Cháu copy những lời vàng ngọc của anh Google vào đây để các cụ tham khảo ạ
Tình huống nói chung là rất phổ biến. Khi bạn đang lái xe trên xa lộ, đầu óc đang theo đuổi các ý tưởng kinh doanh thì đột nhiên thấy một xe tải chở xà bần lấm lem ngay trứơc mặt và chỉ sau chốc lát có một cục đá văng ra bay lên kính lái của bạn, để lại một vết lõm trắng đục trên đó.
Kính ô tô cần phải được chăm sóc thường xuyên.
Nhưng khoan đã, vẫn còn hy vọng! Thông thường, chỉ cần một sửa chữa nhỏ khi bị đá văng sẽ ngăn ngừa các vết rạn trên kính lái, các vết này sẽ lan dần và che mất tầm nhìn và sau đó là lan vào ''bóp" của bạn. Để tăng cường khả năng phòng bệnh hơn chữa bệnh, hãy tham khảo các mẹo mặt dưới đây nhằm sửa chữa kịp thời các hư hỏng thay vì phải mua nguyên cái kính mới:
Nếu vết rạn nhỏ bằng đồng xu thì vẫn có thể sửa được. Theo hướng dẫn chung, những vết lõm (có đường kính dưới 3cm và không quá sâu) thường có thể được sửa bằng một lọai vật liệu có gốc nhựa tổng hợp được bơm một cách chuyên nghiệp vào vùng bị nứt (miễn là nó không nằm ngay tầm nhìn của lái xe). Cái vật liệu mới này thì thường được xử lý qua một quá trình liên quan đến việc tác động với tia cực tím cường độ cao. Đôi khi người ta còn có thể hàn được các vết nứt dài hơn miễn là không có quá một vết nứt chạm tới mép của tấm kính.
Hạn chế chạy xe. Sữ dụng xe càng ít càng tốt trước khi bạn đem xe đến tiệm kính để kiểm tra. Các rung động và chênh lệch nhiệt độ có thể nhanh chóng biến các vết nứt tí hon loang nhanh hết toàn bộ kính lái.
Bảo vệ "vết thương" khỏi bụi bẩn. Hãy nhẹ nhàng áp một miếng băng keo trong lên trên chỗ bị nứt để ngăn không cho đất cát lọt vào kẽ nứt.
Không được sờ mó vào "vết thương". Ngoài sự sắc bén, dầu nhờn từ da tay bạn sẽ làm giảm hiệu quả "chữa bệnh" và có khi chỉ cần chạm nhẹ cũng làm cho vết nứt rộng ra.
Đừng có sập mạnh cửa hoặc cốp. Chân không bên trong cabin sẽ tạo ra áp lực bất ngờ lên gioăng kính lái. Hãy hạ một tí kính cửa sổ xuống để tránh tình trạng này.
Sự thay đổi nhiệt độ có thể làm cho tình hình trở nên tồi tệ hơn. Nếu có thể thì tránh để kính bị ẩm ướt và cũng đừng cố sưởi kính. Một trong những động thái này sẽ kích thích các vết nứt do sự thay đổi về nhiệt độ giữa hai mặt kính. Tránh đậu xe dưới ánh nắng trực tiếp vì lý do nêu trên. Nên tìm gara để đậu xe cho đến khi bạn sửa xong.
Bạn biết cách kiểm soát "vết thương" chứ.
Hãy làm theo cách sau đây:
Mang kính lái đến tiệm kính càng sớm càng tốt. Sửa kính lái không phải là việc dành cho mấy chú học việc, chỉ có những tiệm chuyên trị kính xe ô tô (hoặc có thể là đại lý bán xe cho bạn) mới "phán" được là kính còn cứu được nữa không hay là phải thay mới. Hãy hỏi tay thợ "ruột"của bạn để xin vài lời hướng dẫn.
Tự sửa chữa sẽ không mang lại kết quả tốt đẹp với kính lái. Bạn có thể bị mấy món đồ tự sửa rẻ tiền ở các tiệm đồ chơi xe hơi quyến rũ. Mấy món đó thường bao gồm một hợp chất nhựa tổng hợp để dán kính, và một cái xy-lanh nhỏ để phun vào chỗ kính hỏng. Thứ vật liệu này sẽ trở nên ố vàng và lão hóa sau một thời gian. Mấy bộ tự sửa chữa này thường mang lại một kết quả không ngờ, và một khi bạn đã dùng đến nó lên kính xe bạn thì bạn không còn cơ hội sửa sai nữa.
Và còn có cả yếu tố an toàn nữa. Kính lái là bộ phận chức năng ở các xe thân liền(uni-body), mang lại sự cứng cáp, ổn định và bảo vệ đâm va cho thân xe. Hầu hết các túi khí được thiết kế để hoạt động với gioăng kính "gin". Nếu khi kính lái bị thay, gioăng bị hỏng và túi khí sẽ không kích hoạt khi nữa. Nếu vết hỏng nhỏ trên kính lái được khắc phục sớm thì sẽ không ảnh huởng gì đến gioăng kính và làm cho kính lái giữ được sự cứng cáp nguyên thủy của nó.
Hãy dùng loại kính "zin" (Original Equipment approved glass). Cuối cùng là khi phải thay kính, điều quan trọng nhất bạn phải yêu cầu nguời ta thay đúng loại kính đuợc nhà sản xuất xe chấp thuận. Rất nhiều tiệm kính chào cho bạn loại kính rẻ tiền có xuất xứ từ Trung Quốc, những loại kính này không có đủ độ cứng cần thiết so với kính “zin”.
Dòng cuối cùng là khi phát hiện và sửa chữa các hư hỏng của kính lái, hãy làm ngay khi nó còn là các chấm nhỏ. Điều sẽ đó giúp bạn tiết kiệm vài trăm đô là ít. Xử lý nó ngay trước khi nó kịp xử lý thời gian và tiền bạc của mình. Nếu xe bạn có mua bảo hiểm thân xe thì hãy yêu cầu “đền bù” kính mới nguyên.
Cháu cũng đã tham khảo bên diễn đàn otosaigon, các bác trong đó làm như sau: khoan 1 lỗ ở chỗ rạn rồi bắn thủy tinh hữu cơ vào. Mai em sẽ mang xe đi thử nghiệm, có gì về báo cáo lại các bác