- Biển số
- OF-294759
- Ngày cấp bằng
- 3/10/13
- Số km
- 1,385
- Động cơ
- -8,704 Mã lực
Chúng ta cũng nên chém máy bay thế hệ 6 trước khi chúng được sản xuất hàng loạt các cụ nhể.:-|
Nga, Mỹ phát triển chiến đấu cơ thế hệ 6 giữ ưu thế trước Trung Quốc
Việt Dũng Thứ hai 02/09/2013 07:47
(GDVN) - Máy bay thế hệ thứ sáu dự kiến sẽ là máy bay điều khiển thông minh, tàng hình, siêu cơ động, tự do hoạt động, bay siêu âm, sử dụng vũ khí chùm tia...
Máy bay không người lái (ảnh minh họa) Ngày 31 tháng 8, trang mạng quân sự sina Trung Quốc có bài viết dẫn trang mạng tổ hợp công nghiệp quân sự Nga cho biết, trước thềm khai mạc Triển lãm hàng không Moscow, cựu Tư lệnh Không quân Nga Deynekin tiết lộ, Nga đã bắt đầu nghiên cứu chế tạo máy bay tiêm kích không người lái thế hệ thứ sáu.
Dự kiến, việc nghiên cứu chế tạo và sản xuất loại máy bay thế hệ thứ sáu độc nhất vô nhị này có thể cần đến thời gian vài chục năm. Đồng thời, sau khi máy bay J-20 và J-31 Trung Quốc lần lượt ra đời, Mỹ cũng đang tăng tốc nghiên cứu chế tạo máy bay tiêm kích thế hệ thứ sáu, bảo đảm ưu thế quyền kiểm soát trên không.
Hiện nay, việc thử nghiệm máy bay tiêm kích thế hệ thứ năm T-50 của Nga đã sắp kết thúc. Đối với vấn đề tại sao Nga vẫn nghiên cứu chế tạo máy bay thế hệ thứ năm sau khi lạc hậu so với Mỹ nhiều năm, Deynekin cho biết, hai điều này không thể đặt ngang hàng.
Theo ông, Nga cũng không thể so với các nước thành viên NATO, chẳng hạn Pháp có thể mua máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của Mỹ, trong khi Nga chỉ có thể tự nghiên cứu chế tạo, đồng thời phải tuân thủ quy luật khách quan, phát triển nhảy vọt về thế hệ chưa chắc có thể thành công.
Máy bay tấn công không người lái Skat do Nga nghiên cứu chế tạo Phi công hàng đầu của máy bay chiến đấu T-50 là Bogdan cho rằng, thời gian ra đời của máy bay tiêm kích thế hệ thứ sáu rất có thể sớm nhất cũng phải sau 15 năm nữa. Tuy sự phát triển công nghệ hầu như tương đối nhanh, nhưng lịch trình phát triển từ thế hệ thứ tư đến thế hệ thứ năm vẫn phải mất thời gian 35 năm. Mặc dù máy bay thế hệ thứ sáu sẽ được điều khiển không có người lái, nhưng trang bị hàng không có người lái vẫn sẽ tồn tại lâu dài.
Tư lệnh Không quân Nga Bondarev chỉ ra, máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu trước hết là máy bay không người lái được điều khiển thông minh nhân tạo. Đến năm 2020, thị phần vũ khí hàng không tương tự của Nga trên thị trường vũ khí quốc tế có thể sẽ đạt 5%.
Đến nay, Nga đã nghiên cứu chế tạo được rất nhiều hàng mẫu máy bay không người lái tương đối có sức cạnh tranh, chẳng hạn Eleron-10, Chim ưng biển-10, Zala-421-016, chúng đều phù hợp với yêu cầu hiện đại, hơn nữa còn ưu việt hơn sản phẩm cùng loại của nước ngoài trên một số phương diện.
Căn cứ vào dự đoán sơ bộ của Bộ Quốc phòng Mỹ, máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu của quân Mỹ sẽ có chức năng tàng hình và siêu cơ động, nên phương thức điều khiển máy bay có thể có sự lựa chọn. Hơn nữa, máy bay tiêm kích thế hệ mới có thể tự do hoạt động ở những khu vực bị cấm hoặc bị hạn chế hoàn toàn hoặc một phần. Ngoài ra, máy bay tiêm kích triển vọng rất có thể tiến hành bay siêu âm.
Một phương án máy bay chiến đấu chuyên dụng thế hệ sáu phiên bản hải quân của hãng Boeing, Mỹ Được biết, máy bay tiếm kích mới của Mỹ còn trang bị hệ thống chiến đấu mang tính cách mạng, chẳng hạn vũ khí chùm tia (laser) và vũ khí động năng siêu thanh. Nhiều năm qua, Không quân Mỹ luôn thử nghiệm vũ khí laser không gian ABL trên máy bay Boeing-747, nhưng đến nay chưa giành được thành quả mang tính thực chất.
Nhà phân tích Mỹ cho rằng, sau khi Trung Quốc cho ra đời 2 loại máy bay tiêm kích tàng hình thế hệ mới, đó là máy bay J-20 nặng 33 tấn do Công ty chế tạo máy bay Thành Đô chế tạo và máy bay J-31 nặng 17,5 tấn do Công ty chế tạo máy bay Thẩm Dương chế tạo, cùng với việc máy bay chiến đấu tàng hình F-22 của quân Mỹ ngừng sản xuất, máy bay chiến đấu tàng hình F-35 chậm trang bị, Bộ Quốc phòng Mỹ bắt đầu đẩy nhanh nghiên cứu chế tạo máy bay tiêm kích mới thế hệ thứ sáu, nhằm đoạt lấy quyền kiểm soát trên không, bảo đảm ưu thế trên không trước máy bay chiến đấu của Trung Quốc và Nga.
