Khi em đi làm, em luôn coi việc của Cty như việc nhà mình, thậm chí là còn hơn việc nhà mình, tiền của Cty cũng như tiền của mình, mỗi khi đàm phán hợp đồng với đối tác là em căn cơ từng xu..., làm việc gì em cũng phải chọn phương án tối ưu và có lơi nhất cho công ty trước, sau tới mình.
Khi tự mình lập nhiệp, vẫn nếp nghĩ đó, em nghĩ ai cũng như mình và em phải trả giá rất đắt cho việc ai cũng như mình ...em đã tự trách mình và sửa bằng nhiều hình thức, phương thức khác nhau trong đó có cả việc đảm bảo lợi ích của cả hai bên đại loại Cty được 10 thì nhân viên sẽ được chia 3 phần.. nhưng thất bại vẫn hoàn thất bại, họ vẫn coi tiền của Cty là tiền chùa.... phải trăng đây là vấn đề không có lời giải ?
Nhiều thằng còn coi tiền của Bố mẹ nó là tiền chùa mà cụ bảo nó coi tiền của cty như tiền nhà mình đc
Có nhiều đứa con, ngoài tiêu pha mua sắm đòi hết thứ nọ đến thứ kia để thỏa mãn thói ích kỷ hưởng thụ của mình, gđ có điều kiện thật thì còn đỡ còn nhiều gđ bố mẹ è cổ ra làm, tiết kiệm bóp mồm bóp miệng để cho ông con hưởng thụ, ăn chơi....Đấy còn chưa nói tới những ông phá ra chi tử cờ bạc, lô đề, bóng bánh nợ tiền tỷ đến bố mẹ phải bán nhà mà trả....
Còn em nghĩ đi làm công ăn lương thì cứ làm hết trách nhiệm của mình được giao, đồng lương nhận được xứng đáng với trình độ, trí tuệ, công sức mình bỏ ra là được, còn ko được như thế thì nên tìm cty khác mà cống hiến. Chứ nhiều thằng cty nó bóc lột sức lao động của anh em, ky bo chỉ moi chất xám của anh em để thu lợi càng nhiều càng tốt cho nó thì Cụ có coi tiền nó là tiền mình và làm giữ gìn + sinh lợi nhuận cho nó ko? Cái gì cũng phải bắt nguồn từ 2 phía và cả 2 cùng có lợi cả 2 cùng biết điều đó là văn hóa hay cao hơn là văn hóa công ty.
VD như cafe Starbucks ko coi những người pha chế hay những người đứng sau quầy là nhân viên mà họ là đối tác???
Cụ đọc đoạn này toàn TGD với điều hành của Starbucks để xem sao họ thành công và văn hóa cty của họ ntn ạ:
"Bà Patricia Marques, Tổng giám đốc Starbucks Việt Nam nhấn mạnh thêm, đối tác đặc biệt của thương hiệu này là những người đứng phía sau quầy bar (nhân viên pha chế). Họ sẽ là những người làm nên điều khác biệt và giúp cho Starbucks “hơn cả cà phê”.
"Khi phát biểu cũng như trả lời tại buổi họp báo, vị chủ tịch Starbucks châu Á Thái Bình Dương thường xuyên dùng từ “khiêm nhường” (humble) khi nói về vị thế của Starbucks hay giới thiệu những điều được coi là đặc biệt tới những người thưởng thức cà phê Hà Nội. Giải thích lý do về việc dùng từ “humble” với tần suất cao trong phần phát biểu, trả lời của mình, ông Jeff Hansberry nói: “Khiêm nhường bắt nguồn từ nhân văn và đây cũng là từ thể hiện văn hóa mà Starbucks hiện diện ở khắp mọi nơi trên thế giới. Khi kinh doanh, khách hàng và những đối tác là những người đem đến thành công cho Starbucks; khiêm nhường hay nhân văn là nhân tố giúp chúng tôi có mối quan hệ tốt với 2 nhân tố đặc biệt này, giúp cho Starbucks trở thành một biểu tượng hơn cả cà phê”.
http://news.zing.vn