Cháu hỏi ngu tí nhé, nhỡ cái bình khí nó bị xì hơi mà tàu chết máy, giữa biển làm gì có cửu vạn mà thuê ủn tàu nổ được nhờ
1. Bao giờ cũng có 2 bình khí nén, dưới tàu gọi là chai gió. Xì chai này còn chai kia, xác suất xì cả 2 chai là cực thấp. Khi chai gió có áp lực dưới 25kg/cm2, sẽ có tín hiệu báo động để thuyền viên trực ca biết mà xử lý ngay, tránh mất gió nén. Ngoài tác dụng khởi động động cơ, gió nén còn nhiều chức năng khác như điều khiển, lai bơm, mô tơ gió, cấp năng lượng cho 1 số thiết bị dùng gió nén, vệ sinh, cấp cho bình nước áp lực...
2. Máy nén gió chính chạy bằng điện, và có 2 máy, hỏng máy này còn máy kia. và phải sửa ngay máy bị hỏng.
3. Ngoài ra còn có thêm máy nén gió sự cố do động cơ diesel lai hoặc do cơm lai.
4. Máy phát điện chính có 2 hoặc 3 máy, cộng thêm máy phát điện sự cố nữa, tất cả đều có thể cấp điện cho động cơ điện lai máy nén gió. Không thể có chuyện mất điện hoàn toàn dưới tàu thủy.
5. Tàu thủy có độ an toàn rất cao, tất cả mọi máy móc thiết bị trên tàu chở hàng, trừ máy chính, đều có 2 bộ có thể hoạt động thay thế lẫn nhau. Trên tàu khách và một số loại tàu khác, ngoài việc mọi thúe đều đi đôi ra, máy chính còn có đến 2 cái, tàu quân sự còn nhiều hơn.
6. Tàu thủy ko thể ủn nổ như cái xe số sàn của nhà cụ được. Đố cụ ủn nổ cái xe AT đấy, cụ có thuê 1000 chú cửu vạn cũng thế. Cái xe MT dùng ECU, ac quy mà hết cụ cũng chả ủn nổ được.:mad: