- Biển số
- OF-17152
- Ngày cấp bằng
- 8/6/08
- Số km
- 9,668
- Động cơ
- 1,134,941 Mã lực
Lãng phí kiểu này còn tội to hơn tham nhũng. Đánh chuột vỡ hết "bình quý" rồi.
Làm sao dung hòa được cơ chế và lợi ích của nhà đầu tư thì dân được hưởng tý công nghệ cao.
Robot chữa bệnh triệu USD phải 'đắp chiếu'
Nhiều máy phẫu thuật robot trị giá hàng chục tỷ đồng, có cái đến hơn 4 triệu USD, phải ngừng hoạt động do chi phí vận hành quá cao, vướng pháp lý... khiến bệnh nhân mất cơ hội tiếp cận kỹ thuật hiện đại.
Ứng dụng robot trong phẫu thuật là kỹ thuật hiện đại, phổ biến ở nhiều quốc gia, từng được Bệnh viện Bạch Mai, Nhi Trung ương, Nhân dân 115, Chợ Rẫy... đưa vào sử dụng.
Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) hợp tác với doanh nghiệp đưa robot Mako và Rosa vào phẫu thuật khớp và thần kinh sọ não từ năm 2017. Đây được xem như cánh tay thứ ba của phẫu thuật viên, cho phép bác sĩ phẫu thuật xâm lấn tối thiểu với độ chính xác cao, bệnh nhân ít mất máu, ít đau, giảm nguy cơ tai biến và mau hồi phục. Hiện, cả hai robot bị niêm phong vì là tang vật vụ án nâng khống giá từ tháng 8/2020. Năm 2016, hai máy này có giá thực tế 7,4 tỷ đồng, song Bệnh viện Bạch Mai phải mua giá 39 tỷ đồng và 44 tỷ đồng (gần 2 triệu USD) do một số cá nhân sai phạm.
Trả lời VnExpress, một lãnh đạo bệnh viện cho biết đây đều là thiết bị y tế hiện đại, không thể sử dụng vì liên quan đến vụ án, nhưng cũng không được mang ra khỏi bệnh viện để tránh hỏng hóc. Ngoài ra, thiết bị y tế bị ràng buộc bởi nhiều quy định như Luật Đầu tư; Luật quản lý, sử dụng tài sản công... nên không thể tùy ý sử dụng dù mục đích nhân văn.
"Sau khi vụ án được xử lý, phía công ty BMS (đơn vị nhập) đã tặng máy cho bệnh viện, từ bỏ quyền sở hữu. Tòa án, VKS và công an cũng gợi ý đưa máy vào điều trị cho bệnh nhân với chi phí thấp nhất. Bệnh viện đã gửi công văn cho Vụ Tài chính, Bộ Y tế để đăng ký sở hữu máy nhưng chưa được chấp thuận", ông thông tin.
Hồi năm 2017, giá một ca phẫu thuật khớp bằng robot Mako tại Bệnh viện Bạch Mai vào khoảng hơn 40 triệu đồng, trong khi tại Anh hoặc Mỹ, chi phí cho một ca mổ tương tự là 17.000-20.000 USD (chưa tính chi phí ăn ở, đi lại). Như vậy, tình trạng ''đắp chiếu" các robot đã khiến bệnh nhân mất cơ hội tiếp cận kỹ thuật cao, hoặc phải tốn hàng trăm triệu đồng ra nước ngoài để mổ bằng phương pháp này.
Robot Rosa phẫu thuật thần kinh trong một lần được sử dụng năm 2017. Ảnh: Bệnh viện Bạch Mai
Tương tự, ứng dụng robot tại Trung tâm phẫu thuật nội soi nhi, Bệnh viện Nhi Trung ương, cũng ngừng hoạt động. Đây là bệnh viện đầu tiên cả nước triển khai phẫu thuật nội soi có ứng dụng robot, hoạt động từ tháng 3/2014 với số tiền đầu tư khoảng 100 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Nhà nước.
Thiết bị này giúp các chuyên gia có thể quan sát sâu và chính xác hơn so với phẫu thuật nội soi thường, nhờ hình ảnh không gian ba chiều, giải quyết các bệnh phức tạp. Bệnh viện Nhi Trung ương đã ứng dụng công nghệ này trên 300 trẻ.
