- Biển số
- OF-594299
- Ngày cấp bằng
- 11/10/18
- Số km
- 347
- Động cơ
- 134,392 Mã lực
- Tuổi
- 39
Không sao đâu
Trừ khi thiên thạch Rơi trúng Bắc Kinh, còn không có gì có thể đe dọa thiên triều được
TQ tiềm lực mạnh lắm, vẫn còn sức cà khịa, lấn đất, lấn biển... hàng xóm, láng giềng mà
Mọi người yên tâm nha
(VTC News) - Hàng loạt thảm họa thiên nhiên xảy ra ở nhiều khu vực khác nhau tại Trung Quốc vào thời điểm quốc gia tỷ dân đang phải chống chọi trước đại dịch.
Gần như ở cùng một thời điểm, hàng loạt các thảm họa, tai ương diễn ra trên khắp Trung Quốc. Từ đợt bùng phát dịch mới ở Bắc Kinh, lũ lụt liên tục ở miền Nam, thảm họa mưa đá lan rộng ở Cam Túc, Hà Bắc, Thiên Tân cho tới đợt tuyết rơi bất thường ở Tân Cương hay nạn châu chấu hoành hành ở nhiều tỉnh vùng Đông Bắc.
Lũ lụt kéo dài
Ở phía Tây Nam của đại lục, tình hình mưa lũ vẫn diễn ra phức tạp.
Bộ Thủy lợi Trung Quốc cho biết, kể từ 2/7, mực nước của 304 con sông đã vượt mức báo động. Lũ lụt nghiêm trọng ở 26 tỉnh, thành và khu tự trị ở Trung Quốc ảnh hưởng tới cuộc sống của 19.380.000 người trên 26 tỉnh, thành và khu tự trị ở Trung Quốc. 875.000 người phải di dời khẩn cấp, 235.000 ngôi nhà bị sập hoặc hư hỏng, 1.560.000 ha hoa màu bị tàn phá, thiệt hại kinh tế trực tiếp lên tới gần 42 tỷ NDT (gần 6 tỷ USD).
Trưa 2/7, Cục Thủy văn của Ủy ban Bảo tồn Nước sông Dương Tử cảnh báo trận lũ đầu tiên trong năm có thể sẽ hình thành ở thượng nguồn sông Dương Tử. Thượng nguồn sông Dương Tử là nơi có Đập Tam Hiệp- đập thủy điện lớn nhất thế giới.
14h cùng ngày, lưu lượng nước đổ về hồ chứa Tam Hiệp lên tới mức 53.000m3/s, cao hơn cả lưu lượng trong đợt lũ lịch sử năm 1998 khiến 4.150 người thiệt mạng (50.000m3/s).
Nhiều chuyên gia cảnh báo nguy cơ vỡ đập nếu mưa lũ vẫn diễn ra trong những ngày tiếp theo, nhưng giới chức Trung Quốc phủ nhận kịch bản này. Guo Xun - nhà nghiên cứu tại Viện Cơ học kỹ thuật Trung Quốc khẳng định, đập Tam Hiệp vẫn an toàn kể cả khi mực nước tại hồ chứa cao tới 175m và lưu lượng nước đổ về đạt 75.000 m3/s.
Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng quốc gia Trung Quốc, từ tối 3/7 đến tối 4/7, mưa lớn và bão sẽ xảy ra tại các tỉnh Chiết Giang, An Huy, Giang Tây, Hồ Bắc, Hồ Nam, Trùng Khánh, Tứ Xuyên, Sơn Tây, Thiểm Tây và Vân Nam. Một số khu vực sẽ có lượng mưa lên tới 70 mm, kèm theo giông lốc và gió giật mạnh, trong đó đặc biệt cảnh báo một số địa điểm thuộc Giang Tây và An Huy có thể có lượng mưa lên tới 150 mm.
Dịch bệnh
Khi lũ lụt tấn công miền Nam, Bắc Kinh những ngày qua vẫn đang phải nỗ lực đối phó với đợt bùng phát dịch mới. Làn sóng lây nhiễm mới lây bệnh cho khoảng 300 người ở thủ đô Trung Quốc.
Hàng loạt các khu vực ở Bắc Kinh phải sống dưới lệnh phong tỏa lần 2. Chính quyền kêu gọi cư dân không rời thành phố và đóng cửa các trường học trở lại.
Nhiều khu vực ở Bắc Kinh bị phong tỏa vì làn sóng lây nhiễm COVID-19 thứ 2.
Các tuyến xe liên tỉnh cũng bị buộc dừng hoạt động. Thông báo khẩn ban hành khắp Trung Quốc nhấn mạnh người dân không tới Bắc Kinh trừ khi có việc quan trọng, đồng thời tăng cường giám sát những người trở về từ Bắc Kinh.
Không chỉ có dịch bệnh, Trung tâm Khí tượng quốc gia Trung Quốc dự báo từ tối 3/7 tới trưa 4/7, Bắc Kinh sẽ đón "trận mưa lớn nhất kể từ khi bước vào mùa lũ".
