- Biển số
- OF-175970
- Ngày cấp bằng
- 10/1/13
- Số km
- 601
- Động cơ
- 345,860 Mã lực
E nghe nói Việt Nam sắp có mấy hãng xe sắp về, đủ từ xe xăng đến xe điện, xe Tàu đến xe châu Âu.
Đầu tiên chắc phải kể đến hãng Anh quốc Lotus, khả năng chỉ phân phối Eletre và Emira, trong đó mẫu SUV Eletre sẽ là chủ lực doanh số. Còn Evija giá 2,3 triệu USD thì bất khả thi. Hãng này đang được sở hữu bởi tập đoàn Geely (Trung Quốc) và Proton, một hãng xe Malaysia.
Tiếp đến là Chery trở lại, dự kiến mở bán 3 mẫu xe từ cuối năm nay, bao gồm Omoda 5, Omoda C5 EV và Jaecoo 7. Omoda và Jaecoo hướng đến hai nhóm khách hàng riêng. Omoda thì trông trẻ trung, hợp đô thị còn Jaecoo vận hành đa dụng hơn.
Cái tên ‘đình đám’ nữa là Wuling, ông này thì nổi nhờ con xe điện giá rẻ nhất thị trường, chỉ chưa biết cụ thể là bao nhiêu, Wuling HongGuang MiniEV đó. Xe trang bị mô-tơ điện công suất 26,8 mã lực và mô-men xoắn 85 Nm, không có hộp số, dẫn động cầu sau và vận tốc tối đa 100 km/h. Ở Trung Quốc, xe có 2 phiên bản pin. Một phiên bản pin 9,2 kWh, cho quãng đường đi tối đa 120 km, thời gian sạc 20-100% là 6,5 tiếng. Một phiên bản pin 13,4 kWh, cho quãng đường đi tối đa 170 km, thời gian sạc 20-100% là 9 tiếng.
Tiếp đến là BYD, ông này cũng khủng, đang tìm kiếm địa điểm mở nhà máy ô tô điện ở Việt Nam luôn. Nhưng mà chưa rõ BYD sẽ đem xe gì về, dải sản phẩm của hãng này cũng khá đa dạng.
Chắc ít người biết đến cái tên Geely, hãng này cũng đang lên kế hoạch hợp tác với TMT và được Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam, trong tháng 4/2023, cấp bằng độc quyền kiểu dáng cản trước, cản sau, lưới tản nhiệt, dải đèn trang trí và mâm xe của hai mẫu xe điện G6 và M6.
Cuối cùng là Skoda, đã ký kết thỏa thuận hợp tác với TC Motor. Dự kiến, 4 mẫu xe đầu tiên được nhập khẩu từ châu Âu về Việt Nam là Kodiaq, Karoq, Superb và Octavia đáp ứng các phân khúc đang ăn khách, như sedan và SUV cỡ C và cỡ D. Sau đó, khi nhà máy đi vào hoạt động, Skoda sẽ cho lắp ráp Kushaq và Slavia trong năm 2024. Đến năm 2025, hãng này sẽ bán xe điện với 2 cái tên là Enyaq iV và Enyaq Coupe iV.
Đầu tiên chắc phải kể đến hãng Anh quốc Lotus, khả năng chỉ phân phối Eletre và Emira, trong đó mẫu SUV Eletre sẽ là chủ lực doanh số. Còn Evija giá 2,3 triệu USD thì bất khả thi. Hãng này đang được sở hữu bởi tập đoàn Geely (Trung Quốc) và Proton, một hãng xe Malaysia.
Lotus Eletre.
Tiếp đến là Chery trở lại, dự kiến mở bán 3 mẫu xe từ cuối năm nay, bao gồm Omoda 5, Omoda C5 EV và Jaecoo 7. Omoda và Jaecoo hướng đến hai nhóm khách hàng riêng. Omoda thì trông trẻ trung, hợp đô thị còn Jaecoo vận hành đa dụng hơn.
Chery Omoda 5
Cái tên ‘đình đám’ nữa là Wuling, ông này thì nổi nhờ con xe điện giá rẻ nhất thị trường, chỉ chưa biết cụ thể là bao nhiêu, Wuling HongGuang MiniEV đó. Xe trang bị mô-tơ điện công suất 26,8 mã lực và mô-men xoắn 85 Nm, không có hộp số, dẫn động cầu sau và vận tốc tối đa 100 km/h. Ở Trung Quốc, xe có 2 phiên bản pin. Một phiên bản pin 9,2 kWh, cho quãng đường đi tối đa 120 km, thời gian sạc 20-100% là 6,5 tiếng. Một phiên bản pin 13,4 kWh, cho quãng đường đi tối đa 170 km, thời gian sạc 20-100% là 9 tiếng.
Wuling HongGuang MiniEV.
Tiếp đến là BYD, ông này cũng khủng, đang tìm kiếm địa điểm mở nhà máy ô tô điện ở Việt Nam luôn. Nhưng mà chưa rõ BYD sẽ đem xe gì về, dải sản phẩm của hãng này cũng khá đa dạng.
BYD Atto 3.
Chắc ít người biết đến cái tên Geely, hãng này cũng đang lên kế hoạch hợp tác với TMT và được Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam, trong tháng 4/2023, cấp bằng độc quyền kiểu dáng cản trước, cản sau, lưới tản nhiệt, dải đèn trang trí và mâm xe của hai mẫu xe điện G6 và M6.
Geometry M6.
Cuối cùng là Skoda, đã ký kết thỏa thuận hợp tác với TC Motor. Dự kiến, 4 mẫu xe đầu tiên được nhập khẩu từ châu Âu về Việt Nam là Kodiaq, Karoq, Superb và Octavia đáp ứng các phân khúc đang ăn khách, như sedan và SUV cỡ C và cỡ D. Sau đó, khi nhà máy đi vào hoạt động, Skoda sẽ cho lắp ráp Kushaq và Slavia trong năm 2024. Đến năm 2025, hãng này sẽ bán xe điện với 2 cái tên là Enyaq iV và Enyaq Coupe iV.
Skoda Kodiaq.