- Biển số
- OF-88971
- Ngày cấp bằng
- 18/3/11
- Số km
- 3,288
- Động cơ
- 479,575 Mã lực
Gần đây có khá nhiều cụ/mợ nhờ e tư vấn xây dựng lại website vì website cũ ko đáp ứng đủ yêu cầu. Em cũng đã gặp và tư vấn giải pháp cho khá nhiều cụ để mang lại giá trị kinh doanh từ website.
Hôm nay e thấy 1 bài viết khá đầy đủ về vấn đề này, các cụ/mợ có website dành time đọc để tham khảo nhé!
SEO đóng góp một phần không nhỏ trong sự thành công của thế giới online ngày nay, chính vì vậy, khi bạn lên một kế hoạch về việc thiết kế lại website của mình, không có lý do gì bạn lại bỏ qua một phần quan trọng này. Đôi khi một số yếu tố trong trang web chỉ cần chút thay đổi nhỏ thôi nhưng nó lại ảnh hưởng mạnh mẽ đến SEO, ví dụ như tối ưu hóa code và scripts mà không phá vỡ quy tắc tìm kiếm, hay chỉnh sửa lại URL hiển thị… Đó cũng là những yêu cầu đảm bảo để bạn nâng cấp website sao cho phù hợp và thân thiện với SEO trong quá trình chỉnh sửa lại một trang web. Nếu việc thiết kế lại diện mạo bề ngoài của website cũng là một nhiệm vụ cần thiết, hãy chắc chắn rằng bạn sẽ đưa SEO vào trong kế hoạch của mình.
Bước 1: Xem xét liệu việc thiết kế lại website có cần thiết hay không?
Một số trang web cứ mỗi năm một lần, họ lại thiết kế web mới và thay đổi cái cũ. Số ít khác thì dường như vẫn trung thành với thiết kế vốn có, thậm chí có những website đã không có bất kỳ thay đổi gì kể từ năm 1995 cho đến nay. Nhưng việc thay đổi lại thiết kế cũng có cái lợi và cái hay của nó. Chẳng ai lại dại dột đầu tư vào thiết kế lại website trong khi nó chẳng đem lại lợi ích gì. Nếu website của bạn sử dụng Flash mà không trợ giúp cho phiên bản di động, bố trí trang kém và không phù hợp với loại hình công việc kinh doanh hiện tại, thì việc thay đổi là điều chắc chắn phải làm. Nhưng nếu website đó của bạn hiện đã rất chất lượng và đảm bảo tính hấp dẫn trong khi bạn lại muốn thay đổi nó mà không có bất cứ lý do thích đáng nào cả, thì có lẽ bạn nên suy nghĩ lại. Việc thay đổi thiết kế thường xuyên có thể sẽ gây ra hiệu ứng trái chiều.
Bước 2: Đánh giá hiệu suất trang web hiện tại
Để làm được bước tiếp theo thì đòi hỏi 1 trong 2 phương án sau: 1 là bạn có hiểu biết về SEO, 2 là bạn phải thuê một công ty SEO làm điều đó. Nếu là phương án 1 thì bạn cần phải có hiểu biết về một số khía cạnh của SEO như: thanh navigation, lựa chọn và sử dụng từ khóa, link profile, link URL và tối ưu hóa hình ảnh. Bạn sẽ lần lượt đánh giá từng khía cạnh này vào một trong 3 mục: Đã làm tốt, Cần cải thiện và Làm chưa tốt. Nên tiếp tục duy trì phong độ vào những phần mình đã làm tốt sau quá trình thay đổi lại website để tránh sụt giảm hiệu suất trang. Những gì cần phải cải thiện, bạn hãy kiểm tra và nghiên cứu xem liệu đó có phải liên quan đến thiết kế hay đến nội dung…Còn trong trường hợp bạn làm chưa tốt, quyết định thay thế hoặc thay đổi lại và tìm ra cách để làm điều đó. Việc chỉnh sửa và thiết kế lại trang web một phần thay đổi vẻ ngoài cho website, một phần cũng khiến bạn phải thay đổi cách quản lý chúng.
