- Biển số
- OF-307638
- Ngày cấp bằng
- 13/2/14
- Số km
- 469
- Động cơ
- 304,846 Mã lực
Công lý và sự thật tìm ở đâu??? Mời các ofers suy ngẫm và cho ý kiến về cách giải quyết các tình huống như này và tương tự!
Làm rõ thêm vụ CSGT Thanh Hóa hành hung người dân
GDVN 17/07/14 06:51
(GDVN) - Báo điện tử Giáo dục Việt Nam lưu ý rằng, những thông tin phản ánh trong bài viết “CSGT Thanh Hóa hành hung người dân” là có cơ sở.
Có vấn đề trong tiếp cận vụ việc?
Ngày 9/7/2014, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam nhận được công văn số 274/CAT-PV11 về việc cải chính thông tin trên báo ở nội dung bài viết “CSGT Thanh Hóa hành hung người vi phạm giữa đường”.
Nội dung công văn gửi báo chỉ rõ việc 2 thanh niên tham gia điều khiển phương tiện vi phạm luật giao thông (không đội mũ bảo hiểm, không xuất trình được giấy tờ xe sau khi có tín hiệu dừng xe). Thay bằng việc chấp hành pháp luật, Lê Ngọc Sáng (người điều khiển phương tiện được cho là vi phạm luật giao thông) đã lăng mạ, chửi bới tổ CSGT huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa). Tại thời điểm trên, lực lượng CSGT đã dùng biện pháp cưỡng chế, đưa phương tiện về trụ sở Công an xã Hải Ninh (Tĩnh Gia) để giải quyết…
Về quan điểm, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam nhất trí với việc tổ tuần tra lực lượng CSGT huyện Tĩnh Gia xử lý đối với người điều khiển phương tiện vi phạm luật giao thông. Tuy nhiên, cần nhìn nhận sự việc ở góc độ “CSGT Thanh Hóa hành hung người dân giữa đường” (Tít bài trên báo GDVN) chứ không phải “CSGT Thanh Hóa hành hung người vi phạm” như trong văn bản của Công an tỉnh Thanh Hóa đã vội vàng trích dẫn.
Điều này được minh chứng bằng hình ảnh CSGT huyện Tĩnh Gia Thanh Hóa đuổi, đạp nam thanh niên mặc áo trắng xuất hiện trong clip. Sau đó, nam thanh niên này chạy mất dạng, không thấy xuất hiện trở lại. Cũng tại hiện trường, xuất hiện một số người dân lao vào can ngăn nhưng đều không can thiệp được. Như vậy, phía Công an tỉnh Thanh Hóa tiếp cận vấn đề không đúng với phản ánh sự việc đã được đăng tải trên báo GDVN.
Một khía cạnh khác vẫn chưa được phía cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa làm sáng tỏ là việc tổ tuần tra lực lượng CSGT huyện Tĩnh Gia có được thực hiện cưỡng chế bằng cách dùng hành động thô bạo với nam thanh niên mặc áo trắng khi anh này có ý định can ngăn lực lượng CSGT hay không?
Chưa kể, việc có đến 4 cảnh sát giao thông xúm vào khống chế, vật ngã và khênh Lê Ngọc Sáng giữa đường (người được cho là vi phạm giao thông xuất hiện trong clip) chưa nói đến đó là các hình ảnh rất phản cảm thì cũng không được Công an tỉnh Thanh Hóa xem xét dưới góc độ thẩm quyền; quy định của pháp luật có cho phép?
Trước đó, trao đổi với GDVN, ông Lê Tiến Huynh – Phó trưởng Công an xã Hải Ninh xác nhận hôm 7/7 có xảy ra sự việc xô xát giữa lực lượng CSGT Thanh Hóa với người dân trên địa bàn xã: "Sau khi sự việc xảy ra, chúng tôi đã có mặt tại hiện trường để xử lý vụ việc, đồng thời báo cáo lên cơ quan cấp trên..."
Thiếu nghiệp vụ?
Không lâu sau khi bài viết “CSGT Thanh Hóa hành hung người dân giữa đường” được đăng tải trên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, nhiều độc giả đã bày tỏ quan điểm đối với hành động của nam thanh niên không chấp hành pháp luật và việc thực hiện biện pháp cưỡng chế của lực lượng thực thi pháp luật (CSGT).
Độc giả cho rằng, cơ quan chức năng cần nghiêm trị những hành động chống lại người thi hành công vụ nói chung (nếu có), đồng thời nêu quan điểm ủng hộ phương án cưỡng chế của lực lượng CSGT nếu xảy ra việc chống đối.
Tuy nhiên, ở một góc nhìn khác, nhiều độc giả tỏ ra khá thận trọng khi suy xét, nhận định sự việc. Theo đó, việc tổ tuần tra lực lượng CSGT huyện Tĩnh Gia dùng sức cưỡng chế nam thanh niên vi phạm luật giao thông là biện pháp “cưỡng chế quá ngưỡng”.
“Dù sao chăng nữa, CSGT huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa sử dụng biện pháp cưỡng chế hành vi vi phạm như vậy là quá ngưỡng, thiếu tính nghiệp vụ, khôn khéo”, bạn đọc Nguyễn Thế Hảo chia sẻ.
Cùng chung quan điểm như trên, bạn đọc Minh Công phân tích: “Không chuyên nghiệp một chút nào khi CSGT túm cổ áo người vi phạm. Nếu người vi phạm chống người thi hành công vụ thì phải bị khóa tay ra đằng sau và còng lại chứ không thể túm cổ áo, giằng co, túm và bê người vi phạm như bê con lợn được. Theo quy định thì sau khi yêu cầu dừng xe phải có màn chào hỏi đúng điều lệnh và yêu cầu người vi phạm xuất trình giấy tờ. Nếu lỗi nặng thì tạm giữ giấy tờ để yêu cầu người vi phạm nộp tiền phạt về kho bạc... Công an Thanh Hóa cần làm rõ vụ này”.
“Đây là hành vi thô bạo”
Nhìn nhận vấn đề dưới góc độ luật pháp, Tiến sĩ - Luật sư Vũ Thái Hà – Chủ tịch Công ty Luật TNHH YouMe (trụ sở tại Hà Nội) đưa ra quan điểm: “Chưa xét đến bản chất của việc xô xát trong clip, trước hết, theo tôi, đây là những hình ảnh không đẹp. Việc giằng co, xô xát qua lại giữa lực lượng CSGT và người dân cho thấy không có sự thượng tôn pháp luật. Sự việc diễn ra giữa thanh thiên bạch nhật, trước đông đảo người dân tạo ra cái nhìn thiếu thiện cảm về lực lượng thực thi pháp luật”.
Như vậy, có hay không việc CSGT Thanh Hóa có hành động hành hung người dân, cụ thể là đối với nam thanh niên mặc áo trắng khi anh này lao vào can ngăn lực lượng CSGT?
Trả lời cho câu hỏi này, Luật sư Hà phân tích: “Trước hết, chúng ta phải hiểu thế nào là hành hung. Theo nghĩa tiếng Việt thông thường, hành hung là làm những điều thô bạo, xâm phạm một cách trái phép đến người khác. Quan sát clip, chúng ta thấy có sự xô đẩy, giằng co, lên gối, túm chân tay nhấc đi, quật ngã người dân của lực lượng CSGT. Về mặt nhãn quan, theo tôi đây là những những hành vi mang tính chất thô bạo, xâm phạm đến người khác.
Tuy nhiên, vấn đề cần xem xét và nhìn nhận một cách chuẩn mực trong vụ việc này không phải là có hay không có hành vi hành hung người dân của CSGT vì nó chỉ là cách sử dụng từ ngữ. Và, hành hung cũng có nhiều cấp độ, pháp luật cũng đã quy định hành hung gây hậu quả đến mức nào thì bị xử lý.
Điều mà chúng ta cần quan tâm là CSGT có quyền “cưỡng chế” người dân như thế không? Những hành vi như thế có được pháp luật cho phép không? Và những hành vi này có làm xấu đi hình ảnh của lực lượng thực thi pháp luật trong mắt của người dân hay không?"
Như vậy, đối với trường hợp Lê Ngọc Sáng - người có hành vi vi phạm luật giao thông (như kết luận của cơ quan Công an), nhưng đối tượng không chấp hành pháp luật sẽ bị xử lý như thế nào?
Luật sư Hà đưa ra quan điểm: “Như tôi đã nói, dù bản chất vụ việc như thế nào, đây cũng là những hình ảnh không đẹp. Song việc không đội mũ bảo hiểm là hành vi vi phạm hành chính, không phải là tội phạm. Trong trường hợp người vi phạm không hiểu hoặc không thực thi yêu cầu của CSGT thì CSGT phải giải thích để người vi phạm hiểu cái đúng, cái sai mà tuân thủ. Trong trường hợp người vi phạm hiểu nhưng cố tình không thực hiện các yêu của CSGT, có hành vi gây mất trật tự, an toàn giao thông, lực lượng CSGT có quyền được yêu cầu cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân phối hợp giải quyết hoặc được sử dụng các biện pháp, công cụ, vũ khí theo quy định của pháp luật".
“Luật xử lý vi phạm hành chính nghiêm cấm các hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người bị xử phạt vi phạm hành chính, người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, người bị áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính, người bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính. Do đó, các hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của người bị xử phạt vi phạm hành chính là trái pháp luật” luật sư Hà cho biết.
Cũng theo luật sư Hà, đối với trường hợp nam thanh niên vi phạm luật giao thông nói trên, sẽ căn cứ theo quy định tại Nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Theo đó, người điều khiển, người ngồi trên xe không đội mũ ảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy thì bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng. Đối với hành vi không mang theo Giấy phép lái xe, Giấy đăng ký xe sẽ bị xử phạt từ 80.000 đồng đến 120.000 đồng.
Nhiều ý kiến cho rằng CSGT Thanh Hóa hành động “cưỡng chế quá ngưỡng” hay nói cách khác là hành động cưỡng chế của CSGT thanh hóa trong trường hợp này là thiếu tế nhị, chưa khôn khéo và thiếu tính nghiệp vụ?.
Theo luật sư Hà, việc “cưỡng chế quá ngưỡng”, không quá ngưỡng, tế nhị hay không tế nhị, chưa khôn khéo hay thiếu nghiệp vụ chỉ là nhận định mang tính chất chủ quan của mỗi con người: “Tôi cho rằng, việc đánh giá về hành động của CSGT trong clip chỉ mang tính chất chủ quan, không phải là tiêu chí để đánh giá đúng sai đối với lực lượng thực thi pháp luật. Thước đo đối với lực lượng thực thi pháp luật, là chính pháp luật. Đối với vụ việc này, điều cần xem xét và trả lời là liệu lực lượng CSGT trong clip có được pháp luật cho phép có những hành động như trên hay không?”
“Theo tôi, cái hay của người thực thi pháp luật là giải thích cho người dân cái sai, cái đúng, để họ tâm phục, khẩu phục chứ không phải là sử dụng biện pháp “cưỡng chế” hay “dùng vũ lực”, luật sư Hà nhận định.
Đến đây, Báo GDVN nhắc lại rằng việc báo phản ánh lực lượng CSGT huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa hành hung người dân là hoàn toàn khách quan. Việc Công an tỉnh Thanh Hóa chỉ căn cứ vào báo cáo của Công an huyện Tĩnh Gia rồi có văn bản yêu cầu báo GDVN cải chính thông tin là vội vàng, thiếu cân nhắc.
Trong một diễn biến hợp lý hơn, ngày 8/7/2014, Thiếu tướng Hoàng Tiến Hiểu, Phó Chánh văn phòng Bộ Công an đã có văn bản gửi Báo GDVN về vụ việc này. Tại đây, Bộ Công an cho biết đã nắm được vụ việc và yêu cầu Công an tỉnh Thanh Hóa kiểm tra, xử lý thông tin. Đây là bước đi thận trọng, chính xác của lãnh đạo Bộ Công an, Báo GDVN hoan nghênh tinh thần cầu thị này.
Báo điện tử Giáo dục Việt Nam sẽ tiếp tục cập nhật thông tin về sự việc này.
Nguồn: http://giaoduc.net.vn/Xa-hoi/Lam-ro-them-vu-CSGT-Thanh-Hoa-hanh-hung-nguoi-dan-post147423.gd
Làm rõ thêm vụ CSGT Thanh Hóa hành hung người dân
GDVN 17/07/14 06:51
(GDVN) - Báo điện tử Giáo dục Việt Nam lưu ý rằng, những thông tin phản ánh trong bài viết “CSGT Thanh Hóa hành hung người dân” là có cơ sở.
Có vấn đề trong tiếp cận vụ việc?
Ngày 9/7/2014, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam nhận được công văn số 274/CAT-PV11 về việc cải chính thông tin trên báo ở nội dung bài viết “CSGT Thanh Hóa hành hung người vi phạm giữa đường”.
Nội dung công văn gửi báo chỉ rõ việc 2 thanh niên tham gia điều khiển phương tiện vi phạm luật giao thông (không đội mũ bảo hiểm, không xuất trình được giấy tờ xe sau khi có tín hiệu dừng xe). Thay bằng việc chấp hành pháp luật, Lê Ngọc Sáng (người điều khiển phương tiện được cho là vi phạm luật giao thông) đã lăng mạ, chửi bới tổ CSGT huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa). Tại thời điểm trên, lực lượng CSGT đã dùng biện pháp cưỡng chế, đưa phương tiện về trụ sở Công an xã Hải Ninh (Tĩnh Gia) để giải quyết…
Về quan điểm, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam nhất trí với việc tổ tuần tra lực lượng CSGT huyện Tĩnh Gia xử lý đối với người điều khiển phương tiện vi phạm luật giao thông. Tuy nhiên, cần nhìn nhận sự việc ở góc độ “CSGT Thanh Hóa hành hung người dân giữa đường” (Tít bài trên báo GDVN) chứ không phải “CSGT Thanh Hóa hành hung người vi phạm” như trong văn bản của Công an tỉnh Thanh Hóa đã vội vàng trích dẫn.
Điều này được minh chứng bằng hình ảnh CSGT huyện Tĩnh Gia Thanh Hóa đuổi, đạp nam thanh niên mặc áo trắng xuất hiện trong clip. Sau đó, nam thanh niên này chạy mất dạng, không thấy xuất hiện trở lại. Cũng tại hiện trường, xuất hiện một số người dân lao vào can ngăn nhưng đều không can thiệp được. Như vậy, phía Công an tỉnh Thanh Hóa tiếp cận vấn đề không đúng với phản ánh sự việc đã được đăng tải trên báo GDVN.
Nam thanh niên mặc áo trắng bị một CSGT túm cổ, lên gối khi anh này có ý định can ngăn
Một khía cạnh khác vẫn chưa được phía cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa làm sáng tỏ là việc tổ tuần tra lực lượng CSGT huyện Tĩnh Gia có được thực hiện cưỡng chế bằng cách dùng hành động thô bạo với nam thanh niên mặc áo trắng khi anh này có ý định can ngăn lực lượng CSGT hay không?
Chưa kể, việc có đến 4 cảnh sát giao thông xúm vào khống chế, vật ngã và khênh Lê Ngọc Sáng giữa đường (người được cho là vi phạm giao thông xuất hiện trong clip) chưa nói đến đó là các hình ảnh rất phản cảm thì cũng không được Công an tỉnh Thanh Hóa xem xét dưới góc độ thẩm quyền; quy định của pháp luật có cho phép?
Trước đó, trao đổi với GDVN, ông Lê Tiến Huynh – Phó trưởng Công an xã Hải Ninh xác nhận hôm 7/7 có xảy ra sự việc xô xát giữa lực lượng CSGT Thanh Hóa với người dân trên địa bàn xã: "Sau khi sự việc xảy ra, chúng tôi đã có mặt tại hiện trường để xử lý vụ việc, đồng thời báo cáo lên cơ quan cấp trên..."
Thiếu nghiệp vụ?
Không lâu sau khi bài viết “CSGT Thanh Hóa hành hung người dân giữa đường” được đăng tải trên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, nhiều độc giả đã bày tỏ quan điểm đối với hành động của nam thanh niên không chấp hành pháp luật và việc thực hiện biện pháp cưỡng chế của lực lượng thực thi pháp luật (CSGT).
Độc giả cho rằng, cơ quan chức năng cần nghiêm trị những hành động chống lại người thi hành công vụ nói chung (nếu có), đồng thời nêu quan điểm ủng hộ phương án cưỡng chế của lực lượng CSGT nếu xảy ra việc chống đối.
Tuy nhiên, ở một góc nhìn khác, nhiều độc giả tỏ ra khá thận trọng khi suy xét, nhận định sự việc. Theo đó, việc tổ tuần tra lực lượng CSGT huyện Tĩnh Gia dùng sức cưỡng chế nam thanh niên vi phạm luật giao thông là biện pháp “cưỡng chế quá ngưỡng”.
“Dù sao chăng nữa, CSGT huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa sử dụng biện pháp cưỡng chế hành vi vi phạm như vậy là quá ngưỡng, thiếu tính nghiệp vụ, khôn khéo”, bạn đọc Nguyễn Thế Hảo chia sẻ.
Cùng chung quan điểm như trên, bạn đọc Minh Công phân tích: “Không chuyên nghiệp một chút nào khi CSGT túm cổ áo người vi phạm. Nếu người vi phạm chống người thi hành công vụ thì phải bị khóa tay ra đằng sau và còng lại chứ không thể túm cổ áo, giằng co, túm và bê người vi phạm như bê con lợn được. Theo quy định thì sau khi yêu cầu dừng xe phải có màn chào hỏi đúng điều lệnh và yêu cầu người vi phạm xuất trình giấy tờ. Nếu lỗi nặng thì tạm giữ giấy tờ để yêu cầu người vi phạm nộp tiền phạt về kho bạc... Công an Thanh Hóa cần làm rõ vụ này”.
“Đây là hành vi thô bạo”
Nhìn nhận vấn đề dưới góc độ luật pháp, Tiến sĩ - Luật sư Vũ Thái Hà – Chủ tịch Công ty Luật TNHH YouMe (trụ sở tại Hà Nội) đưa ra quan điểm: “Chưa xét đến bản chất của việc xô xát trong clip, trước hết, theo tôi, đây là những hình ảnh không đẹp. Việc giằng co, xô xát qua lại giữa lực lượng CSGT và người dân cho thấy không có sự thượng tôn pháp luật. Sự việc diễn ra giữa thanh thiên bạch nhật, trước đông đảo người dân tạo ra cái nhìn thiếu thiện cảm về lực lượng thực thi pháp luật”.
Như vậy, có hay không việc CSGT Thanh Hóa có hành động hành hung người dân, cụ thể là đối với nam thanh niên mặc áo trắng khi anh này lao vào can ngăn lực lượng CSGT?
Trả lời cho câu hỏi này, Luật sư Hà phân tích: “Trước hết, chúng ta phải hiểu thế nào là hành hung. Theo nghĩa tiếng Việt thông thường, hành hung là làm những điều thô bạo, xâm phạm một cách trái phép đến người khác. Quan sát clip, chúng ta thấy có sự xô đẩy, giằng co, lên gối, túm chân tay nhấc đi, quật ngã người dân của lực lượng CSGT. Về mặt nhãn quan, theo tôi đây là những những hành vi mang tính chất thô bạo, xâm phạm đến người khác.
Tuy nhiên, vấn đề cần xem xét và nhìn nhận một cách chuẩn mực trong vụ việc này không phải là có hay không có hành vi hành hung người dân của CSGT vì nó chỉ là cách sử dụng từ ngữ. Và, hành hung cũng có nhiều cấp độ, pháp luật cũng đã quy định hành hung gây hậu quả đến mức nào thì bị xử lý.
Điều mà chúng ta cần quan tâm là CSGT có quyền “cưỡng chế” người dân như thế không? Những hành vi như thế có được pháp luật cho phép không? Và những hành vi này có làm xấu đi hình ảnh của lực lượng thực thi pháp luật trong mắt của người dân hay không?"
Lê Ngọc Sáng (người mặc áo đen) bị 4 đồng chí CSGT xúm vào vật ngã, khiêng đi.
Như vậy, đối với trường hợp Lê Ngọc Sáng - người có hành vi vi phạm luật giao thông (như kết luận của cơ quan Công an), nhưng đối tượng không chấp hành pháp luật sẽ bị xử lý như thế nào?
