- Biển số
- OF-16340
- Ngày cấp bằng
- 15/5/08
- Số km
- 217
- Động cơ
- 512,470 Mã lực
Mức giá của iPhone 2.0 có thể khiến nhiều người bị sốc, nhưng đó chỉ là một phần trong câu chuyện giảm giá của Apple.
So với phiên bản trước, iPhone 2.0 chỉ có giá một nửa (199 USD so với 399 USD cho phiên bản 8 GB và 299 USD so với 499 USD ở phiên bản 16 GB).
Việc giảm giá iPhone có thể làm một bước chiến lược giúp Apple tiếp cận thị trường toàn cầu, là bước đệm trong việc đạt được mục đích tiếm ngôi của đối thủ BlackBerry để trở thành người dẫn đầu trong thị trường smartphone thế giới. Và trên thực tế, Apple luôn thực hiện chính sách giảm giá cho các dòng sản phẩm trước đây của họ là iPod.
Tuy nhiên, đây thực sự có phải có phải là lý giải cho đợt “phá giá” lần này của “quả táo”?
Trong buổi lễ ra mắt iPhone 2.0, giám đốc điều hành của Apple là Steve Job đã nhấn mạnh rất nhiều về bảng giá mới của iPhone, nhưng ông lại “quên” nhắc đến những chi tiết khác trong toàn bộ câu chuyện giảm giá này. Đó là việc đối tác của họ là nhà cung cấp viễn thông AT&T đã lập tức thay đổi bảng giá đối với các dịch vụ trên iPhone.
Cụ thể, để có thể khai thác dữ liệu và các dịch vụ của AT&T qua iPhone, khách hàng sẽ phải chi thêm 10 USD nữa so với mức giá trước đây ở iPhone 1.0. Theo “luật” của Apple, những người sử dụng iPhone sẽ phải ký hợp đồng 2 năm với AT&T, điều đó cũng có nghĩa là, người dùng phải “chi” thêm tất cả là 240 USD (=10 USD x 24 tháng).
Làm một phép cộng đơn giản sẽ thấy giá của chiếc iPhone thế hệ mới sẽ là 439 USD, và 539 USD tương ứng cho các mẫu 8 GB và 16 GB, và còn nhiều hơn 40 USD so với phiên bản trước đây.
Chưa hết, trong gói dịch vụ của AT&T không “thấy” có dịch vụ tin nhắn. Để có thể sử dụng dịch vụ này, người dùng lại phải “móc hầu bao” thêm 5 USD/1 tháng cho 200 tin nhắn, nhân với thời hạn 24 tháng của bản hợp đồng, sẽ đẩy giá thực sự của iPhone lên 559 USD và 659 USD tương ứng với mẫu 8 GB và 16 GB, nhiều hơn 160 USD so với iPhone 1.0.
Người sử dụng không phải không có lựa chọn. Sau khi mua, họ có thể phá hợp đồng với AT&T và chọn nhà cung cấp dịch vụ khác. Tuy nhiên phương án này cũng không hề “dễ thở” hơn chút nào bởi phí bồi thường cho việc phá hợp đồng sẽ là 200 USD.
Giảm giá thiết bị nhưng lại tăng giá dịch vụ. Có thể nói, bản chất của việc giảm giá iPhone chính là câu chuyện chia sẻ miếng bánh của Apple với đối tác cung cấp viễn thông họ, chứ không phải chiến lược giảm giá để “kích cầu”.
Mặc dù vậy giá chỉ là một trong những yếu tố để những “con nghiện” Apple cân nhắc khi quyết định rút hầu bao, và doanh số bán hàng của Apple sẽ bị ảnh hưởng thế nào thì chỉ thời gian mới có câu trả lời đúng nhất.
So với phiên bản trước, iPhone 2.0 chỉ có giá một nửa (199 USD so với 399 USD cho phiên bản 8 GB và 299 USD so với 499 USD ở phiên bản 16 GB).
Việc giảm giá iPhone có thể làm một bước chiến lược giúp Apple tiếp cận thị trường toàn cầu, là bước đệm trong việc đạt được mục đích tiếm ngôi của đối thủ BlackBerry để trở thành người dẫn đầu trong thị trường smartphone thế giới. Và trên thực tế, Apple luôn thực hiện chính sách giảm giá cho các dòng sản phẩm trước đây của họ là iPod.
Tuy nhiên, đây thực sự có phải có phải là lý giải cho đợt “phá giá” lần này của “quả táo”?
Trong buổi lễ ra mắt iPhone 2.0, giám đốc điều hành của Apple là Steve Job đã nhấn mạnh rất nhiều về bảng giá mới của iPhone, nhưng ông lại “quên” nhắc đến những chi tiết khác trong toàn bộ câu chuyện giảm giá này. Đó là việc đối tác của họ là nhà cung cấp viễn thông AT&T đã lập tức thay đổi bảng giá đối với các dịch vụ trên iPhone.
Cụ thể, để có thể khai thác dữ liệu và các dịch vụ của AT&T qua iPhone, khách hàng sẽ phải chi thêm 10 USD nữa so với mức giá trước đây ở iPhone 1.0. Theo “luật” của Apple, những người sử dụng iPhone sẽ phải ký hợp đồng 2 năm với AT&T, điều đó cũng có nghĩa là, người dùng phải “chi” thêm tất cả là 240 USD (=10 USD x 24 tháng).
Làm một phép cộng đơn giản sẽ thấy giá của chiếc iPhone thế hệ mới sẽ là 439 USD, và 539 USD tương ứng cho các mẫu 8 GB và 16 GB, và còn nhiều hơn 40 USD so với phiên bản trước đây.
Chưa hết, trong gói dịch vụ của AT&T không “thấy” có dịch vụ tin nhắn. Để có thể sử dụng dịch vụ này, người dùng lại phải “móc hầu bao” thêm 5 USD/1 tháng cho 200 tin nhắn, nhân với thời hạn 24 tháng của bản hợp đồng, sẽ đẩy giá thực sự của iPhone lên 559 USD và 659 USD tương ứng với mẫu 8 GB và 16 GB, nhiều hơn 160 USD so với iPhone 1.0.
Người sử dụng không phải không có lựa chọn. Sau khi mua, họ có thể phá hợp đồng với AT&T và chọn nhà cung cấp dịch vụ khác. Tuy nhiên phương án này cũng không hề “dễ thở” hơn chút nào bởi phí bồi thường cho việc phá hợp đồng sẽ là 200 USD.
Giảm giá thiết bị nhưng lại tăng giá dịch vụ. Có thể nói, bản chất của việc giảm giá iPhone chính là câu chuyện chia sẻ miếng bánh của Apple với đối tác cung cấp viễn thông họ, chứ không phải chiến lược giảm giá để “kích cầu”.
Mặc dù vậy giá chỉ là một trong những yếu tố để những “con nghiện” Apple cân nhắc khi quyết định rút hầu bao, và doanh số bán hàng của Apple sẽ bị ảnh hưởng thế nào thì chỉ thời gian mới có câu trả lời đúng nhất.