Tư tưởng chủ đạo của Đ chiến lược chiến tranh nhân dân. Khi có chiến tranh lớn là tổng động viên, mọi người trong lứa tuổi quy định phải nhập ngũ và sẵn sàng ra tuyến đầu.
Đội sĩ quan thì đứng sau chỉ huy. 1/2 số sĩ quan kể cả thời chiến có khi không xung trận bao giờ, làm việc ở hậu phương, nói chung an toàn hơn nhiều so với lính (dân sự) trên tiền tuyến.
Khu vực có chiến sự trên đó là ra khỏi thị xã Hà Giang hướng lên phía Bắc từ cây số 4, hướng đơn vị tụi em thì sâu hơn, vì là lính bộ binh, dưới này chỉ có pháo binh mới ở xa vậy (em đang viết về sư đoàn).
Hàng năm tụi em tập trung gặp mặt, thường chỉ có các bác sỹ quan và tìm hiểu kỹ thì đại đa số các bác ấy chưa vượt qua cây số 4.
Nhiều bác sau này về viết hồi ký, nhưng nội dung chủ yếu dựa vào chính sử của quân đội.
Theo chính sử thì trung đoàn em chưa bao giờ vượt qua cây số 4 hướng vào Thanh Thủy. Trong khi tiểu đoàn em vào đầu tiên, 6 tháng sau trung đoàn mới vào và có 1 tiểu đoàn đi đánh 1 hướng khác, mãi về sau tụi em mới biết. Do vào tham gia dưới dạng tăng cường cho các đơn vị bạn, khi vào đổi phiên hiệu và chỉ được gọi bằng mật danh, bác sỹ quan trong ban tác chiến trung đoàn sau hơn 2 chục năm lặn lội tìm các loại tài liệu để cuối cùng trả lời "Không giải mã được!".
Khi nói chuyện với lính cũ của các đơn vị bạn, hỏi tên đơn vì em, họ đều kết luận "Ông nói phét, trong đó không có đơn vị ông!", nhưng khi em mô tả các vị trí hầm, những hòn đá phải nằm đếm nhịp pháo bắn trước khi chạy tiếp và cả tình huống ở mấy chỗ đã đứng của các trận ác liệt nhất thì họ mới công nhận!