- Biển số
- OF-821928
- Ngày cấp bằng
- 2/11/22
- Số km
- 137
- Động cơ
- 7,338 Mã lực
- Tuổi
- 29
Em có đam mê lịch sử, mạn phép chia sẻ với các cụ quan điểm của em về nhân vật lịch sử Lê Long Đĩnh, mong nhận được góp ý của các cụ và tranh luận tích cực ạ.
I. Lê Long Đĩnh qua những trang lịch sử
Trong lịch sử, có một vị vua hết sức đặc biệt, khi bị đóng đinh với những tính cách như ưa giết tróc, khinh thường đạo Phật, hoang dâm đến nỗi bị bệnh trĩ, một hôn quân thiên cổ. Đó là Lê Long Đĩnh, hay còn được biết đến với cái tên Lê Ngọa Triều, vị vua cuối cùng triều đại Tiền Lê.
Sử chép về nhân vật này như sau:
“Vua (Lê Long Đĩnh) tính hiếu sát, phàm người bị hành hình, hoặc sai lấy cỏ gianh quấn vào người mà đốt, để cho lửa cháy gần chết…Phàm bò lợn muốn làm thịt thì tự tay vua cầm dao chọc tiết trước, rồi mới đưa vào nhà bếp sau. Có lần vua róc mía trên đầu sư Quách Ngang, giả vờ lỡ tay làm đầu sư bị thương chảy máu rồi cả cười…”
“gọi (vua Lê Long Đĩnh) là Ngọa Triều, vì vua mắc bệnh trĩ phải nằm mà coi chầu”
Nhưng khi đọc kỹ trong lịch sử, có nhiều tình tiết hết sức mâu thuẫn với những tính cách của vị vua này.
Hình ảnh vua Lê Long Đĩnh trong quan niệm dân gian
II. Nghi vấn bệnh trĩ
Xét ra, Lê Long Đĩnh giống như một “tiểu Lê Hoàn” với một điểm chung là hết sức năng nổ, tự mình cầm quân trong các hoạt động quân sự, cuộc đời gắn liền trên lưng ngựa. Thời gian ở ngôi 4 năm nhưng ông tổ chức 5 chiến dịch quân sự lớn nhỏ:
Theo mình, Lê Long Đĩnh không hề bị trĩ, có thể đó là một câu chuyện người đời sau thêm vào để nhằm bôi xấu ông để phục vụ các mục đích chính trị nào đó. Còn việc ông nằm thiết triều có thể là chính xác, nhưng với lý do khác là nhà vua bị thương vào chiến dịch quân sự tháng 7 năm 1009.
Sử có chép lại:
“Mùa thu, tháng 7,(sau khi đi đánh dẹp)… Thuyền rồng rời cửa Hoàn ra ngoài biển, chợt gió to sóng lớn, mây mưa tối sầm, bèn sai quay thuyền trở lại. Sau đó sợ đường biển khó khăn nguy hiểm đi đường bộ về kinh sư”
Tuy mơ hồ, nhưng không loại trừ nhà vua bị thương trong lúc “gió to sóng lớn” ngoài biển này!
Chân dung Lê Long Đĩnh, mô phỏng bởi AI
III. Cái chết không rõ ràng
Cái chết của Lê Long Đĩnh cũng là một nghi vấn lớn, nó diễn ra rất “chóng vánh”.
Sau khi tiến hành chiến dịch quân sự vào tháng 7 năm 1009, giai đoạn tháng 8,9,10 sử đều không ghi nhận bất cứ sự kiện gì, đồng thời cũng không ghi lại nguyên nhân cái chết của nhà vua. Sử chỉ chép lại vắn tắt 1 dòng: “Mùa Đông, tháng 10, ngày Tân Hợi, vua băng ở tẩm điện gọi là Ngọa Triều”. Mình có cảm giác như sử bị chép thiếu một hoặc một loạt sự kiện gì đó, mà chỉ chép kết quả của loạt sự kiện ấy là cái chết của nhà vua.
