởi cách thiết kế nội thất quá đơn giản. Ở khu vực điều khiển trung tâm chỉ hiện diện một màn hình DVD tích hợp Camera lùi ở phía trên và 3 nút vặn chức năng ở phía dưới. Cũng dễ hiểu bởi Mitsubishi có ý muốn tập trung hơn vào việc điều khiển chiếc xe.
Mitsubishi Lancer iO 2010
Mazda3 Speed 2009
Ngoài ra, cách sử dụng màu đỏ cho bảng đồng hồ và đường khâu trang trí kết hợp với các tấm ốp trang trí giả các-bon cũng từng bước tăng thêm cảm giác thể thao cho không gian nội thất. Lẫy chuyển số kiểu F1 sau vô-lăng giúp ích cho việc tăng giảm cấp số nhanh chóng, chính xác khi điều khiển.
Mitsubishi Lancer iO 2010
Khác với nội thất của Lancer iO, không gian bên trong Mazda3 Speed sử dụng hài hoà hai tông đỏ - đen để phối màu. Cách thiết kế mặt táp-lô cũng trẻ trung và hiện đại giúp cảm giác về chất lượng được nâng lên một bậc.
Mitsubishi Lancer iO 2010 (trên) và Mazda3 Speed 2009 (dưới)
Không gian hàng ghế trước rộng rãi, ghế ngồi cũng được thiết kế ôm giống như Lancer iO nhưng tính chống đỡ chắc chắn hơn, tạo cho người ngồi cảm thấy hài lòng ở phần lưng. Bù lại, phần đệm ghế có tính bao bọc quá lớn dễ khiến người ngồi có đôi chút cảm giác chật trội.
Mazda3 Speed 2009
Động cơ: Lancer iO mạnh hơn nhưng không thể xem thường Mazda3 Speed
Lancer iO và Mazda3 Speed đều sử dụng động cơ DOHC 2.0L 4 xy-lanh thẳng hàng. Trong đó, động cơ của Lancer iO được trợ giúp bởi công nghệ MIVEC công suất 157 mã lực, mô-men xoắn 205Nm, hơn nữa hộp số tự động vô cấp CVT đi kèm chế độ sang số thể thao 6 cấp cũng giúp rất nhiều cho tính năng tăng tốc của xe.
Khoang động cơ của Mitsubishi Lancer iO 2010 sử dụng thêm thanh giằng ngang giúp chiếc xe có sự cân bằng và ổn định khi vận hành
Mazda3 Speed 2009
Hộp số: Mitsubishi Lancer iO tỏ rõ ưu thế vượt trội
Thử nghiệm Lancer iO ở chế độ số tự động, tính bình ổn ở cấp độ cao là cảm nhận dễ thấy nhất khi ngồi điều khiển. Chuyển sang chế độ Sport và sử dụng lẫy chuyển số, Lancer iO lại cho thấy một cảm giác khác lạ. Việc tăng giảm số rất nhanh và dường như không bị hạn chế. Điều này có được nhờ công rất lớn từ hệ thống hộp số thế hệ mới INVECS-III.
Mitsubishi Lancer iO 2010 (trái) và Mazda3 Speed 209 (phải)
Khả năng vận hành: Ngang tài - ngang sức
So sánh tính năng điều khiển, Lancer iO sử dụng kiểu treo trước McPherson, treo sau bằng thanh đòn đa điểm và bổ sung thêm kiểu treo thể thao MDSS (Mitsubishi Dynamic Supension System) cùng kích thước lốp lớn 215/45 R18. Đặc điểm đó giúp tính ổn định khi lái được tăng lên một cách đáng kể, đặc biệt khi vào cua ở tốc độ cao.
Mitsubishi Lancer iO 2010 có kích thước lốp 215/45 R18 trong khi lốp Mazda3 Speed lại có kích thước nhỏ hơn 205/55 R16
Còn Mazda3 Speed, chiếc xe được thừa hưởng một bộ khung gầm nổi trội hơn hẳn, hệ thống treo cũng cứng hơn, thậm chí người ngồi trong nhiều lúc còn có cảm giác bị nhảy lên khi chiếc xe chạy qua bề mặt không mấy bằng phẳng.
Một chiếc Sport Sedan thực thụ: Mitsubishi Lancer iO
Với những so sánh và đánh giá mang tính tương đối, Lancer iO là người chiến thắng trong cuộc so tài này bởi nó có ngoại hình, nội thất và sức mạnh đáp ứng được những yêu cần có ở một mẫu xe thể thao.
- Autonet Team
Ảnh: Huy Thắng