Đảo chữ Nam Việt - Việt Nam thôi.
2. TÀI LIỆU VỀ VIỆC VUA GIA LONG ĐẶT QUỐC HIỆU VIỆT NAM TRONG MỘC BẢN TRIỀU NGUYỄN
Mộc bản triều Nguyễn là những bản gỗ khắc chữ Hán Nôm ngược dùng để in ra các sách được sử dụng phổ biến dưới triều Nguyễn. Mộc bản triều Nguyễn là loại hình tài liệu đặc biệt quý hiếm của Việt Nam và thế giới. Hiện nay chỉ còn số ít nước còn lưu giữ được loại hình tài liệu này như: Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc.
Mới đây ngày 30 tháng 7 năm 2009, Mộc bản triều Nguyễn đã được đưa vào chương trình “Ký ức thế giới” của UNESCO. Đây là Di sản Tư liệu đầu tiên của Việt Nam được UNESCO công nhận là Di sản Tư liệu thế giới.
Mộc bản triều Nguyễn phản ánh nhiều vấn đề và sự kiện xã hội Việt Nam dưới triều Nguyễn.
Chúng tôi xin giới thiệu tài liệu về việc vua Gia Long đặt Quốc hiệu là Việt Nam.
* VĂN BẢN CHỮ HÁN NÓI VỀ SỰ KIỆN VUA GIA LONG ĐẶT QUỐC HIỆU VIỆT NAM (BẢN GỐC VÀ BẢN DẬP)
Tên gọi Việt Nam lần đầu tiên chính thức trở thành Quốc hiệu của nước ta vào năm 1804. Nó được xác lập bởi một văn bản pháp lý quan trọng là Chiếu của vua Gia Long năm thứ 3 (cách đây hơn 200 năm) và được thông báo cho các nước biết.
Xin giới thiệu nguyên văn bài dịch bản Chiếu của vua Gia Long và triều đình nhà Nguyễn về sự kiện này.
Nguyên bản gồm hai trang chữ Hán (trang 12 và 13), quyển 23 nằm trong bộ sách Đại Nam thực lục chính biên đệ nhất kỷ (ghi chép lịch sử thời vua Gia Long) đang bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV – Đà Lạt.
Đặt Quốc hiệu là Việt Nam, ngày Đinh Sửu, đem việc cáo Thái miếu.
Lễ xong vua ngự ở điện nhận lễ chầu mừng. Xuống chiếu bố cáo trong ngoài.
Chiếu rằng: “Đế vương dựng nước, trước phải trọng Quốc hiệu để tỏ thống nhất. Xét từ các đấng tiên thánh vương ta xây nền dấy nghiệp, mở đất Viêm bang, gồm cả đất đai từ Việt Thường về Nam, nhân đó lấy chữ Việt mà đặt tên nước. Hơn 200 năm, nối hòa thêm sáng, vững được nền thần thánh dõi truyền, giữ được vận trong ngoài yên lặng. Chợt đến giữa chừng, vận nước khó khăn, ta lấy mình nhỏ, lo dẹp giặc loạn, nên nay nhờ được phúc lớn, nối được nghiệp xưa, bờ cõi Giao Nam đều vào bản tịch. Sau nghĩ tới mưu văn công võ, ở ngôi chính, chịu mệnh mới, nên định lấy ngày 17 tháng 2 năm nay, kính cáo Thái miếu, cải chính
Quốc hiệu là Việt Nam, để dựng nền lớn, truyền lâu xa. Phàm công việc nước ta việc gì quan hệ đến Quốc hiệu và thư từ báo cáo với nước ngoài,
đều lấy Việt Nam làm tên nước, không được quen xưng hiệu cũ là An Nam nữa”.
Lại hạ chiếu báo các nước Xiêm La, Lữ Tống và các thuộc quốc Chân Lạp, Vạn Tượng, khiến đều biết cả.
Lê Khắc Niên Báo Lâm Đồng – Xuân Canh Dần (2010) Việt Nam! Đó là hai tiếng thân thương và thiêng liêng đối với những ai là công dân của nước ta. Tuy nhiên,...
mocban.vn