- Biển số
- OF-346820
- Ngày cấp bằng
- 15/12/14
- Số km
- 884
- Động cơ
- 283,358 Mã lực
Phần 1: sự ra đời của xe hơi
Việc chế tạo thành công một chiếc xe hơi phụ thuộc vào việc chế tạo ra được động cơ để đẩy nó. Trong viện bảo tàng các phương tiện vận chuyển lịch sử ở Boyertown, Pennsylvania, Hoa Kỳ, có trưng bày một chiếc xe nhỏ bốn bánh được làm ra bởi James Hill từ những năm 1860. Tương truyền, James Hill đã lái chiếc xe này dọc theo những con phố của Boyertown vào năm 1868, tạo ra những tiếng nổ ầm ĩ, khiến các con vật hoảng sợ. Chiếc xe lập tức bị cấm chạy thêm lần nào nữa, và câu chuyện về chiếc xe dường như đã được chép lại trên một tờ báo địa phương. Không may, toàn bộ số báo đó đã bị thiêu rụi trong một trận hỏa hoạn, và người ta đã không thể xác định được chính xác ngày chiếc xe được chạy lần duy nhất trên đường.
Xe hơi của James Hill
Tuy nhiên, châu Âu mới là nơi mà sự phát triển của xe hơi đã bám rễ và đâm hoa nảy chồi, và việc phát minh ra động cơ đốt trong chạy xăng đã đem lại sức sống cho sự phát triển đó. Jean Joseph Etienne Lenoir được coi như người đã hoàn thiện động cơ đốt trong đầu tiên. Động cơ đốt trong của ông đã được cấp bằng sáng chế năm 1860, mặc dù nó chỉ hơi khác biệt so với các động cơ hơi nước cùng thời.
Vào năm 1867, tại triển lãm quốc tế Paris, Nikolaus Otto đã dành được huy chương vàng cho động cơ xăng mà ông trưng bày. Otto đã bắt đầu nghiên cứu vào năm 1861, chỉ một thời gian ngắn sau khi Lenoir được cấp bằng sáng chế. Ông hợp tác với Eugen Langen, bắt đầu tìm cách cải tiến động cơ Lenoir. Năm 1872, họ thành lập công ty Gasmotorenfabrik Deutz, để chế tạo động cơ mà họ cùng phát triển. Đến năm 1876, Otto được cấp bằng sáng chế cho động cơ 4 thì.
Otto thuê Gottlieb Daimler làm quản lý sản xuất tại Gasmotorenfabrik. Daimler đưa Wilhem Maybach đến làm việc cùng. Động cơ của Otto đã đạt đến giới hạn phát triển của nó. Công suất động cơ không thể vượt quá 3 mã lực, và chiều cao của nó tới 3,6m. Daimler được yêu cầu phát triển một động cơ xăng mới vượt qua các giới hạn của động cơ của Otto.
Việc chế tạo thành công một chiếc xe hơi phụ thuộc vào việc chế tạo ra được động cơ để đẩy nó. Trong viện bảo tàng các phương tiện vận chuyển lịch sử ở Boyertown, Pennsylvania, Hoa Kỳ, có trưng bày một chiếc xe nhỏ bốn bánh được làm ra bởi James Hill từ những năm 1860. Tương truyền, James Hill đã lái chiếc xe này dọc theo những con phố của Boyertown vào năm 1868, tạo ra những tiếng nổ ầm ĩ, khiến các con vật hoảng sợ. Chiếc xe lập tức bị cấm chạy thêm lần nào nữa, và câu chuyện về chiếc xe dường như đã được chép lại trên một tờ báo địa phương. Không may, toàn bộ số báo đó đã bị thiêu rụi trong một trận hỏa hoạn, và người ta đã không thể xác định được chính xác ngày chiếc xe được chạy lần duy nhất trên đường.
Xe hơi của James Hill
Tuy nhiên, châu Âu mới là nơi mà sự phát triển của xe hơi đã bám rễ và đâm hoa nảy chồi, và việc phát minh ra động cơ đốt trong chạy xăng đã đem lại sức sống cho sự phát triển đó. Jean Joseph Etienne Lenoir được coi như người đã hoàn thiện động cơ đốt trong đầu tiên. Động cơ đốt trong của ông đã được cấp bằng sáng chế năm 1860, mặc dù nó chỉ hơi khác biệt so với các động cơ hơi nước cùng thời.
Vào năm 1867, tại triển lãm quốc tế Paris, Nikolaus Otto đã dành được huy chương vàng cho động cơ xăng mà ông trưng bày. Otto đã bắt đầu nghiên cứu vào năm 1861, chỉ một thời gian ngắn sau khi Lenoir được cấp bằng sáng chế. Ông hợp tác với Eugen Langen, bắt đầu tìm cách cải tiến động cơ Lenoir. Năm 1872, họ thành lập công ty Gasmotorenfabrik Deutz, để chế tạo động cơ mà họ cùng phát triển. Đến năm 1876, Otto được cấp bằng sáng chế cho động cơ 4 thì.
Otto thuê Gottlieb Daimler làm quản lý sản xuất tại Gasmotorenfabrik. Daimler đưa Wilhem Maybach đến làm việc cùng. Động cơ của Otto đã đạt đến giới hạn phát triển của nó. Công suất động cơ không thể vượt quá 3 mã lực, và chiều cao của nó tới 3,6m. Daimler được yêu cầu phát triển một động cơ xăng mới vượt qua các giới hạn của động cơ của Otto.