Đại diện bệnh viện cho biết, robot dừng hoạt động bởi hãng ngưng nhập dụng cụ để vận hành thiết bị, chi phí đắt so với mổ nội soi thông thường khoảng chục lần. Trong khi đó, hiện nay các bác sĩ có thể giải quyết hầu hết các vấn đề của bệnh nhi bằng mổ nội soi thông thường, với chi phí thấp.
"Mua sắm thiết bị hiện đại là bước tiến của ngành y, giúp bác sĩ hiểu và nắm bắt được tiến bộ y học trên thế giới. Việc sử dụng robot trong phẫu thuật nội soi bụng có thể rút ngắn thời gian nằm viện, giảm đau sau mổ, tính thẩm mỹ cao... nhưng giá thành là trở ngại lớn khi áp dụng vào thực tế ở nước ta và chưa thực sự phù hợp với phân khúc khách hàng Việt Nam", ông nói.
Hiện, bệnh viện chưa có phương án giải quyết robot này để tránh lãng phí tiền ngân sách đã bỏ ra. Trong khi đó, hệ thống máy hoạt động từ 2014 là gần như hết vòng đời, muốn hoạt động thì phải đổi sang thế hệ mới, tiến bộ và hiện đại hơn; hoặc tái bảo trì nhưng chi phí rất cao, mà nhu cầu sử dụng chưa nhiều.
Tại TP HCM, ba nơi trang bị robot phẫu thuật là Bình Dân, Chợ Rẫy, Nhân dân 115 nhưng chỉ duy nhất robot phẫu thuật đặt tại Bệnh viện Bình Dân còn hoạt động.
Hệ thống phẫu thuật robot tại Bệnh viện Chợ Rẫy tạm ngưng từ tháng 10/2021 do thiếu vật tư tiêu hao vì khó khăn trong đấu thầu. Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết dự kiến tuần tới hệ thống mới hoạt động trở lại được vì vừa có kết quả thầu.
Đây là hệ thống hiện đại do Mỹ sản xuất, với kinh phí 71 tỷ đồng (hơn 3 triệu USD) từ nguồn vốn vay kích cầu của thành phố, triển khai tại bệnh viện từ tháng 10/2017.
Trong khi đó, Bệnh viện Nhân dân 115 không sử dụng tiền ngân sách để trang bị robot Modus V Synaptive. Hệ thống robot đặt tại bệnh viện này có giá 54 tỷ đồng (hơn 2,2 triệu USD), dùng để phẫu thuật các bệnh lý liên quan đến sọ não và cột sống, đầu tư theo hình thức hợp đồng với một đơn vị đặt máy, bệnh viện lo về nhân sự và chia phần trăm lợi nhuận. Các bác sĩ đã học tập, trao đổi kinh nghiệm tại Mỹ và Thụy Sỹ để triển khai kỹ thuật này. Sau khoảng một năm rưỡi hoạt động với 30 ca mổ, đến tháng 8/2020, chủ đầu tư rút máy về.
Theo lãnh đạo Bệnh viện Nhân dân 115, nguyên nhân rút máy là do số ca mổ ít, chi phí khá cao (mỗi ca mổ trên dưới 100 triệu đồng) và bệnh nhân được chỉ định không nhiều, thường sử dụng cho các trường hợp u não chuyên biệt, có vị trí tổn thương sâu.
Ngoài robot, hệ thống PET/CT trị giá hàng triệu USD để hỗ trợ chẩn đoán ung thư của Bệnh viện Ung bướu TP HCM, Quân y 175, Nhân dân 115, ngưng hoạt động thời gian qua vì thiếu thuốc phóng xạ 18F-FDG. Đầu tháng này, nhờ nguồn thuốc phóng xạ Bệnh viện Chợ Rẫy chia sẻ, các nơi này mới có thể tái hoạt động máy.
Nhiều bệnh viện trên cả nước đang bị thiếu một số thuốc, vật tư y tế do khó khăn trong đấu thầu mua sắm, ảnh hưởng việc điều trị của người bệnh. Bộ Y tế cho biết đã đôn đốc các cơ sở y tế lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu để cung ứng kịp thời cho bệnh nhân và đảm bảo quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế. Bộ cũng đề nghị chính quyền địa phương đưa ra biện pháp cụ thể, chịu trách nhiệm nếu để xảy ra thiếu thuốc, hóa chất, vật tư y tế.
Làm sao dung hòa được cơ chế và lợi ích của nhà đầu tư thì dân được hưởng tý công nghệ cao.
