>>> Mai Châu, Mộc Châu hoa bướm ngợp trời.

now_what

Xe điện
Biển số
OF-21253
Ngày cấp bằng
18/9/08
Số km
2,084
Động cơ
518,301 Mã lực
Em thấy có nhiều cụ đang lăn tăn vụ đi chơi Mộc Châu trong kỳ nghỉ tết. Có 2 ngày nghỉ thứ 7 và CN cuối cùng để chuẩn bị cho một năm kinh tế buồn.
Em review lại bằng vài cái ảnh để các cụ có động lực lên đường nhé.

Note: Các cụ đi nhanh kẻo hết mùa hoa cải, hoa đào, hoa mận... thì phí lắm.
Cụ nào đi Thanh Hóa chụp ảnh hoa cải ven bãi bồi sông Mã với em chiều nay không nhỉ? 3pm hôm nay là em lên đường.
 
Chỉnh sửa cuối:

now_what

Xe điện
Biển số
OF-21253
Ngày cấp bằng
18/9/08
Số km
2,084
Động cơ
518,301 Mã lực
Nhà em vừa đi Mai Châu, Mộc Châu 2 ngày 3 và 4 tết, em có vài cái ảnh review lại cho cụ châm cứu nhé.
Đoàn đi 5 xe, 7 gia đình xuất phát từ HN lúc 8h sáng ngày 3, nghỉ ăn trưa tại Mai Châu, thời tiết rất đẹp, nắng to, gió se lạnh:
[/URL]
 

now_what

Xe điện
Biển số
OF-21253
Ngày cấp bằng
18/9/08
Số km
2,084
Động cơ
518,301 Mã lực
Ăn trưa xong, bọn trẻ ko đứa nào ngủ, bọn em quyết định cho các tài nghỉ đến 2h, còn bọn trẻ và các mẹ thì mỗi người một xe đạp vòng quanh Bản Lác:
[/URL]
[/URL]
 

now_what

Xe điện
Biển số
OF-21253
Ngày cấp bằng
18/9/08
Số km
2,084
Động cơ
518,301 Mã lực
F1 tươi cười hồn nhiên với không khí và khung cảnh chưa bao giờ có tại Thủ Đô:


 

now_what

Xe điện
Biển số
OF-21253
Ngày cấp bằng
18/9/08
Số km
2,084
Động cơ
518,301 Mã lực
Trên đường đi từ Mai Châu đến Mộc Châu có những khu vườn của người bản xứ trồng rất nhiều Đào và Mận. Cả đoàn dừng xe thi nhau shot.
Hoa cỏ mùa xuân:




 

now_what

Xe điện
Biển số
OF-21253
Ngày cấp bằng
18/9/08
Số km
2,084
Động cơ
518,301 Mã lực
Qua tòa nhà 7 tầng của anh Tàng thì có những vườn cải trắng ngút ngàn, đẹp mê hồn:
 

now_what

Xe điện
Biển số
OF-21253
Ngày cấp bằng
18/9/08
Số km
2,084
Động cơ
518,301 Mã lực
Đồi chè miên man:

 

now_what

Xe điện
Biển số
OF-21253
Ngày cấp bằng
18/9/08
Số km
2,084
Động cơ
518,301 Mã lực
Vui chơi thỏa thích:

 

now_what

Xe điện
Biển số
OF-21253
Ngày cấp bằng
18/9/08
Số km
2,084
Động cơ
518,301 Mã lực
Hoa bướm ngợp trười:



 

now_what

Xe điện
Biển số
OF-21253
Ngày cấp bằng
18/9/08
Số km
2,084
Động cơ
518,301 Mã lực
Tạm vậy để cụ có thêm động lực mà lên đường nhé:
 

laichuanhieu

Xe tăng
Biển số
OF-22226
Ngày cấp bằng
10/10/08
Số km
1,155
Động cơ
506,758 Mã lực
Hoa cụ chụp là hoa cải chứ cụ, đâu phải hoa bướm cụ ơi. Em đi ngày 5, 6 tết hoa mận tàn nhanh quá cụ ạ. Mà cụ hình như không vào khu đồi chè củ xã Tân Lập nhỉ. Chỗ đó đẹp lắm.
 

now_what

Xe điện
Biển số
OF-21253
Ngày cấp bằng
18/9/08
Số km
2,084
Động cơ
518,301 Mã lực
Hoa cụ chụp là hoa cải chứ cụ, đâu phải hoa bướm cụ ơi. Em đi ngày 5, 6 tết hoa mận tàn nhanh quá cụ ạ. Mà cụ hình như không vào khu đồi chè củ xã Tân Lập nhỉ. Chỗ đó đẹp lắm.
Em có vào đồi chè nhưng cắt hết rồi nên ko đẹp lắm. Chỗ cụ đi là chỗ nào cụ post vài cái ảnh cho bà con thưởng lãm nhé?
 

TuDo2808

Xe điện
Biển số
OF-202035
Ngày cấp bằng
14/7/13
Số km
4,778
Động cơ
369,006 Mã lực
Bướm đâu hử cụ Oát!:-?
 

xe thủng lốp

Xe container
Biển số
OF-119659
Ngày cấp bằng
7/11/11
Số km
5,978
Động cơ
443,356 Mã lực
Nơi ở
Trong đống rơm
Cụ chủ tham khảo nhé :D
Qua tòa nhà 7 tầng của anh Tàng thì có những vườn cải trắng ngút ngàn, đẹp mê hồn:
Vui chơi thỏa thích:

Người Mộc Châu xin khách đừng dẫm nát "đường hoa"
Cập nhật: 10:27 | 06/02/2014
Tết này ở Mộc Châu vẫn thấy những ruộng cải bị giẫm nát cả vạt, thân cải bầm giập dưới dấu giày, vẫn thấy những luống chè rụng tả tơi vì không chịu nổi những thân người trèo lên tạo dáng…Một người phụ nữ H’Mông lúi húi viết một câu tiếng Kinh vào tấm bìa để treo ở cửa vườn cải nhà mình: "Cấm chụp ảnh vườn cải”.

Qua địa phận Mai Châu - Hòa Bình, tỉnh Sơn La đón khách bằng những rừng hoa mận nở trắng triền núi nhấp nhô, trải dài như tấm khăn lụa trắng của nàng tiên ham chơi bỏ quên nơi địa giới. Tháng 2, 3 là tháng bung hoa của loại mận tam hoa – một thứ quả đặc sản của mảnh đất Sơn La.

Xen giữa những rừng mận trắng là những cánh đào rừng phớt hồng vươn cao trên thân mốc khẳng khiu. Rồi những ruộng hoa cải trắng muốt, hoa xuyến chỉ phớt tím…

Mộc Châu, đường hoa, phá hoa, vườn cải
Hoa mận nở trắng Mộc Châu.
Gọi cung đường từ thung lũng Mai Châu đến cao nguyên Mộc Châu là “đường hoa” kể cũng không có gì là quá.

Hơn chục năm trước, khi người thành phố, đặc biệt là người Hà Nội chưa có thói quen chơi đào rừng thì ven đường lên cao nguyên Mộc Châu đẹp lắm với những rừng đào. Nhưng giờ, cứ tầm qua Tết ông Táo, lũ lượt xe ô tô biển số thành phố, thậm chí cả xe biển xanh kĩu kịt chở đào rừng về, để lại những gốc đào mốc bị cưa sát gốc, để lại những triền núi ngác ngơ vì vắng bóng hoa đào.

Sáng 30 ở chợ tết gần nhà, bắt gặp một cành đào trắng muốt được bán lẫn với đào phai, đào bích. Màu trắng của cánh đào thật tinh khôi, thật tương phản với lá xanh, thân xám gầy. Bận việc cúng bái tất niên nên tôi cũng chỉ kịp ghé nhìn để rồi ngẩn ngơ tiếc mãi vì không được ngắm lâu. Nào ngờ giữa cao nguyên Mộc Châu lộng gió tôi đã được gặp lại những cây đào trắng tuyệt đẹp.

Tuy không vươn cao như đào rừng, dày hoa như đào thường, nhưng đào trắng có vẻ đẹp đã nhìn một lần khó có thể quên.

Hỏi thêm “bác Gúc gờ” mới hay đào trắng có rải rác ở Nhật Tân do khách không có nhu cầu nhiều nên ít người trồng, thường hoa đào trắng chỉ có trong các cây đào ghép với đào bích, đào phai. Hóa ra ở đời có rất nhiều thứ ở gần ta mà có khi cả đời ta chẳng biết đến, nếu chẳng có duyên…

Năm nay kinh tế khó khăn nên người Mộc Châu ngay từ đầu năm đã lắm tâm sự. Bà Nguyễn Thị Nga bán nước ven đường Trần Huy Liệu, thị trấn Mộc Châu cho biết, mọi năm cứ mùng 2 Tết là bà đã mở hàng bán cho khách du lịch, nhưng năm nay vì vắng khách quá nên mùng 4 Tết bà mới lục tục dọn quán ra. Bản Pom Coọng, huyện Mai Châu, Hòa Bình cách hơn bảy chục cây số cũng chung tình trạng đìu hiu như vậy.

Nhân nhắc tới quán nước ở Mộc Châu cũng nói thêm rằng, có lẽ đây là vùng đất duy nhất trên cả nước có bán sữa tươi roi rói. Cũng dễ hiểu thôi vì đây là Mộc Châu - lãnh thổ của bò sữa và thảo nguyên xanh. Gì chứ sữa là thứ “nhà trồng được”.

Người Mộc Châu, nếu ai không hiểu sẽ đánh giá họ ít hiếu khách, kể cả những dịp lễ tết thế này. Dọc cung đường của thị trấn Nông Trường (cao nguyên Mộc Châu có hai thị trấn là thị trấn huyện Mộc Châu và thị trấn Nông Trường) những chuồng bò san sát.

Nhìn các chú bò sữa đen trắng cao lớn, nhiều người thích nhưng cứ thử đến gần mà xem, ông chủ nhà sẽ tiến ra xua tay, lắc đầu quầy quậy.

Không dám đuổi khách, nhưng cũng không muốn người lạ đến xem bò vì lo sợ dịch bệnh vô hình trung theo vào qua quần áo, giày dép của khách. Một con bò mắc dịch là cả nhà, cả đàn, cả thị trấn khổ, thiệt hại kinh tế nhìn thấy ngay. Chả thế mà ở Mộc Châu, cửa cổng hộ nuôi bò nào cũng rải trắng vôi để tiệt trùng.

Ở thị trấn Nông Trường, mấy ngày Tết chỗ nhộn nhịp nhất có lẽ là các trạm thu mua sữa. Người nghỉ Tết chứ bò đâu biết nghỉ, sữa vẫn chảy đều chờ vắt. Thế nên, bất kể 30 hay mùng 1, 2, 3 Tết, cứ tầm 5-6 giờ chiều là trạm thu mua sữa nhộn nhịp người. Các hộ chăn bò kìn kìn chở sữa đến giao, nhà ít 2 thùng, nhà nhiều 5-6 thùng…

Người nào lang thang ở miền núi nhiều sẽ biết phụ nữ H’Mông không nói giỏi tiếng Kinh bằng đàn ông H’Mông. Thế nên họ đi xuống chợ mua bán cứ phải có chồng đi cùng làm phiên dịch, để rồi sau đó “phiên dịch viên” sẽ được trả công bằng bữa rượu ngô cay, thắng cố nóng say túy lúy đến mức phải trở về nhà trong tư thế vắt vẻo như… bao ngô trên lưng ngựa.

Vậy mà ở Mộc Châu tôi đã gặp người phụ nữ H’Mông đang lúi húi viết một câu tiếng Kinh vào tấm bìa để treo ở cửa vườn cải nhà mình: "Cấm chụp ảnh vườn cải”.

Dòng chữ trên bình thường thôi, nhưng cũng đủ xao lòng những người biết suy nghĩ, có ý thức, nhất là khi họ đã từng được biết đến bức tâm thư của người Mộc Châu gửi du khách được đăng tải trên mạng năm ngoái, đề nghị khách đừng vì những tấm ảnh cá nhân mà phá nát thành quả lao động của người nông dân.

Tết này ở Mộc Châu vẫn thấy những ruộng cải bị giẫm nát cả vạt, thân cải bầm giập dưới dấu giày, vẫn thấy những luống chè rụng tả tơi vì không chịu nổi những thân người trèo lên tạo dáng…

Bản Pa Khen, huyện Mộc Châu có 13 nóc nhà với hai họ đặc trưng của người H’Mông là họ Giàng và họ Tráng sinh sống. Thu nhập chủ yếu của dân bản chỉ phụ thuộc vào rừng mận tam hoa và vạt cải mà người Kinh vẫn gọi là cải mèo.

Thế nên, nhìn những luống cải bị du khách phá nát, họ xót xa cũng là điều dễ hiểu. Ngay đến những đứa trẻ H’Mông, con em họ nghỉ Tết rỗi việc chạy chơi trong vườn cải, leo trèo cành mận cũng bị nhắc. Bởi hoa mận rụng, cây cải gẫy sẽ kéo theo ngay cái đói, cái nghèo ở đằng sau…

(Theo Pháp luật VN)
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top