[Funland] Lỗi chính tả ngày càng phổ biến.

dz0r0

Xe điện
Biển số
OF-403073
Ngày cấp bằng
28/1/16
Số km
2,658
Động cơ
257,985 Mã lực
Nơi ở
Somewhere...
Nhà đài, báo chí lề phải, phát biểu của nguyên thủ về lãnh tụ còn sai, phổ biến là : NGÀY sinh NHẬT bác (chữ nhật là từ hán việt có nghĩa là ngày) hoặc NGƯỜI chiến SỸ ( chữ Sỹ đi liền với một nghề để chỉ người làm nghề gì đó)
Nguy hiểm hơn, một tác phẩm âm nhạc được coi là "ngành ca", mà không phải là ngành thường, ngợi ca ngành giáo dục sai ngay ở tên bài hát: NGƯỜI giáo VIÊN nhân dân (chữ viên đứng sau một việc, chỉ người làm việc đó - ví dụ lập trình viên)
Em lại nghĩ cụ áp dụng sai từ Hán Việt vào tiếng Việt rồi. Điều cụ nói không phải là chính tả mà là từ vay mượn và khi đã vay mượn thì có thể vay mượn nguyên bản hoặc vay mượn và biến đổi. Em thấy dùng sinh nhật hoặc ngày sinh nhật chẳng có vấn đề gì cả. Người chiến sỹ hay chiến sỹ cũng chẳng sao. Em lấy ví dụ: "anh A, người chiến sỹ dũng cảm đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ" và "anh A, chiến sỹ dũng cảm đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ" thì rõ ràng cách nói đầu sẽ Việt Nam hơn rất nhiều cách nói thứ 2.
 

dz0r0

Xe điện
Biển số
OF-403073
Ngày cấp bằng
28/1/16
Số km
2,658
Động cơ
257,985 Mã lực
Nơi ở
Somewhere...
Sai lỗi chính tả có 2 dạng, một là ít đọc viết, kiểu văn hoá thấp thì ko nói, còn thứ 2 là học vấn trung bình hoặc khá vẫn có câu sai, do năng khiếu của từng người thôi, đừng quan trọng hoá quá, tất nhiên là khi đã thành văn bản hoăc viết để nhiều người xem thì phải soát cẩn thận ko thì coi là cẩu thả. Như em một số từ em vẫn ko nhớ, do thói quen đọc nhưng mình ko nhớ hoặc để ý cái từ đó thôi.
Mãi mới thấy một còm chuẩn này! Em thấy nhiều khi sai nhiều quá thành quen cơ. Ví dụ sếp em rất hay bắt lỗi văn bản nhưng bản thân sếp lại nói cám ơn thay vì cảm ơn :D
 

congthuong

Xe điện
Biển số
OF-387066
Ngày cấp bằng
14/10/15
Số km
2,681
Động cơ
271,551 Mã lực
Em đi hát karaoke, thấy hay có chữ giòng sông... theo các cụ, đúng hay sai ?
 

juve99

Xe cút kít
Biển số
OF-295057
Ngày cấp bằng
6/10/13
Số km
18,928
Động cơ
253,369 Mã lực
Dân Nam định thì trăm phần trăm sai chính tả. Em hay trêu cậu nhân viên vì nó thi TOEIC toàn 900 điểm mà tiếng Việt lại toàn nhầm lờ với nờ. Nó bảo Nam định em giờ hội nhập nhanh hơn dân Hà nội nên phải cải tiến đi trước 1 bước là lờ nờ dùng chung. :))
Nam Định - Thái Bình - HP - QN ...Hà Tây, nói chung đồng bằng Bắc Bộ đọc L - N và N - L thì rất nhiều nhưng viết thì vẫn đúng e ah
 

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
9,681
Động cơ
536,693 Mã lực
Ngày xưa đài TNVN có chương trình "Giữ gìn sự trong sáng cho tiếng Việt", hay phết. Nếu theo dõi sẽ hiểu được cặn kẽ ý nghĩa của câu, từ, từ đó không còn có thể sai được những từ kho khó một chút như "vô hình trung" hay "vô hình chung".

