NGƯỜI DÂN PHẢI TỰ PHÂN BIỆT MŨ BẢO HIỂM (?!)
Các lực lượng chức năng chủ yếu tuyên truyền để người dân hiểu và dần loại bỏ mũ bảo hiểm kém chất lượng, chứ không thể lạm dụng quy định để xử phạt
Ngày 5-3, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Trần Văn Vinh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng (Bộ Khoa học và Công nghệ), khẳng định cơ quan chức năng chỉ xử phạt đối với hành vi điều khiển xe mà đội mũ không phải mũ bảo hiểm (MBH) chứ không xử phạt người đội MBH dỏm, kém chất lượng (?!).
Theo ông Vinh, quy chuẩn, tiêu chuẩn về MBH đã được ban hành và Thông tư liên tịch số 06/2013 quy định về sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh, sử dụng MBH chỉ tiếp tục làm rõ thế nào là MBH (Báo Người Lao Động ngày 5-3 đã phản ánh). “Nội dung thông tư sẽ giúp người dân nhận biết được MBH và cái nào không phải. Mục đích chính của chúng tôi là xử lý MBH kém chất lượng” - ông Vinh nói.
Trả lời câu hỏi về việc người dân rất khó phân biệt MBH và cái nào không phải nhưng sao lại tính chuyện xử phạt?, ông Vinh nói: “Anh đi xe máy nhưng đội mũ lá thì bị xử phạt không? Đương nhiên là có xử phạt vì đó không phải MBH. Quy định chỉ xử lý người đội mũ không phải MBH. Thông tư đã quy định rất rõ các tiêu chí của MBH. Người dân phải đọc để biết rồi xem chiếc mũ định mua đó có quai không, có đủ 3 lớp không?… Nếu không mà mua về đội đi đường thì sẽ bị xử phạt”.
Theo đại tá Trần Thế Quân, Vụ phó Vụ Pháp chế - Bộ Công an, quy định trong Thông tư 06 chủ yếu nhắm tới xử lý những đơn vị sản xuất, nhập khẩu và kinh doanh MBH không đạt tiêu chuẩn. “Việc xử phạt người dân đội mũ không phải MBH (thực chất là mũ dỏm, không đạt chuẩn) không hề đơn giản và chỉ là bước cuối cùng để giúp người dân nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc tham gia giao thông” - ông Quân nói.
Khi thẩm định thông tư, Bộ Công an cũng nắm rõ được thực tế đang có rất nhiều người dân sử dụng các loại MBH không đạt tiêu chuẩn, chất lượng nên phải có một thời gian dài tuyên truyền, phổ biến, nhắc nhở để họ từ bỏ. “Các lực lượng chức năng chủ yếu tuyên truyền để người dân hiểu và dần loại bỏ MBH kém chất lượng, chứ không thể lạm dụng quy định để xử phạt” - ông Quân cho biết.
Theo Người Lao Động
Thực hiện bài: Thế Kha
Ảnh mang tính minh hoạ: Cơ quan chức năng sẽ thường xuyên kiểm tra tình trạng, loại mũ bảo hiểm của người dân lưu thông trên đường - Ảnh: ST
Các lực lượng chức năng chủ yếu tuyên truyền để người dân hiểu và dần loại bỏ mũ bảo hiểm kém chất lượng, chứ không thể lạm dụng quy định để xử phạt
Ngày 5-3, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Trần Văn Vinh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng (Bộ Khoa học và Công nghệ), khẳng định cơ quan chức năng chỉ xử phạt đối với hành vi điều khiển xe mà đội mũ không phải mũ bảo hiểm (MBH) chứ không xử phạt người đội MBH dỏm, kém chất lượng (?!).
Theo ông Vinh, quy chuẩn, tiêu chuẩn về MBH đã được ban hành và Thông tư liên tịch số 06/2013 quy định về sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh, sử dụng MBH chỉ tiếp tục làm rõ thế nào là MBH (Báo Người Lao Động ngày 5-3 đã phản ánh). “Nội dung thông tư sẽ giúp người dân nhận biết được MBH và cái nào không phải. Mục đích chính của chúng tôi là xử lý MBH kém chất lượng” - ông Vinh nói.
Trả lời câu hỏi về việc người dân rất khó phân biệt MBH và cái nào không phải nhưng sao lại tính chuyện xử phạt?, ông Vinh nói: “Anh đi xe máy nhưng đội mũ lá thì bị xử phạt không? Đương nhiên là có xử phạt vì đó không phải MBH. Quy định chỉ xử lý người đội mũ không phải MBH. Thông tư đã quy định rất rõ các tiêu chí của MBH. Người dân phải đọc để biết rồi xem chiếc mũ định mua đó có quai không, có đủ 3 lớp không?… Nếu không mà mua về đội đi đường thì sẽ bị xử phạt”.
Theo đại tá Trần Thế Quân, Vụ phó Vụ Pháp chế - Bộ Công an, quy định trong Thông tư 06 chủ yếu nhắm tới xử lý những đơn vị sản xuất, nhập khẩu và kinh doanh MBH không đạt tiêu chuẩn. “Việc xử phạt người dân đội mũ không phải MBH (thực chất là mũ dỏm, không đạt chuẩn) không hề đơn giản và chỉ là bước cuối cùng để giúp người dân nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc tham gia giao thông” - ông Quân nói.
Khi thẩm định thông tư, Bộ Công an cũng nắm rõ được thực tế đang có rất nhiều người dân sử dụng các loại MBH không đạt tiêu chuẩn, chất lượng nên phải có một thời gian dài tuyên truyền, phổ biến, nhắc nhở để họ từ bỏ. “Các lực lượng chức năng chủ yếu tuyên truyền để người dân hiểu và dần loại bỏ MBH kém chất lượng, chứ không thể lạm dụng quy định để xử phạt” - ông Quân cho biết.
Theo Người Lao Động
Thực hiện bài: Thế Kha
Ảnh mang tính minh hoạ: Cơ quan chức năng sẽ thường xuyên kiểm tra tình trạng, loại mũ bảo hiểm của người dân lưu thông trên đường - Ảnh: ST