- Biển số
- OF-361672
- Ngày cấp bằng
- 6/4/15
- Số km
- 1,207
- Động cơ
- 271,102 Mã lực
Theo https://vtc.vn/ban-tin-113-online/nguoi-to-giac-csgt-doi-62-trieu-bi-dan-anh-chi-yeu-cau-rut-don-to-giac-ar547944.html
Người tố giác CSGT đòi 6,2 triệu bị 'dân anh chị' yêu cầu rút đơn tố giác
(VTC News) - Sau khi nộp đơn tố giác lên Thanh tra Công an TP.HCM, anh Thái Đăng Phú bị một số người tự xưng là "dân anh chị" yêu cầu rút đơn tố giác.
Liên quan đến vụ một CSGT công tác tại Đội CSGT Tân Sơn Nhất, thuộc Phòng CSGT đường bộ - đường sắt (PC08) Công an TP.HCM bị tố đòi người vi phạm 6,2 triệu cho lỗi 400.000 đồng, sáng 25/5, anh Thái Đăng Phú (người tố giác, 23 tuổi, quê Hà Tĩnh, hiện tạm trú tại tỉnh Bình Dương) cho biết, sau khi gửi đơn tố giác lên Thanh tra Công an TP.HCM anh liên tục bị "dân anh chị" gọi điện yêu cầu rút đơn.
Cụ thể, ngày 14/5, anh Phú mang đơn lên Thanh tra Công an TP.HCM tố giác sự việc bị một CSGT đòi 6,2 triệu cho lỗi chỉ 400.000 đồng và đề nghị hỗ trợ phối hợp để bắt quả tang CSGT tên M.
Nhưng sau đó, anh Phú được giới thiệu làm việc với một cán bộ của Phòng CSGT Đường bộ - Đường sắt. Đến chiều tối cùng ngày, anh Phú được gọi xuống làm việc với Đội CSGT Tân Sơn Nhất.
Tại đây, anh Phú đề nghị trích xuất camera thì được một cán bộ tự xưng là lãnh đạo của đơn vị trả lời rằng camera chỉ lưu dữ liệu được 1 ngày nên không xem hình ảnh được.
Sau đó, anh Phú được đề nghị gặp trược tiếp CSGT tên M. để nói chuyện. Ông M. ra gặp xin lỗi và mong anh Phú bỏ qua mọi chuyện, rút đơn tố giác nhưng anh không đồng ý và ra về.
Anh Phú cho biết, sau khi nộp đơn tố giác lên cơ quan chức năng, các thông tin cá nhân của anh bị "lộ". Tại Bình Dương, nơi anh sinh sống và làm việc hay ở quê nhà là Hà Tĩnh, rất nhiều người tìm đến với cùng mục đích yêu cầu anh rút đơn tốc giác.
Chiếc xe máy của anh Thái Đăng Phú treo biển "xe xin số" nhưng vẫn bị CSGT yêu cầu nộp 6,2 triệu đồng.
Thậm chí, ngày 23/5, anh Phú kể lại có một số điện thoại lạ gọi đến tự xưng là "dân anh chị", nói chuyện với giọng điệu hung dữ đề nghị rút đơn tố giác, khiến anh cảm thấy vô cùng bất an.
"Người này gọi tới bảo tôi rút đơn tố giác đi, để người này còn báo lại cho thằng em (CSGT tên M. - PV)", anh Phú cho biết.
Sau khi bị "dân anh chị" gọi điện yêu cầu rút đơn, anh Phú rất lo lắng cho an toàn của bản thân và gia đình. Anh phải dậy đi làm từ sáng sớm và khi về nhà cũng không dám về ngay mà phải chờ tới khuya để về, vì sợ có người tới gặp đe doạ.
Anh Phú khẳng định sẽ không rút đơn và nguyện vọng muốn vụ việc này sớm được làm sáng tỏ và xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
Trước đó, vào khoảng 9h ngày 12/5, anh Phú chạy xe máy Exciter màu đỏ nhám mới mua từ cửa hàng về, có gắn biển "xe xin số", đi đến đoạn gần Công viên Hoàng Văn Thụ (quận Tân Bình) thì bị tổ công tác của đội CSGT Tân Sơn Nhất dừng xe kiểm tra.
