- Biển số
- OF-36761
- Ngày cấp bằng
- 1/6/09
- Số km
- 2,381
- Động cơ
- 495,970 Mã lực
Có lẽ Sapa với nhiều Cụ đã quá quen thuộc. Nhưng em vẫn muốn kể với các Cụ cảm giác lần ghé thăm nơi này lần thứ 2 trong cuộc đời (lần đầu đi với Gấu cách đây 10 năm).
Đoàn em có 5 gia đình, 4 xe. Mọi thứ gọn nhẹ, xuất phát đúng giờ lấy đường Hà Nội – Yên Bái – Lao Cai – Sapa mà chiến. Lúc xuất phát còn gặp cả nhà Ếch đi Đà Nẵng hưởng khí xuân nữa. Thật là vui.
Dọc đường đi nói chung là không vấn đề gì. Đoạn từ Lao Cai lên Sapa mới đáng nói. Chuyện là bọn em quen một gia đình tại Lao Cai nên rẽ qua chúc tết. Vì vậy, lịch trình bị chậm hơn so với dự kiến cỡ 40 phút. Đi được khoảng 18 km từ Lao Cai là lúc sương mù giăng kín đường. Sương đặc quánh như món cháo gạo ở đầu ngõ nhà em vậy. May mà Hoàng Chung lo xa nên chuẩn bị thêm ít giấy oản từ Lao Cai để trang điểm cho mắt của vợ hai. Đoạn đường đó em thấy nguy hiểm nhất do đèn kém, lúc đó thấy Gấu lặng im không nói, sao mà đáng yêu thế. Và lúc đó, mới thấy các Cụ Off Road hạnh phúc nhường nào.
Lạy trời, cuối cùng thì cũng đến nơi. Sương vẫn chăng dầy đặc như một tấm màn trong căn nhà nhiều muỗi. Cho trẻ con ăn xong là lúc người lớn được thưởng thức món cá hồi Sapa và món ruột non nướng thật ngon.
Lửa ấm tình nồngBuổi sáng hôm sau dậy hơi trễ nên không kịp chụp choẹt gì, sương vẫn giăng như những ngày trước đó, nghe nói từ hôm 30 tết. Cảm giác thật giá lạnh khi bước ra đường. Rất, rất nhiều người H’Mông từ nhiều nơi đổ về Sapa chơi tết, đặc biệt là các em nhỏ. Em có hỏi lại dân địa phương thì được biết đây là một trong số ít lần người H’Mông về Sapa đông đến vậy.
Trẻ con ở đây đặc biệt thích đá cầu, và có đôi khi chúng kéo nhau xuống sân trước cửa nhà thờ chơi trò đu quay. Phần lớn trẻ con còn đi học, từ trên núi xuống đều ngoan và dễ thương, còn các em gắn với Sapa thì, theo em, hơi già trước tuổi. Chúng bán hang, hỏi xin tiền khách du lịch mỗi khi có cơ hội. Đây là một trong những cảm giác mất mát mà em cảm nhận so với lần đầu lên vào năm 2012. Cảm giác này được khẳng định khi bọn em vào Tả Van. Một vài người dân bản bám theo khách du lịch bán hàng làm em có cảm giác như mình là khách ở bờ hồ nhiều năm trước đây. Em cứ tự nhủ rằng đó không đại diện cho cả tộc người ở đó, và điều đó đúng ở mọi nơi làm du lịch.
Cảm giác đó lại theo em tới Tà Phìn. Khi cách bản khoảng 300 m em xuống xe và đi bộ vào bản. Một cô đã đợi sẵn và nói “Hello, where do you come from?”. Em trả lời “Anh là người Việt, ở Sapa”. Cô này liền đáp “ở Sapa không có người thế này đây. Hay anh là nhà báo lên đây chụp à. Mua cái gì cho người Dao đi”. Tự nhiên em lại nhớ tới câu thơ “Như hôm em đi tỉnh về. Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều”. Và em lại tự nhủ, đó chỉ là một ít cả thể trong cả cộng đồng người Dao. Các bác làm du lịch có cách gì để họ vẫn bán được hàng mà vẫn đáng yêu như ngày nào thì hay biết mấy.
Đó chỉ là một vài cảm giác không thoải mái, nhưng nói chung bọn em rất vui khi được trở lại Sapa với đủ các loại hình thời tiết. Trên đó còn được gặp một vài Cụ trên OFF, đặc biệt là có duyên ngồi uống chén rượu cay với cụ Raotro của đội Vịt.
(Còn vài Pict lát em xin pót hầu các Cụ sau ạ.)
Lạy trời, cuối cùng thì cũng đến nơi. Sương vẫn chăng dầy đặc như một tấm màn trong căn nhà nhiều muỗi. Cho trẻ con ăn xong là lúc người lớn được thưởng thức món cá hồi Sapa và món ruột non nướng thật ngon.
Lửa ấm tình nồng
Đó chỉ là một vài cảm giác không thoải mái, nhưng nói chung bọn em rất vui khi được trở lại Sapa với đủ các loại hình thời tiết. Trên đó còn được gặp một vài Cụ trên OFF, đặc biệt là có duyên ngồi uống chén rượu cay với cụ Raotro của đội Vịt.
(Còn vài Pict lát em xin pót hầu các Cụ sau ạ.)