Lạ cái là ngày nay những từ vốn không khó nhưng người ta vẫn sai. Một người sai được, mà hàng nghìn người cũng vẫn sai, ví dụ như dưới đây:

xt-loi chinh ta.JPG
Có một điều em dám chắc với cụ là tiếng Việt chuẩn hiện đại ngày nay khác xa với tiếng Việt cổ mà tổ tiên chúng ta dùng :D
 

.Xukthal

Xe container
Biển số
OF-780651
Ngày cấp bằng
15/6/21
Số km
5,580
Động cơ
767,450 Mã lực
Ngày xưa đài TNVN có chương trình "Giữ gìn sự trong sáng cho tiếng Việt", hay phết. Nếu theo dõi sẽ hiểu được cặn kẽ ý nghĩa của câu, từ, từ đó không còn có thể sai được những từ kho khó một chút như "vô hình trung" hay "vô hình chung".

Lạ cái là ngày nay những từ vốn không khó nhưng người ta vẫn sai. Một người sai được, mà hàng nghìn người cũng vẫn sai, ví dụ như dưới đây:

xt-loi chinh ta.JPG
Dân Hà lội phố cổ còn hay nhầm từ này: TÍCH KIỆM (chuẩn phải là TIẾT KIỆM).
:D
 

Xechaybangcom

Xe điện
Biển số
OF-157149
Ngày cấp bằng
17/9/12
Số km
2,968
Động cơ
336,152 Mã lực
Thống nhất bỏ ra ngoài cái dủ dẻ của cụ tự dưng lôi vào rồi còn gì, các tên khác cụ đọc lại đi rồi bàn tiếp.
Còn cây hoa giẻ theo từ điển t. Việt là thân leo!
Thân gỗ, không phải thân leo.
Còn về hình minh họa cho bài viết, thì em đồng quan điểm với cụ là nó không đúng với bài viết cho lắm.
 

khausao

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-800200
Ngày cấp bằng
13/12/21
Số km
934
Động cơ
25,034 Mã lực
Thân gỗ, không phải thân leo.
Còn về hình minh họa cho bài viết, thì em đồng quan điểm với cụ là nó không đúng với bài viết cho lắm.
Tóm lại 1 cái cây lạ hoắc chưa có định nghĩa vs tên gọi thống nhất thì ko nên đưa vào sgk lớp 1.
 

vocuc_trongrong

Xe tăng
Biển số
OF-596125
Ngày cấp bằng
25/10/18
Số km
1,351
Động cơ
144,062 Mã lực
Tuổi
38
hay nhầm lẫn nhất là r với d do giọng Bắc giờ gần như bỏ luôn chữ r, chuyển sang chữ d, kể cả phát thanh viên đài trung ương VTV cũng vậy. Điều này làm cho thiên hạ bị bối rối khi chuyển sang văn viết, ghi những chữ thực ra vẫn là chữ gi hay d thành chữ r, ví dụ "giẻ rách" thành "rẻ rách". Một từ mọi người cũng rất hay nói sai là "phong thanh" thành "phong phanh". "nghe phong thanh" ( âm thanh từ gió) nghĩa là nghe láng máng, không rõ ràng ( dễ bị sai lệch). Còn từ "phong phanh" là chỉ việc mặc không đủ ấm ;))
Giọng ở Thái Bình vẫn phân biệt được vần "r" cụ ạ, còn cái thói quen lặp vần này thì xuất phát từ chính giọng HN gốc (thực chất là giọng pha từ các tỉnh ngày xưa quy tụ về). Lặp từ vần "r - d - gi" cho đến "s - x", "tr - ch".
Trong khi giọng miền Nam phân biệt được hết mấy vần này, chỉ riêng vần "v" là thường lẫn với "gi".
 

Bobbo

Xe điện
Biển số
OF-792912
Ngày cấp bằng
10/10/21
Số km
2,486
Động cơ
46,963 Mã lực
Tuổi
42
Công nhận trước em ít thấy lỗi chính tả hơn bây giờ rất nhiều. Rồi nhiều cụ cố tình viết ngọng cho rằng thế là hay, đám trẻ thì khi nói hay viết đệm thêm tiếng nước ngoài nữa, rất khó chịu.
 

.Xukthal

Xe container
Biển số
OF-780651
Ngày cấp bằng
15/6/21
Số km
5,580
Động cơ
767,450 Mã lực

xuanphuongccs

Xe điện
Biển số
OF-536803
Ngày cấp bằng
12/10/17
Số km
2,389
Động cơ
186,645 Mã lực
Em đi hát karaoke, thấy hay có chữ giòng sông... theo các cụ, đúng hay sai ?
Sai 100% vì dòng sông (dòng chảy) chứ chẳng ai viết giòng chảy cả dù đọc cùng âm. VD như viết dân quân du kích chứ không ai viết dân cuân du cích.
 

catking113

Xe container
Biển số
OF-46017
Ngày cấp bằng
9/9/09
Số km
5,008
Động cơ
944,156 Mã lực
Trước e viết chả bao giờ sai chính tả. Giờ sau thời gian dài lướt mạng thì bị nhiễm, rất hay bị sai chính tả.
 

khausao

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-800200
Ngày cấp bằng
13/12/21
Số km
934
Động cơ
25,034 Mã lực
Giọng ở Thái Bình vẫn phân biệt được vần "r" cụ ạ, còn cái thói quen lặp vần này thì xuất phát từ chính giọng HN gốc (thực chất là giọng pha từ các tỉnh ngày xưa quy tụ về). Lặp từ vần "r - d - gi" cho đến "s - x", "tr - ch".
Trong khi giọng miền Nam phân biệt được hết mấy vần này, chỉ riêng vần "v" là thường lẫn với "gi".
Giọng Nam k phân biệt dc 6 thanh bằng trắc, do đó viết sai chính tả dấu hỏi/ngã 1 cách hệ thống. Nói thì đuôi âm tiết thường bị bóp méo (cây viết = cây dziếc, câu chuyện = câu chuyệng,v.v.... )
 

khausao

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-800200
Ngày cấp bằng
13/12/21
Số km
934
Động cơ
25,034 Mã lực
Hiện nay, người ta vẫn còn lúng túng trong việc chọn i ngắn và y dài trong một số trường hợp. Cụ thể là khi âm /i/ đứng làm âm chính trong âm tiết mở (không có âm cuối vần) sau các phụ âm /h, k, l, m, s, t/. Và do đó vẫn tồn tại hai cách viết: hi vọng/ hy vọng, kĩ thuật/ kỹ thuật, lí luận/ lý luận, mĩ thuật/ mỹ thuật, công ti/ công ty, sĩ quan/ sỹ quan, tiến sĩ/ tiến sỹ…

Giáo trình "Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt" (Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến) viết: “Trong chính tả hiện nay đang có những trường hợp cùng một âm vị nhưng được viết tùy tiện theo hai cách khác nhau. Đó là cách viết lung tung i/y và d/gi”. Và tác giả đề nghị: “Thống nhất viết nguyên âm – âm chính /i/ bằng chữ cái “i”, ví dụ: lí luận, kĩ thuật, mĩ thuật…”.

Nhà nghiên cứu ngôn ngữ và văn hóa Trần Ngọc Thêm, lúc đầu cũng ủng hộ nhất loạt viết i ngắn, nhưng về sau chính ông đã nhận thấy, chỉ xét riêng về mặt văn hóa, đã không ổn. Góp ý cho sách giáo khoa lớp 4 mới (2005), ông chỉ ra việc nhất loạt viết i ngắn là một chủ trương cực đoan và không thích hợp, nhất là khi gặp tên riêng, vì ở đó phải tôn trọng truyền thống và tự do cá nhân. Và năm sau, NXB Giáo dục đã sửa cách viết tên riêng theo hướng này. (Viết Chương Mỹ, Lý Tự Trọng thay cho Chương Mĩ, Lí Tự Trọng)