Bước 3: Cân nhắc việc thay đổi tên miền và web host
Nếu bạn đang có ý định thay đổi lại cục diện của website, thì chắc chắn không nên thay đổi một tên miền hay địa chỉ URL mới. Nếu nhất thiết phải thay đổi vì nó nằm trong kế hoạch thì bạn hãy thay nó ngay bây giờ, đừng để quá lâu. Ví dụ như tên miền hiện tại của bạn quá khó nhớ và sử dụng, và bạn đã tìm ra được tên miền mới phù hợp và muốn tạo dựng một thương hiệu riêng với nó; hoặc tên miền hiện tại không phù hợp với nội dung trang web, thì việc thay thế tên miền mới là hoàn toàn hợp lẽ tự nhiên. Nếu không, đừng thay đổi bất cứ điều gì khi bạn không cần phải làm bất cứ điều gì ở trên. Vì sự thay đổi đó cần phải thực hiện chuyển hướng liên kết (redirects) trên một quy mô lớn, và chắc chắn nó sẽ gây ra không ít rắc rối.
Còn nếu bạn đang phân vân đề vấn đề đổi sang host mới, tôi khuyên bạn không nên làm vậy trừ khi bạn không hài lòng về host hiện tại của mình, ví dụ như dịch vụ chậm, đã ngưng hoạt động hoặc giới hạn băng thông, tất cả những gì làm kìm hãm sự tăng trưởng trong công việc của bạn.
Bước 4: Phân tích những thiếu sót trong Navigation
Bước thực hiện này có thể sẽ mất một chút thời gian nếu bạn chưa từng sử dụng các công cụ phân tích và quản lý người truy cập trong website của mình. Hãy install một plugin heatmap và theo dõi người dùng làm gì trong trang web. Nút click nào họ thường hay bấm vào? Bạn có thể sẽ phải giữ lại nút bấm nó trong quá trình thiết kế lại giao diện. Hay nút bấm nào họ không click vào? Có phải là do chúng không giống một cái nút bấm hay bởi vì ngữ nghĩa của từ không mang giá trị rõ ràng? Hãy tìm ra những lỗ hổng trong cách mà người dùng trải nghiệm website của bạn và dựa vào đó thay đổi lại diện mạo của website sao cho phù hợp và tối ưu hóa chúng.
Bước 5: Luôn nhớ rõ những quy tắc script trong đầu
Scripts, từ HTML5 hay CSS3 cho đến JAVAScript và ASP đều sẽ giúp website của bạn có diện mạo năng động và bắt mắt hơn. Nhưng chú ý rằng nếu không sử dụng một cách chính xác, chúng có thể sẽ gây ra những rắc rối liên quan đến SEO:
- Giảm thời gian tải trang xuống bằng cách đặt JAVAScript vào các files ngoài (external files)
- Tránh xa bất kỳ scripts nào có khả năng tải lại trang và lưu trữ dữ liệu trong URL, vì điều này có thể gây ra lỗi lặp nội dung.
- Chắc chắn bạn nên sử dụng những scripts phù hợp nhất hoặc lựa chọn theo những script mà bên công ty SEO đã làm.
- Đảm bảo rằng scripts đã được tối ưu hóa và không xảy ra sự cố tải chậm hoặc không kết nối khi sử dụng.
Tất cả những thứ gì làm chậm lại thời gian tải trang đều là nguyên nhân khiến cho người dùng rời đi và hơn hết còn làm giảm hiệu suất SEO trên website của bạn.
Bước 6: Tạo một thói quen SEO tích cực
Hãy tự tạo một danh sách những thủ thật hay phương pháp SEO on-site mà bạn có thể làm bằng tay hoặc tự động hóa. Ví dụ:
• Hãy chắc chắn rằng bạn đã tạo ra tiêu đề và mô tả meta với nội dung độc đáo cho mỗi trang.
• Hãy chắc chắn rằng website của bạn đang liên kết nội bộ và liên kết ngoài đúng cách.
