(Dân trí) - Quy định giảm phí trước bạ đăng kí ôtô lần đầu tại Hà Nội xuống mức tối đa 15%, đăng kí từ lần thứ 2 giảm xuống còn 2% đã khiến không ít người cho rằng có thể... lách luật để giảm chi phí sở hữu xe.
Sóng ngầm?
Khi Nghị định 23/2013 của Chính Phủ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/4/2013, có khá nhiều người mua ôtô mới tại Hà Nội được rỉ tai một “mẹo” có thể giúp giảm đáng kể chi phí sở hữu xe, đó là đóng phí trước bạ ở mức thấp hơn so với thực tế đăng kí xe lần đầu tại Hà Nội.
Anh Hoàng Trọng Anh (trú tại Ba Đình, Hà Nội) là một trong những người đang tràn trề hy vọng sẽ có cơ hội sở hữu chiếc KIA Morning 2013 mới coóng, việc mà trước kia, gia đình anh còn ngần ngại vì khoản phí trước bạ 20%, tương đương khoảng 100 triệu đồng.
Khi đến những đại lí bán xe, anh lại được giới thiệu thêm mẹo đăng kí xe mới (người khác đứng tên chủ sở hữu) ở những địa phương quanh Hà Nội để được áp mức phí trước bạ 10% như (Hà Nam, Vĩnh Phúc…), sau đó chuyển quyền sở hữu về tên anh, với mức phí trước đăng kí lần 2 tại Hà Nội là 2% (theo quy định mới) giá trị còn lại của xe. Như vậy, anh có thể sở hữu một chiếc xe mới 100% với mức phí trước bạ cho cả hai lần là xấp xỉ 12%, thay vì 15% nếu đăng kí ngay lần đầu tại Hà Nội. Nhưng hiện tại, anh vẫn băn khoăn liệu đây có phải là cách làm đúng đắn?
Tiền của mình, xe của người khác?
Nhiều nhà quản lí hiện đang lo lắng với việc sẽ có một làn sóng “nhập cư” của ôtô từ tỉnh khác về thủ đô, góp phần làm tình hình giao thông tại thủ đô thêm khó khăn. Tuy nhiên, nguy cơ này cũng khó xảy ra.
Dù được chào mời sẽ tiết kiệm được khoảng 3% phí trước bạ (khoảng 30 triệu đồng) đối với chiếc Toyota Camry chị định mua, nhưng chị Thanh Phương, ngụ tại Lò Đúc, quận Hai Bà Trưng quyết không theo cách này vì chị thấy không yên tâm khi để một người không quen biết ở tỉnh khác đứng tên sở hữu chiếc xe trị giá cả tỉ đồng, thủ tục chuyển nhượng sau đó cũng lằng nhằng, mất thời gian.
Ví dụ này cho thấy, với những mẫu xe mới có giá trị lớn (từ 500 triệu đồng trở lên), bài toán tiết kiệm khoảng 3% giá trị xe (từ 15 triệu đồng) khi nhờ người khác đứng tên đăng kí ở ngoại tỉnh sẽ khó có thể thuyết phục nhiều người, đó là chưa kể đến rủi ro rất lớn cũng như việc mất nhiều thời gian, công sức để có chiếc xe trở về thuộc sở hữu của chính mình tại Hà Nội. Thêm vào đó, trong thời gian chưa làm thủ tục sang tên, sẽ nơm nớp lo bị phạt từ 6-8 triệu đồng vì sử dụng xe không chính chủ.
Đối với thị trường xe cũ đến từ các tỉnh, theo quy định của HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua vào cuối năm ngoái, khi hoàn thành thủ tục sở hữu một chiếc xe, nếu xe mua từ tỉnh khác thì khi chuyển quyền sở hữu về Hà Nội, chủ xe sẽ phải nộp phí đăng ký kèm biển số mới là 20 triệu đồng, ngoài mức phí trước bạ cho xe đăng kí lần thứ hai là 2% (theo giá trị còn lại của xe kể từ khi đưa vào sử dụng). Với quy định này, nếu cùng một dòng xe, rõ ràng xe cũ có biển đăng kí tại Hà Nội sẽ được lưu tâm hơn so với xe đăng kí ngoại tỉnh, vì sẽ đỡ được 20 triệu đồng phí đăng ký kèm biển số mới.
Tuy nhiên, cũng có trường hợp người tiêu dùng có thể tìm được một chiếc xe cũ đăng kí ngoại tỉnh với giá cả phù hợp. Mặc dù vậy, cơ hội này cũng không nhiều, vì thị trường Hà Nội vốn có nhiều sự lựa chọn hơn các địa phương khác.
Như vậy, bài toán kinh tế về những mức phần trăm tiết kiệm được (nếu có) mà các đại lí bán xe tư vấn cho người mua bằng cách đi vòng về đăng kí các tỉnh cũng hoàn toàn không phải là cách đáng lưu tâm. Bởi hiện nay tại Hà Nội, mức thu 15% phí trước bạ cho xe đăng kí lần đầu cũng chỉ mới là tạm thời. Mức chính thức là bao nhiêu vẫn phải đợi quyết định của HĐND thành phố trong cuộc họp sớm nhất tới đây, dự kiến vào cuối tháng 5.
Việt Hưng
1. Khi đã xác định nhờ người ở tỉnh có mức phí trước bạ 10% để đăng kí xe đương nhiên người ta sẽ nhờ người quen chứ không thể nhờ người lạ được. Hơn nữa lúc đó đồng thời người ta sẽ làm hợp đồng mua bán luôn, nên việc băn khoăn xe mang tên người khác là không cần.
2. Theo quy định, CSGT không được dừng xe phạt việc xe chính chủ hay không chính chủ. Nếu xe vi phạm lỗi khác mà người lái xe mang đầy đủ giấy tờ thì công an không được hỏi việc có chính chủ hay không. Vì thế lo ngại này cũng là không cần thiết.
3 Thực ra mấu chốt của vấn đề là ở chỗ khi di chuyển xe ở tỉnh khác đến thì phải mất 20 triệu tiền biển (trong khi biển ở Hà Nội khi sang tên chỉ mất 200 nghìn), vì thế những xe từ 700 triệu trở xuống làm việc này chả có ý nghĩa gì, mà chỉ mất công, còn nếu những xe có giá trị lớn có thể có nhiều người sẽ nghĩ đến vấn đề này để tránh được 1 ít chi phí.
Sóng ngầm?
Khi Nghị định 23/2013 của Chính Phủ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/4/2013, có khá nhiều người mua ôtô mới tại Hà Nội được rỉ tai một “mẹo” có thể giúp giảm đáng kể chi phí sở hữu xe, đó là đóng phí trước bạ ở mức thấp hơn so với thực tế đăng kí xe lần đầu tại Hà Nội.
Anh Hoàng Trọng Anh (trú tại Ba Đình, Hà Nội) là một trong những người đang tràn trề hy vọng sẽ có cơ hội sở hữu chiếc KIA Morning 2013 mới coóng, việc mà trước kia, gia đình anh còn ngần ngại vì khoản phí trước bạ 20%, tương đương khoảng 100 triệu đồng.
Khi đến những đại lí bán xe, anh lại được giới thiệu thêm mẹo đăng kí xe mới (người khác đứng tên chủ sở hữu) ở những địa phương quanh Hà Nội để được áp mức phí trước bạ 10% như (Hà Nam, Vĩnh Phúc…), sau đó chuyển quyền sở hữu về tên anh, với mức phí trước đăng kí lần 2 tại Hà Nội là 2% (theo quy định mới) giá trị còn lại của xe. Như vậy, anh có thể sở hữu một chiếc xe mới 100% với mức phí trước bạ cho cả hai lần là xấp xỉ 12%, thay vì 15% nếu đăng kí ngay lần đầu tại Hà Nội. Nhưng hiện tại, anh vẫn băn khoăn liệu đây có phải là cách làm đúng đắn?
Tiền của mình, xe của người khác?
Nhiều nhà quản lí hiện đang lo lắng với việc sẽ có một làn sóng “nhập cư” của ôtô từ tỉnh khác về thủ đô, góp phần làm tình hình giao thông tại thủ đô thêm khó khăn. Tuy nhiên, nguy cơ này cũng khó xảy ra.
Dù được chào mời sẽ tiết kiệm được khoảng 3% phí trước bạ (khoảng 30 triệu đồng) đối với chiếc Toyota Camry chị định mua, nhưng chị Thanh Phương, ngụ tại Lò Đúc, quận Hai Bà Trưng quyết không theo cách này vì chị thấy không yên tâm khi để một người không quen biết ở tỉnh khác đứng tên sở hữu chiếc xe trị giá cả tỉ đồng, thủ tục chuyển nhượng sau đó cũng lằng nhằng, mất thời gian.
Ví dụ này cho thấy, với những mẫu xe mới có giá trị lớn (từ 500 triệu đồng trở lên), bài toán tiết kiệm khoảng 3% giá trị xe (từ 15 triệu đồng) khi nhờ người khác đứng tên đăng kí ở ngoại tỉnh sẽ khó có thể thuyết phục nhiều người, đó là chưa kể đến rủi ro rất lớn cũng như việc mất nhiều thời gian, công sức để có chiếc xe trở về thuộc sở hữu của chính mình tại Hà Nội. Thêm vào đó, trong thời gian chưa làm thủ tục sang tên, sẽ nơm nớp lo bị phạt từ 6-8 triệu đồng vì sử dụng xe không chính chủ.
Đối với thị trường xe cũ đến từ các tỉnh, theo quy định của HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua vào cuối năm ngoái, khi hoàn thành thủ tục sở hữu một chiếc xe, nếu xe mua từ tỉnh khác thì khi chuyển quyền sở hữu về Hà Nội, chủ xe sẽ phải nộp phí đăng ký kèm biển số mới là 20 triệu đồng, ngoài mức phí trước bạ cho xe đăng kí lần thứ hai là 2% (theo giá trị còn lại của xe kể từ khi đưa vào sử dụng). Với quy định này, nếu cùng một dòng xe, rõ ràng xe cũ có biển đăng kí tại Hà Nội sẽ được lưu tâm hơn so với xe đăng kí ngoại tỉnh, vì sẽ đỡ được 20 triệu đồng phí đăng ký kèm biển số mới.
Tuy nhiên, cũng có trường hợp người tiêu dùng có thể tìm được một chiếc xe cũ đăng kí ngoại tỉnh với giá cả phù hợp. Mặc dù vậy, cơ hội này cũng không nhiều, vì thị trường Hà Nội vốn có nhiều sự lựa chọn hơn các địa phương khác.
Như vậy, bài toán kinh tế về những mức phần trăm tiết kiệm được (nếu có) mà các đại lí bán xe tư vấn cho người mua bằng cách đi vòng về đăng kí các tỉnh cũng hoàn toàn không phải là cách đáng lưu tâm. Bởi hiện nay tại Hà Nội, mức thu 15% phí trước bạ cho xe đăng kí lần đầu cũng chỉ mới là tạm thời. Mức chính thức là bao nhiêu vẫn phải đợi quyết định của HĐND thành phố trong cuộc họp sớm nhất tới đây, dự kiến vào cuối tháng 5.
Việt Hưng
1. Khi đã xác định nhờ người ở tỉnh có mức phí trước bạ 10% để đăng kí xe đương nhiên người ta sẽ nhờ người quen chứ không thể nhờ người lạ được. Hơn nữa lúc đó đồng thời người ta sẽ làm hợp đồng mua bán luôn, nên việc băn khoăn xe mang tên người khác là không cần.
2. Theo quy định, CSGT không được dừng xe phạt việc xe chính chủ hay không chính chủ. Nếu xe vi phạm lỗi khác mà người lái xe mang đầy đủ giấy tờ thì công an không được hỏi việc có chính chủ hay không. Vì thế lo ngại này cũng là không cần thiết.
3 Thực ra mấu chốt của vấn đề là ở chỗ khi di chuyển xe ở tỉnh khác đến thì phải mất 20 triệu tiền biển (trong khi biển ở Hà Nội khi sang tên chỉ mất 200 nghìn), vì thế những xe từ 700 triệu trở xuống làm việc này chả có ý nghĩa gì, mà chỉ mất công, còn nếu những xe có giá trị lớn có thể có nhiều người sẽ nghĩ đến vấn đề này để tránh được 1 ít chi phí.