- Biển số
- OF-40829
- Ngày cấp bằng
- 16/7/09
- Số km
- 3,416
- Động cơ
- 499,071 Mã lực
Em nghe nói có rất nhiều lính bắn tỉa siêu đẳng trong chiến trường, thời chống Pháp, Mỹ, chiến tranh Biên Giới...
Rất nhiều người lính thiện xạ góp công lớn cho thắng lợi của dân tộc.
Họ là nỗi khiếp đảm của địch...
Em mở thớt này, mời các bác biết về những người lính bắn tỉa pos lên chia sẻ cho AE.
Dưới đây là 1 người lính bắn tỉa QDND-VN trong thời kỳ đánh Mỹ.
Người lính này có lẽ là vô danh... Nhưng anh quá giỏi, chỉ 1 mình anh mà quân Mỹ huy động 1 chiến dịch hùng hậu để tiêu diệt.
Nhưng cuối cùng không thể tóm được, tiêu diệt được anh.
Bác nào biết về người lính này spam thêm nhé. Giờ anh vẫn là ẩn số, cả ở bên ta lẫn bên địch.
Rất nhiều người lính thiện xạ góp công lớn cho thắng lợi của dân tộc.
Họ là nỗi khiếp đảm của địch...
Em mở thớt này, mời các bác biết về những người lính bắn tỉa pos lên chia sẻ cho AE.
Dưới đây là 1 người lính bắn tỉa QDND-VN trong thời kỳ đánh Mỹ.
Người lính này có lẽ là vô danh... Nhưng anh quá giỏi, chỉ 1 mình anh mà quân Mỹ huy động 1 chiến dịch hùng hậu để tiêu diệt.
Nhưng cuối cùng không thể tóm được, tiêu diệt được anh.
Bác nào biết về người lính này spam thêm nhé. Giờ anh vẫn là ẩn số, cả ở bên ta lẫn bên địch.
Nguồn: http://dantri.com.vn/van-hoa/nhung-buc-anh-chua-tung-cong-bo-ve-chien-tranh-viet-nam-746282.htmNhững bức ảnh chưa từng công bố về chiến tranh Việt Nam
(Dân trí) - Những bức ảnh dưới đây được chụp từ hơn 40 năm trước bởi một người lính Mỹ tham chiến. Mỗi bức ảnh đều chứa đựng "bí mật" chưa từng công bố cho tới tận hôm nay.
Những bức hình được chụp vào tháng 4/1970, khi cuộc chiến chống Mỹ đã gần đi đến hồi kết. Cựu chiến binh James Speed Hensinger khi đó là một lính nhảy dù 22 tuổi thuộc lữ đoàn không vận 173, đóng quân ở căn cứ Phú Tài gần thành phố Đà Nẵng.
Khi đó, dù đang tham chiến nhưng Hensinger luôn dành thời gian, thậm chí tâm huyết để chụp những bức ảnh về phong cảnh làng quê Việt Nam. Trong mỗi bức ảnh của người lính tham chiến đều chất chứa cảm xúc về một làng quê thanh bình, yên ả. Cho đến mãi về sau, Hensinger vẫn chia sẻ những cảm xúc ngập tràn về phong cảnh làng quê Việt Nam.
Mang theo một chiếc máy cơ Nikon FTN sang Việt Nam, Hensinger luôn tranh thủ những giờ nghỉ giải lao mang máy ảnh ra xung quanh căn cứ quân sự Phú Tài để chụp cảnh cánh đồng, đàn trâu, người nông dân Việt Nam… Sau đó, Hensinger lại kỳ công rửa những bức ảnh này ra nhưng luôn giữ chúng làm bí mật riêng trong suốt thời kỳ tham chiến tại Việt Nam và cả những năm về sau.
Sau này, trở về Mỹ, Hensinger mang những bức hình này theo về và lưu giữ cẩn thận suốt hơn 40 năm. Mãi cho tới hôm nay, Hensinger giờ đã ở tuổi 66 mới quyết định chia sẻ những bức hình đẹp nhất còn lưu giữ được ở tình trạng tốt để chia sẻ với báo giới.
Hensinger rất ấn tượng với vẻ đẹp của vùng nông thôn Việt Nam. Ông chia sẻ rằng trong thời kỳ tham chiến tại Việt Nam, niềm vui duy nhất của ông là được mang máy ảnh đi ra ngoài căn cứ để chụp và hồi hộp chờ đợi thành quả sau khi rửa ảnh.
Hensinger chưa từng công bố những bức ảnh này trong suốt hơn 40 năm qua cho tới tận hôm nay.
Hensinger năm 22 tuổi, ảnh chụp hồi tháng 4/1970.
Hensinger giờ đã 66 tuổi, hiện đang sống ở ngoại ô thành phố Denver, bang Colorado, Mỹ.
Bên cạnh những bức hình yên bình ghi lại vẻ đẹp của làng quê Việt Nam thập niên 1970, Hensinger cũng chụp lại những bức ảnh khốc liệt, khắc họa đúng tính chất của cuộc chiến. Đáng kể nhất là những bức hình ghi lại cảnh hỏa lực kinh hoàng của quân Mỹ điên cuồng bắn phá khắp vùng núi quanh căn cứ quân sự Phú Tài nhằm tìm diệt một người lính bắn tỉa cừ khôi của Việt Nam. Người lính du kích Việt Nam ấy đã chiến đấu quật cường. Đêm đêm, một mình anh xách súng ẩn náu sau những tảng đá trên khu đồi quanh căn cứ quân sự Phú Tài, reo rắc nỗi kinh hoàng vào lòng quân Mỹ.
Vào một đêm tháng 4/1970, ban chỉ huy của quân Mỹ ở căn cứ Phú Tài quyết định dùng hỏa lực mạnh để tiêu diệt người lính du kích dũng cảm. Người Mỹ những tưởng, hỏa lực của họ sẽ tiêu diệt được người lính Việt Nam ngoan cường, nhưng sau một đêm quần thảo, đốt cháy cả khu đồi, người Mỹ vẫn không thể nào tìm ra xác người lính du kích.
Có những vệt máu tươi trên mặt đất nhưng tung tích của người lính Việt Nam ấy mãi là một bí ẩn. Sau này, chính Hensinger cũng rất bất ngờ khi biết tin rằng, tất cả hỏa lực mà quân Mỹ triển khai đêm đó chỉ nhằm tiêu diệt một người lính du kích Việt Nam duy nhất.
Để tiêu diệt người lính du kích có khả năng bắn tỉa tuyệt đối chính xác dù ngắm bắn trong màn đêm, quân Mỹ đã đốt cháy những ngọn đồi xung quanh căn cứ quân sự Phú Tài.
Cuộc tấn công bằng hỏa lực của quân Mỹ bắt đầu với những loạt pháo phòng không tự hành M42 bắn ra từ các khẩu đại bác Bofors cỡ nòng 40mm càn quét khắp xung quanh các dãy đồi.
Quân Mỹ sau đó còn dùng tới hai khẩu súng máy M60 đặt trên các tháp canh của doanh trại để nã đạn vào các điểm nghi là nơi ẩn náu của người lính du kích chiến đấu ngoan cường.
Anh lính Việt Nam khi đó thường xuyên xuất hiện gần căn cứ Phú Tài trong đêm. Anh ẩn náu trên những dãy đồi và nã đạn xuống doanh trại, khiến quân Mỹ hoảng loạn suốt nhiều đêm.
Cựu binh Hensinger nhớ lại: “Người lính bắn tỉa này trong suốt nhiều đêm liền đều xuất hiện và nã đạn xuống căn cứ Phú Tài. Anh ẩn náu trong những dãy đồi xung quanh căn cứ và chiến đấu với một khẩu AK47. Anh thường chọn được những vị trí cao với góc bắn rộng. Những loạt đạn anh nã xuống chạy dọc và xuyên qua các tấm lợp kim loại đặt trên mái doanh trại. Thần Chết lơ lửng trên đầu chúng tôi, theo đúng cả nghĩa đen. Sau đó, ban quản lý căn cứ quân sự quyết định dùng hỏa lực mạnh để tiêu diệt anh lính du kích này”.
Vào đêm quân Mỹ quyết định sử dụng hỏa lực mạnh, cựu binh Hensinger đã chuẩn bị sẵn chiếc Nikon FTN. Hensinger đặt máy ở chế độ quay chậm để ghi lại “trận bão lửa” kinh hoàng. Mỗi bức ảnh được thấy ở đây đều được chụp trong khoảng thời gian từ 15-60 giây, ghi lại thật chậm các đường đạn pháo cháy sáng trên bầu trời.
Trong ảnh, các khẩu pháo Bofors cỡ nòng 40mm (tia sáng đỏ) và súng máy M60 (tia sáng trắng) nã lửa đốt cháy các quả đồi. Trong đêm kinh hoàng, vì không xác định được nơi ẩn nấp của anh lính du kích, quân Mỹ đã điên cuồng thiêu rụi toàn bộ khu đồi.
Quầng lửa trên bầu trời căn cứ Phú Tài đêm đó chỉ nhằm tiêu diệt một anh lính Việt Nam duy nhất và vũ khí chiến đấu của anh cũng rất đơn sơ, chỉ là một khẩu AK47.
Cuối cùng, mục tiêu của quân Mỹ đã không thể đạt được bởi sáng hôm sau, lính Mỹ không thể nào tìm thấy thi thể của anh lính Việt Nam. Dù họ lần theo những vệt máu để lại nhưng danh tính của người lính bắn tỉa chiến đấu ngoan cường mãi là một dấu hỏi. Anh xuất hiện bất ngờ và biến mất không dấu vết, quyết không để mình rơi vào tay địch.
Những dãy đồi trở thành biển lửa khi hỏa lực mạnh được triển khai.
Bích Ngọc
Tổng hợp