Chính quyền thành phố này mới đây cũng đưa ra cảnh báo xảy ra lũ quét, sạt lở đất.
Mưa đá, tuyết rơi giữa mùa hè
Nhiều địa điểm ở Tân Cương như Kanas, Nalati, Bayanbulak, Kalajun, quốc lộ Duku, thảo nguyên Yili và hồ Thiên Trì ghi nhận các đợt tuyết rơi dày đặc vào cuối tháng 6.
Đặc biệt khu vực thảo nguyên Bayanbulak vừa đón một cơn bão tuyết mạnh với độ dày trung bình của tuyết lên tới 30 cm, có nơi lên tới 70 cm.
Trong khi đó, Cam Túc, Hà Bắc, Thiên Tân và một số tỉnh thành khác ở Trung Quốc ghi nhận các trận mưa đá dữ dội.
Người dân ở Hà Bắc cho biết đá từ mưa làm vỡ nhiều cửa kính ô tô đậu trên đường.
Tại Bảo Định, Hà Bắc, hạt mưa đá to như quả cà chua cỡ lớn. Nhiều hạt mưa với phần ngoài gồ ghề được người dân ví như virus SARS-CoV-2.
Ở Cam Túc, trận mưa đá với hạt mưa to như quả trứng rơi xuống với mật độ dày và liên lục gây thiệt hại đáng kể cho mùa màng, nhà cửa và các cơ sở công cộng.
Video: Mưa đá xuất hiện ở nhiều khu vực ở Trung Quốc
Không phải đối mặt với mưa đá hay tuyết rơi nhưng các tỉnh Cát Lâm, Hắc Long Giang, Hồ Nam, Quảng Tây đang phài hứng chịu thảm họa khi châu chấu trở lại.
Ngoài châu chấu nội địa, Cục Lâm nghiệp Trung Quốc cảnh báo châu châu sa mạc châu Phi có thể vào Trung Quốc theo 3 con đường, từ Pakistan đến Tây Tạng, từ Myanmar đến Vân Nam và từ Kazakhstan đến Tân Cương.
Tháng 7 thường là dịp châu chấu hoành hành mạnh nhất trong năm vì đây là giai đoạn chúng trưởng thành.
Trên diện tích 1 km2, đàn châu chấu có thể ăn mất số lương thực cần cho 35.000 người mỗi ngày.
Trừ khi thiên thạch Rơi trúng Bắc Kinh, còn không có gì có thể đe dọa thiên triều được
TQ tiềm lực mạnh lắm, vẫn còn sức cà khịa, lấn đất, lấn biển... hàng xóm, láng giềng mà
Mọi người yên tâm nha
Loạt tai ương tấn công Trung Quốc: Dịch bệnh, lũ lụt, mưa đá, tuyết giữa mùa hè
Hàng loạt thảm họa thiên nhiên xảy ra ở nhiều khu vực khác nhau tại Trung Quốc vào thời điểm quốc gia tỷ dân đang phải chống chọi trước đại dịch.
vtc.vn
(VTC News) - Hàng loạt thảm họa thiên nhiên xảy ra ở nhiều khu vực khác nhau tại Trung Quốc vào thời điểm quốc gia tỷ dân đang phải chống chọi trước đại dịch.
Gần như ở cùng một thời điểm, hàng loạt các thảm họa, tai ương diễn ra trên khắp Trung Quốc. Từ đợt bùng phát dịch mới ở Bắc Kinh, lũ lụt liên tục ở miền Nam, thảm họa mưa đá lan rộng ở Cam Túc, Hà Bắc, Thiên Tân cho tới đợt tuyết rơi bất thường ở Tân Cương hay nạn châu chấu hoành hành ở nhiều tỉnh vùng Đông Bắc.
Lũ lụt kéo dài
Ở phía Tây Nam của đại lục, tình hình mưa lũ vẫn diễn ra phức tạp.
Bộ Thủy lợi Trung Quốc cho biết, kể từ 2/7, mực nước của 304 con sông đã vượt mức báo động. Lũ lụt nghiêm trọng ở 26 tỉnh, thành và khu tự trị ở Trung Quốc ảnh hưởng tới cuộc sống của 19.380.000 người trên 26 tỉnh, thành và khu tự trị ở Trung Quốc. 875.000 người phải di dời khẩn cấp, 235.000 ngôi nhà bị sập hoặc hư hỏng, 1.560.000 ha hoa màu bị tàn phá, thiệt hại kinh tế trực tiếp lên tới gần 42 tỷ NDT (gần 6 tỷ USD).
Trưa 2/7, Cục Thủy văn của Ủy ban Bảo tồn Nước sông Dương Tử cảnh báo trận lũ đầu tiên trong năm có thể sẽ hình thành ở thượng nguồn sông Dương Tử. Thượng nguồn sông Dương Tử là nơi có Đập Tam Hiệp- đập thủy điện lớn nhất thế giới.
