Em nghĩ vấn đề cũng có 2 mặt cụ ạ... đúng là thuế, phí rồi phạt các loại quá mức chấp nhận đc
Nhưng thực tế cũng cho thấy là dân ta mà chỉ áp dụng hình thức nhắc nhở, tuyên truyền với chả vận động thì cũng như nước đổ lá khoai thôi
Về vấn đề này em phải tranh luận thêm với cụ.
Nói cho hoa mỹ và cái này em đc học thì: kiến trúc hạ tầng phải đáp ứng kiến trúc thượng tầng, cụ thể dân ta giàu có sắm nhiều phương tiện thì dân ta phải đóng thuế cho Nhà nước ( mỗi 1 phương tiện trước khi đc phép lưu hành thì đã phải đóng các khoản thuế, phí và lệ phí "siêu khủng rồi") các khoản này phải đưa vào phục vụ hạ tầng cho các phương tiện, đành rằng phương tiện tăng trước - hạ tầng đuổi theo sau, nhưng làm gì đến nỗi để các phương tiện cứ phải đóng đều đặn, liên tục trong khi đó hạ tầng không phát triển nếu không muốn nói rằng còn tụt hậu so với sự phát triển của phương tiện.
Hạn chế, cấm và phạt chính là thể hiện sự yếu kém trong công tác quản lý. Em đọc báo, nghe đài ở các nước lạc hậu như Hà Lan, Đan Mạch, gần mình thì có Đài Loan, Nhật Bản và Tung của người ta phát triển mạnh xe đạp, đi bộ mà người ta có ý kiến gì đâu. Ở bên người ta là quá lạc hậu, đi ra ngoài chủ yếu là đi phương tiện công cộng (chắc là nghèo quá không đủ tiền mua xe hơi và xe gắn máy) vì phương tiện này an toàn và thuận thiện, ở ta thành viên Chính phủ còn ko đi nổi... Hơn nữa môi trường giao thông của họ nghèo nàn (ít bụi) nên họ tự nguyện dùng phương tiện cá nhân là xe đạp hoặc đi bộ để vừa tiết kiệm và lợi cho sức khỏe.
Em ủng hộ việc hạn chế phương tiện cá nhân, nhưng em cũng như nhiều người khác, không dùng phương tiện cá nhân thì em dùng cái gì?
Các cụ cho em câu trả lời nhé, đa tạ.