Sau khi trình bằng lái và giấy biên nhận giao xe từ cửa hàng, anh Phú được CSGT thông báo mức phạt 6,2 triệu đồng đối với lỗi Không gắn biển số, yêu cầu anh Phú đưa đủ thì sẽ trả lại bằng lái để anh đi.
"Tôi thắc mắc vì sao lỗi này chỉ phạt 400.000 đồng nhưng lại đòi 6,2 triệu, nên tôi không đồng ý đóng thì CSGT đưa cả tôi và xe về trụ sở đội CSGT ở đường Trần Huy Liệu", anh Phú kể lại.
Tại trụ sở, CSGT tên M. "giảm giá" cho anh 200.000 đồng xuống 6 triệu đồng, nhưng anh Phú vẫn từ chối đóng tiền, vì trong người không có đủ số tiền trên, thì vị CSGT này gợi ý nhờ bạn bè chuyển tiền qua thẻ ATM, ra ngoài rút rồi vào đưa lại.
"Tôi trình bày là giờ này bạn bè đều đi làm cả rồi, không còn ai ở ngoài để chuyển khoản nữa. Thì ông CSGT tên M. tiếp tục gợi ý bảo bạn bè chuyển khoản Internet Banking", anh Phú cho hay.
Nhưng khi anh Phú nói không phải ai cũng dùng ứng dụng Internet Banking để chuyển tiền, thì CSGT này đưa anh qua một phòng kín không có người. Tại đây, anh được "ngã giá" xuống 5 triệu đồng, nếu đưa tiền thì sẽ được trả xe cho đi ngay.
Anh Phú tiếp tục nói trong người không có đủ tiền thì CSGT yêu cầu mở ví cho xem. Lưỡng lự một lúc thì anh Phú mở hé ví ra, CSGT tên M. liền hất tay anh Phú lấy hết 4 tờ mệnh giá 500.000 đồng (tổng cộng 2 triệu đồng) trong ví.
Sau khi CSGT tên M. lấy được 2 triệu, thì đồng ý cho anh Phú đưa xe về nhưng vẫn giữ lại giấy phép lái xe và hẹn sẽ trả lại sau khi đưa đủ 3 triệu đồng còn lại.
Trước khi ra về, CSGT tên M. bắt anh Phú ký vào một tờ giấy nhưng không cho đọc nội dung. Anh Phú xin biên bản để trừ trường hợp bị chốt CSGT khác bắt lại thì có cái trình bày, nhưng CSGT tên M. chỉ cho số điện thoại, và dặn dò nếu bị bắt thì gọi.
Anh Phú cho biết, ngoài anh thì tại trụ sở còn có một thanh niên chạy xe SH không có biển số làm việc với CSGT và cũng bị đòi tiền giống mình. "Tôi thấy có một thanh niên chạy SH bị CSGT yêu cầu đưa 8 triệu tại trụ sở, sau đó thanh niên này rút tiền và được cho đi ngay", anh Phú trình bày.
Đến ngày 14/5, anh Phú mang đơn tố giác sự việc lên Thanh tra Công an TP.HCM và đề nghị hỗ trợ phối hợp để bắt quả tang CSGT tên M. trong lúc nhận 3 triệu đồng còn lại như thoả thuận.
Ngay sau đó, anh Phú được hướng dẫn về phòng CSGT đường bộ, đường sắt (PC08) trình báo. Cán bộ phụ trách Thanh tra của Phòng làm việc với anh Phú, ghi biên bản tiếp nhận.
"Sau khi tôi nộp đơn cho Thanh tra Công an TP.HCM thì số điện thoại của CSGT tên M. không còn liên lạc được nữa...", anh Phú cho biết.