Robot chữa bệnh triệu USD phải 'đắp chiếu'
Nhiều máy phẫu thuật robot trị giá hàng chục tỷ đồng, có cái đến hơn 4 triệu USD, phải ngừng hoạt động do chi phí vận hành quá cao, vướng pháp lý... khiến bệnh nhân mất cơ hội tiếp cận kỹ thuật hiện đại.
Ứng dụng robot trong phẫu thuật là kỹ thuật hiện đại, phổ biến ở nhiều quốc gia, từng được Bệnh viện Bạch Mai, Nhi Trung ương, Nhân dân 115, Chợ Rẫy... đưa vào sử dụng.
Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) hợp tác với doanh nghiệp đưa robot Mako và Rosa vào phẫu thuật khớp và thần kinh sọ não từ năm 2017. Đây được xem như cánh tay thứ ba của phẫu thuật viên, cho phép bác sĩ phẫu thuật xâm lấn tối thiểu với độ chính xác cao, bệnh nhân ít mất máu, ít đau, giảm nguy cơ tai biến và mau hồi phục. Hiện, cả hai robot bị niêm phong vì là tang vật vụ án nâng khống giá từ tháng 8/2020. Năm 2016, hai máy này có giá thực tế 7,4 tỷ đồng, song Bệnh viện Bạch Mai phải mua giá 39 tỷ đồng và 44 tỷ đồng (gần 2 triệu USD) do một số cá nhân sai phạm.
Trả lời VnExpress, một lãnh đạo bệnh viện cho biết đây đều là thiết bị y tế hiện đại, không thể sử dụng vì liên quan đến vụ án, nhưng cũng không được mang ra khỏi bệnh viện để tránh hỏng hóc. Ngoài ra, thiết bị y tế bị ràng buộc bởi nhiều quy định như Luật Đầu tư; Luật quản lý, sử dụng tài sản công... nên không thể tùy ý sử dụng dù mục đích nhân văn.
"Sau khi vụ án được xử lý, phía công ty BMS (đơn vị nhập) đã tặng máy cho bệnh viện, từ bỏ quyền sở hữu. Tòa án, VKS và công an cũng gợi ý đưa máy vào điều trị cho bệnh nhân với chi phí thấp nhất. Bệnh viện đã gửi công văn cho Vụ Tài chính, Bộ Y tế để đăng ký sở hữu máy nhưng chưa được chấp thuận", ông thông tin.
Hồi năm 2017, giá một ca phẫu thuật khớp bằng robot Mako tại Bệnh viện Bạch Mai vào khoảng hơn 40 triệu đồng, trong khi tại Anh hoặc Mỹ, chi phí cho một ca mổ tương tự là 17.000-20.000 USD (chưa tính chi phí ăn ở, đi lại). Như vậy, tình trạng ''đắp chiếu" các robot đã khiến bệnh nhân mất cơ hội tiếp cận kỹ thuật cao, hoặc phải tốn hàng trăm triệu đồng ra nước ngoài để mổ bằng phương pháp này.
Robot Rosa phẫu thuật thần kinh trong một lần được sử dụng năm 2017. Ảnh: Bệnh viện Bạch Mai
Tương tự, ứng dụng robot tại Trung tâm phẫu thuật nội soi nhi, Bệnh viện Nhi Trung ương, cũng ngừng hoạt động. Đây là bệnh viện đầu tiên cả nước triển khai phẫu thuật nội soi có ứng dụng robot, hoạt động từ tháng 3/2014 với số tiền đầu tư khoảng 100 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Nhà nước.
Thiết bị này giúp các chuyên gia có thể quan sát sâu và chính xác hơn so với phẫu thuật nội soi thường, nhờ hình ảnh không gian ba chiều, giải quyết các bệnh phức tạp. Bệnh viện Nhi Trung ương đã ứng dụng công nghệ này trên 300 trẻ.
Đại diện bệnh viện cho biết, robot dừng hoạt động bởi hãng ngưng nhập dụng cụ để vận hành thiết bị, chi phí đắt so với mổ nội soi thông thường khoảng chục lần. Trong khi đó, hiện nay các bác sĩ có thể giải quyết hầu hết các vấn đề của bệnh nhi bằng mổ nội soi thông thường, với chi phí thấp.
