Nhiều cụ đổ lỗi cho thủy điện nhỉ. Kể ra thì cái món thủy điện nó cũng đặc thù, không phải ai cũng hiểu được nên bị báo chí bơm thổi cũng phải thôi. Em cũng chả bênh gì thằng thủy điện cả, vì giờ nhà nhà, người người làm thủy điện, đương nhiên nó sẽ nghĩ lợi ích của nó là đầu tiên rồi.
Giờ bàn một chút về lũ ống, lũ quét. Em kiến thức hạn hẹp các cụ cứ ném đá:
Đầu tiên là khái niệm, cái này em copy trên wiki, chắc nó cũng không sai.
1. Lũ ống: Tại những vị trí khe suối, sông nhỏ chảy qua 2 bên sườn
đồi núi thung lũng bị khép lại làm cho đường tiêu thoát nước bị hẹp dần và co thắt ở 1 điểm, đó là nơi thường sinh ra lũ ống. Khi mưa ở thượng nguồn lớn, nước đổ về nhiều; điểm co thắt không tiêu nước kịp làm cho
nước dâng nhanh ở phía trên và tạo dòng chảy xiết ở phía dưới eo co thắt sẽ sinh ra lũ ống.
2. Lũ quét: Lũ quét được hình thành khi một khối lượng nước khổng lồ được mang đến bởi những cơn
mưa dông,
bão hay
bão nhiệt đới hoặc cũng có thể do một lượng lớn băng tuyết trên núi tan chảy một cách đột ngột. Nó cũng có thể được hình thành khi
đập bị vỡ hay xả lũ đập một cách vội vàng với khối lượng xả hàng ngàn mét khối/giây (số lượng để tạo thành lũ quét còn tùy vào độ rộng và độ dốc của con sông bên dưới đập).
Tiếp theo là tần suất xuất hiện, cái này các cụ đang quan tâm. Đó là ngày xưa thì lũ ít, sao giờ nhiều thế. Theo em nó có 2 nguyên nhân.
1. Biến đổi khí hậu: Thực tế thì thời gian gần đây mưa lũ thất thường thật, một số dòng sông hoặc lưu vực có lưu lượng về từng thời điểm rất bất thường, vượt ra ngoài số liệu thủy văn tính toán. Tuy nhiên đổ cho biến đổi khí hậu thì khác gì đổ cho ông trời, sẽ không hợp lòng các cụ auto chửi lắm, nên tạm thời lý do này bỏ qua.
2. Chặt phá rừng: Đây rồi, tìm được thằng đổ lỗi rồi. Mà đúng thế thật, chặt phá rừng làm tốc độ dòng chảy nhanh hơn, lũ tập trung nhanh hơn, địa hình tự nhiên không tiêu thoát kịp nên các con lũ có sức tàn phá thảm khốc hơn.
3. Thủy điện: Đây là ý của một số cụ, không phải của em. Nhưng em sẽ phân tích sâu về cái này. Vậy theo các cụ thủy điện nó góp phần làm lũ mạnh hơn như thế nào. Một câu cửa miệng là mùa khô nó tích phát điện, mùa mưa nó xả cho dân chết. Đây là 1 câu sai lầm rất ấu trĩ. Lý do như sau:
- Mùa khô nó tích phát điện: Lưu lượng mùa khô cực nhỏ, và thằng thủy điện thì muốn phát điện nó cũng phải xả nước xuống hạ lưu chứ phát điện xong nó cất nước đi đâu được. Như vậy lượng nước mùa khô đối với các thủy điện nhỏ thì không đủ để tích, vì nước về bao nhiêu chạy máy bấy nhiêu và nó cũng xuống hạ lưu hết. Với các thủy điện lớn, lượng nước mùa khô chạy máy được tích từ mùa mưa, và như vậy, hạ lưu thủy điện lớn nhận được nhiều nước hơn vào mùa khô chứ ko ít hơn.
- Mùa mưa nó xả cho dân chết: Đối với các thủy điện lớn, hạ lưu mà không có nó thì chết còn tàn khốc hơn. Vì công trình đầu mối của mỗi thủy điện lớn đều là 1 công trình thủy lợi, tác dụng điều tiết nước, cắt lũ mùa mưa. Cái này nhiều cụ hiểu rồi e ko nói sâu hơn. Các cụ có thể nhìn Hòa Bình nó cắt cơn lũ lịch sử vừa rồi để đánh giá. Còn cụ nào vẫn nghĩ Hòa Bình nó xả làm chết lợn chết gà tận Thanh Hóa thì em không có gì để nói nữa.
Còn đối với các thủy điện nhỏ, đây là đối tượng các cụ đang đổ lỗi do sự dắt mũi của bọn báo chí óc lợn. Với các thủy điện nhỏ thì có rất ít hoặc gần như không có khả năng điều tiết lũ, cái đập của nó chỉ dành để dâng nước lên đến đầu vào đường ống áp lực, tạo cột nước cao để phát điện là chính. Vì dung tích hồ rất nhỏ, khả năng điều tiết lũ chỉ ở mức khiêm tốn, thì những cơn lũ lớn về vượt quá khả năng điều tiết của hồ, nó sẽ xả xuống hạ lưu bằng đúng lượng nước về hồ. Như vậy có hay không thằng thủy điện cũng như nhau, chả liên quan gì đến lũ mạnh hơn hay yếu đi cả.
Chốt lại, địa hình tự nhiên bị vặt trụi, cây cối xơ xác, cộng với thời tiết thất thường thì lũ bão nhiều và mạnh là đúng rồi. Thằng thủy điện nó cũng tham gia phá rừng, nhưng là phá trong phạm vi lòng hồ của nó, và sự thay đổi lũ bão sẽ đổ xuống cái hồ ấy, chứ nó đâu đổ lên đầu dân?
Nếu có một sự ảnh hưởng của thủy điện lên sạt lở đất, thì có thể là cái này. Đó là nó chặn một phần phù sa về hạ lưu, dòng nước trong hơn sẽ có sức xói mòn bờ cao hơn, và ảnh hưởng sạt lở bờ dòng sông là có.