Sau đó, anh Phú đề nghị được gặp trực tiếp CSGT tên M. để nói chuyện. Anh M. ra gặp xin lỗi và mong anh Phú bỏ qua sự việc nhưng anh không chấp nhận.
Người tố giác CSGT đòi 6,2 triệu bị 'dân anh chị' yêu cầu rút đơn tố giác
(VTC News) - Sau khi nộp đơn tố giác lên Thanh tra Công an TP.HCM, anh Thái Đăng Phú bị một số người tự xưng là "dân anh chị" yêu cầu rút đơn tố giác.
Liên quan đến vụ một CSGT công tác tại Đội CSGT Tân Sơn Nhất, thuộc Phòng CSGT đường bộ - đường sắt (PC08) Công an TP.HCM bị tố đòi người vi phạm 6,2 triệu cho lỗi 400.000 đồng, sáng 25/5, anh Thái Đăng Phú (người tố giác, 23 tuổi, quê Hà Tĩnh, hiện tạm trú tại tỉnh Bình Dương) cho biết, sau khi gửi đơn tố giác lên Thanh tra Công an TP.HCM anh liên tục bị "dân anh chị" gọi điện yêu cầu rút đơn.
Cụ thể, ngày 14/5, anh Phú mang đơn lên Thanh tra Công an TP.HCM tố giác sự việc bị một CSGT đòi 6,2 triệu cho lỗi chỉ 400.000 đồng và đề nghị hỗ trợ phối hợp để bắt quả tang CSGT tên M.
Nhưng sau đó, anh Phú được giới thiệu làm việc với một cán bộ của Phòng CSGT Đường bộ - Đường sắt. Đến chiều tối cùng ngày, anh Phú được gọi xuống làm việc với Đội CSGT Tân Sơn Nhất.
Tại đây, anh Phú đề nghị trích xuất camera thì được một cán bộ tự xưng là lãnh đạo của đơn vị trả lời rằng camera chỉ lưu dữ liệu được 1 ngày nên không xem hình ảnh được.
Sau đó, anh Phú được đề nghị gặp trược tiếp CSGT tên M. để nói chuyện. Ông M. ra gặp xin lỗi và mong anh Phú bỏ qua mọi chuyện, rút đơn tố giác nhưng anh không đồng ý và ra về.
Anh Phú cho biết, sau khi nộp đơn tố giác lên cơ quan chức năng, các thông tin cá nhân của anh bị "lộ". Tại Bình Dương, nơi anh sinh sống và làm việc hay ở quê nhà là Hà Tĩnh, rất nhiều người tìm đến với cùng mục đích yêu cầu anh rút đơn tốc giác.
Chiếc xe máy của anh Thái Đăng Phú treo biển "xe xin số" nhưng vẫn bị CSGT yêu cầu nộp 6,2 triệu đồng.
Thậm chí, ngày 23/5, anh Phú kể lại có một số điện thoại lạ gọi đến tự xưng là "dân anh chị", nói chuyện với giọng điệu hung dữ đề nghị rút đơn tố giác, khiến anh cảm thấy vô cùng bất an.
"Người này gọi tới bảo tôi rút đơn tố giác đi, để người này còn báo lại cho thằng em (CSGT tên M. - PV)", anh Phú cho biết.
Sau khi bị "dân anh chị" gọi điện yêu cầu rút đơn, anh Phú rất lo lắng cho an toàn của bản thân và gia đình. Anh phải dậy đi làm từ sáng sớm và khi về nhà cũng không dám về ngay mà phải chờ tới khuya để về, vì sợ có người tới gặp đe doạ.
Anh Phú khẳng định sẽ không rút đơn và nguyện vọng muốn vụ việc này sớm được làm sáng tỏ và xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
Trước đó, vào khoảng 9h ngày 12/5, anh Phú chạy xe máy Exciter màu đỏ nhám mới mua từ cửa hàng về, có gắn biển "xe xin số", đi đến đoạn gần Công viên Hoàng Văn Thụ (quận Tân Bình) thì bị tổ công tác của đội CSGT Tân Sơn Nhất dừng xe kiểm tra.
Sau khi trình bằng lái và giấy biên nhận giao xe từ cửa hàng, anh Phú được CSGT thông báo mức phạt 6,2 triệu đồng đối với lỗi Không gắn biển số, yêu cầu anh Phú đưa đủ thì sẽ trả lại bằng lái để anh đi.
"Tôi thắc mắc vì sao lỗi này chỉ phạt 400.000 đồng nhưng lại đòi 6,2 triệu, nên tôi không đồng ý đóng thì CSGT đưa cả tôi và xe về trụ sở đội CSGT ở đường Trần Huy Liệu", anh Phú kể lại.
Tại trụ sở, CSGT tên M. "giảm giá" cho anh 200.000 đồng xuống 6 triệu đồng, nhưng anh Phú vẫn từ chối đóng tiền, vì trong người không có đủ số tiền trên, thì vị CSGT này gợi ý nhờ bạn bè chuyển tiền qua thẻ ATM, ra ngoài rút rồi vào đưa lại.
"Tôi trình bày là giờ này bạn bè đều đi làm cả rồi, không còn ai ở ngoài để chuyển khoản nữa. Thì ông CSGT tên M. tiếp tục gợi ý bảo bạn bè chuyển khoản Internet Banking", anh Phú cho hay.
Nhưng khi anh Phú nói không phải ai cũng dùng ứng dụng Internet Banking để chuyển tiền, thì CSGT này đưa anh qua một phòng kín không có người. Tại đây, anh được "ngã giá" xuống 5 triệu đồng, nếu đưa tiền thì sẽ được trả xe cho đi ngay.
Anh Phú tiếp tục nói trong người không có đủ tiền thì CSGT yêu cầu mở ví cho xem. Lưỡng lự một lúc thì anh Phú mở hé ví ra, CSGT tên M. liền hất tay anh Phú lấy hết 4 tờ mệnh giá 500.000 đồng (tổng cộng 2 triệu đồng) trong ví.
Sau khi CSGT tên M. lấy được 2 triệu, thì đồng ý cho anh Phú đưa xe về nhưng vẫn giữ lại giấy phép lái xe và hẹn sẽ trả lại sau khi đưa đủ 3 triệu đồng còn lại.
Trước khi ra về, CSGT tên M. bắt anh Phú ký vào một tờ giấy nhưng không cho đọc nội dung. Anh Phú xin biên bản để trừ trường hợp bị chốt CSGT khác bắt lại thì có cái trình bày, nhưng CSGT tên M. chỉ cho số điện thoại, và dặn dò nếu bị bắt thì gọi.
Anh Phú cho biết, ngoài anh thì tại trụ sở còn có một thanh niên chạy xe SH không có biển số làm việc với CSGT và cũng bị đòi tiền giống mình. "Tôi thấy có một thanh niên chạy SH bị CSGT yêu cầu đưa 8 triệu tại trụ sở, sau đó thanh niên này rút tiền và được cho đi ngay", anh Phú trình bày.
Đến ngày 14/5, anh Phú mang đơn tố giác sự việc lên Thanh tra Công an TP.HCM và đề nghị hỗ trợ phối hợp để bắt quả tang CSGT tên M. trong lúc nhận 3 triệu đồng còn lại như thoả thuận.
Ngay sau đó, anh Phú được hướng dẫn về phòng CSGT đường bộ, đường sắt (PC08) trình báo. Cán bộ phụ trách Thanh tra của Phòng làm việc với anh Phú, ghi biên bản tiếp nhận.
"Sau khi tôi nộp đơn cho Thanh tra Công an TP.HCM thì số điện thoại của CSGT tên M. không còn liên lạc được nữa...", anh Phú cho biết.
Sau đó, anh Phú đề nghị được gặp trực tiếp CSGT tên M. để nói chuyện. Anh M. ra gặp xin lỗi và mong anh Phú bỏ qua sự việc nhưng anh không chấp nhận.