"Mua sắm thiết bị hiện đại là bước tiến của ngành y, giúp bác sĩ hiểu và nắm bắt được tiến bộ y học trên thế giới. Việc sử dụng robot trong phẫu thuật nội soi bụng có thể rút ngắn thời gian nằm viện, giảm đau sau mổ, tính thẩm mỹ cao... nhưng giá thành là trở ngại lớn khi áp dụng vào thực tế ở nước ta và chưa thực sự phù hợp với phân khúc khách hàng Việt Nam", ông nói.
Hiện, bệnh viện chưa có phương án giải quyết robot này để tránh lãng phí tiền ngân sách đã bỏ ra. Trong khi đó, hệ thống máy hoạt động từ 2014 là gần như hết vòng đời, muốn hoạt động thì phải đổi sang thế hệ mới, tiến bộ và hiện đại hơn; hoặc tái bảo trì nhưng chi phí rất cao, mà nhu cầu sử dụng chưa nhiều.
Tại TP HCM, ba nơi trang bị robot phẫu thuật là Bình Dân, Chợ Rẫy, Nhân dân 115 nhưng chỉ duy nhất robot phẫu thuật đặt tại Bệnh viện Bình Dân còn hoạt động.
Hệ thống phẫu thuật robot tại Bệnh viện Chợ Rẫy tạm ngưng từ tháng 10/2021 do thiếu vật tư tiêu hao vì khó khăn trong đấu thầu. Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết dự kiến tuần tới hệ thống mới hoạt động trở lại được vì vừa có kết quả thầu.
Đây là hệ thống hiện đại do Mỹ sản xuất, với kinh phí 71 tỷ đồng (hơn 3 triệu USD) từ nguồn vốn vay kích cầu của thành phố, triển khai tại bệnh viện từ tháng 10/2017.
Trong khi đó, Bệnh viện Nhân dân 115 không sử dụng tiền ngân sách để trang bị robot Modus V Synaptive. Hệ thống robot đặt tại bệnh viện này có giá 54 tỷ đồng (hơn 2,2 triệu USD), dùng để phẫu thuật các bệnh lý liên quan đến sọ não và cột sống, đầu tư theo hình thức hợp đồng với một đơn vị đặt máy, bệnh viện lo về nhân sự và chia phần trăm lợi nhuận. Các bác sĩ đã học tập, trao đổi kinh nghiệm tại Mỹ và Thụy Sỹ để triển khai kỹ thuật này. Sau khoảng một năm rưỡi hoạt động với 30 ca mổ, đến tháng 8/2020, chủ đầu tư rút máy về.
Theo lãnh đạo Bệnh viện Nhân dân 115, nguyên nhân rút máy là do số ca mổ ít, chi phí khá cao (mỗi ca mổ trên dưới 100 triệu đồng) và bệnh nhân được chỉ định không nhiều, thường sử dụng cho các trường hợp u não chuyên biệt, có vị trí tổn thương sâu.
Ngoài robot, hệ thống PET/CT trị giá hàng triệu USD để hỗ trợ chẩn đoán ung thư của Bệnh viện Ung bướu TP HCM, Quân y 175, Nhân dân 115, ngưng hoạt động thời gian qua vì thiếu thuốc phóng xạ 18F-FDG. Đầu tháng này, nhờ nguồn thuốc phóng xạ Bệnh viện Chợ Rẫy chia sẻ, các nơi này mới có thể tái hoạt động máy.
Nhiều bệnh viện trên cả nước đang bị thiếu một số thuốc, vật tư y tế do khó khăn trong đấu thầu mua sắm, ảnh hưởng việc điều trị của người bệnh. Bộ Y tế cho biết đã đôn đốc các cơ sở y tế lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu để cung ứng kịp thời cho bệnh nhân và đảm bảo quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế. Bộ cũng đề nghị chính quyền địa phương đưa ra biện pháp cụ thể, chịu trách nhiệm nếu để xảy ra thiếu thuốc, hóa chất, vật tư y tế.
Robot chữa bệnh triệu USD phải 'đắp chiếu'
Nhiều máy phẫu thuật robot trị giá hàng chục tỷ đồng, có cái đến hơn 4 triệu USD, phải ngừng hoạt động do chi phí vận hành quá cao, vướng pháp lý... khiến bệnh nhân mất cơ hội tiếp cận kỹ thuật hiện đại.
vnexpress.net
Chỉnh sửa bởi quản trị viên: