- Biển số
- OF-1963
- Ngày cấp bằng
- 16/10/06
- Số km
- 196
- Động cơ
- 570,060 Mã lực
Chúng tôi gồm sáu anh em, khởi hành từ 5h sáng 19/09/2007, thẳng tiến Đồ sơn... (h) Trước hết, xin giới thiệu qua một chút về một vài Truyền thuyết gắn với Lễ hội này:
Truyền thuyết về Thần Tích Tước Điểm Đại Vương
Các xã của Huyện Đồ Sơn gồm Đồ Sơn, Đồ Hải, Ngọc Xuyên đều thờ chung một vị tôn thần, tên hiệu là Tước Điểm Đại Vương. Theo thần tích, dưới chân Núi Tháp, thuộc địa phận xã Ngọc Xuyên, có một ngôi đền, cứ vào đêm 9/8 âm lịch, người dân Đồ Sơn lại thấy có một vị thần râu tóc bạc phơ hiện hình ngồi trên thạch bàn, trước cửa đền có hai chú trâu chọi nhau trên những con sóng bạc trong giây lát rồi biến mất. Để biết danh tính của vị thần mà thờ tự, dân làng đã đặt một mâm gạo ở trong Đền, rồi đóng cửa lại cầu tế. Sáng ra, chỉ thấy dấu chân chim sẻ trên đó, nên mới đặt tên là Tước Điểm Thần (Thần dấu chân Chim sẻ), Lễ Hội Chọi Trâu cũng có từ ngày đó.
Và Huyền tích Bà Đế
Lại có truyền thuyết kể rằng Lễ Hội gắn với Nữ thần biển Bà Đế.
Nàng là người con gái đẹp nhà nghèo, tên là Đế, có tiếng hát mê hồn quyến rũ đã đến tai vua Thuỷ Tề. Hồng nhan bạc phận, nàng bị oan với tội hoang thai. Hôm nàng bị dìm xuống nước, mây vàn vũ, trời âm u, và biển như thể nổi giận, từng đợt sóng chồm lên. Ba lần bọn hào lý ném nàng xuống biển là ba lần nàng nổi lên. Chúng đã dùng dây thừng buộc nàng vào cối đá, ném xuống. Vua Thuỷ Tề chỉ chờ có vậy đón người vợ oan ức về cung sau bao nhiêu tháng ngày đằng dẵng nhớ thương cái giây phút truy hoan ấy.
Nơi vua Thuỷ Tề đón nàng về cung bỗng dưng có rất nhiều tôm cá. Vì thế, người ta bèn tổ chức chọi trâu, mỗi một vạn chài được phép mang một con trâu ra thi đấu. Trâu của vạn chài nào thắng, tức là năm ấy vạn chài ấy được độc chiếm bãi cá. Con trâu thắng cuộc được dùng vào tế thần, cầu mong thuỷ thần phù hộ cho dân chài Đồ Sơn quanh năm được mùa tôm cá.
Hội Chọi Trâu được tổ chức hàng năm vào 9/8 Âm lịch hàng năm là ngày đại sự. Ca dao có câu: "Dù ai buôn đâu bán đâu, Mùng chín tháng tám chọi trâu thì về, Dù ai buôn bán trăm nghề, Mùng chín tháng tám thì về chọi trâu"
Cũng từ đó, người dân Đồ Sơn đã khăn gói đi khắp từ Bắc vào Nam, sang cả Lào, Campuchia... tìm mua Trâu chọi. Xin trích dẫn thêm một bài viết rất hay của tác giả Thu Hằng về Lễ Hội này:
...
Công phu, mồ hôi và nước mắt để có những Ông Trâu 1 khoang, 4 khoáy, đuôi trai, móng hài; hay 1 khoang, móng sò, đuôi trai... với những tiêu chí như ức rộng; cổ tròn; mắt xếch, nhỏ, đen, lòng trắng có tia đỏ; sừng đen như mun, cần to, rộng, thành vuông, vênh, đà về phía vai và cao... Các bác thử nghe những tuyệt chiêu 16 điều lưu truyền về đầu, mặt, trán, tai, sừng, hàm, tóc, khoang cổ, ức, các khoáy, khung sườn, mình, chân, đuôi, bụng, bộ phận giao phối và những thói quen bộc lộ khí chất bên trong của trâu đực như Thâm cu, chéo ***, mắt đỏ chi chi là trâu gan lỳ; loại này không bao giờ bỏ chạy khỏi sới, không sợ đối thủ. Hay Trường đùi, ngắn quản, nhỏ kheo là trâu trụ sới vững như bàn thạch; hay trường mình, ức cao, lông dày, da sần sùi, móng tròn khít, cổ cò, đít nhót, máng nước hẹp, kín hơi, đủ tám răng (tác giả Phụng Hoàn, Nghiêm Thanh)... Những người được đại diện một dòng họ đi tuyển Trâu, chăm Trâu là cả một vinh dự, chiến thắng ở mỗi vòng làm cả họ được tiếng thơm...
Vòng chung kết Hội Chọi Trâu năm nay, hứa hẹn những giây phút sôi động... Năm trước, 15 ngàn người tham gia Lễ Hội; năm nay, con số đó là gần 3 vạn khán giả... cổ vũ cho 16 Ông Trâu với 15 kháp (trận) đấu...
Anh em chúng tôi đều thích phong cách của Trâu số 6 của ông Đinh Đình Phú, được tuyển chọn từ Thành phố Hồ Chí Minh; Trâu số 8 của Ông Hoàng Đình Phúc, sang tận Lào để mua, và Trâu số 31 của Ông Đinh Đắc Cường có một thể lực sung mãn... Đặc biệt là Ông Trâu số 8, số 12 với những miếng đánh mãnh liệt, nhưng đầy thông minh, khéo léo...
Truyền thuyết về Thần Tích Tước Điểm Đại Vương
Các xã của Huyện Đồ Sơn gồm Đồ Sơn, Đồ Hải, Ngọc Xuyên đều thờ chung một vị tôn thần, tên hiệu là Tước Điểm Đại Vương. Theo thần tích, dưới chân Núi Tháp, thuộc địa phận xã Ngọc Xuyên, có một ngôi đền, cứ vào đêm 9/8 âm lịch, người dân Đồ Sơn lại thấy có một vị thần râu tóc bạc phơ hiện hình ngồi trên thạch bàn, trước cửa đền có hai chú trâu chọi nhau trên những con sóng bạc trong giây lát rồi biến mất. Để biết danh tính của vị thần mà thờ tự, dân làng đã đặt một mâm gạo ở trong Đền, rồi đóng cửa lại cầu tế. Sáng ra, chỉ thấy dấu chân chim sẻ trên đó, nên mới đặt tên là Tước Điểm Thần (Thần dấu chân Chim sẻ), Lễ Hội Chọi Trâu cũng có từ ngày đó.
Và Huyền tích Bà Đế
Lại có truyền thuyết kể rằng Lễ Hội gắn với Nữ thần biển Bà Đế.
Nàng là người con gái đẹp nhà nghèo, tên là Đế, có tiếng hát mê hồn quyến rũ đã đến tai vua Thuỷ Tề. Hồng nhan bạc phận, nàng bị oan với tội hoang thai. Hôm nàng bị dìm xuống nước, mây vàn vũ, trời âm u, và biển như thể nổi giận, từng đợt sóng chồm lên. Ba lần bọn hào lý ném nàng xuống biển là ba lần nàng nổi lên. Chúng đã dùng dây thừng buộc nàng vào cối đá, ném xuống. Vua Thuỷ Tề chỉ chờ có vậy đón người vợ oan ức về cung sau bao nhiêu tháng ngày đằng dẵng nhớ thương cái giây phút truy hoan ấy.
Nơi vua Thuỷ Tề đón nàng về cung bỗng dưng có rất nhiều tôm cá. Vì thế, người ta bèn tổ chức chọi trâu, mỗi một vạn chài được phép mang một con trâu ra thi đấu. Trâu của vạn chài nào thắng, tức là năm ấy vạn chài ấy được độc chiếm bãi cá. Con trâu thắng cuộc được dùng vào tế thần, cầu mong thuỷ thần phù hộ cho dân chài Đồ Sơn quanh năm được mùa tôm cá.
Hội Chọi Trâu được tổ chức hàng năm vào 9/8 Âm lịch hàng năm là ngày đại sự. Ca dao có câu: "Dù ai buôn đâu bán đâu, Mùng chín tháng tám chọi trâu thì về, Dù ai buôn bán trăm nghề, Mùng chín tháng tám thì về chọi trâu"
(Nguồn: internet search engines)
Cũng từ đó, người dân Đồ Sơn đã khăn gói đi khắp từ Bắc vào Nam, sang cả Lào, Campuchia... tìm mua Trâu chọi. Xin trích dẫn thêm một bài viết rất hay của tác giả Thu Hằng về Lễ Hội này:
... Trâu vốn là trâu cày, gần gũi với con người chứ không phải trâu rừng, nhưng trâu chọi thường ở xóm vắng, đồng xa. Trâu hay phải là trâu đương thì tráng niên trong khoảng từ 9-12 tuổi. Ngoài ra, dựa vào kinh nghiệm truyền đời như: dáng đứng tiên tiến, sừng dài vấu đá, da đồng, móng sò, đuôi chai, mắt đỏ, mi mắt dày, trường đùi ngắn quản... để chọn trâu hay. Theo Ông Phạm Văn Thức một lão làng trong huấn luyện trâu cho biết: "Đối với việc rèn luyện trâu, thì tính kỷ luật, nghiêm khắc phải đặt lên hàng đầu. Mỗi sáng, cho trâu lội nước, tập bơi ở biển, nước biển giúp da trâu đen, khoẻ, không bị xây xát nhiễm trùng. Có những buổi, phải huy động cả con, cháu trong gia đình mang cờ trống ra reo hò cho trâu dạn dĩ với không khí lễ hội..." Sau 5 tháng huấn luyện, những con trâu cày vốn hiền lành, cam chịu bỗng trở nên hung hãn, hoang dại như thuở trâu rừng...
Đến thời khắc chuyển giao sang ngày 9/8, những người có uy tín nhất trong vùng kính cẩn làm lễ trước thần Thành hoàng. Đồ Sơn xưa có 3 làng, nay thành 4 phường, 1 xã đều tề tựu về đình của mình mà tế lễ. Trong ngày lễ hội, không ai gọi là con Trâu, mà đều kính cẩn gọi là ông Trâu. Bao nhiêu tâm nguyện, bao hồi hộp, cầu phúc lành họ đều gửi gắm vào ông Trâu ngày mai xung trận. Tinh mơ, vào giờ đẹp nhất, ông Trâu được rước từ đình ra sân vận động thị xã, nơi sẽ diễn ra trận quyết đấu. Người rước Trâu phải tắm gội thanh khiết, mặc lễ phục truyền thống. Không khí hồi hộp, tự hào nguồn cội từ khắp các ngả đường hướng về sân vận động. Không khí nóng dần theo từng kháp Trâu chọi, bản năng của Trâu cũng thật lạ, có ai dạy Trâu miếng võ nào đâu, thế mà khi xung trận, những thế võ hiểm độc, những đòn đánh chí mạng... được các ông Trâu mang ra sử dụng thật điêu luyện. Nào là thế hổ lao, nghĩa là khi ra trận, Trâu sẽ lao luôn vào đối phương làm đối phương choáng váng, đôi khi cú lao quá mạnh lại làm chính Trâu tấn công bị đột quỵ. Nào là thế đánh cắt luống cày, đánh tạt ngang mặt, đánh đấu đầu...
Kết thúc lễ hội, làng xã may mắn nhất được thay mặt cả tổng, trấn làm lễ hiến sinh chính thức. Lộc được đem chia cho dân làng. Dù thắng hay thua, ai cũng hi vọng năm nay sẽ trời yên biển lặng, nhà nhà no ấm phúc lành. Người Đồ Sơn tin rằng, không gian u linh nhuốm màu nguyên thuỷ, ông Trâu sẽ mang tâm nguyện của dân vạn chài đến tai mẹ biển. Như một câu chuyện luân hồi, tái hiện mỗi một mùa trăng trọn vẹn.
Đến thời khắc chuyển giao sang ngày 9/8, những người có uy tín nhất trong vùng kính cẩn làm lễ trước thần Thành hoàng. Đồ Sơn xưa có 3 làng, nay thành 4 phường, 1 xã đều tề tựu về đình của mình mà tế lễ. Trong ngày lễ hội, không ai gọi là con Trâu, mà đều kính cẩn gọi là ông Trâu. Bao nhiêu tâm nguyện, bao hồi hộp, cầu phúc lành họ đều gửi gắm vào ông Trâu ngày mai xung trận. Tinh mơ, vào giờ đẹp nhất, ông Trâu được rước từ đình ra sân vận động thị xã, nơi sẽ diễn ra trận quyết đấu. Người rước Trâu phải tắm gội thanh khiết, mặc lễ phục truyền thống. Không khí hồi hộp, tự hào nguồn cội từ khắp các ngả đường hướng về sân vận động. Không khí nóng dần theo từng kháp Trâu chọi, bản năng của Trâu cũng thật lạ, có ai dạy Trâu miếng võ nào đâu, thế mà khi xung trận, những thế võ hiểm độc, những đòn đánh chí mạng... được các ông Trâu mang ra sử dụng thật điêu luyện. Nào là thế hổ lao, nghĩa là khi ra trận, Trâu sẽ lao luôn vào đối phương làm đối phương choáng váng, đôi khi cú lao quá mạnh lại làm chính Trâu tấn công bị đột quỵ. Nào là thế đánh cắt luống cày, đánh tạt ngang mặt, đánh đấu đầu...
Kết thúc lễ hội, làng xã may mắn nhất được thay mặt cả tổng, trấn làm lễ hiến sinh chính thức. Lộc được đem chia cho dân làng. Dù thắng hay thua, ai cũng hi vọng năm nay sẽ trời yên biển lặng, nhà nhà no ấm phúc lành. Người Đồ Sơn tin rằng, không gian u linh nhuốm màu nguyên thuỷ, ông Trâu sẽ mang tâm nguyện của dân vạn chài đến tai mẹ biển. Như một câu chuyện luân hồi, tái hiện mỗi một mùa trăng trọn vẹn.
...
Công phu, mồ hôi và nước mắt để có những Ông Trâu 1 khoang, 4 khoáy, đuôi trai, móng hài; hay 1 khoang, móng sò, đuôi trai... với những tiêu chí như ức rộng; cổ tròn; mắt xếch, nhỏ, đen, lòng trắng có tia đỏ; sừng đen như mun, cần to, rộng, thành vuông, vênh, đà về phía vai và cao... Các bác thử nghe những tuyệt chiêu 16 điều lưu truyền về đầu, mặt, trán, tai, sừng, hàm, tóc, khoang cổ, ức, các khoáy, khung sườn, mình, chân, đuôi, bụng, bộ phận giao phối và những thói quen bộc lộ khí chất bên trong của trâu đực như Thâm cu, chéo ***, mắt đỏ chi chi là trâu gan lỳ; loại này không bao giờ bỏ chạy khỏi sới, không sợ đối thủ. Hay Trường đùi, ngắn quản, nhỏ kheo là trâu trụ sới vững như bàn thạch; hay trường mình, ức cao, lông dày, da sần sùi, móng tròn khít, cổ cò, đít nhót, máng nước hẹp, kín hơi, đủ tám răng (tác giả Phụng Hoàn, Nghiêm Thanh)... Những người được đại diện một dòng họ đi tuyển Trâu, chăm Trâu là cả một vinh dự, chiến thắng ở mỗi vòng làm cả họ được tiếng thơm...
Vòng chung kết Hội Chọi Trâu năm nay, hứa hẹn những giây phút sôi động... Năm trước, 15 ngàn người tham gia Lễ Hội; năm nay, con số đó là gần 3 vạn khán giả... cổ vũ cho 16 Ông Trâu với 15 kháp (trận) đấu...
Anh em chúng tôi đều thích phong cách của Trâu số 6 của ông Đinh Đình Phú, được tuyển chọn từ Thành phố Hồ Chí Minh; Trâu số 8 của Ông Hoàng Đình Phúc, sang tận Lào để mua, và Trâu số 31 của Ông Đinh Đắc Cường có một thể lực sung mãn... Đặc biệt là Ông Trâu số 8, số 12 với những miếng đánh mãnh liệt, nhưng đầy thông minh, khéo léo...