Ông nội Lê Văn Luyện tâm sự về tình cảnh gia đình bi đát
Thứ hai 20/08/2012 14:15
(GDVN) - "Ai gây ra tội thì người ấy phải chịu chứ? Tại sao bố thằng Luyện không giết người vẫn phải ngồi tù. Bao giờ mới qua 4 năm để “nó” về nhà nuôi tôi?".
Vụ thảm sát tiệm vàng ở Phố Sàn, Lục Nam, Bắc Giang do sát thủ Lê Văn Luyện gây ra đã được Tòa đưa ra xét xử. Khi mà nỗi đau của cả hai gia đình dần lắng xuống thì người thân của kẻ sát nhân đã mở lòng một chút để nói lên những suy nghĩ, tâm sự bấy lâu này của mình.
Có mặt tại nhà ông Lê Văn Ngà (ông nội Lê Văn Luyện) ở xã Thanh Lâm, Lục Nam, Bắc Giang trong một buổi chiều mưa gió, phóng viên báo điện tử Giáo dục Việt Nam được gia đình ông tiếp chuyện một cách thoải mái, thân tình như thế.
Ông Ngà khi vụ thảm sát mới xảy ra.
Trong ngôi nhà 5 gian nhỏ bé, bừa bộn vẫn chưa được lát gạch, chỉ có ông Ngà, một cô con gái lấy chồng xa mới về thăm bố và một cháu nhỏ. Bà nội Luyện đã ra đồng “cắt cho con trâu nắm cỏ”, dù ngoài trời sấm chớp đùng đùng, mưa rơi nặng hạt.
Dáng vẻ tiều tụy, ông Ngà ngồi trong góc tối ngôi nhà nói về nỗi buồn của mình. Ông bảo: “Con cháu tôi đã bị bắt ngót nghét 1 năm rồi. Các con gái đều lấy chồng xa, chẳng thể lo cho bố mẹ nên hai ông bà già trông vào mấy sào ruộng mà sống qua ngày thôi”.
Ông Ngà thật thà nói thêm, ngoài mấy sào ruộng, vợ chồng ông còn có một con trâu, mấy con lợn nuôi để bán cho thợ thịt và 20 con vịt. Nhà không có tiền mua đồ ăn nên 20 con vịt này ông nuôi riêng để thịt ăn dần.
Khi phóng viên nhắc về mẹ và các em của Luyện, ông Ngà nói, hiện tại những người này đều không có nhà. Ngôi nhà bỏ không lâu rồi không có người ở. Mẹ Luyện bây giờ ốm đau liên miên, tiền vốn để mổ lợn không còn, lại phải tiếp tế cho hai bố con trong tù nên vất vả lắm. Còn hai đứa em Luyện, một đứa đã bỏ đi làm thuê, đứa kia 4 tuổi rồi, không có tiền cho đi học mẫu giáo nên ở nhà.
Nhà ông Miên (bố Luyện) đã lâu không có người ở. Trước nhà củi được chất cao, che kín toàn bộ cổng. Vì thế, nhìn từ xa, ngôi nhà này giống nhà bỏ hoang.
Khi được hỏi, tại sao em lớn của Luyện không đi học nữa?, ông Ngà trả lời, ở đây chỉ cần cho trẻ con học đến lớp 9, biết đọc chữ là được rồi. Đi học nhiều, bố mẹ chúng không nuôi được. Huống hồ, bây giờ cả nhà trông hết vào số tiền làm thuê của em Luyện.
Một điều lạ lùng là cho tới giờ này, ông Lê Văn Ngà vẫn không hiểu vì sao con trai mình (tức ông Lê Văn Miên - bố Luyện) không giết người vẫn phải đi tù. Ông nói: "Ai gây ra tội thì người ấy phải chịu chứ? Tại sao bố thằng Luyện không giết người vẫn phải ngồi tù. Bao giờ mới qua 4 năm để “nó” về nhà nuôi tôi?".
Một điều xót xa là đến chơi nhà, phóng viên mua biếu ông bà Ngà một gói bánh, ông đã kiên quyết không nhận. Ban đầu ông nói, không phải bánh kẹo của con cháu ông mua, ông không bao giờ nhận. Nhưng sau cuộc nói chuyện dài, ông bảo: “Sợ gia đình bị hại nhờ các anh, các chị mang đến, lỡ xảy ra chuyện gì thì không hay”.
Khi phóng viên ra về, trời đã xẩm tối nhưng bà Ngà vẫn chưa đi làm đồng về. Ngôi nhà nghèo đến xác xơ của ông bà tạo cảm giác tang thương đến rợn người.
Và có lẽ bất kỳ ai tới đây cũng bị ám ảnh bởi đôi mắt kèm nhèm đầy đau khổ, u uất của ông lão này.
Thứ hai 20/08/2012 14:15
(GDVN) - "Ai gây ra tội thì người ấy phải chịu chứ? Tại sao bố thằng Luyện không giết người vẫn phải ngồi tù. Bao giờ mới qua 4 năm để “nó” về nhà nuôi tôi?".
Vụ thảm sát tiệm vàng ở Phố Sàn, Lục Nam, Bắc Giang do sát thủ Lê Văn Luyện gây ra đã được Tòa đưa ra xét xử. Khi mà nỗi đau của cả hai gia đình dần lắng xuống thì người thân của kẻ sát nhân đã mở lòng một chút để nói lên những suy nghĩ, tâm sự bấy lâu này của mình.
Có mặt tại nhà ông Lê Văn Ngà (ông nội Lê Văn Luyện) ở xã Thanh Lâm, Lục Nam, Bắc Giang trong một buổi chiều mưa gió, phóng viên báo điện tử Giáo dục Việt Nam được gia đình ông tiếp chuyện một cách thoải mái, thân tình như thế.
Trong ngôi nhà 5 gian nhỏ bé, bừa bộn vẫn chưa được lát gạch, chỉ có ông Ngà, một cô con gái lấy chồng xa mới về thăm bố và một cháu nhỏ. Bà nội Luyện đã ra đồng “cắt cho con trâu nắm cỏ”, dù ngoài trời sấm chớp đùng đùng, mưa rơi nặng hạt.
Dáng vẻ tiều tụy, ông Ngà ngồi trong góc tối ngôi nhà nói về nỗi buồn của mình. Ông bảo: “Con cháu tôi đã bị bắt ngót nghét 1 năm rồi. Các con gái đều lấy chồng xa, chẳng thể lo cho bố mẹ nên hai ông bà già trông vào mấy sào ruộng mà sống qua ngày thôi”.
Ông Ngà thật thà nói thêm, ngoài mấy sào ruộng, vợ chồng ông còn có một con trâu, mấy con lợn nuôi để bán cho thợ thịt và 20 con vịt. Nhà không có tiền mua đồ ăn nên 20 con vịt này ông nuôi riêng để thịt ăn dần.
Khi phóng viên nhắc về mẹ và các em của Luyện, ông Ngà nói, hiện tại những người này đều không có nhà. Ngôi nhà bỏ không lâu rồi không có người ở. Mẹ Luyện bây giờ ốm đau liên miên, tiền vốn để mổ lợn không còn, lại phải tiếp tế cho hai bố con trong tù nên vất vả lắm. Còn hai đứa em Luyện, một đứa đã bỏ đi làm thuê, đứa kia 4 tuổi rồi, không có tiền cho đi học mẫu giáo nên ở nhà.
Khi được hỏi, tại sao em lớn của Luyện không đi học nữa?, ông Ngà trả lời, ở đây chỉ cần cho trẻ con học đến lớp 9, biết đọc chữ là được rồi. Đi học nhiều, bố mẹ chúng không nuôi được. Huống hồ, bây giờ cả nhà trông hết vào số tiền làm thuê của em Luyện.
Một điều lạ lùng là cho tới giờ này, ông Lê Văn Ngà vẫn không hiểu vì sao con trai mình (tức ông Lê Văn Miên - bố Luyện) không giết người vẫn phải đi tù. Ông nói: "Ai gây ra tội thì người ấy phải chịu chứ? Tại sao bố thằng Luyện không giết người vẫn phải ngồi tù. Bao giờ mới qua 4 năm để “nó” về nhà nuôi tôi?".
Một điều xót xa là đến chơi nhà, phóng viên mua biếu ông bà Ngà một gói bánh, ông đã kiên quyết không nhận. Ban đầu ông nói, không phải bánh kẹo của con cháu ông mua, ông không bao giờ nhận. Nhưng sau cuộc nói chuyện dài, ông bảo: “Sợ gia đình bị hại nhờ các anh, các chị mang đến, lỡ xảy ra chuyện gì thì không hay”.
Khi phóng viên ra về, trời đã xẩm tối nhưng bà Ngà vẫn chưa đi làm đồng về. Ngôi nhà nghèo đến xác xơ của ông bà tạo cảm giác tang thương đến rợn người.
Và có lẽ bất kỳ ai tới đây cũng bị ám ảnh bởi đôi mắt kèm nhèm đầy đau khổ, u uất của ông lão này.
Gặp các thành phần này lái xe 2b, 4b trên đường, các cụ cứ thanh tao, văn minh không dùng còi đâu ạ.