• Hãy chắc chắn rằng bạn đang sử dụng các từ khóa thích hợp.
• Hãy chắc chắn rằng URL của bạn có thể đọc được; tức là, example.com/blog/2014/phuong-phap-giup-thay-doi... hơn example.com/blog/3993859.
Trong số những cách trên, một số sẽ được thiết lập trong hệ thống quản lý nội dung, số khác sẽ thay đổi đến cách mà các trang web được tạo ra. Một số có thể tự động hóa, trong khi số khác sẽ cần bàn tay con người. Dù thói quen hay cách quản lý dưới hình thức nào thì bạn hãy cứ tạo ra cho mình một thói quen ngay từ bây giờ để công việc được sắp xếp một cách khoa học, tránh tình trạng những điều quan trọng bị bỏ quên.
Bước 7: Trong quá trình thử nghiệm, để offline thiết kế mới
Google không ưa nội dung trùng lặp. Khi bạn đang tạo ra một thiết kế trang mới và để nó online (trực tuyến), bạn đang vô tình tạo ra hai bản sao của một trang đang hoạt động, đặc biệt là nếu bạn thay đổi tên miền hoặc cấu trúc URL. Cố gắng chỉnh sửa thiết kế lại của bạn trên một mạng nội bộ chứ không phải là Internet trực tiếp để thử nghiệm.
Bước 8: Xem xét các xu hướng thiết kế hiện đại
Vài năm trước, kiểu xu hướng web 2.0 rất thịnh hành. Mọi thứ đều được bóng bẩy theo phong cách 3D. Nhưng bây giờ, kiểu website như thế này trông rất lỗi thời và không hấp dẫn được người xem/đọc.
Xu hướng hiện đại ngày nay, bạn có thể thấy trên các thiết bị IOS và Window 8, sử dụng mẫu phẳng với màu sắc đậm, trông đơn giản hóa nhưng lại rất chuyên nghiệp.
Bạn có thể chọn những kiểu cách hiện đại hoặc trung thành với những mẫu thiết kế hơi cổ điển một chút vì sẽ tồn tại được tỏng khoảng thời gian dài. Nếu bạn không quan tâm về vấn đề thiết kế lại website trong khoảng 5 -6 năm tới thì bạn có thể chạy theo xu hướng và thay đổi diện mạo cho website. Nếu bạn không muốn tốn công sức và thời gian để chỉnh sửa thì hãy thử những mẫu website có thể sử dụng trong thời gian dài.
Bước 9: Thực hiện thiết kế trang web mới
Việc thiết kế và thử nghiệm mẫu website mới là rất quan trọng. Thử nghiệm càng nhiều càng tốt trên một mạng nội bộ để mô phỏng được không gian mà bạn dùng để cập nhật website. Khi bạn đi vào thực hiện các thiết kế mới, chắc chắn bạn sẽ muốn công việc được diễn ra nhanh chóng và mắc ít lỗi nhất có thể. Đôi khi thời gian bảo trì website sẽ tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ. Nó sẽ khiến người truy cập cho rằng trang web đó đã bị ‘sập’ hoặc lỗi. Chính vì vậy mà các công ty thiết kế sẽ phải thử nghiệm trơn tru để giảm bớt lượng thời gian “downtime” này.
Bước 10: Chuyển hướng các URLs đã bị thay đổi
Nếu bạn thay đổi lại URL hoặc thay đổi tên miền và gộp những trang nhỏ vào cùng một trang lớn, thì việc bạn cần phải làm là chuyển hướng URL cũ sang URL mới. Sử dụng 301 Redirect là tốt nhất, giúp bạn chuyển hướng trực tiếp lượng truy cập từ địa chỉ cũ sang địa chỉ mới. Không nên xóa các trang cũ đi, việc thiếu mất nội dung có thể gây ra thiệt hại nặng nề về thứ hạng, đặc biệt là khi có backlinks trỏ về trang web đó.