14h cùng ngày, lưu lượng nước đổ về hồ chứa Tam Hiệp lên tới mức 53.000m3/s, cao hơn cả lưu lượng trong đợt lũ lịch sử năm 1998 khiến 4.150 người thiệt mạng (50.000m3/s).
Nhiều chuyên gia cảnh báo nguy cơ vỡ đập nếu mưa lũ vẫn diễn ra trong những ngày tiếp theo, nhưng giới chức Trung Quốc phủ nhận kịch bản này. Guo Xun - nhà nghiên cứu tại Viện Cơ học kỹ thuật Trung Quốc khẳng định, đập Tam Hiệp vẫn an toàn kể cả khi mực nước tại hồ chứa cao tới 175m và lưu lượng nước đổ về đạt 75.000 m3/s.
Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng quốc gia Trung Quốc, từ tối 3/7 đến tối 4/7, mưa lớn và bão sẽ xảy ra tại các tỉnh Chiết Giang, An Huy, Giang Tây, Hồ Bắc, Hồ Nam, Trùng Khánh, Tứ Xuyên, Sơn Tây, Thiểm Tây và Vân Nam. Một số khu vực sẽ có lượng mưa lên tới 70 mm, kèm theo giông lốc và gió giật mạnh, trong đó đặc biệt cảnh báo một số địa điểm thuộc Giang Tây và An Huy có thể có lượng mưa lên tới 150 mm.
Dịch bệnh
Khi lũ lụt tấn công miền Nam, Bắc Kinh những ngày qua vẫn đang phải nỗ lực đối phó với đợt bùng phát dịch mới. Làn sóng lây nhiễm mới lây bệnh cho khoảng 300 người ở thủ đô Trung Quốc.
Hàng loạt các khu vực ở Bắc Kinh phải sống dưới lệnh phong tỏa lần 2. Chính quyền kêu gọi cư dân không rời thành phố và đóng cửa các trường học trở lại.
Nhiều khu vực ở Bắc Kinh bị phong tỏa vì làn sóng lây nhiễm COVID-19 thứ 2.
Các tuyến xe liên tỉnh cũng bị buộc dừng hoạt động. Thông báo khẩn ban hành khắp Trung Quốc nhấn mạnh người dân không tới Bắc Kinh trừ khi có việc quan trọng, đồng thời tăng cường giám sát những người trở về từ Bắc Kinh.
Không chỉ có dịch bệnh, Trung tâm Khí tượng quốc gia Trung Quốc dự báo từ tối 3/7 tới trưa 4/7, Bắc Kinh sẽ đón "trận mưa lớn nhất kể từ khi bước vào mùa lũ".
Chính quyền thành phố này mới đây cũng đưa ra cảnh báo xảy ra lũ quét, sạt lở đất.
Mưa đá, tuyết rơi giữa mùa hè
Nhiều địa điểm ở Tân Cương như Kanas, Nalati, Bayanbulak, Kalajun, quốc lộ Duku, thảo nguyên Yili và hồ Thiên Trì ghi nhận các đợt tuyết rơi dày đặc vào cuối tháng 6.
Đặc biệt khu vực thảo nguyên Bayanbulak vừa đón một cơn bão tuyết mạnh với độ dày trung bình của tuyết lên tới 30 cm, có nơi lên tới 70 cm.
Trong khi đó, Cam Túc, Hà Bắc, Thiên Tân và một số tỉnh thành khác ở Trung Quốc ghi nhận các trận mưa đá dữ dội.
Người dân ở Hà Bắc cho biết đá từ mưa làm vỡ nhiều cửa kính ô tô đậu trên đường.
Tại Bảo Định, Hà Bắc, hạt mưa đá to như quả cà chua cỡ lớn. Nhiều hạt mưa với phần ngoài gồ ghề được người dân ví như virus SARS-CoV-2.
Ở Cam Túc, trận mưa đá với hạt mưa to như quả trứng rơi xuống với mật độ dày và liên lục gây thiệt hại đáng kể cho mùa màng, nhà cửa và các cơ sở công cộng.
Video: Mưa đá xuất hiện ở nhiều khu vực ở Trung Quốc
Không phải đối mặt với mưa đá hay tuyết rơi nhưng các tỉnh Cát Lâm, Hắc Long Giang, Hồ Nam, Quảng Tây đang phài hứng chịu thảm họa khi châu chấu trở lại.
Ngoài châu chấu nội địa, Cục Lâm nghiệp Trung Quốc cảnh báo châu châu sa mạc châu Phi có thể vào Trung Quốc theo 3 con đường, từ Pakistan đến Tây Tạng, từ Myanmar đến Vân Nam và từ Kazakhstan đến Tân Cương.
Tháng 7 thường là dịp châu chấu hoành hành mạnh nhất trong năm vì đây là giai đoạn chúng trưởng thành.
Trên diện tích 1 km2, đàn châu chấu có thể ăn mất số lương thực cần cho 35.000 người mỗi ngày.