Tháng 10 năm 2012, Lầu Năm Góc đã giới thiệu tổng thể kế hoạch nghiên cứu phát triển, đó là trong vòng 18 tháng sẽ làm rõ khái niệm máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu, chương trình cụ thể do Cục kế hoạch nghiên cứu cao cấp Bộ Quốc phòng Mỹ phụ trách, dự kiến bắt đầu sản xuất máy bay thử nghiệm trong 5 năm tới.
Nhưng các chuyên gia hoàn toàn không cho rằng, máy bay tiêm kích thế hệ thứ sáu của Không quân và Hải quân Mỹ sẽ có thể bắt đầu triển khai sau năm 2030.
Một phương án máy bay chiến đấu thế hệ sáu của hãng Lockheed Martin, Mỹ
Nga, Mỹ phát triển chiến đấu cơ thế hệ 6 giữ ưu thế trước Trung Quốc
Việt Dũng Thứ hai 02/09/2013 07:47
(GDVN) - Máy bay thế hệ thứ sáu dự kiến sẽ là máy bay điều khiển thông minh, tàng hình, siêu cơ động, tự do hoạt động, bay siêu âm, sử dụng vũ khí chùm tia...
- Boeing tiết lộ mô hình máy bay chiến đấu thế hệ 6
- Cuộc đua chế tạo tiêm kích thế hệ 6:Không thể thua trên vạch xuất phát
- Nga sẽ có máy bay ném bom chiến lược thế hệ 6 sau năm 2040
- Báo Phương Đông: Cuộc đua chế tạo máy bay thế hệ 6 đã bắt đầu
- Lockheed Martin giới thiệu phác thảo của chiến đấu cơ thế hệ 6
Dự kiến, việc nghiên cứu chế tạo và sản xuất loại máy bay thế hệ thứ sáu độc nhất vô nhị này có thể cần đến thời gian vài chục năm. Đồng thời, sau khi máy bay J-20 và J-31 Trung Quốc lần lượt ra đời, Mỹ cũng đang tăng tốc nghiên cứu chế tạo máy bay tiêm kích thế hệ thứ sáu, bảo đảm ưu thế quyền kiểm soát trên không.
Hiện nay, việc thử nghiệm máy bay tiêm kích thế hệ thứ năm T-50 của Nga đã sắp kết thúc. Đối với vấn đề tại sao Nga vẫn nghiên cứu chế tạo máy bay thế hệ thứ năm sau khi lạc hậu so với Mỹ nhiều năm, Deynekin cho biết, hai điều này không thể đặt ngang hàng.
Theo ông, Nga cũng không thể so với các nước thành viên NATO, chẳng hạn Pháp có thể mua máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của Mỹ, trong khi Nga chỉ có thể tự nghiên cứu chế tạo, đồng thời phải tuân thủ quy luật khách quan, phát triển nhảy vọt về thế hệ chưa chắc có thể thành công.
Tư lệnh Không quân Nga Bondarev chỉ ra, máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu trước hết là máy bay không người lái được điều khiển thông minh nhân tạo. Đến năm 2020, thị phần vũ khí hàng không tương tự của Nga trên thị trường vũ khí quốc tế có thể sẽ đạt 5%.
Đến nay, Nga đã nghiên cứu chế tạo được rất nhiều hàng mẫu máy bay không người lái tương đối có sức cạnh tranh, chẳng hạn Eleron-10, Chim ưng biển-10, Zala-421-016, chúng đều phù hợp với yêu cầu hiện đại, hơn nữa còn ưu việt hơn sản phẩm cùng loại của nước ngoài trên một số phương diện.
Căn cứ vào dự đoán sơ bộ của Bộ Quốc phòng Mỹ, máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu của quân Mỹ sẽ có chức năng tàng hình và siêu cơ động, nên phương thức điều khiển máy bay có thể có sự lựa chọn. Hơn nữa, máy bay tiêm kích thế hệ mới có thể tự do hoạt động ở những khu vực bị cấm hoặc bị hạn chế hoàn toàn hoặc một phần. Ngoài ra, máy bay tiêm kích triển vọng rất có thể tiến hành bay siêu âm.
Nhà phân tích Mỹ cho rằng, sau khi Trung Quốc cho ra đời 2 loại máy bay tiêm kích tàng hình thế hệ mới, đó là máy bay J-20 nặng 33 tấn do Công ty chế tạo máy bay Thành Đô chế tạo và máy bay J-31 nặng 17,5 tấn do Công ty chế tạo máy bay Thẩm Dương chế tạo, cùng với việc máy bay chiến đấu tàng hình F-22 của quân Mỹ ngừng sản xuất, máy bay chiến đấu tàng hình F-35 chậm trang bị, Bộ Quốc phòng Mỹ bắt đầu đẩy nhanh nghiên cứu chế tạo máy bay tiêm kích mới thế hệ thứ sáu, nhằm đoạt lấy quyền kiểm soát trên không, bảo đảm ưu thế trên không trước máy bay chiến đấu của Trung Quốc và Nga.
Tháng 10 năm 2012, Lầu Năm Góc đã giới thiệu tổng thể kế hoạch nghiên cứu phát triển, đó là trong vòng 18 tháng sẽ làm rõ khái niệm máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu, chương trình cụ thể do Cục kế hoạch nghiên cứu cao cấp Bộ Quốc phòng Mỹ phụ trách, dự kiến bắt đầu sản xuất máy bay thử nghiệm trong 5 năm tới.
Nhưng các chuyên gia hoàn toàn không cho rằng, máy bay tiêm kích thế hệ thứ sáu của Không quân và Hải quân Mỹ sẽ có thể bắt đầu triển khai sau năm 2030.