Nếu tất cả các bước đều diễn ra suôn sẻ thì bạn sẽ có một website với diện mạo mới và nền tảng SEO vô cùng vững chắc từ những gì bạn đã xây dựng được. Chúc thành công!
Nguồn www.voc.vn
Hôm nay e thấy 1 bài viết khá đầy đủ về vấn đề này, các cụ/mợ có website dành time đọc để tham khảo nhé!
SEO đóng góp một phần không nhỏ trong sự thành công của thế giới online ngày nay, chính vì vậy, khi bạn lên một kế hoạch về việc thiết kế lại website của mình, không có lý do gì bạn lại bỏ qua một phần quan trọng này. Đôi khi một số yếu tố trong trang web chỉ cần chút thay đổi nhỏ thôi nhưng nó lại ảnh hưởng mạnh mẽ đến SEO, ví dụ như tối ưu hóa code và scripts mà không phá vỡ quy tắc tìm kiếm, hay chỉnh sửa lại URL hiển thị… Đó cũng là những yêu cầu đảm bảo để bạn nâng cấp website sao cho phù hợp và thân thiện với SEO trong quá trình chỉnh sửa lại một trang web. Nếu việc thiết kế lại diện mạo bề ngoài của website cũng là một nhiệm vụ cần thiết, hãy chắc chắn rằng bạn sẽ đưa SEO vào trong kế hoạch của mình.
Bước 1: Xem xét liệu việc thiết kế lại website có cần thiết hay không?
Một số trang web cứ mỗi năm một lần, họ lại thiết kế web mới và thay đổi cái cũ. Số ít khác thì dường như vẫn trung thành với thiết kế vốn có, thậm chí có những website đã không có bất kỳ thay đổi gì kể từ năm 1995 cho đến nay. Nhưng việc thay đổi lại thiết kế cũng có cái lợi và cái hay của nó. Chẳng ai lại dại dột đầu tư vào thiết kế lại website trong khi nó chẳng đem lại lợi ích gì. Nếu website của bạn sử dụng Flash mà không trợ giúp cho phiên bản di động, bố trí trang kém và không phù hợp với loại hình công việc kinh doanh hiện tại, thì việc thay đổi là điều chắc chắn phải làm. Nhưng nếu website đó của bạn hiện đã rất chất lượng và đảm bảo tính hấp dẫn trong khi bạn lại muốn thay đổi nó mà không có bất cứ lý do thích đáng nào cả, thì có lẽ bạn nên suy nghĩ lại. Việc thay đổi thiết kế thường xuyên có thể sẽ gây ra hiệu ứng trái chiều.
Bước 2: Đánh giá hiệu suất trang web hiện tại
Để làm được bước tiếp theo thì đòi hỏi 1 trong 2 phương án sau: 1 là bạn có hiểu biết về SEO, 2 là bạn phải thuê một công ty SEO làm điều đó. Nếu là phương án 1 thì bạn cần phải có hiểu biết về một số khía cạnh của SEO như: thanh navigation, lựa chọn và sử dụng từ khóa, link profile, link URL và tối ưu hóa hình ảnh. Bạn sẽ lần lượt đánh giá từng khía cạnh này vào một trong 3 mục: Đã làm tốt, Cần cải thiện và Làm chưa tốt. Nên tiếp tục duy trì phong độ vào những phần mình đã làm tốt sau quá trình thay đổi lại website để tránh sụt giảm hiệu suất trang. Những gì cần phải cải thiện, bạn hãy kiểm tra và nghiên cứu xem liệu đó có phải liên quan đến thiết kế hay đến nội dung…Còn trong trường hợp bạn làm chưa tốt, quyết định thay thế hoặc thay đổi lại và tìm ra cách để làm điều đó. Việc chỉnh sửa và thiết kế lại trang web một phần thay đổi vẻ ngoài cho website, một phần cũng khiến bạn phải thay đổi cách quản lý chúng.
Bước 3: Cân nhắc việc thay đổi tên miền và web host
Nếu bạn đang có ý định thay đổi lại cục diện của website, thì chắc chắn không nên thay đổi một tên miền hay địa chỉ URL mới. Nếu nhất thiết phải thay đổi vì nó nằm trong kế hoạch thì bạn hãy thay nó ngay bây giờ, đừng để quá lâu. Ví dụ như tên miền hiện tại của bạn quá khó nhớ và sử dụng, và bạn đã tìm ra được tên miền mới phù hợp và muốn tạo dựng một thương hiệu riêng với nó; hoặc tên miền hiện tại không phù hợp với nội dung trang web, thì việc thay thế tên miền mới là hoàn toàn hợp lẽ tự nhiên. Nếu không, đừng thay đổi bất cứ điều gì khi bạn không cần phải làm bất cứ điều gì ở trên. Vì sự thay đổi đó cần phải thực hiện chuyển hướng liên kết (redirects) trên một quy mô lớn, và chắc chắn nó sẽ gây ra không ít rắc rối.
Còn nếu bạn đang phân vân đề vấn đề đổi sang host mới, tôi khuyên bạn không nên làm vậy trừ khi bạn không hài lòng về host hiện tại của mình, ví dụ như dịch vụ chậm, đã ngưng hoạt động hoặc giới hạn băng thông, tất cả những gì làm kìm hãm sự tăng trưởng trong công việc của bạn.
Bước 4: Phân tích những thiếu sót trong Navigation
Bước thực hiện này có thể sẽ mất một chút thời gian nếu bạn chưa từng sử dụng các công cụ phân tích và quản lý người truy cập trong website của mình. Hãy install một plugin heatmap và theo dõi người dùng làm gì trong trang web. Nút click nào họ thường hay bấm vào? Bạn có thể sẽ phải giữ lại nút bấm nó trong quá trình thiết kế lại giao diện. Hay nút bấm nào họ không click vào? Có phải là do chúng không giống một cái nút bấm hay bởi vì ngữ nghĩa của từ không mang giá trị rõ ràng? Hãy tìm ra những lỗ hổng trong cách mà người dùng trải nghiệm website của bạn và dựa vào đó thay đổi lại diện mạo của website sao cho phù hợp và tối ưu hóa chúng.
Bước 5: Luôn nhớ rõ những quy tắc script trong đầu
Scripts, từ HTML5 hay CSS3 cho đến JAVAScript và ASP đều sẽ giúp website của bạn có diện mạo năng động và bắt mắt hơn. Nhưng chú ý rằng nếu không sử dụng một cách chính xác, chúng có thể sẽ gây ra những rắc rối liên quan đến SEO:
- Giảm thời gian tải trang xuống bằng cách đặt JAVAScript vào các files ngoài (external files)
- Tránh xa bất kỳ scripts nào có khả năng tải lại trang và lưu trữ dữ liệu trong URL, vì điều này có thể gây ra lỗi lặp nội dung.
- Chắc chắn bạn nên sử dụng những scripts phù hợp nhất hoặc lựa chọn theo những script mà bên công ty SEO đã làm.
- Đảm bảo rằng scripts đã được tối ưu hóa và không xảy ra sự cố tải chậm hoặc không kết nối khi sử dụng.
Tất cả những thứ gì làm chậm lại thời gian tải trang đều là nguyên nhân khiến cho người dùng rời đi và hơn hết còn làm giảm hiệu suất SEO trên website của bạn.
Bước 6: Tạo một thói quen SEO tích cực
Hãy tự tạo một danh sách những thủ thật hay phương pháp SEO on-site mà bạn có thể làm bằng tay hoặc tự động hóa. Ví dụ:
• Hãy chắc chắn rằng bạn đã tạo ra tiêu đề và mô tả meta với nội dung độc đáo cho mỗi trang.
• Hãy chắc chắn rằng website của bạn đang liên kết nội bộ và liên kết ngoài đúng cách.
• Hãy chắc chắn rằng bạn đang sử dụng các từ khóa thích hợp.
• Hãy chắc chắn rằng URL của bạn có thể đọc được; tức là, example.com/blog/2014/phuong-phap-giup-thay-doi... hơn example.com/blog/3993859.
