[Funland] Ma trận thuốc trị ho có đờm/ ho khan

hacker68

Xe tải
Biển số
OF-424064
Ngày cấp bằng
22/5/16
Số km
423
Động cơ
209,113 Mã lực
Chào các cụ,
Bé nhà em 3.5 tuổi. Kể từ khi đi học tháng 6/2022 đến nay cháu cứ ho liên tục, đợt này khỏi 7-10 ngày lại ho đợt khác, chủ yếu về hô hấp.
Cháu cũng cẩn thận đưa đi khám 4 phó giáo sư/ giáo sư khác nhau mà gần như cứ khỏi lại tái lại. (Cháu từng khám: PGS Thắng trung kính, pgs Yến Nguyễn Thị Định, pgs Trực ở cầu giấy, pgs gì vov mễ trì).
Khi em lọ mọ tìm hiểu về thuốc giảm ho cho con, thì có bài báo này do 1 phó giáo sư phân loại ở webiste bệnh viện đa khoa lào cai:
Em tóm tắt lại là có 3 loại thuốc dùng khi ho:
1. Thuốc long đờm: Ngắn gọn là thuốc làm cho khối lượng đờm tăng lên, loãng ra cho dễ khạc
2. Thuốc tiêu đờm: Thuốc phá vỡ cấu trúc của đờm, không bị tăng khối lượng như loại 1 nhưng đờm cũng loãng hơn.
3. Thuốc chống ho: Kích thích vào thần kinh, làm giảm cảm giác ho

Loại 1+2 dùng cho ho có đờm, loại 3 dùng cho ho khan
Câu hỏi đặt ra: Nhiều loại siro thuốc như Astex, Bảo Thanh, P/H, Prospan... lại quảng cáo chữa ho kể cả loại có đờm lẫn không có đờm? Vậy thì dùng vô tội vạ à?
Nhờ các cụ thông thái chỉ giáo!
 

Huy Taun

Xe buýt
Biển số
OF-752681
Ngày cấp bằng
11/12/20
Số km
500
Động cơ
54,312 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Website
viettuans.vn
Trẻ đi học lây nhau nhiều, rồi thời tiết thay đổi, sức đề kháng từng trẻ.
Đợt trước nhóc nhà em cũng liên tục đi khám với uống thuốc. Sau dừng 1 thời gian ko uống nữa thì tự nhiên thấy ít ốm hẳn.

