- Biển số
- OF-16397
- Ngày cấp bằng
- 17/5/08
- Số km
- 446
- Động cơ
- 514,158 Mã lực
- Tuổi
- 57
Lâu nay nghe các cụ of nói về cánh xe bus có vẻ không mấy thiện cảm . Có bài viết này mong là chúng ta cũng nên có một góc nhìn khác về các bác tài ...nhiều tật này :
Tài xế xe buýt nói gì về những vụ tai nạn?
Đường sá hiện nay chật hẹp, “lô cốt” mọc lên khắp nơi, kẹt xe diễn ra tràn lan nên hiếm khi nào xe buýt về bến đúng giờ, trễ năm phút đã là mừng lắm. Khách quan mà nói, không tài xế xe buýt nào dám vỗ ngực tuyên bố mình không phạm Luật giao thông.
Không tài xế nào không phạm Luật giao thông!
Tôi nói mà không cần phải giấu giếm là bản thân tôi chạy tuyến Bến Thành - Âu Cơ - An Sương nhiều lúc cũng phải chạy lấn vào làn đường dành cho xe hai bánh. Vì mỗi một ngã tư bị kẹt xe, nếu chạy đúng phần đường ôtô và chờ xếp hàng để vượt qua thì mất 5-10 phút. Hành khách tuy nói không muốn tài xế chạy ẩu và phạm Luật giao thông, nhưng mặt khác cũng không ai muốn trễ nải công việc, nếu chạy đúng luật mà chậm quá thì tự họ cũng bỏ xe buýt.
Nói như thế không có nghĩa đổ lỗi hết cho áp lực giờ giấc. Vì cũng có những xe rà rê rước khách dọc đường, đến khi sắp hết giờ quy định thì chạy cuống cuồng nên chuyện va quẹt giữa xe buýt với xe máy là khó tránh khỏi.
- Tài xế Lý Kim Bình (Hợp tác xã Quyết Tiến):
Đã ôm vôlăng, đâu ai muốn gây tai nạn
Những ai đã ngồi trước tay lái mới thấy một khi ra đường là chẳng thể nói trước điều gì. Đường chật, xe máy đông như kiến và mạnh ai nấy chạy. Anh chạy cẩn thận cách mấy thì chắc gì người đi xe máy cũng cẩn thận như anh. Có khi anh chạy đúng làn đường nhưng xe máy cứ đâm nhào trước mặt thì làm sao tránh kịp. Làm tài xế xe buýt thì ai cũng có vợ con, cũng phải lo miếng cơm manh áo nên đã ôm vôlăng đâu ai muốn gây tai nạn. Cũng chẳng có tài xế nào muốn hành khách của mình nhìn mình bằng con mắt ác cảm hết. Hên xui thôi!
- Tài xế Cao Minh Sang (Hợp tác xã vận tải số 26):
Nghe tai nạn của đồng nghiệp mà buồn !
Tôi may mắn hơn những đồng nghiệp khác là tuyến Bến Thành - Phú Mỹ Hưng đường sá rộng rãi nên ít khi xảy ra va chạm với phương tiện khác. Có điều mỗi khi giở báo ra thấy tai nạn liên quan tới đồng nghiệp mà buồn. Hơn 30 năm cầm lái với trên mười năm làm tài xế xe buýt, tôi dám chắc một điều là không tài xế nào mong muốn gây tai nạn cho người khác hay người khác gây tai nạn cho mình.
Tuy nhiên, tôi cũng biết có những tài xế trẻ, còn non tay nghề nhưng háo thắng, có khi chỉ để khoe rằng mình mới thi lên cấp mà chủ quan cho xe lạng lách như một cách chứng tỏ mình. Và những phút bốc đồng như vậy đã có lúc để lại hậu quả, dù có thể trong thâm tâm họ không hề muốn gây tai nạn.
Thủ phạm đích thực ở đâu?
Xe buýt kéo lê học sinh, xe buýt cán chết cùng lúc ba người trong đó có hai cha con, bé gái mới 13 tuổi, xe buýt làm chết một thanh niên vào lúc anh sắp cưới vợ, xe buýt cán chân một cụ già... Hàng loạt tai nạn do lỗi của tài xế xe buýt với mức độ ngày càng đáng sợ đã gây nên sự rúng động dư luận những ngày gần đây. Sự việc này chỉ là hậu quả của một chuỗi nguyên nhân. Và nếu không có một thay đổi thật sự tận gốc thì những tai nạn thảm khốc như thế e rằng sẽ còn tiếp tục xảy ra.
Chúng ta còn nhớ cách đây bảy năm, một chiếc xe buýt thắng không ăn khi xuống dốc cầu Tân Thuận đã gây tai nạn thảm khốc giết chết ba người, trong đó có một đội uyên ương đang trên đường chuẩn bị ngày cưới. Khi đó, dư luận đã bàng hoàng vì tính chất bi thảm của nó, phẫn nộ với việc các cơ quan hữu trách cho phép chiếc xe nói trên - sản xuất trước năm 1975, quá cũ kỹ, lưu hành. Công luận lên tiếng, nhiều lời tuyên bố, hứa hẹn chấn chỉnh... nhưng rồi trên thực tế, tai nạn trầm trọng do xe buýt tiếp tục xảy ra.
Ở vụ án xe buýt năm 2002 nói trên, tài xế lãnh mức án 7 năm tù. Những vụ tai nạn gần đây đang trong quá trình tố tụng. Tuy nhiên, nếu chỉ xem xét một mình tài xế thì có đủ không?
Với một vụ tai nạn riêng lẻ do xe buýt gây ra nói riêng hay phương tiện giao thông công cộng nói chung thì thuộc chức trách của tòa án và bản án (hay nhà tù). Nhưng nếu tần suất diễn ra ngày càng nhiều, tính chất vi phạm giống nhau... thì những nhà nghiên cứu, điều tra xã hội phải vào cuộc. Trong tội phạm học, hoàn cảnh phạm tội của bị cáo thuộc những trường hợp đặc biệt (có tính chất, mức độ tàn bạo hoặc xảy ra hàng loạt, giết người hàng loạt...) sẽ được những nhà nghiên cứu phân tích rất kỹ. Hành vi phạm tội chỉ diễn ra trong tích tắc, thường không khó nhận dạng, còn những gì thúc đẩy, làm hình thành hành vi phạm tội mới là cái khó (và cần thiết) được nhận dạng. Chỉ có tìm ra được nguyên nhân thật sự tiềm ẩn đằng sau hành động của bị cáo - “thủ phạm đích thực” của hành vi phạm tội thì mới phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm có hiệu quả.
Tôi là người thường xuyên sử dụng phương tiện giao thông công cộng, có dịp nói chuyện với nhiều tài xế mới thấy rằng đối với cái nghề có thể gây nguy hiểm tới tính mạng của nhiều người như lái xe, mà việc đào tạo lại không được coi trọng. Cái nghề nếu chỉ một chút sai lầm có thể giết vài chục người một lúc lại chỉ được đào tạo tối đa sáu tháng! Đó là theo lý thuyết, còn thực tế nhiều tài xế cho tôi biết họ chỉ học lái đúng một tháng. Chưa kể đến chuyện mua bằng cấp.
Tài xế xe buýt từng bày tỏ trên Tuổi Trẻ về chuyện họ bị căng thẳng như thế nào khi lái xe, có cả áp lực vô lý như... khoán giờ. Một bác tài nói chạy ẩu, công an phạt chỉ 300.000 đồng, còn nếu xe về bến trễ bị phạt đến 600.000 đồng. Rồi còn những nguyên nhân nào nữa: xử phạt không nghiêm, tiêu cực, hối lộ... Một bác tài trước đây từng chạy xe container cho biết khi ký hợp đồng, anh được chủ bao giá mỗi năm “hai mạng”. Nghĩa là nếu mỗi năm anh chỉ (hay được quyền) cán chết hai mạng người thì không phải chịu trách nhiệm gì, chủ sẽ lo. Do đó, cánh tài xế có thể “an tâm” đua thoải mái, miễn đủ chuyến, kịp giao nhận hàng. Tôi ngồi nghe anh kể mà sởn cả gai ốc.
Đó mới là những thủ phạm đích thực!
Nguồn : http://www.nld.com.vn/20090401085356304P0C1002/tai-xe-xe-buyt-noi-gi-ve-nhung-vu-tai-nan.htm
Riêng cá nhân tôi trộm nghĩ : Đã có ai thống kê được các vụ tai nạn giao thông xem tỉ lệ gây tai nạn của tất cả các loại xe đang lưu hành ở VN kô nhỉ ? Khi có số liệu đó mới có thể nói gì thì nói được , nhiều khi kết luận xe bus hay taxi là những thế này thế nọ liệu có phải là phiến diện không ?
Tài xế xe buýt nói gì về những vụ tai nạn?
Đường sá hiện nay chật hẹp, “lô cốt” mọc lên khắp nơi, kẹt xe diễn ra tràn lan nên hiếm khi nào xe buýt về bến đúng giờ, trễ năm phút đã là mừng lắm. Khách quan mà nói, không tài xế xe buýt nào dám vỗ ngực tuyên bố mình không phạm Luật giao thông.
Không tài xế nào không phạm Luật giao thông!
Tôi nói mà không cần phải giấu giếm là bản thân tôi chạy tuyến Bến Thành - Âu Cơ - An Sương nhiều lúc cũng phải chạy lấn vào làn đường dành cho xe hai bánh. Vì mỗi một ngã tư bị kẹt xe, nếu chạy đúng phần đường ôtô và chờ xếp hàng để vượt qua thì mất 5-10 phút. Hành khách tuy nói không muốn tài xế chạy ẩu và phạm Luật giao thông, nhưng mặt khác cũng không ai muốn trễ nải công việc, nếu chạy đúng luật mà chậm quá thì tự họ cũng bỏ xe buýt.
Nói như thế không có nghĩa đổ lỗi hết cho áp lực giờ giấc. Vì cũng có những xe rà rê rước khách dọc đường, đến khi sắp hết giờ quy định thì chạy cuống cuồng nên chuyện va quẹt giữa xe buýt với xe máy là khó tránh khỏi.
- Tài xế Lý Kim Bình (Hợp tác xã Quyết Tiến):
Đã ôm vôlăng, đâu ai muốn gây tai nạn
Những ai đã ngồi trước tay lái mới thấy một khi ra đường là chẳng thể nói trước điều gì. Đường chật, xe máy đông như kiến và mạnh ai nấy chạy. Anh chạy cẩn thận cách mấy thì chắc gì người đi xe máy cũng cẩn thận như anh. Có khi anh chạy đúng làn đường nhưng xe máy cứ đâm nhào trước mặt thì làm sao tránh kịp. Làm tài xế xe buýt thì ai cũng có vợ con, cũng phải lo miếng cơm manh áo nên đã ôm vôlăng đâu ai muốn gây tai nạn. Cũng chẳng có tài xế nào muốn hành khách của mình nhìn mình bằng con mắt ác cảm hết. Hên xui thôi!
- Tài xế Cao Minh Sang (Hợp tác xã vận tải số 26):
Nghe tai nạn của đồng nghiệp mà buồn !
Tôi may mắn hơn những đồng nghiệp khác là tuyến Bến Thành - Phú Mỹ Hưng đường sá rộng rãi nên ít khi xảy ra va chạm với phương tiện khác. Có điều mỗi khi giở báo ra thấy tai nạn liên quan tới đồng nghiệp mà buồn. Hơn 30 năm cầm lái với trên mười năm làm tài xế xe buýt, tôi dám chắc một điều là không tài xế nào mong muốn gây tai nạn cho người khác hay người khác gây tai nạn cho mình.
Tuy nhiên, tôi cũng biết có những tài xế trẻ, còn non tay nghề nhưng háo thắng, có khi chỉ để khoe rằng mình mới thi lên cấp mà chủ quan cho xe lạng lách như một cách chứng tỏ mình. Và những phút bốc đồng như vậy đã có lúc để lại hậu quả, dù có thể trong thâm tâm họ không hề muốn gây tai nạn.
Thủ phạm đích thực ở đâu?
Xe buýt kéo lê học sinh, xe buýt cán chết cùng lúc ba người trong đó có hai cha con, bé gái mới 13 tuổi, xe buýt làm chết một thanh niên vào lúc anh sắp cưới vợ, xe buýt cán chân một cụ già... Hàng loạt tai nạn do lỗi của tài xế xe buýt với mức độ ngày càng đáng sợ đã gây nên sự rúng động dư luận những ngày gần đây. Sự việc này chỉ là hậu quả của một chuỗi nguyên nhân. Và nếu không có một thay đổi thật sự tận gốc thì những tai nạn thảm khốc như thế e rằng sẽ còn tiếp tục xảy ra.
Chúng ta còn nhớ cách đây bảy năm, một chiếc xe buýt thắng không ăn khi xuống dốc cầu Tân Thuận đã gây tai nạn thảm khốc giết chết ba người, trong đó có một đội uyên ương đang trên đường chuẩn bị ngày cưới. Khi đó, dư luận đã bàng hoàng vì tính chất bi thảm của nó, phẫn nộ với việc các cơ quan hữu trách cho phép chiếc xe nói trên - sản xuất trước năm 1975, quá cũ kỹ, lưu hành. Công luận lên tiếng, nhiều lời tuyên bố, hứa hẹn chấn chỉnh... nhưng rồi trên thực tế, tai nạn trầm trọng do xe buýt tiếp tục xảy ra.
Ở vụ án xe buýt năm 2002 nói trên, tài xế lãnh mức án 7 năm tù. Những vụ tai nạn gần đây đang trong quá trình tố tụng. Tuy nhiên, nếu chỉ xem xét một mình tài xế thì có đủ không?
Với một vụ tai nạn riêng lẻ do xe buýt gây ra nói riêng hay phương tiện giao thông công cộng nói chung thì thuộc chức trách của tòa án và bản án (hay nhà tù). Nhưng nếu tần suất diễn ra ngày càng nhiều, tính chất vi phạm giống nhau... thì những nhà nghiên cứu, điều tra xã hội phải vào cuộc. Trong tội phạm học, hoàn cảnh phạm tội của bị cáo thuộc những trường hợp đặc biệt (có tính chất, mức độ tàn bạo hoặc xảy ra hàng loạt, giết người hàng loạt...) sẽ được những nhà nghiên cứu phân tích rất kỹ. Hành vi phạm tội chỉ diễn ra trong tích tắc, thường không khó nhận dạng, còn những gì thúc đẩy, làm hình thành hành vi phạm tội mới là cái khó (và cần thiết) được nhận dạng. Chỉ có tìm ra được nguyên nhân thật sự tiềm ẩn đằng sau hành động của bị cáo - “thủ phạm đích thực” của hành vi phạm tội thì mới phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm có hiệu quả.
Tôi là người thường xuyên sử dụng phương tiện giao thông công cộng, có dịp nói chuyện với nhiều tài xế mới thấy rằng đối với cái nghề có thể gây nguy hiểm tới tính mạng của nhiều người như lái xe, mà việc đào tạo lại không được coi trọng. Cái nghề nếu chỉ một chút sai lầm có thể giết vài chục người một lúc lại chỉ được đào tạo tối đa sáu tháng! Đó là theo lý thuyết, còn thực tế nhiều tài xế cho tôi biết họ chỉ học lái đúng một tháng. Chưa kể đến chuyện mua bằng cấp.
Tài xế xe buýt từng bày tỏ trên Tuổi Trẻ về chuyện họ bị căng thẳng như thế nào khi lái xe, có cả áp lực vô lý như... khoán giờ. Một bác tài nói chạy ẩu, công an phạt chỉ 300.000 đồng, còn nếu xe về bến trễ bị phạt đến 600.000 đồng. Rồi còn những nguyên nhân nào nữa: xử phạt không nghiêm, tiêu cực, hối lộ... Một bác tài trước đây từng chạy xe container cho biết khi ký hợp đồng, anh được chủ bao giá mỗi năm “hai mạng”. Nghĩa là nếu mỗi năm anh chỉ (hay được quyền) cán chết hai mạng người thì không phải chịu trách nhiệm gì, chủ sẽ lo. Do đó, cánh tài xế có thể “an tâm” đua thoải mái, miễn đủ chuyến, kịp giao nhận hàng. Tôi ngồi nghe anh kể mà sởn cả gai ốc.
Đó mới là những thủ phạm đích thực!
Nguồn : http://www.nld.com.vn/20090401085356304P0C1002/tai-xe-xe-buyt-noi-gi-ve-nhung-vu-tai-nan.htm
Riêng cá nhân tôi trộm nghĩ : Đã có ai thống kê được các vụ tai nạn giao thông xem tỉ lệ gây tai nạn của tất cả các loại xe đang lưu hành ở VN kô nhỉ ? Khi có số liệu đó mới có thể nói gì thì nói được , nhiều khi kết luận xe bus hay taxi là những thế này thế nọ liệu có phải là phiến diện không ?
Chỉnh sửa cuối: