Lắp lọc nhiễu cho dàn âm thanh có làm thay đổi chất âm

Opan

Xe hơi
Biển số
OF-18716
Ngày cấp bằng
17/7/08
Số km
197
Động cơ
505,970 Mã lực
Cụ nào đã trải nghiệm chia sẻ giúp em với: nếu lắp thêm lọc nhiễu nguồn (power line noise filter) và lọc nhiễu tín hiệu (RCA noise filter or ground loop isolater) thì tác dụng có đáng kể không và có làm thay đổi chất âm của dàn âm thanh không.

Em có xem một số bình luận thì thấy một số xe khi lắp 1 hoặc/và 2 cái lọc nhiễu này vào thì không giải quyết được nhiều vấn đề nhiễu, lại còn làm ảnh hưởng đến chất âm của hệ thống âm thanh trong xe theo hướng tiếng bị vọng và mờ các dải.

Em cũng đã đọc thớt của cụ Meosachthiu nhưng chưa thấy ai nói về vấn đề này.

Hình dưới đây là 2 thứ em muốn đề cập để các cụ dễ hình dung:


 

lenguyen_1983

Xe điện
Biển số
OF-130354
Ngày cấp bằng
10/2/12
Số km
2,400
Động cơ
397,608 Mã lực
Nơi ở
Hh3b bán đảo linh đàm hà nội
Nếu cụ lắp xịn thì nó không thay đổi nhiều đâu. Tiếng rất sạch
Còn đểu thù thôi cụ ợ
 

CarAudio.vn

Xe đạp
Biển số
OF-75111
Ngày cấp bằng
11/10/10
Số km
36
Động cơ
422,760 Mã lực
Hi cụ,
Đây là các thiết bị mang tính giải pháp, nhằm "chữa cháy" cho một số lỗi về noise (bởi thiết bị hoặc kỹ thuật) sảy ra trong hệ thống audio trên xe.
Lọc nguồn: Có tác dụng trong trường hợp nhiễu từ alternator.
Lọc AV: Có tác dụng (almosst thôi nhé!) với nhiễu ngoại lai tác động vào thiết bị và đường tín hiệu.
Bởi nó chỉ là "giải pháp", nên hình như có rất ít người còn dùng tới mấy cái này, đặc biệt là trên các hệ thống âm thanh mắc tiền.
Nếu xe cụ đang gặp phải vấn đề về nhiễu, trước khi lắp mấy cái cục kia, cụ thử cô lập để test xem có fix được không nhé:
1- HU: Kiểm tra nguồn + và ground (tiếp xúc, tải của dây); điện trở tiếp mass tại ngõ ra trên một số đầu đọc.
2- AV: Kiểm tra tiếp xúc. Thay đổi đường đi để tránh bị nhiễu ngoài. Thay thử bằng loại dây khác.
3- Amp: Kiểm tra tải và các tiếp điểm dây nguồn - chú ý tiếp xúc ground. Xác định là amp không tự sinh nhiễu (test ngoài xe).
4- Dây loa: Lấy loa khác câu trực tiếp vào output của amp bằng một đoạn dây ngắn để xác định.
Note: Tắt nguồn, rút dây AV (cụ nhớ bọc kỹ các đầu dây) và mở lại nguồn. Nếu hết nhiễu, kiểm tra "1" và "2" trước; nếu còn nhiễu kiểm tra "3" và "4" trước.
 

longthang

Xe buýt
Biển số
OF-161011
Ngày cấp bằng
16/10/12
Số km
870
Động cơ
357,458 Mã lực
xe cụ bị nhiễu âm, lắp vào thì có tác dụng, dàn âm thanh lắp chuẩn không bị nhiễu, lắp cái này vào em nghĩ chẳng có tác dụng.
 

xamthung

Xe tăng
Biển số
OF-91245
Ngày cấp bằng
8/4/11
Số km
1,868
Động cơ
422,200 Mã lực
Lọc nhiễu nguồn thì có thể có tác dụng chứ lọc nhiễu tín hiệu thì rất ít . Thường có nhiễu tín hiẹu thì nó là do lỗi thiết kế hoặc lắp đặt , cái này phải giải quyết trực tiếp chứ ko thể qua trung gian của bất cứ thiết bị nào được .
 

Opan

Xe hơi
Biển số
OF-18716
Ngày cấp bằng
17/7/08
Số km
197
Động cơ
505,970 Mã lực
Đúng là nếu đi dây đúng, đặc biệt là việc tiếp mát chuẩn thì khả năng ù xì là rất ít. Tuy nhiên Em thấy mấy bác chơi audio trong nhà đều đầu tư thêm lọc nguồn khi có thể mặc dù dây dợ và tiếp mát của các bác ấy đều đầy đủ. Hệ thống điện và tín hiệu của xe có vẻ là môi trường nhiều tạp nhiễu hơn. Vì vậy, em nghĩ lắp vẫn hơn nhỉ, không cần có ù xì mới lắp, các cụ thấy sao ạ?
 

Toyota Celica

Xe container
Biển số
OF-17709
Ngày cấp bằng
21/6/08
Số km
5,233
Động cơ
558,950 Mã lực
Không có ù xì thì lắp vào với không lắp làm sao đánh giá được hơn hay ko hơn cụ

Về mặt nhiễu tín hiệu trên xe , vấn đề này các nhà sản xuất Amp và head unit for car đã tính , chính vì vậy không thể xách nguyên dàn âm thanh home audio lên xe để cắm và nghe hay như ngồi home dc ;) .

Em đã dính vấn đề nhiễu 1 lần với cái món Aux từ Iphone hay MTB khi đang cắm xạc , khi đó phải mua 1 bộ dây Aux Kesington có cục lọc nhiễu và hết hoàn toàn .

Cá nhân em : Đối với hệ thống car audio hiện đại được đấu chuẩn ( chuẩn thì cũng có 2 3 dây thôi ) thì không cần quan tâm đến lọc nhiễu nếu tai không nghe thấy nhiễu .
 

xamthung

Xe tăng
Biển số
OF-91245
Ngày cấp bằng
8/4/11
Số km
1,868
Động cơ
422,200 Mã lực
Đúng là nếu đi dây đúng, đặc biệt là việc tiếp mát chuẩn thì khả năng ù xì là rất ít. Tuy nhiên Em thấy mấy bác chơi audio trong nhà đều đầu tư thêm lọc nguồn khi có thể mặc dù dây dợ và tiếp mát của các bác ấy đều đầy đủ. Hệ thống điện và tín hiệu của xe có vẻ là môi trường nhiều tạp nhiễu hơn. Vì vậy, em nghĩ lắp vẫn hơn nhỉ, không cần có ù xì mới lắp, các cụ thấy sao ạ?
Về home audio thì AC 220v -> Biến áp -> cầu nắn -> Tụ lọc ->...vvvv ->DC . Nguồn AC 220v thì cố định là 50-60Hz , nhiễu ký sinh thì chủ yếu do các thiết bị trong hệ thống , cái lọc nguồn ở đay là lọc các nhiễu ký sinh này để đảm bảo ra 220v 60Hz sạch sẽ . Nguồn chuẩn sau khi qua hệ thống lọc + bộ nguồn của amply là DC sạch , tức là đồ thị ko mấp mô tý nào thẳng tưng (AC là đồ thị sin) , bản thân bộ nguồn thường nó cũng kèm lọc rất ngon rồi :D
Trên oto bản thân ắc quy là một nguồn DC chuẩn , nhiễu ký sinh là do máy phát , mobin oánh lửa ... vvv , bản thân ắc quy nó cũng có tác dụng lọc nhiễu để cho ra nguồn DC phẳng hơn . Khi nguồn DC vì lý do nào đó bị nhiễu ký sinh thì mới cần thiết phải dùng lọc nguồn , mỗi loại nhiễu ký sinh có tần số khác nhau nên lọc thế nào cho sạch là vấn đề rất khó cụ ah :D , và thường thì nên giải quyết tận gốc :D
 

Opan

Xe hơi
Biển số
OF-18716
Ngày cấp bằng
17/7/08
Số km
197
Động cơ
505,970 Mã lực
Hay quá. Được các cụ chỉ giáo rất hay. Kính vodka các cụ.

Em hỏi thêm là khi làm tiếp mát, lý thuyết là nên tiếp mát cùng 1 điểm để tránh tạo ra các khác biệt về điện thế (potentials), từ đó lại quay lại làm nhiễu hệ thống. Điểm tiếp mát tốt nhất là phần kim loại trần (bare metal) trên vỏ xe (chasis). Khi làm tiếp mát phải quan tâm đến cả tiếp mát của cả head unit (or source unit), ampli, và cả anten của xe nữa. Trường hợp lắp nhiều ampli thì mỗi ampli phải tiếp mát 1 đường riêng. Dây tiếp mát cũng phải là dây đủ tiêu chuẩn, tương tự như dây nguồn và giữ càng ngắn càng tốt.

Có phải không các cụ nhỉ? Ngoài ra cần chú ý gì thêm các cụ nhỉ?
 