Được gửi từ Ga Den 2 - Otofun
 

MuathuHN252

Xe cút kít
Biển số
OF-821891
Ngày cấp bằng
2/11/22
Số km
16,717
Động cơ
332,837 Mã lực
Tuổi
32
Nơi ở
Hoàng Mai, HN
có 1 số vấn đề trong bài của cụ, theo hiểu biết của e thì ntn ạ.
1. Thuốc Tân dược nó có cơ chế rõ ràng cụ ah, còn mấy thuốc cụ liệt kê thì nó lại là đông y rồi, đa số thuốc trị ho đông y nó có rất nhiều vị thuốc và thành phần, có những thành phần giúp bổ phổi, nâng cao sức đề kháng, có vị giảm ho, dịu họng, giảm ho của đông y thì nó nhẹ nhàng, có vị thì làm loãng đờm( nếu mà ho khan uống thêm cái này cũng có sao đâu, liều nó cũng nhỏ và td nhẹ), như prospan nó chỉ có cao lá thường xuân, nhưng e thấy td nó ntn: Trong lá Thường Xuân có chứa glycoside, một hoạt chất giúp làm giãn cơ trơn phế quản, mát niêm mạc họng, giảm đau, long đờm, thông mũi và làm dịu cơn ho nhanh chóng.
vậy rõ ràng đa số các thuốc đông y trên thị trường dùng dc cho cả ho có đờm và ko đờm, cái này ko sao, nhưng ko có nghĩa là vô tội vạ, dùng quen thì ít nhiều có sự quen thuốc, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ lười biếng và trở nên yếu đi khi ko có thuốc ạ. Bất kì thuốc gì cũng ko dc dùng vô tội vạ.
2. quay lại 3 loại thuốc 1,2,3.
thuốc long đờm và tiêu đờm dùng cho ho có đờm, cái này OK nhưng thuốc chống ho( giảm ho ạ) dùng cho ho khan ko hoàn toàn đúng, thuốc giảm ho dùng khi bệnh nhân ho nhiều quá, có thể gây mệt, gây khó ngủ, ảnh hưởng chất lượng sống bệnh nhân thì dùng.
vậy ho khan, chúng ta chỉ cần dùng giảm ho vd như dextromethophan.có Kết hợp thuốc đông y, kháng viêm, kháng sinh, kháng histamin tuỳ trường hợp cụ thể là bệnh gì, có nhiễm khuẩn hay ko.
Thực chất ho là phản xạ của cơ thể nhằm tống đờm, dị vật ra khỏi cơ thể, ở đây có 1 chút mâu thuẫn cần tranh luận là tại sao thị trường lại kết hợp thuốc giảm ho vừa lòng đờm trong 1 viên/ chai siro hay bs lại kê 2 viên trong 1 liều với bệnh nhân ho có đờm, đờm đang trong họng, h uống thuốc vào, nó loãng ra, thể tích đờm tăng lên, mà lại giảm ho đi, thì đờm sẽ tống xuất ntn? Xưa bọn e cũng đã từng tranh luận nhưng cảm giác thầy cô cũng ko đưa ra 1 câu trả lời thỏa đáng( rõ là trong mục thận trọng của giảm ho là kết hợp long đờm) nhưng theo e hiểu thì ở đây cơ thể cần 1 mức cân bằng, khi ho đang nhiều quá, sẽ làm cho bệnh nhân rất mệt, nếu cơ thể mệt, sức đề kháng giảm thì cũng ko tốt, nên bắt buộc fai giảm ho, giảm ho rồi, ho ít đi nhưng đờm loãng ra thif Ho dễ khạc ra hơn hoặc đờm loãng nó tự chảy xuống họng ..ruột.
Thực tế khi uống long đờm, nhiều bệnh nhân 1 2 ngày đầu ho tăng lên, là do thể tích đờm tăng lên, kích thích ho nhiều hơn. nhưng nếu đúng thuốc hợp thuốc ngày thứ 3 4 sẽ đỡ trông thấy.
Vậy chốt là ho khan dùng giảm ho
Ho có đờm dùng long đờm, tiêu đờm( có thể kết hợp với giảm ho nếu ho nhiều)
Đông y dùng dc cho cả 2 nhưng ko vô tội vạ.. con ốm cả tháng thì sao, hoặc ốm tuần đỡ đỡ vẫn mũi dãi thì làm sao.
+Cần nâng cao sức đề kháng cho con, đó là các loại chuyên về tăng đề kháng, có thể uống 1 tháng rồi nghỉ 1 tháng.
+ Cho con vận động nhiều, ăn uống đủ chất
+ súc miệng nC muối, xịt nC muối vào mũi, nC biển sâu đó cụ
+ để cho hệ miễn dịch của con cố gắng làm việc, nếu con ăn ngon ngủ khỏe, nhưng nó cứ mũi 1 xíu, và mũi trong, kệ nó khỏi fai thuốc, h đúng là thuốc đông y lành nhưng ko thể cho uống tuần này sang tuần khác mãi thế dc. Từ sau khi covid, 2 bạn nhà e cũng hay ốm vặt hơn, mỗi lần ốm lâu hơn, nhưng fai mũi dãi nhiều, mũi xanh, hoặc tiếng thở khác chút em mới cho thuốc, còn mũi trong thì thôi, đờm mũi gần như suốt ý. Đi học nữa nên ko thể tránh khỏi.
E gõ dt mỏi tay quá, mai e gõ tiếp ạ
 
Chỉnh sửa cuối:

hacker68

Xe tải
Biển số
OF-424064
Ngày cấp bằng
22/5/16
Số km
423
Động cơ
209,113 Mã lực
có 1 số vấn đề trong bài của cụ, theo hiểu biết của e thì ntn ạ.
1. Thuốc Tân dược nó có cơ chế rõ ràng cụ ah, còn mấy thuốc cụ liệt kê thì nó lại là đông y rồi, đa số thuốc trị ho đông y nó có rất nhiều vị thuốc và thành phần, có những thành phần giúp bổ phổi, nâng cao sức đề kháng, có vị giảm ho, dịu họng, giảm ho của đông y thì nó nhẹ nhàng, có vị thì làm loãng đờm( nếu mà ho khan uống thêm cái này cũng có sao đâu, liều nó cũng nhỏ và td nhẹ), như prospan nó chỉ có cao lá thường xuân, nhưng e thấy td nó ntn: Trong lá Thường Xuân có chứa glycoside, một hoạt chất giúp làm giãn cơ trơn phế quản, mát niêm mạc họng, giảm đau, long đờm, thông mũi và làm dịu cơn ho nhanh chóng.
vậy rõ ràng đa số các thuốc đông y trên thị trường dùng dc cho cả ho có đờm và ko đờm, cái này ko sao, nhưng ko có nghĩa là vô tội vạ, dùng quen thì ít nhiều có sự quen thuốc, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ lười biếng và trở nên yếu đi khi ko có thuốc ạ. Bất kì thuốc gì cũng ko dc dùng vô tội vạ.
2. quay lại 3 loại thuốc 1,2,3.
thuốc long đờm và tiêu đờm dùng cho ho có đờm, cái này OK nhưng thuốc chống ho( giảm ho ạ) dùng cho ho khan ko hoàn toàn đúng, thuốc giảm ho dùng khi bệnh nhân ho nhiều quá, có thể gây mệt, gây khó ngủ, ảnh hưởng chất lượng sống bệnh nhân thì dùng.
vậy ho khan, chúng ta chỉ cần dùng giảm ho vd như dextromethophan.có Kết hợp thuốc đông y, kháng viêm, kháng sinh, kháng histamin tuỳ trường hợp cụ thể là bệnh gì, có nhiễm khuẩn hay ko.
Thực chất ho là phản xạ của cơ thể nhằm tống đờm, dị vật ra khỏi cơ thể, ở đây có 1 chút mâu thuẫn cần tranh luận là tại sao thị trường lại kết hợp thuốc giảm ho vừa lòng đờm trong 1 viên/ chai siro hay bs lại kê 2 viên trong 1 liều với bệnh nhân ho có đờm, đờm đang trong họng, h uống thuốc vào, nó loãng ra, thể tích đờm tăng lên, mà lại giảm ho đi, thì đờm sẽ tống xuất ntn? Xưa bọn e cũng đã từng tranh luận nhưng cảm giác thầy cô cũng ko đưa ra 1 câu trả lời thỏa đáng( rõ là trong mục thận trọng của giảm ho là kết hợp long đờm) nhưng theo e hiểu thì ở đây cơ thể cần 1 mức cân bằng, khi ho đang nhiều quá, sẽ làm cho bệnh nhân rất mệt, nếu cơ thể mệt, sức đề kháng giảm thì cũng ko tốt, nên bắt buộc fai giảm ho, giảm ho rồi, ho ít đi nhưng đờm loãng ra thif Ho dễ khạc ra hơn hoặc đờm loãng nó tự chảy xuống họng ..ruột.
Thực tế khi uống long đờm, nhiều bệnh nhân 1 2 ngày đầu ho tăng lên, là do thể tích đờm tăng lên, kích thích ho nhiều hơn. nhưng nếu đúng thuốc hợp thuốc ngày thứ 3 4 sẽ đỡ trông thấy.
Vậy chốt là ho khan dùng giảm ho
Ho có đờm dùng long đờm, tiêu đờm( có thể kết hợp với giảm ho nếu ho nhiều)
Đông y dùng dc cho cả 2 nhưng ko vô tội vạ.. con ốm cả tháng thì sao, hoặc ốm tuần đỡ đỡ vẫn mũi dãi thì làm sao.
+Cần nâng cao sức đề kháng cho con, đó là các loại chuyên về tăng đề kháng, có thể uống 1 tháng rồi nghỉ 1 tháng.
+ Cho con vận động nhiều, ăn uống đủ chất
+ súc miệng nC muối, xịt nC muối vào mũi, nC biển sâu đó cụ
+ để cho hệ miễn dịch của con cố gắng làm việc, nếu con ăn ngon ngủ khỏe, nhưng nó cứ mũi 1 xíu, và mũi trong, kệ nó khỏi fai thuốc, h đúng là thuốc đông y lành nhưng ko thể cho uống tuần này sang tuần khác mãi thế dc. Từ sau khi covid, 2 bạn nhà e cũng hay ốm vặt hơn, mỗi lần ốm lâu hơn, nhưng fai mũi dãi nhiều, mũi xanh, hoặc tiếng thở khác chút em mới cho thuốc, còn mũi trong thì thôi, đờm mũi gần như suốt ý. Đi học nữa nên ko thể tránh khỏi.
E gõ dt mỏi tay quá, mai e gõ tiếp ạ
Cảm ơn cụ chi tiết.
em cũng không phải hơi tí ho là cho đi khám đâu.
đợt bắt đầu học6/2022. Cháu ho nhưng cả ngày 1-2 nhát vẫn ăn chơi em chả cho đi khám uống gì cả. 2 tuần k khỏi thì cho uống prospan cũng k đỡ. Mãi khi 1.5 tháng cháu nặng hơn khản giọng mới cho đi khám ý chứ.
đợt này ho vặt từ mùng 10/1 âm nay gần hết tháng 1 âm là 20 ngày rồi :(
Qua bao bác sĩ mà ko đỡ, thưởng là ho nặng lên đi bsi họ lại kê ksinh. Cháu uống 4 lần từ giữa năm ngoái đến giờ. Sốt cả ruột.
 

MuathuHN252

Xe cút kít
Biển số
OF-821891
Ngày cấp bằng
2/11/22
Số km
16,717
Động cơ
332,837 Mã lực
Tuổi
32
Nơi ở
Hoàng Mai, HN
Cảm ơn cụ chi tiết.
em cũng không phải hơi tí ho là cho đi khám đâu.
đợt bắt đầu học6/2022. Cháu ho nhưng cả ngày 1-2 nhát vẫn ăn chơi em chả cho đi khám uống gì cả. 2 tuần k khỏi thì cho uống prospan cũng k đỡ. Mãi khi 1.5 tháng cháu nặng hơn khản giọng mới cho đi khám ý chứ.
đợt này ho vặt từ mùng 10/1 âm nay gần hết tháng 1 âm là 20 ngày rồi :(
Qua bao bác sĩ mà ko đỡ, thưởng là ho nặng lên đi bsi họ lại kê ksinh. Cháu uống 4 lần từ giữa năm ngoái đến giờ. Sốt cả ruột.
Thật sự đối với e các loại ho thảo dược nó vẫn là thuốc hỗ trợ. 1 là con ko uống, 2 là fai kết hợp thuốc.
Kháng sinh thì ai cũng biết ko nên dùng nhiều nhưng nếu đi khám bs kê vì có bằng chứng nhiễm khuẩn thì nên dùng ạ. Thôi thì tự an ủi gắng thêm xíu nữa cháu sẽ ít ốm vặt cụ ah
 
Chỉnh sửa cuối:

kubi82

Xe điện
Biển số
OF-79292
Ngày cấp bằng
1/12/10
Số km
2,744
Động cơ
918,878 Mã lực
Nơi ở
Nhà viết báo cho Cô
làm hũ mật ong chanh đào đường phèn cả nhà dùng uống vào buổi sáng, hạn chế dùng các loại kháng sinh siro vớ vẩn.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top