Một sự kiện khiến mình không khỏi băn khoăn như sau: Lê Long Đĩnh băng hà ngày Tân-Hợi, thì cách 2 ngày sau, ngày Quý-Sửu, Lý Công Uẩn (Lý Thái Tổ) tự lập làm vua. Việc nối ngôi là một việc trọng đại, nhưng việc Lý Thái Tổ lên ngôi thật chóng vánh và “gọn gàng” và không gặp phải một sự phản kháng nào từ triều thần. Phải nói thêm rằng, sau khi Lê Đại Hành nắm quyền nhiếp chính (chưa lên ngôi vua) đã xẩy ra hàng loạt các cuộc phản kháng của quần thần, tiêu biểu của đại thần Nguyễn Bặc, Đinh Điền.
Sử cũng ghi rõ, Lý Công Uẩn là một người có thân thế rất lớn trong triều Tiền Lê, ông là con rể vua Lê Đại Hành, giữ chức Tả thân vệ điện tiền chỉ huy sứ – coi giữ cấm quân, đứng sau ông là sư Vạn Hạnh – người đại diện cho tầng lớp Tăng Sỹ, mà Phật Giáo có ảnh hưởng rất sâu rộng trong cả đời sống lẫn chính trị nước Đại Cồ Việt thời bấy giờ. Hay nói tóm gọn lại, Lý Công Uẩn vừa nắm binh quyền, vừa được sự ủng hộ của giới Tăng Đạo, lại là hoàng thân nhà Tiền Lê.
Theo mình có rất nhiều nghi vấn ở cái chết của Lê Long Đĩnh và cũng có thể đã diễn ra một cuộc thay đổi triều đại ngoạn mục như cách Lê Đại Hành lên ngôi hoàng đế. Mình xin mạo muội đưa ra một kịch bản hư cấu, mang tính “phim ảnh” về khoảng thời gian “chóng vánh” này như sau:
Tượng thờ vua Lê Long Đĩnh tại đền vua Lê – Ninh Bình
IV. Lê Long Đĩnh có thực sự là một hôn quân?
Lê Long Đĩnh được biết đến là một hôn quân, bạo chúa nhưng trong thời gian tại vị (1005-1009) ông cũng đã thực thi những chính sách cả về quân sự, đội nội, đối ngoại, kinh tế, văn hóa, giáo dục đáng ghi nhận:
Chân dung vua Lê Long Đĩnh sử dụng công nghệ AI
V. Kết luận
Thật khó để kết luận đúng, sai, tìm được sự thật về những đế vương hay một giai đoạn lịch sử nhộn nhạo, vì tất cả còn lại chỉ là vài trang sử ngắn ngủi.
Có thể Lê Long Đĩnh là một vị vua bạo ngược, hoang đường như sử chép thật, nhưng cũng có thể là một vị vua bất hạnh của lịch sử, chỉ có trời mới biết.
Tuy nhiên, có những dữ kiện được sử chép lại bị chồng lấn và mâu thuẫn, khiến không thể không có những nghi vấn. Tại sao một vị vua cho thỉnh kinh phật lại có hành động dóc mía trên đầu nhà sư, tại sao một vị vua tháng 7 còn trên lưng ngựa mà tháng 10 đã chết vì bệnh trĩ, tại sao vua Lý Công Uẩn lại lên ngôi êm thấm chỉ 2 ngày sau cái chết của Lê Long Đĩnh và vội vàng lên kế hoạch dời đô ngay từ tháng 1 năm 1010? Tất cả điều đó khiến chúng ta có những nghi vấn của riêng mình. Vì chúng ta biết rằng, trò chơi vương quyền là trò chơi cầm giao đằng lưỡi, một mất-một còn, thắng làm vua-thua làm giặc.
Như mình đã nói nhiều trong bài viết, những quan điểm của mình chỉ mang tính chất cá nhân, nhằm giúp các bạn có được thêm một góc nhìn về những sự kiện lịch sử khô khan, chứ không có ý bôi nhọ, minh oan và càng không “lật sử”.
Bài viết của mình hôm nay đến đây là kết thúc, cám ơn các bạn đã đọc đến những dòng này. Chúc các bạn một tuần làm việc hiệu quả.
Thân ái chào tạm biệt!!
I. Lê Long Đĩnh qua những trang lịch sử
Trong lịch sử, có một vị vua hết sức đặc biệt, khi bị đóng đinh với những tính cách như ưa giết tróc, khinh thường đạo Phật, hoang dâm đến nỗi bị bệnh trĩ, một hôn quân thiên cổ. Đó là Lê Long Đĩnh, hay còn được biết đến với cái tên Lê Ngọa Triều, vị vua cuối cùng triều đại Tiền Lê.
Sử chép về nhân vật này như sau:
“Vua (Lê Long Đĩnh) tính hiếu sát, phàm người bị hành hình, hoặc sai lấy cỏ gianh quấn vào người mà đốt, để cho lửa cháy gần chết…Phàm bò lợn muốn làm thịt thì tự tay vua cầm dao chọc tiết trước, rồi mới đưa vào nhà bếp sau. Có lần vua róc mía trên đầu sư Quách Ngang, giả vờ lỡ tay làm đầu sư bị thương chảy máu rồi cả cười…”
“gọi (vua Lê Long Đĩnh) là Ngọa Triều, vì vua mắc bệnh trĩ phải nằm mà coi chầu”
Nhưng khi đọc kỹ trong lịch sử, có nhiều tình tiết hết sức mâu thuẫn với những tính cách của vị vua này.
Hình ảnh vua Lê Long Đĩnh trong quan niệm dân gian
II. Nghi vấn bệnh trĩ
Xét ra, Lê Long Đĩnh giống như một “tiểu Lê Hoàn” với một điểm chung là hết sức năng nổ, tự mình cầm quân trong các hoạt động quân sự, cuộc đời gắn liền trên lưng ngựa. Thời gian ở ngôi 4 năm nhưng ông tổ chức 5 chiến dịch quân sự lớn nhỏ:
- Đánh Ngự Bắc Vương và Trung Quốc Vương làm phản năm 1005
- Đánh Ngự Man Vương ở Châu Phong năm 1005
- Đánh giặc Cử Long năm 1005
- Đánh châu Đô Lương (Tuyên Quang) năm 1008
- Đánh Án Động năm 1008
- Đánh các châu Hoan Đường, Thạch Hà tháng 7 năm 1009
Theo mình, Lê Long Đĩnh không hề bị trĩ, có thể đó là một câu chuyện người đời sau thêm vào để nhằm bôi xấu ông để phục vụ các mục đích chính trị nào đó. Còn việc ông nằm thiết triều có thể là chính xác, nhưng với lý do khác là nhà vua bị thương vào chiến dịch quân sự tháng 7 năm 1009.
Sử có chép lại:
“Mùa thu, tháng 7,(sau khi đi đánh dẹp)… Thuyền rồng rời cửa Hoàn ra ngoài biển, chợt gió to sóng lớn, mây mưa tối sầm, bèn sai quay thuyền trở lại. Sau đó sợ đường biển khó khăn nguy hiểm đi đường bộ về kinh sư”
Tuy mơ hồ, nhưng không loại trừ nhà vua bị thương trong lúc “gió to sóng lớn” ngoài biển này!
III. Cái chết không rõ ràng
Cái chết của Lê Long Đĩnh cũng là một nghi vấn lớn, nó diễn ra rất “chóng vánh”.
Sau khi tiến hành chiến dịch quân sự vào tháng 7 năm 1009, giai đoạn tháng 8,9,10 sử đều không ghi nhận bất cứ sự kiện gì, đồng thời cũng không ghi lại nguyên nhân cái chết của nhà vua. Sử chỉ chép lại vắn tắt 1 dòng: “Mùa Đông, tháng 10, ngày Tân Hợi, vua băng ở tẩm điện gọi là Ngọa Triều”. Mình có cảm giác như sử bị chép thiếu một hoặc một loạt sự kiện gì đó, mà chỉ chép kết quả của loạt sự kiện ấy là cái chết của nhà vua.
Một sự kiện khiến mình không khỏi băn khoăn như sau: Lê Long Đĩnh băng hà ngày Tân-Hợi, thì cách 2 ngày sau, ngày Quý-Sửu, Lý Công Uẩn (Lý Thái Tổ) tự lập làm vua. Việc nối ngôi là một việc trọng đại, nhưng việc Lý Thái Tổ lên ngôi thật chóng vánh và “gọn gàng” và không gặp phải một sự phản kháng nào từ triều thần. Phải nói thêm rằng, sau khi Lê Đại Hành nắm quyền nhiếp chính (chưa lên ngôi vua) đã xẩy ra hàng loạt các cuộc phản kháng của quần thần, tiêu biểu của đại thần Nguyễn Bặc, Đinh Điền.
Sử cũng ghi rõ, Lý Công Uẩn là một người có thân thế rất lớn trong triều Tiền Lê, ông là con rể vua Lê Đại Hành, giữ chức Tả thân vệ điện tiền chỉ huy sứ – coi giữ cấm quân, đứng sau ông là sư Vạn Hạnh – người đại diện cho tầng lớp Tăng Sỹ, mà Phật Giáo có ảnh hưởng rất sâu rộng trong cả đời sống lẫn chính trị nước Đại Cồ Việt thời bấy giờ. Hay nói tóm gọn lại, Lý Công Uẩn vừa nắm binh quyền, vừa được sự ủng hộ của giới Tăng Đạo, lại là hoàng thân nhà Tiền Lê.
Theo mình có rất nhiều nghi vấn ở cái chết của Lê Long Đĩnh và cũng có thể đã diễn ra một cuộc thay đổi triều đại ngoạn mục như cách Lê Đại Hành lên ngôi hoàng đế. Mình xin mạo muội đưa ra một kịch bản hư cấu, mang tính “phim ảnh” về khoảng thời gian “chóng vánh” này như sau:
- Lý Công Uẩn, được sự ủng hộ của giới Tăng Đạo, từ lâu đã có ý dòm ngó hoàng vị, tuy nhiên luôn tỏ ra như không có gì, lại cố giấu mình (sự thực thời nhà Lê, sử chép rất ít về Lý Công Uẩn). Sau khi Lê Long Đĩnh lên ngôi, thường xuyên mang quân đánh dẹp, sau sự kiện 8 tháng tranh giành ngôi vị cộng thêm việc Long Đĩnh giết anh cướp ngôi, nhà Lê đã mất đi sự tin tưởng của dân chúng. Nhận thấy thời cơ đến, Lý Công Uẩn củng cố sự ủng hộ từ giới Tăng Đạo thông qua sư Vạn Hạnh, lại ra sức lấy lòng quan lại trong triều (điển hình như Đào Cam Mộc hay), đồng thời giấu mình chờ thời.
- Tháng 7/1009, Lê Long Đĩnh mang quân đi đánh giặc, bị thương nặng, trở về đến triều đình thì bệnh càng trở nặng. Lý Công Uẩn biết thời cơ đến, bày binh bố trận, bố trí nhân sự chờ ngày hành động.
- Tháng 10/1009, Lê Long Đĩnh bệnh nặng băng hà, Lý Công Uấn tiến hành một cuộc chính biến, đoạt lấy đế vị.
- Vì sợ thế lực hoàng tộc nhà Lê và giới quan lại thủ cựu (nhiều hoàng tộc nhà Lê được phong Vương, nắm giữ binh quyền), ngay sau khi lên ngôi (tháng 10/1009) thì mùa xuân năm 1010, Lý Công Uẩn đã viết “Thiên đô chiếu” và tức tốc dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long vào tháng 7/1010, thoát khỏi toàn bộ ảnh hưởng của nhà Đinh, Tiền Lê để xây dựng một triều đại hoàn toàn mới , đó là nhà Lý.
IV. Lê Long Đĩnh có thực sự là một hôn quân?
Lê Long Đĩnh được biết đến là một hôn quân, bạo chúa nhưng trong thời gian tại vị (1005-1009) ông cũng đã thực thi những chính sách cả về quân sự, đội nội, đối ngoại, kinh tế, văn hóa, giáo dục đáng ghi nhận:
- Về quân sự: tổ chức toàn thắng 5 chiến dịch quân sự nhằm ổn định tình hình đất nước sau 8 tháng biến loạn, đấy nước vô chủ.
- Về đối nội: năm 1009 cho đào kênh, đắp đường, dựng cột bia ở Ái Châu, lại sai đóng thuyền để ở các bến sông Vũ Lung, Bạt Cừ, Động Lung bốn chỗ để chở người qua lại. Tháng 7 năm 1009 vua sai Phòng át sứ là Hồ Thủ Ích đem hơn 5 nghìn quân của châu Hoan Đường, sửa chữa đường từ sông Châu Giáp đến cửa biển Nam Giới.
- Về đối ngoại: Lê Long Đĩnh thực hiện chính sách đối ngoại tương tự cha mình, liên tục có các cuộc qua lại giữa sứ thần 2 nước, đồng thời việc giữ lễ với “Thiên triều” cũng êm ấm. Việc ngoại giao này ngoài giúp ông tiếp tục được phong “Giao Chỉ Quận Vương” như vua cha, nước ta tiếp tục nhận được sự công nhận độc lập từ nhà Tống.
- Về kinh tế: Lê Long Đĩnh xin với nhà Tống cho nước ta được đặt người coi việc tại chợ trao đổi hàng hóa ở Ung Châu, nhưng vua Tống chỉ cho mua bán tại Liêm Châu và trấn Như Hồng. Ung Châu là vùng sầm uất nằm sâu trong nội địa nhà Tống (Nam Ninh – Trung Quốc) hơn là Liêm Châu (ven biển Quảng Tây). Việc Lê Long Đĩnh xin cho Đại Cồ Việt được vào sâu trong nội địa, đông đúc dân cư hơn, dễ dàng buôn bán hơn. Tuy nhiên đáng tiếc là nhà Tống không đồng ý.
- Về văn hóa-giáo dục: năm 1006 sửa đổi quan chế, triều phục quan văn, võ, tăng đạo, mô phỏng theo nhà Tống. Đây là lần đầu tiên ghi nhận cảm cách quan chế-trang phục quan lại trong lịch sử nước ta. Thời gian trị vì của Lê Long Đĩnh cũng ghi nhận lần đầu tiên nước ta xin được sách giáo dục nho dọc từ Trung Quốc theo con đường chính thống. An Nam Chí Lược chép rằng năm 1009 Lê Long Đĩnh xin được nhà Tống bộ Cửu-Kinh (Tứ Thư-Ngũ Kinh là bộ sách kinh điển của Nho giáo), ngoài ra còn xin được một bộ kinh Phật.
V. Kết luận
Thật khó để kết luận đúng, sai, tìm được sự thật về những đế vương hay một giai đoạn lịch sử nhộn nhạo, vì tất cả còn lại chỉ là vài trang sử ngắn ngủi.
Có thể Lê Long Đĩnh là một vị vua bạo ngược, hoang đường như sử chép thật, nhưng cũng có thể là một vị vua bất hạnh của lịch sử, chỉ có trời mới biết.
Tuy nhiên, có những dữ kiện được sử chép lại bị chồng lấn và mâu thuẫn, khiến không thể không có những nghi vấn. Tại sao một vị vua cho thỉnh kinh phật lại có hành động dóc mía trên đầu nhà sư, tại sao một vị vua tháng 7 còn trên lưng ngựa mà tháng 10 đã chết vì bệnh trĩ, tại sao vua Lý Công Uẩn lại lên ngôi êm thấm chỉ 2 ngày sau cái chết của Lê Long Đĩnh và vội vàng lên kế hoạch dời đô ngay từ tháng 1 năm 1010? Tất cả điều đó khiến chúng ta có những nghi vấn của riêng mình. Vì chúng ta biết rằng, trò chơi vương quyền là trò chơi cầm giao đằng lưỡi, một mất-một còn, thắng làm vua-thua làm giặc.
Như mình đã nói nhiều trong bài viết, những quan điểm của mình chỉ mang tính chất cá nhân, nhằm giúp các bạn có được thêm một góc nhìn về những sự kiện lịch sử khô khan, chứ không có ý bôi nhọ, minh oan và càng không “lật sử”.
Bài viết của mình hôm nay đến đây là kết thúc, cám ơn các bạn đã đọc đến những dòng này. Chúc các bạn một tuần làm việc hiệu quả.
Thân ái chào tạm biệt!!