ĐI MÁY BAY: Đừng để lòng tốt bị kẻ xấu lợi dụng
(Bài dài nhưng chất, nhờ share đọc chậm)
Tôi thường đi công tác ngắn hạn nước ngoài, nên hành lý thường rất nhẹ, tổng cộng không quá 10kg, Là nam giới nên tôi thường giúp đỡ phái yếu-phái đẹp trong những lúc khó khăn, tôi nghĩ đó cũng là chuyện bình thường phải không mọi người. Một lần tôi đang làm thủ tục check-in tại quầy ưu tiêns dành cho khách có thẻ vàng của VietnamAirlines tại sân bay quốc tế Changi (Singapore) để bay về Việt Nam. Bỗng có một em chân dài kéo theo hai valy đẩy nặng (ước chừng phải tới 40kg) tiến tới và mỉm cười nói với tôi” - Anh hai làm ơn cho em gửi chung hành lý với, có khi em bị quá tải rồi.
Cũng trong thời gian này Tòa án Tối cao Singapore đã quyết định xử tử hình một nam Việt kiều quốc tịch Úc bằng hình thức treo cổ và bản án được thực hiện đúng vào hôm nay. Tự nhiên tôi cảm thấy có một dòng điện chạy suốt từ đầu đến chân, Tôi đành phải lịch sư nói với cô ta: - Tôi không thể cho cô gửi chung hành lý với tôi được. Nếu làm như vậy tôi sẽ phải chịu trách nhiệm trước luật pháp Singapore vể những hành lý mà tôi không hề biết trong đó có chứa những gì. Nếu hành lý có nặng, tôi có thể giúp cô nâng lên bàn cân, chứ không thể cho cô gửi chung được, mặc dù hành lý của tôi rất nhẹ.
Thôi dành lỡ hẹn với người đẹp một lần cho nó lành. Nói dại biết đâu trong valy của cô ta lại có heroine thì chắc bây giờ tôi cũng chẳng còn ngồi đây để viết bài post lên mạng cho mọi người đọc nữa.
Có nhiều bạn thắc mắc tại sao mai thúy lại lọt qua được kiểm tra an ninh. Thực tế là đã có nhiều trường hợp như vậy. Hành lý không được kiểm tra bằng cách dỡ ra từng món mà thả cả túi/valy qua máy quét và chỉ phải mở ra khi có vẻ khả nghi. Tức là nếu tội phạm khéo ngụy trang số mai thúy thành hình dạng một món đồ vô hại thì nhân viên an ninh có thể bỏ qua. Và không phải lúc nào nhân viên an ninh sân bay cũng có chó nghiệp vụ đồng hành.
Mình từng xem một chương trình an ninh sân bay của Mỹ. Một valy bị giữ lại vì bên cạnh chồng quần áo có chứa hai vật hình tròn kỳ lạ và những hạt nhỏ rơi xung quanh. Hoá ra đó là hai quả bóng tennis nhồi mùn cưa và một quả bị thủng. Tất nhiên hành khách này được cho đi. Nhưng với những nhân viên an ninh sân bay giàu kinh nghiệm họ kết luận đây là một phép thử của đám buôn mai thúy, nếu sân bay dễ dãi cho qua không kiểm tra những vật lạ thì chúng sẽ nhét mai thúy trong những đồ vật bình thường để mang lên máy bay.
Vì lòng tốt muốn giúp người khác chuyển đồ từ nước ngoài về hoặc nhận lời giúp ngay tại sân bay mà hành khách có thể “rước họa vào thân”.
Đã có trường hợp giúp đỡ cầm hộ và vật dụng mà đó là vật dụng phạm pháp, rồi có những người đã bị bắt giữ, nhất là những chuyến đi quốc tế. Vốn dĩ người Việt nhờ nhau cầm đồ rất nhiều. Khi cầm đồ qua hải quan thì họ mặc định đồ đó là của mình, họ không quan tâm mình trình bày cầm hộ. Mình phải chịu trách nhiệm với thứ mình cầm hoặc mang theo bên người.
Làm sao mà biết được vì họ là người lạ, không biết họ đưa đồ gì cho mình. Nhiều khi họ lợi dụng mình mang chất ma túy hoặc hàng buôn lậu, hàng cấm thì sao?
Phụ thuộc vào sự tin tưởng của 2 bên, thí dụ mình thấy bà bầu mà mình có lòng thương thì sẽ giúp người ta. Chứ thật sự, tâm lý không muốn cầm cái gì ở nơi công cộng. Đó là trách nhiệm. Mình sẽ bị liên lụy đó. Mình muốn giúp người ta mà gặp chuyện đó thì là ngoài ý muốn.”
Vẫn còn khá nhiều khách cả tin, nhẹ dạ, thiếu kiến thức an ninh hàng không khi đi máy báy để rồi bị lừa gạt chuyển đồ, cầm đồ giúp người khác; khi bị vướng vào vòng lao lý, vẫn chưa hết hoang mang không hiểu vì sao mình bị bắt giữ.
Từng có trường hợp, một sinh viên đại học ở TP.HCM đã nhận án chung thân sau khi đi du lịch nước ngoài và được nhờ mang hành lý cho một người quen về nước mà không biết trong đó có cất giấu heroin
Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (Cục Hải quan TP Hồ HCM) cho biết, đơn vị này đã phối hợp với các lực lượng chức năng bắt giữ một nữ hành khách 37 tuổi, quốc tịch Việt Nam, ngụ tại tỉnh Bình Thuận, vận chuyển trái phép ma túy khi đáp chuyến bay từ Braxin về đến TP HCM.
4 gói cocain đã được cất giấu tinh vi trong quần áo, mỹ phẩm, giày dép và đồ dùng cá nhân khác. Qua lời khai ban đầu, nghi phạm khai nhận có quen biết với một đối tượng người Nigeria thông qua mạng xã hội và được đối tượng này cho tiền mua vé máy bay, rủ sang Braxin chơi. Khi về nước, được đối tượng trên nhờ mang quà về cho người nhà tại TP HCM. Khi về đến sân bay Tân Sơn Nhất thì bị lực lượng hải quan phát hiện số ma tuý trên và bắt giữ.
Theo quy tắc an ninh an toàn hàng không, đồ đạc của ai người đó cầm, không cầm nhầm hay cầm giúp bất kỳ đồ đạc của người khác. Thậm chí đồ đạc của người thân trong gia đình mà nhờ mình chuyển giúp, mình cũng phải là người kiểm tra lại hành lý đó. Bởi vì nếu người ta đưa cho mình một gói đồ đã gói kỹ, bọc đen hoặc bảo thuốc thang gì đó mà mình không kiểm tra kỹ, đưa ra sân bay và soi chiếu, nếu phát hiện ra bất kỳ điều gì liên quan đến hành lý đó thì mình sẽ là người chịu trách nhiệm cao nhất. Lúc đó tang chứng, vật chứng rất đầy đủ, mình sẽ chịu trách nhiệm hình sự về gói đồ đó nếu xảy ra vấn đề gì.
Các tội phạm thường đánh vào sự nhẹ dạ, cả tin để lợi dụng lòng tốt của các hành khách nhằm thực hiện các ý đồ xấu như nhờ vận chuyển hàng cấm, hàng buôn lậu. Tội phạm thường ngụy trang ma túy và đồ cấm vào những vật dụng rất thông thường như: khuy quần áo, thắt lưng hoặc đóng thành vỉ như thuốc tân dược… rồi tìm một hành khách đi cùng chuyến bay, giả vờ mang đồ quá cân, năn nỉ nhờ cầm hộ một vài bộ quần áo.
Ngoài ra, hành lý của chúng ta cũng có thể bị tội phạm lén thả ma túy, đồ cấm vào túi mà không hề hay biết. Đến khi bị phát hiện, do không có người làm chứng, chúng ta sẽ khó tránh khỏi những rắc rối. Bởi khi bị bắt, người bị chịu trách nhiệm chính là những hành khách có ý giúp đỡ, trong khi kẻ xấu thì nhởn nhơ bỏ đi như chưa có chuyện gì xảy ra. Hậu quả là chúng ta bị rơi vào vòng lao lý, đứng trước pháp đình, có thể ngồi tù oan hoặc chịu án tử hình.
Lòng tốt với sự tử tế là điều quý giá mà xã hội luôn hướng tới trong công cuộc phát triển văn minh, xây dựng văn hóa với những phẩm chất cao đẹp của con người. Tuy nhiên, riêng trường hợp ngay tại sân bay, mọi người cần cảnh giác đừng để tội phạm lợi dụng lòng tốt của mình để thực hiện những hành vi xấu, khiến bản thân phải liên lụy. Tục ngữ có câu “cẩn tắc vô áy náy” chưa bao giờ sai với những trường hợp như thế.
Theo dõi: DIỄN ĐÀN HÀNG KHÔNG
(Bài dài nhưng chất, nhờ share đọc chậm)
Tôi thường đi công tác ngắn hạn nước ngoài, nên hành lý thường rất nhẹ, tổng cộng không quá 10kg, Là nam giới nên tôi thường giúp đỡ phái yếu-phái đẹp trong những lúc khó khăn, tôi nghĩ đó cũng là chuyện bình thường phải không mọi người. Một lần tôi đang làm thủ tục check-in tại quầy ưu tiêns dành cho khách có thẻ vàng của VietnamAirlines tại sân bay quốc tế Changi (Singapore) để bay về Việt Nam. Bỗng có một em chân dài kéo theo hai valy đẩy nặng (ước chừng phải tới 40kg) tiến tới và mỉm cười nói với tôi” - Anh hai làm ơn cho em gửi chung hành lý với, có khi em bị quá tải rồi.
Cũng trong thời gian này Tòa án Tối cao Singapore đã quyết định xử tử hình một nam Việt kiều quốc tịch Úc bằng hình thức treo cổ và bản án được thực hiện đúng vào hôm nay. Tự nhiên tôi cảm thấy có một dòng điện chạy suốt từ đầu đến chân, Tôi đành phải lịch sư nói với cô ta: - Tôi không thể cho cô gửi chung hành lý với tôi được. Nếu làm như vậy tôi sẽ phải chịu trách nhiệm trước luật pháp Singapore vể những hành lý mà tôi không hề biết trong đó có chứa những gì. Nếu hành lý có nặng, tôi có thể giúp cô nâng lên bàn cân, chứ không thể cho cô gửi chung được, mặc dù hành lý của tôi rất nhẹ.
Thôi dành lỡ hẹn với người đẹp một lần cho nó lành. Nói dại biết đâu trong valy của cô ta lại có heroine thì chắc bây giờ tôi cũng chẳng còn ngồi đây để viết bài post lên mạng cho mọi người đọc nữa.
Có nhiều bạn thắc mắc tại sao mai thúy lại lọt qua được kiểm tra an ninh. Thực tế là đã có nhiều trường hợp như vậy. Hành lý không được kiểm tra bằng cách dỡ ra từng món mà thả cả túi/valy qua máy quét và chỉ phải mở ra khi có vẻ khả nghi. Tức là nếu tội phạm khéo ngụy trang số mai thúy thành hình dạng một món đồ vô hại thì nhân viên an ninh có thể bỏ qua. Và không phải lúc nào nhân viên an ninh sân bay cũng có chó nghiệp vụ đồng hành.
Mình từng xem một chương trình an ninh sân bay của Mỹ. Một valy bị giữ lại vì bên cạnh chồng quần áo có chứa hai vật hình tròn kỳ lạ và những hạt nhỏ rơi xung quanh. Hoá ra đó là hai quả bóng tennis nhồi mùn cưa và một quả bị thủng. Tất nhiên hành khách này được cho đi. Nhưng với những nhân viên an ninh sân bay giàu kinh nghiệm họ kết luận đây là một phép thử của đám buôn mai thúy, nếu sân bay dễ dãi cho qua không kiểm tra những vật lạ thì chúng sẽ nhét mai thúy trong những đồ vật bình thường để mang lên máy bay.
Vì lòng tốt muốn giúp người khác chuyển đồ từ nước ngoài về hoặc nhận lời giúp ngay tại sân bay mà hành khách có thể “rước họa vào thân”.
Đã có trường hợp giúp đỡ cầm hộ và vật dụng mà đó là vật dụng phạm pháp, rồi có những người đã bị bắt giữ, nhất là những chuyến đi quốc tế. Vốn dĩ người Việt nhờ nhau cầm đồ rất nhiều. Khi cầm đồ qua hải quan thì họ mặc định đồ đó là của mình, họ không quan tâm mình trình bày cầm hộ. Mình phải chịu trách nhiệm với thứ mình cầm hoặc mang theo bên người.
Làm sao mà biết được vì họ là người lạ, không biết họ đưa đồ gì cho mình. Nhiều khi họ lợi dụng mình mang chất ma túy hoặc hàng buôn lậu, hàng cấm thì sao?
Phụ thuộc vào sự tin tưởng của 2 bên, thí dụ mình thấy bà bầu mà mình có lòng thương thì sẽ giúp người ta. Chứ thật sự, tâm lý không muốn cầm cái gì ở nơi công cộng. Đó là trách nhiệm. Mình sẽ bị liên lụy đó. Mình muốn giúp người ta mà gặp chuyện đó thì là ngoài ý muốn.”
Vẫn còn khá nhiều khách cả tin, nhẹ dạ, thiếu kiến thức an ninh hàng không khi đi máy báy để rồi bị lừa gạt chuyển đồ, cầm đồ giúp người khác; khi bị vướng vào vòng lao lý, vẫn chưa hết hoang mang không hiểu vì sao mình bị bắt giữ.
Từng có trường hợp, một sinh viên đại học ở TP.HCM đã nhận án chung thân sau khi đi du lịch nước ngoài và được nhờ mang hành lý cho một người quen về nước mà không biết trong đó có cất giấu heroin
Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (Cục Hải quan TP Hồ HCM) cho biết, đơn vị này đã phối hợp với các lực lượng chức năng bắt giữ một nữ hành khách 37 tuổi, quốc tịch Việt Nam, ngụ tại tỉnh Bình Thuận, vận chuyển trái phép ma túy khi đáp chuyến bay từ Braxin về đến TP HCM.
4 gói cocain đã được cất giấu tinh vi trong quần áo, mỹ phẩm, giày dép và đồ dùng cá nhân khác. Qua lời khai ban đầu, nghi phạm khai nhận có quen biết với một đối tượng người Nigeria thông qua mạng xã hội và được đối tượng này cho tiền mua vé máy bay, rủ sang Braxin chơi. Khi về nước, được đối tượng trên nhờ mang quà về cho người nhà tại TP HCM. Khi về đến sân bay Tân Sơn Nhất thì bị lực lượng hải quan phát hiện số ma tuý trên và bắt giữ.
Theo quy tắc an ninh an toàn hàng không, đồ đạc của ai người đó cầm, không cầm nhầm hay cầm giúp bất kỳ đồ đạc của người khác. Thậm chí đồ đạc của người thân trong gia đình mà nhờ mình chuyển giúp, mình cũng phải là người kiểm tra lại hành lý đó. Bởi vì nếu người ta đưa cho mình một gói đồ đã gói kỹ, bọc đen hoặc bảo thuốc thang gì đó mà mình không kiểm tra kỹ, đưa ra sân bay và soi chiếu, nếu phát hiện ra bất kỳ điều gì liên quan đến hành lý đó thì mình sẽ là người chịu trách nhiệm cao nhất. Lúc đó tang chứng, vật chứng rất đầy đủ, mình sẽ chịu trách nhiệm hình sự về gói đồ đó nếu xảy ra vấn đề gì.
Các tội phạm thường đánh vào sự nhẹ dạ, cả tin để lợi dụng lòng tốt của các hành khách nhằm thực hiện các ý đồ xấu như nhờ vận chuyển hàng cấm, hàng buôn lậu. Tội phạm thường ngụy trang ma túy và đồ cấm vào những vật dụng rất thông thường như: khuy quần áo, thắt lưng hoặc đóng thành vỉ như thuốc tân dược… rồi tìm một hành khách đi cùng chuyến bay, giả vờ mang đồ quá cân, năn nỉ nhờ cầm hộ một vài bộ quần áo.
Ngoài ra, hành lý của chúng ta cũng có thể bị tội phạm lén thả ma túy, đồ cấm vào túi mà không hề hay biết. Đến khi bị phát hiện, do không có người làm chứng, chúng ta sẽ khó tránh khỏi những rắc rối. Bởi khi bị bắt, người bị chịu trách nhiệm chính là những hành khách có ý giúp đỡ, trong khi kẻ xấu thì nhởn nhơ bỏ đi như chưa có chuyện gì xảy ra. Hậu quả là chúng ta bị rơi vào vòng lao lý, đứng trước pháp đình, có thể ngồi tù oan hoặc chịu án tử hình.
Lòng tốt với sự tử tế là điều quý giá mà xã hội luôn hướng tới trong công cuộc phát triển văn minh, xây dựng văn hóa với những phẩm chất cao đẹp của con người. Tuy nhiên, riêng trường hợp ngay tại sân bay, mọi người cần cảnh giác đừng để tội phạm lợi dụng lòng tốt của mình để thực hiện những hành vi xấu, khiến bản thân phải liên lụy. Tục ngữ có câu “cẩn tắc vô áy náy” chưa bao giờ sai với những trường hợp như thế.
Theo dõi: DIỄN ĐÀN HÀNG KHÔNG