Luật sư Hà đưa ra quan điểm: “Như tôi đã nói, dù bản chất vụ việc như thế nào, đây cũng là những hình ảnh không đẹp. Song việc không đội mũ bảo hiểm là hành vi vi phạm hành chính, không phải là tội phạm. Trong trường hợp người vi phạm không hiểu hoặc không thực thi yêu cầu của CSGT thì CSGT phải giải thích để người vi phạm hiểu cái đúng, cái sai mà tuân thủ. Trong trường hợp người vi phạm hiểu nhưng cố tình không thực hiện các yêu của CSGT, có hành vi gây mất trật tự, an toàn giao thông, lực lượng CSGT có quyền được yêu cầu cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân phối hợp giải quyết hoặc được sử dụng các biện pháp, công cụ, vũ khí theo quy định của pháp luật".
“Luật xử lý vi phạm hành chính nghiêm cấm các hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người bị xử phạt vi phạm hành chính, người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, người bị áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính, người bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính. Do đó, các hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của người bị xử phạt vi phạm hành chính là trái pháp luật” luật sư Hà cho biết.
Cũng theo luật sư Hà, đối với trường hợp nam thanh niên vi phạm luật giao thông nói trên, sẽ căn cứ theo quy định tại Nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Theo đó, người điều khiển, người ngồi trên xe không đội mũ ảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy thì bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng. Đối với hành vi không mang theo Giấy phép lái xe, Giấy đăng ký xe sẽ bị xử phạt từ 80.000 đồng đến 120.000 đồng.
Nhiều ý kiến cho rằng CSGT Thanh Hóa hành động “cưỡng chế quá ngưỡng” hay nói cách khác là hành động cưỡng chế của CSGT thanh hóa trong trường hợp này là thiếu tế nhị, chưa khôn khéo và thiếu tính nghiệp vụ?.
Theo luật sư Hà, việc “cưỡng chế quá ngưỡng”, không quá ngưỡng, tế nhị hay không tế nhị, chưa khôn khéo hay thiếu nghiệp vụ chỉ là nhận định mang tính chất chủ quan của mỗi con người: “Tôi cho rằng, việc đánh giá về hành động của CSGT trong clip chỉ mang tính chất chủ quan, không phải là tiêu chí để đánh giá đúng sai đối với lực lượng thực thi pháp luật. Thước đo đối với lực lượng thực thi pháp luật, là chính pháp luật. Đối với vụ việc này, điều cần xem xét và trả lời là liệu lực lượng CSGT trong clip có được pháp luật cho phép có những hành động như trên hay không?”
“Theo tôi, cái hay của người thực thi pháp luật là giải thích cho người dân cái sai, cái đúng, để họ tâm phục, khẩu phục chứ không phải là sử dụng biện pháp “cưỡng chế” hay “dùng vũ lực”, luật sư Hà nhận định.
Đến đây, Báo GDVN nhắc lại rằng việc báo phản ánh lực lượng CSGT huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa hành hung người dân là hoàn toàn khách quan. Việc Công an tỉnh Thanh Hóa chỉ căn cứ vào báo cáo của Công an huyện Tĩnh Gia rồi có văn bản yêu cầu báo GDVN cải chính thông tin là vội vàng, thiếu cân nhắc.
Trong một diễn biến hợp lý hơn, ngày 8/7/2014, Thiếu tướng Hoàng Tiến Hiểu, Phó Chánh văn phòng Bộ Công an đã có văn bản gửi Báo GDVN về vụ việc này. Tại đây, Bộ Công an cho biết đã nắm được vụ việc và yêu cầu Công an tỉnh Thanh Hóa kiểm tra, xử lý thông tin. Đây là bước đi thận trọng, chính xác của lãnh đạo Bộ Công an, Báo GDVN hoan nghênh tinh thần cầu thị này.
Báo điện tử Giáo dục Việt Nam sẽ tiếp tục cập nhật thông tin về sự việc này.
Nguồn: http://giaoduc.net.vn/Xa-hoi/Lam-ro-them-vu-CSGT-Thanh-Hoa-hanh-hung-nguoi-dan-post147423.gd