CarAudio.vn

Xe đạp
Biển số
OF-75111
Ngày cấp bằng
11/10/10
Số km
36
Động cơ
422,760 Mã lực
Về tụ nguồn, em nghĩ nếu có trong hệ thống car-audio, ở góc độ nào đó thì vẫn tốt cụ ạ. Tuy nhiên, cá nhân em nghĩ, chức năng "lọc" của tụ có lẽ là đáng giá hơn là dùng để bù áp. Tiếc rằng, giá thành của mấy capacitor dòng Pro là quá cao so với những gì có thể mang lại. Nếu một hệ thống chưa đạt hàng "top" về thiết bị, thay vì lắp thêm tụ, để số tiền đó bù vào cho phần loa hoặc headunit sẽ hiệu quả hơn.
Phần lọc tín hiệu audio, khác với các fillter của đồ home (được build luôn trên cable để triệt nhiễu kí sinh) các hãng sản xuất bộ lọc cho car-audio dường như chỉ nhắm đến chức năng "khắc phục" nhược điểm (trên một hệ thống lỗi), chứ không nhằm vào chức năng làm cho tối ưu ở một hệ thống không có lỗi. Bởi vậy, có thể thấy giá thành của những thiết bị loại này được coi là "tốt" trên thị trường cũng chỉ có giá mấy chục đồng ...
 

CarAudio.vn

Xe đạp
Biển số
OF-75111
Ngày cấp bằng
11/10/10
Số km
36
Động cơ
422,760 Mã lực
Hay quá. Được các cụ chỉ giáo rất hay. Kính vodka các cụ.

Em hỏi thêm là khi làm tiếp mát, lý thuyết là nên tiếp mát cùng 1 điểm để tránh tạo ra các khác biệt về điện thế (potentials), từ đó lại quay lại làm nhiễu hệ thống. Điểm tiếp mát tốt nhất là phần kim loại trần (bare metal) trên vỏ xe (chasis). Khi làm tiếp mát phải quan tâm đến cả tiếp mát của cả head unit (or source unit), ampli, và cả anten của xe nữa. Trường hợp lắp nhiều ampli thì mỗi ampli phải tiếp mát 1 đường riêng. Dây tiếp mát cũng phải là dây đủ tiêu chuẩn, tương tự như dây nguồn và giữ càng ngắn càng tốt.

Có phải không các cụ nhỉ? Ngoài ra cần chú ý gì thêm các cụ nhỉ?
Hệ thống điện trên xe là 1 chiều (+ -), khác với điện AC ở nhà (L-N-G)
Bởi vậy, Ground ở đây chính là cựa âm (-) của nguồn. Chassis của xe là một dây dẫn chung cho tất cả thiết bị
 

Opan

Xe hơi
Biển số
OF-18716
Ngày cấp bằng
17/7/08
Số km
197
Động cơ
505,970 Mã lực
Em thích câu này của cụ. Đúng là trong home audio, vấn đề là tối ưu hệ thống, do đó các audiophile khi đã set up được phần nguồn, amp và loa phù hợp với sở thích nghe của mình, họ bắt đầu trăn trở với các thiết bị nhằm tối ưu hệ thống mà họ có: dây dẫn, phụ kiện chống rung, tán âm, tiêu âm, biến áp cách ly... Đối với các phụ kiện này ở xe thì ngoài mục đích đế sửa lỗi thì không biết việc lắp thêm có cải thiện hệ thống không hay lại làm ảnh hưởng đến chất âm.

Về tụ bù (capacitor) thì đâu đó em thấy nói là có 2 ampli hoặc ampli công suất trên 500W mới cần món này thì phải.

Về tụ nguồn, em nghĩ nếu có trong hệ thống car-audio, ở góc độ nào đó thì vẫn tốt cụ ạ. Tuy nhiên, cá nhân em nghĩ, chức năng "lọc" của tụ có lẽ là đáng giá hơn là dùng để bù áp. Tiếc rằng, giá thành của mấy capacitor dòng Pro là quá cao so với những gì có thể mang lại. Nếu một hệ thống chưa đạt hàng "top" về thiết bị, thay vì lắp thêm tụ, để số tiền đó bù vào cho phần loa hoặc headunit sẽ hiệu quả hơn.
Phần lọc tín hiệu audio, khác với các fillter của đồ home (được build luôn trên cable để triệt nhiễu kí sinh) các hãng sản xuất bộ lọc cho car-audio dường như chỉ nhắm đến chức năng "khắc phục" nhược điểm (trên một hệ thống lỗi), chứ không nhằm vào chức năng làm cho tối ưu ở một hệ thống không có lỗi. Bởi vậy, có thể thấy giá thành của những thiết bị loại này được coi là "tốt" trên thị trường cũng chỉ có giá mấy chục đồng ...
 

Opan

Xe hơi
Biển số
OF-18716
Ngày cấp bằng
17/7/08
Số km
197
Động cơ
505,970 Mã lực
Hệ thống điện trên xe là 1 chiều (+ -), khác với điện AC ở nhà (L-N-G)
Bởi vậy, Ground ở đây chính là cựa âm (-) của nguồn. Chassis của xe là một dây dẫn chung cho tất cả thiết bị
Giống cái hình này hả cụ:
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top