- Biển số
- OF-295925
- Ngày cấp bằng
- 20/10/13
- Số km
- 945
- Động cơ
- 321,127 Mã lực
Theo Southfront, Bộ Quốc phòng Iraq đã quyết định thay thế toàn bộ tăng Abrams tại Lữ đoàn 35 bằng dòng tăng T-90 do Nga sản xuất.
Quyết định được Bộ Quốc phòng Iraq đưa ra sau khi được nhận thêm 39 cỗ tăng T-90S và T-90SK từ Nga. Lữ đoàn 35 của Lực lượng Vũ trang Iraq hiện được trang bị toàn bộ xe tăng T-90S. Trước khi được tiếp nhận, những sĩ quan Iraq đã sang Nga học cách vận hành những cỗ tăng mới này.
Theo nguồn tin này, toàn bộ xe tăng Abrams trước đây của Lữ đoàn 35 đều được chuyển sang Lữ Đoàn 34 thuộc Quân đội Iraq. Southfront tiết lộ, hiện số lượng xe tăng Abrams do Mỹ sản xuất còn lại rất ít trong quân đội Iraq khi chúng chỉ được trang bị trong thành phần chiến đấu của Lữ Đoàn 34.
Tăng T-90 của Iraq.
Cùng với việc mua mới T-90, Iraq cũng đồng thời tiến hành nâng cấp những cỗ tăng T-72 hiện có và trọng dụng chúng trong nhiều trận chiến tấn công quân khủng bố. Những động thái của Iraq được Defence-blog cho rằng, vũ khí Mỹ đang dần lép vế trước sản phẩm của Nga tại Iraq.
Theo nguồn tin này, trong chiến dịch giải phóng Mosul hồi đầu năm 2017, toàn bộ tăng Abrams đã bị thay thế bằng T-72. Nguyên nhân dẫn đến quyết định này được cho là có liên quan đến chất lượng vũ khí Mỹ.
Cụ thể, phiên bản xe tăng M1A1M Abrams của Iraq được Mỹ cung cấp nhưng chúng khá yếu kém trên chiến trường do thiếu đi những trang thiết bị quan trọng so với bản gốc được Mỹ trang bị.
Vì vậy, kể từ khi được Mỹ bàn giao cho Iraq cho đến khi nước này phát động chiến dịch quân sự giải phóng Mosul số lượng tăng Abrams đã suy giảm một cách đáng kể.
Đặc biệt, không chỉ tăng cường mua sắm vũ khí Nga để thế chỗ hàng Mỹ tại nhiều chiến trường, Iraq còn công khai ngả về Nga bằng những tuyên bố khá rõ ràng của mình.
Hồi giữa năm 2017, Phó Tổng thống Iraq Nouri al-Maliki từng phát biểu trước thềm chuyến thăm Nga rằng, ông không xem chiến thắng trước khủng bố IS ở Mosul là thành tựu của Mỹ, mà ông coi chính Nga mới là người cứu Trung Đông khỏi cảnh hủy diệt.
Ông al-Maliki nói và nhấn mạnh rằng, chiến thắng là của người dân Iraq đã dũng cảm đứng lên chống lại chủ nghĩa khủng bố trên đất nước: "Người Mỹ nói rằng chiến thắng ở Mosul là thành tựu của họ, rằng chính họ đã tiến hành cuộc chiến. Nhưng tôi lấy làm tiếc và cần phản bác về điều này. Trên thực tế, đó là chiến thắng của quân đội Iraq cùng với sự trợ giúp của Nga.
Đúng, người Mỹ từng ủng hộ chúng tôi bằng lực lượng không quân, nhưng đó không phải là yếu tố quyết định, hầu hết công lao chiến thắng là của Không lực Iraq, của những người lính Iraq và của lực lượng tự vệ nhân dân", Phó Tổng thống al-Maliki nhấn mạnh.
Ông khẳng định rằng, mặc dù chiến thắng Mosul chỉ là trong lãnh thổ Iraq nhưng nó không thể đạt được nếu không có những chuyển biến mang tính bước ngoặt ở Trung Đông, khiến chủ nghĩa khủng bố bị suy yếu một cách toàn diện.
Nếu như không có cách tiếp cận của Nga tới vấn đề Syria, khác biệt với lối tiếp cận của Mỹ (làm chế độ Syria sụp đổ và chủ nghĩa khủng bố mạnh lên), thì bản đồ khu vực hẳn là sẽ biến đổi và cuối cùng dẫn đến sự hủy diệt của chính quyền Baghdad.
