[Luật] Luật ơi!

sytam77

Xe tải
Biển số
OF-27397
Ngày cấp bằng
13/1/09
Số km
204
Động cơ
488,040 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Số 26,Đ.Trường Tiến,P.Hưng Bình,TP Vinh,Nghệ An
Website
www.facebook.com
Về Phù hiệu xe tải và Giám sát hành trình.
Hôm nay, 01-7-2018, là ngày chính thức có hiệu lực của NĐ86/2014 về điều kiện kinh doanh vận tải(KDVT) đối với xe tải dưới 3,5T phải có Giấy phép KDVT, phù hiệu xe tải và gắn thiết bị giám sát hành trình. Nhưng hiện nay, vẫn có quá nhiều bất cập trong việc thực hiện cũng như sự hiểu biết của người dân về việc này. Và theo tìm hiểu của tôi, qua các văn bản liên quan và còn hiệu lực thì mấu chốt nó nằm ở việc phân biệt rõ ràng giữa hai khái niệm do Nhà nước đã quy định về KDVT đó là: “KDVT thu tiền trực tiếp” và “KDVT không thu tiền trực tiếp”.
Ở khái niệm “KDVT thu tiền trực tiếp” thì nó đã rõ ràng, hiểu nôm na là “chở thuê”, ví dụ tôi có xe vận tải, ai thuê tôi chở hàng thì tôi thu tiền(cước). Ở trường hợp này thì đương nhiên phải đáp ứng các quy định về điều kiện KDVT trong NĐ86/2014.
Còn ở khái niệm “KDVT không thu tiền trực tiếp” thì rắc rối hơn nhiều, theo như phần giải thích từ ngữ ở Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ngày 07/11/2014 của Bộ Giao thông vận tải: “Kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp là hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó đơn vị kinh doanh vừa thực hiện công đoạn vận tải, vừa thực hiện ít nhất một công đoạn khác trong quá trình từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ và thu cước phí vận tải thông qua doanh thu từ sản phẩm hoặc dịch vụ đó”. Ở trường hợp này, trong NĐ86/2014 chỉ bắt buộc áp dụng điều kiện KDVT phải có giấy phép đối với: “phương tiện chở hàng nguy hiểm”; “ phương tiện chở hàng siêu trường, siêu trọng”; “ có từ năm xe trở lên”; hoặc “ có xe từ 10 tấn trở lên”. Ngoài ra thì không bắt buộc phải có Giấy phép KDVT, phù hiệu xe tải và gắn thiết bị giám sát hành trình nếu không thuộc bốn trường hợp trên.
Vấn đề ở đây là việc phân biệt hai khái niệm trên cho rõ ràng, nhất là đối với “KDVT không thu tiền trực tiếp”. Và việc thực hiện chế tài này là do lực lượng chức năng cụ thể đảm nhiệm(CSGT), làm sao để phân biệt được hai trường hợp trên? (Mức phạt theo Nghị định 46/2016 về lỗi này là 3-5 triệu đồng). Nên chăng, các văn bản của Nhà nước liên quan về vấn đề này phải có các quy định rõ ràng, cụ thể, chi tiết hơn, tránh sự mơ hồ, khó hiểu cho người dân.
=>Nghe nói, đang có Dự thảo Nghị định chuẩn bị thay thế NĐ86/2014, chờ xem!
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải
Top