Học giả Cao Xuân Hạo, không tán đồng chủ trương sáp nhập i ngắn và y dài, cũng như chủ trương cải tiến chữ Quốc ngữ nói chung. Ông đánh giá: “Nhược điểm của chữ Quốc ngữ không phải ở chỗ nó chưa thật là một hệ thống phiên âm vị học, mà ở chỗ nó có tính chất thuần tuý ghi âm, và hoàn toàn bất lực trước nhiệm vụ biểu hiện nghĩa mà lẽ ra nó phải đảm đương, và nhược điểm ấy lộ rõ nhất và tai hại nhất là trong trường hợp các từ đồng âm vốn có rất nhiều trong tiếng Việt. Tuy vậy, cũng giống như chữ Anh và chữ Pháp, những chỗ bị người ta coi là bất hợp lý chính là những chỗ làm cho nó phân biệt nghĩa và cội nguồn của các từ đồng âm như da và gia, lý và lí (trong lí nhí). v.v.. Đáng tiếc là những chỗ như thế không lấy gì làm nhiều”.

Trong một bài viết đăng trên tập chí Thế giới trong ta, tác giả Đào Tiến Thi nhận định: “Những người thiên về góc nhìn ngữ âm học cho rằng cả hai chữ i ngắn và y dài trong các trường hợp trên đều ghi âm /i/ nên bản chất không có gì khác nhau cả, vậy nên tốt nhất là nhập hai cách viết đó làm một cho nhất quán và giản tiện...

Nhưng xã hội cũng không dễ gì chấp nhận những đề nghị nói trên, dù có những lý do hợp lý nhất định. Tuy đại đa số không có lý thuyết về ngôn ngữ học, nhưng bằng ngữ cảm bản ngữ, người ta cũng nhận thấy viết nhất loạt i ngắn như mất mát, thiếu hụt cái gì đó, cho nên cách viết y dài vẫn được duy trì ở chỗ này chỗ khác”.

Theo ông Thi, nếu triệt để vận dụng nguyên tắc ngữ âm học như trên, tuy được một vài cái tiện nhất định thì lại mất rất nhiều cái lợi khác.

“Thứ nhất, nó mất đi sự trong sáng. Ví dụ, nếu đồng nhất viết gia đình cũng như da thịt, lý sự cũng như lí nhí sẽ mất sự phân biệt nghĩa và mất cả sự đánh dấu về từ nguyên.

Thứ hai, nó mất đi sự phong phú. Chẳng hạn trong tên riêng, người ta có quyền lựa chọn để biểu đạt một ý nghĩa nào đó. Giữa tên là Tí với nghĩa là “bé” khác với Tý với nghĩa là “năm Tý, năm Chuột”. Hầu hết tên riêng người ta chọn y dài để thể hiện sắc thái trang trọng: chọn Hy (hy vọng), không chọn Hi (cười hi hi), chọn Kỳ (kỳ vọng), không chọn Kì (kì kèo)...

Ngoài ra, trong một số trường hợp, nó mất đi vẻ đẹp văn hóa.

Đấy là điều giải thích vì sao với rất nhiều lời kêu gọi của nhiều nhà ngôn ngữ học, với hàng loạt giáo trình, sách giáo khoa chỉ ra sự “bất hợp lý” mà sự “bất hợp lý” vẫn tồn tại! Cuộc sống bao giờ cũng có sự lựa chọn khôn ngoan, chống lại những giáo điều, duy ý chí”.
 

DaDieuchienxu

Xe container
Biển số
OF-436459
Ngày cấp bằng
12/7/16
Số km
7,355
Động cơ
344,099 Mã lực
E lại cho r đó là nhại cách phát âm của người m Nam
Nếu nhằm mục đích "nhại" như cụ nói thì chỉ xảy ra ở 1 vài trường hợp riêng lẻ, hoặc nếu xảy ra việc số đông phát âm nhầm như thế thì có lẽ họ hiểu 2 khái niệm này là một.
Vì mình ko ở trong ngữ cảnh ấy nên chỉ có thể nghĩ vậy thôi.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top