- Biển số
- OF-720479
- Ngày cấp bằng
- 16/3/20
- Số km
- 344
- Động cơ
- 99,592 Mã lực
- Tuổi
- 34
Anh hùng Áo vải đánh tan quân Xiêm xâm lược.
Chiến công hiển hách của vua Quang Trung, bên cạnh trận đánh tan quân Thanh xâm lược sau đó.
Tháng 2 năm Quý Mão (1783), Nguyễn Nhạc sai hai em Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ mang quân vào Nam. Tướng Nguyễn là Châu Văn Tiếp hỏa công chống trả không lại. Thua trận, chúa Nguyễn Ánh chạy xuống Ba Giồng (Định Tường), Châu Văn Tiếp men theo núi qua Cao Miên rồi qua Xiêm cầu viện.
Giai đoạn này Xiêm La đang lúc thịnh vượng và tham vọng chiếm Cao Miên và Gia Định mở rộng bờ cõi. Khi nghe Châu Văn Tiếp đến cầu cứu, vua Xiêm Rama I đồng ý.
Châu Văn Tiếp gửi mật thư báo tin cho chúa Nguyễn. Sau khi hội đàm với tướng Xiêm tại Cà Mau, vào tháng 3 năm Giáp Thìn (1784), chúa Nguyễn đến thành Vọng Các hội kiến vua Xiêm. Được hứa giúp, chúa Nguyễn tổ chức lại lực lượng.
Sử gia Phan Huy Lê nhận xét:
"Triều Mạc thỏa thuận với nhà Minh và cắt đất cho giặc. Chúa Trịnh bất lực để cho nhà Minh rồi nhà Thanh lấn cướp nhiều dải đất biên cương. Nguyễn Ánh cầu cứu vua Xiêm và câu kết với chủ nghĩa tư bản phương Tây. Lê Chiêu Thống rước quân Thanh vào giày xéo đất nước.
Đây không còn là hành vi bán nước của từng phần tử phong kiến mà là sự phản bội dân tộc của các thế lực phong kiến nắm quyền thống trị.
Giai cấp phong kiến đang trải qua một quá trình phân hóa sâu sắc, trong đó từng bộ phận phong kiến cầm quyền, có tính chất đại diện, đã phản bội lợi ích dân tộc và sẵn sàng câu kết với giặc. Kẻ thù của độc lập dân tộc tìm thấy một chỗ dựa, một lực lượng nội ứng ngay bên trong cơ cấu xã hội."
Vua Xiêm sai cháu Chiêu Tăng làm chủ tướng và Chiêu Sương, tướng tiên phong, thống lĩnh 2 vạn quân thủy và 300 chiến thuyền, từ Vọng Các vượt vịnh Xiêm La, qua ngả Kiên Giang sang giúp.
Nguyễn Ánh tập hợp được một số quân khoảng 3, 4 ngàn người cho Chu Văn Tiếp chỉ huy và Mạc Tử Sanh làm tham tướng dẫn đường.
Quân Tây Sơn khoảng 2 vạn. Trang bị vũ khí, súng đại bác, quân Tây Sơn không hề thua kém quân Xiêm.
Biết quân Xiêm tham tàn, Nguyễn Huệ đưa tiền sang mua chuộc, giả giảng hòa, cốt cho tướng Xiêm chủ quan và làm tăng thêm hoài nghi của chúa Nguyễn đối với quân Xiêm.
Ngoài nghi ngờ trên, càng ở gần nhau thì mâu thuẫn giữa quân Nguyễn, quân Xiêm và dân Việt càng trở nên sâu sắc. Quân Xiêm cậy mình là cứu giúp nên đàn áp, cướp bóc nhân dân, khinh mạn chúa Nguyễn và quân Nguyễn.
Đêm ngày 18-1-1785 (ngày 8 tháng Chạp năm Giáp Thìn), lợi dụng con nước xuôi, hai đạo thủy bộ quân Xiêm rầm rộ tấn công.
Khoảng đầu canh năm ngày 19, đoàn thuyền Xiêm lọt trận địa mai phục của Tây Sơn ở Rạch Gầm-Xoài Mút, pháo lệnh tấn công của Tây Sơn nổ vang. Hai đội thủy binh Tây Sơn từ Rạch Gầm, Xoài Mút lao ra, chặn đánh hai đầu, dồn quân Xiem vào vòng vây đã bố trí sẵn. Từ hai bờ sông Tiền và dọc cù lao Thới Sơn, bãi Tôn, cồn Bà Kiểu, Rừng Dừa... đại bác cùng pháo hỏa hổ của bộ binh Tây Sơn bắn dữ dội vào khúc giữa đoàn thuyền địch đang bị ùn lại.
Thuyền Tây Sơn từ Rạch Gầm, Xoài Mút trong nhánh rạch nhỏ chảy quanh cồn bãi, kéo ra chặn đánh đầu. Một đoàn thuyền khác sau cù lao Thới Sơn, xông ra đánh mạnh vào hông (chia cắt đội hình) và đánh chặn đường lui, dồn đoàn thuyền Xiêm vào thế tiến thoái lưỡng nan. Tây Sơn cho thuyền nhẹ chở đầy vật liệu dễ cháy đâm thẳng vào thuyền Xiêm đang rối loạn làm cho số bị chìm, số bị cháy...
Quân Tây Sơn, thủy bộ phối hợp quyết liệt khép chặt vòng vây, tiêu diệt quân địch hết mảng này đến mảng khác dưới sự chỉ huy và đốc chiến của Nguyễn Huệ.
Vừa rạng sáng 20, thì chiến cuộc chấm dứt. 300 chiến thuyền và 2 vạn thủy binh Xiêm cùng một số quân của chúa Nguyễn, không đầy một ngày, bị quân Tây Sơn phá tan. Hai tướng Xiêm chạy về Sa Đéc, bị truy kích, hối hả dẫn vài nghìn tàn quân chạy bộ sang Chân Lạp rồi về Xiêm.
Riêng chúa Nguyễn Ánh vừa thấy thế Tây Sơn mãnh liệt, không thể chống nổi cùng đoàn tùy tùng vội vã rút chạy theo sông Trà Luật ra sông Tiền rồi tìm đường sang Trấn Giang (Cần Thơ). Số quân bộ của Nguyễn Ánh chỉ còn hơn 800 người chạy thoát sang Xiêm.
Chính sử nhà Nguyễn, dù được viết với quan điểm ủng hộ Nguyễn Ánh, phê phán Nguyễn Huệ cũng phải thừa nhận:
"...quân Xiêm (từ sau khi thua trận Rạch Gầm – Xoài Mút) tuy ngoài miệng thì nói khoác nhưng trong bụng thì sợ Nguyễn Huệ như sợ cọp."
Sử học Phan Huy Lê nhận xét: "Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Xiêm được bọn phong kiến phản bội Nguyễn Ánh tiếp tay, là cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc… Quân xâm lược lại được Nguyễn Ánh dẫn đường và được các thế lực phong kiến ********* bên trong, nhất là tầng lớp đại địa chủ ở Gia Định ủng hộ.
Thế mà với chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút, quân Tây Sơn đã nghiền nát quân cướp nước và bán nước bằng một trận tiêu diệt sấm sét... Đó là một chiến công lớn, oanh liệt đầu tiên của nhân dân miền Nam, bất chấp những khó khăn, phức tạp của hoàn cảnh lịch sử và sự phản bội của bè lũ phong kiến trong nước."
Trích từ: https://www.facebook.com/groups/1770472453079500/permalink/3422199784573417/
Chiến công hiển hách của vua Quang Trung, bên cạnh trận đánh tan quân Thanh xâm lược sau đó.
Tháng 2 năm Quý Mão (1783), Nguyễn Nhạc sai hai em Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ mang quân vào Nam. Tướng Nguyễn là Châu Văn Tiếp hỏa công chống trả không lại. Thua trận, chúa Nguyễn Ánh chạy xuống Ba Giồng (Định Tường), Châu Văn Tiếp men theo núi qua Cao Miên rồi qua Xiêm cầu viện.
Giai đoạn này Xiêm La đang lúc thịnh vượng và tham vọng chiếm Cao Miên và Gia Định mở rộng bờ cõi. Khi nghe Châu Văn Tiếp đến cầu cứu, vua Xiêm Rama I đồng ý.
Châu Văn Tiếp gửi mật thư báo tin cho chúa Nguyễn. Sau khi hội đàm với tướng Xiêm tại Cà Mau, vào tháng 3 năm Giáp Thìn (1784), chúa Nguyễn đến thành Vọng Các hội kiến vua Xiêm. Được hứa giúp, chúa Nguyễn tổ chức lại lực lượng.
Sử gia Phan Huy Lê nhận xét:
"Triều Mạc thỏa thuận với nhà Minh và cắt đất cho giặc. Chúa Trịnh bất lực để cho nhà Minh rồi nhà Thanh lấn cướp nhiều dải đất biên cương. Nguyễn Ánh cầu cứu vua Xiêm và câu kết với chủ nghĩa tư bản phương Tây. Lê Chiêu Thống rước quân Thanh vào giày xéo đất nước.
Đây không còn là hành vi bán nước của từng phần tử phong kiến mà là sự phản bội dân tộc của các thế lực phong kiến nắm quyền thống trị.
Giai cấp phong kiến đang trải qua một quá trình phân hóa sâu sắc, trong đó từng bộ phận phong kiến cầm quyền, có tính chất đại diện, đã phản bội lợi ích dân tộc và sẵn sàng câu kết với giặc. Kẻ thù của độc lập dân tộc tìm thấy một chỗ dựa, một lực lượng nội ứng ngay bên trong cơ cấu xã hội."
Vua Xiêm sai cháu Chiêu Tăng làm chủ tướng và Chiêu Sương, tướng tiên phong, thống lĩnh 2 vạn quân thủy và 300 chiến thuyền, từ Vọng Các vượt vịnh Xiêm La, qua ngả Kiên Giang sang giúp.
Nguyễn Ánh tập hợp được một số quân khoảng 3, 4 ngàn người cho Chu Văn Tiếp chỉ huy và Mạc Tử Sanh làm tham tướng dẫn đường.
Quân Tây Sơn khoảng 2 vạn. Trang bị vũ khí, súng đại bác, quân Tây Sơn không hề thua kém quân Xiêm.
Biết quân Xiêm tham tàn, Nguyễn Huệ đưa tiền sang mua chuộc, giả giảng hòa, cốt cho tướng Xiêm chủ quan và làm tăng thêm hoài nghi của chúa Nguyễn đối với quân Xiêm.
Ngoài nghi ngờ trên, càng ở gần nhau thì mâu thuẫn giữa quân Nguyễn, quân Xiêm và dân Việt càng trở nên sâu sắc. Quân Xiêm cậy mình là cứu giúp nên đàn áp, cướp bóc nhân dân, khinh mạn chúa Nguyễn và quân Nguyễn.
Đêm ngày 18-1-1785 (ngày 8 tháng Chạp năm Giáp Thìn), lợi dụng con nước xuôi, hai đạo thủy bộ quân Xiêm rầm rộ tấn công.
Khoảng đầu canh năm ngày 19, đoàn thuyền Xiêm lọt trận địa mai phục của Tây Sơn ở Rạch Gầm-Xoài Mút, pháo lệnh tấn công của Tây Sơn nổ vang. Hai đội thủy binh Tây Sơn từ Rạch Gầm, Xoài Mút lao ra, chặn đánh hai đầu, dồn quân Xiem vào vòng vây đã bố trí sẵn. Từ hai bờ sông Tiền và dọc cù lao Thới Sơn, bãi Tôn, cồn Bà Kiểu, Rừng Dừa... đại bác cùng pháo hỏa hổ của bộ binh Tây Sơn bắn dữ dội vào khúc giữa đoàn thuyền địch đang bị ùn lại.
Thuyền Tây Sơn từ Rạch Gầm, Xoài Mút trong nhánh rạch nhỏ chảy quanh cồn bãi, kéo ra chặn đánh đầu. Một đoàn thuyền khác sau cù lao Thới Sơn, xông ra đánh mạnh vào hông (chia cắt đội hình) và đánh chặn đường lui, dồn đoàn thuyền Xiêm vào thế tiến thoái lưỡng nan. Tây Sơn cho thuyền nhẹ chở đầy vật liệu dễ cháy đâm thẳng vào thuyền Xiêm đang rối loạn làm cho số bị chìm, số bị cháy...
Quân Tây Sơn, thủy bộ phối hợp quyết liệt khép chặt vòng vây, tiêu diệt quân địch hết mảng này đến mảng khác dưới sự chỉ huy và đốc chiến của Nguyễn Huệ.
Vừa rạng sáng 20, thì chiến cuộc chấm dứt. 300 chiến thuyền và 2 vạn thủy binh Xiêm cùng một số quân của chúa Nguyễn, không đầy một ngày, bị quân Tây Sơn phá tan. Hai tướng Xiêm chạy về Sa Đéc, bị truy kích, hối hả dẫn vài nghìn tàn quân chạy bộ sang Chân Lạp rồi về Xiêm.
Riêng chúa Nguyễn Ánh vừa thấy thế Tây Sơn mãnh liệt, không thể chống nổi cùng đoàn tùy tùng vội vã rút chạy theo sông Trà Luật ra sông Tiền rồi tìm đường sang Trấn Giang (Cần Thơ). Số quân bộ của Nguyễn Ánh chỉ còn hơn 800 người chạy thoát sang Xiêm.
Chính sử nhà Nguyễn, dù được viết với quan điểm ủng hộ Nguyễn Ánh, phê phán Nguyễn Huệ cũng phải thừa nhận:
"...quân Xiêm (từ sau khi thua trận Rạch Gầm – Xoài Mút) tuy ngoài miệng thì nói khoác nhưng trong bụng thì sợ Nguyễn Huệ như sợ cọp."
Sử học Phan Huy Lê nhận xét: "Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Xiêm được bọn phong kiến phản bội Nguyễn Ánh tiếp tay, là cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc… Quân xâm lược lại được Nguyễn Ánh dẫn đường và được các thế lực phong kiến ********* bên trong, nhất là tầng lớp đại địa chủ ở Gia Định ủng hộ.
Thế mà với chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút, quân Tây Sơn đã nghiền nát quân cướp nước và bán nước bằng một trận tiêu diệt sấm sét... Đó là một chiến công lớn, oanh liệt đầu tiên của nhân dân miền Nam, bất chấp những khó khăn, phức tạp của hoàn cảnh lịch sử và sự phản bội của bè lũ phong kiến trong nước."
Trích từ: https://www.facebook.com/groups/1770472453079500/permalink/3422199784573417/