Những tuyên bố và động thái của Iraq khiến giới lãnh đạo Mỹ tin rằng, Baghdad đang dần ngả về Moscow và điều này có thể khiến Mỹ phải điều chỉnh lại chiến lược của mình không chỉ ở Iraq mà đối với cả Trung Đông.
http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/lu-doan-iraq-thay-the-toan-bo-abrams-bang-t-90-3359788/
Quyết định được Bộ Quốc phòng Iraq đưa ra sau khi được nhận thêm 39 cỗ tăng T-90S và T-90SK từ Nga. Lữ đoàn 35 của Lực lượng Vũ trang Iraq hiện được trang bị toàn bộ xe tăng T-90S. Trước khi được tiếp nhận, những sĩ quan Iraq đã sang Nga học cách vận hành những cỗ tăng mới này.
Theo nguồn tin này, toàn bộ xe tăng Abrams trước đây của Lữ đoàn 35 đều được chuyển sang Lữ Đoàn 34 thuộc Quân đội Iraq. Southfront tiết lộ, hiện số lượng xe tăng Abrams do Mỹ sản xuất còn lại rất ít trong quân đội Iraq khi chúng chỉ được trang bị trong thành phần chiến đấu của Lữ Đoàn 34.
Cùng với việc mua mới T-90, Iraq cũng đồng thời tiến hành nâng cấp những cỗ tăng T-72 hiện có và trọng dụng chúng trong nhiều trận chiến tấn công quân khủng bố. Những động thái của Iraq được Defence-blog cho rằng, vũ khí Mỹ đang dần lép vế trước sản phẩm của Nga tại Iraq.
Theo nguồn tin này, trong chiến dịch giải phóng Mosul hồi đầu năm 2017, toàn bộ tăng Abrams đã bị thay thế bằng T-72. Nguyên nhân dẫn đến quyết định này được cho là có liên quan đến chất lượng vũ khí Mỹ.
Cụ thể, phiên bản xe tăng M1A1M Abrams của Iraq được Mỹ cung cấp nhưng chúng khá yếu kém trên chiến trường do thiếu đi những trang thiết bị quan trọng so với bản gốc được Mỹ trang bị.
Vì vậy, kể từ khi được Mỹ bàn giao cho Iraq cho đến khi nước này phát động chiến dịch quân sự giải phóng Mosul số lượng tăng Abrams đã suy giảm một cách đáng kể.
Đặc biệt, không chỉ tăng cường mua sắm vũ khí Nga để thế chỗ hàng Mỹ tại nhiều chiến trường, Iraq còn công khai ngả về Nga bằng những tuyên bố khá rõ ràng của mình.
Hồi giữa năm 2017, Phó Tổng thống Iraq Nouri al-Maliki từng phát biểu trước thềm chuyến thăm Nga rằng, ông không xem chiến thắng trước khủng bố IS ở Mosul là thành tựu của Mỹ, mà ông coi chính Nga mới là người cứu Trung Đông khỏi cảnh hủy diệt.
Ông al-Maliki nói và nhấn mạnh rằng, chiến thắng là của người dân Iraq đã dũng cảm đứng lên chống lại chủ nghĩa khủng bố trên đất nước: "Người Mỹ nói rằng chiến thắng ở Mosul là thành tựu của họ, rằng chính họ đã tiến hành cuộc chiến. Nhưng tôi lấy làm tiếc và cần phản bác về điều này. Trên thực tế, đó là chiến thắng của quân đội Iraq cùng với sự trợ giúp của Nga.
Đúng, người Mỹ từng ủng hộ chúng tôi bằng lực lượng không quân, nhưng đó không phải là yếu tố quyết định, hầu hết công lao chiến thắng là của Không lực Iraq, của những người lính Iraq và của lực lượng tự vệ nhân dân", Phó Tổng thống al-Maliki nhấn mạnh.
Ông khẳng định rằng, mặc dù chiến thắng Mosul chỉ là trong lãnh thổ Iraq nhưng nó không thể đạt được nếu không có những chuyển biến mang tính bước ngoặt ở Trung Đông, khiến chủ nghĩa khủng bố bị suy yếu một cách toàn diện.
Nếu như không có cách tiếp cận của Nga tới vấn đề Syria, khác biệt với lối tiếp cận của Mỹ (làm chế độ Syria sụp đổ và chủ nghĩa khủng bố mạnh lên), thì bản đồ khu vực hẳn là sẽ biến đổi và cuối cùng dẫn đến sự hủy diệt của chính quyền Baghdad.
Những tuyên bố và động thái của Iraq khiến giới lãnh đạo Mỹ tin rằng, Baghdad đang dần ngả về Moscow và điều này có thể khiến Mỹ phải điều chỉnh lại chiến lược của mình không chỉ ở Iraq mà đối với cả Trung Đông.
http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/lu-doan-iraq-thay-the-toan-bo-abrams-bang-t-90-3359788/