Trong số những cách trên, một số sẽ được thiết lập trong hệ thống quản lý nội dung, số khác sẽ thay đổi đến cách mà các trang web được tạo ra. Một số có thể tự động hóa, trong khi số khác sẽ cần bàn tay con người. Dù thói quen hay cách quản lý dưới hình thức nào thì bạn hãy cứ tạo ra cho mình một thói quen ngay từ bây giờ để công việc được sắp xếp một cách khoa học, tránh tình trạng những điều quan trọng bị bỏ quên.
Bước 7: Trong quá trình thử nghiệm, để offline thiết kế mới
Google không ưa nội dung trùng lặp. Khi bạn đang tạo ra một thiết kế trang mới và để nó online (trực tuyến), bạn đang vô tình tạo ra hai bản sao của một trang đang hoạt động, đặc biệt là nếu bạn thay đổi tên miền hoặc cấu trúc URL. Cố gắng chỉnh sửa thiết kế lại của bạn trên một mạng nội bộ chứ không phải là Internet trực tiếp để thử nghiệm.
Bước 8: Xem xét các xu hướng thiết kế hiện đại
Vài năm trước, kiểu xu hướng web 2.0 rất thịnh hành. Mọi thứ đều được bóng bẩy theo phong cách 3D. Nhưng bây giờ, kiểu website như thế này trông rất lỗi thời và không hấp dẫn được người xem/đọc.
Xu hướng hiện đại ngày nay, bạn có thể thấy trên các thiết bị IOS và Window 8, sử dụng mẫu phẳng với màu sắc đậm, trông đơn giản hóa nhưng lại rất chuyên nghiệp.
Bạn có thể chọn những kiểu cách hiện đại hoặc trung thành với những mẫu thiết kế hơi cổ điển một chút vì sẽ tồn tại được tỏng khoảng thời gian dài. Nếu bạn không quan tâm về vấn đề thiết kế lại website trong khoảng 5 -6 năm tới thì bạn có thể chạy theo xu hướng và thay đổi diện mạo cho website. Nếu bạn không muốn tốn công sức và thời gian để chỉnh sửa thì hãy thử những mẫu website có thể sử dụng trong thời gian dài.
Bước 9: Thực hiện thiết kế trang web mới
Việc thiết kế và thử nghiệm mẫu website mới là rất quan trọng. Thử nghiệm càng nhiều càng tốt trên một mạng nội bộ để mô phỏng được không gian mà bạn dùng để cập nhật website. Khi bạn đi vào thực hiện các thiết kế mới, chắc chắn bạn sẽ muốn công việc được diễn ra nhanh chóng và mắc ít lỗi nhất có thể. Đôi khi thời gian bảo trì website sẽ tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ. Nó sẽ khiến người truy cập cho rằng trang web đó đã bị ‘sập’ hoặc lỗi. Chính vì vậy mà các công ty thiết kế sẽ phải thử nghiệm trơn tru để giảm bớt lượng thời gian “downtime” này.
Bước 10: Chuyển hướng các URLs đã bị thay đổi
Nếu bạn thay đổi lại URL hoặc thay đổi tên miền và gộp những trang nhỏ vào cùng một trang lớn, thì việc bạn cần phải làm là chuyển hướng URL cũ sang URL mới. Sử dụng 301 Redirect là tốt nhất, giúp bạn chuyển hướng trực tiếp lượng truy cập từ địa chỉ cũ sang địa chỉ mới. Không nên xóa các trang cũ đi, việc thiếu mất nội dung có thể gây ra thiệt hại nặng nề về thứ hạng, đặc biệt là khi có backlinks trỏ về trang web đó.
Nếu tất cả các bước đều diễn ra suôn sẻ thì bạn sẽ có một website với diện mạo mới và nền tảng SEO vô cùng vững chắc từ những gì bạn đã xây dựng được. Chúc thành công!
Nguồn www.voc.vn
Chỉnh sửa cuối: